Chuyên mục lưu trữ: Xu hướng

Các bài viết đang được quan tâm theo xu hướng Tiền mã hoá

Bitcoin đạt 67 nghìn đô la, lập mức vốn hóa thị trường cao kỷ lục 1,3 nghìn tỷ đô la

Bitcoin đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể, với mức giá chạm mức 67.000 USD trước khi giảm một nửa vào tháng tới.

Vốn hóa thị trường của Bitcoin đã lập kỷ lục mới, đạt 1,32 nghìn tỷ USD, vượt qua mức đỉnh trước đó vào tháng 11 năm 2021 là khoảng 1,3 nghìn tỷ USD. Kể từ đầu năm, tổng vốn hóa thị trường của Bitcoin đã chứng kiến mức tăng hơn 135%

Giá trị vốn hóa thị trường thấp nhất mà Bitcoin ( BTC ) từng có là khoảng 297,3 tỷ USD vào tháng 11 năm 2022. Tính toán này xuất phát từ lượng lưu hành hiện tại là 19.644.550 bitcoin, theo báo cáo của CoinMarketCap .

Biểu đồ BTC 24 giờ từ CoinMarketCap

Vốn hóa thị trường trong bối cảnh tiền điện tử được xác định bằng cách nhân tổng nguồn cung lưu thông với giá hiện tại của một đơn vị. Phương pháp này có nghĩa là vốn hóa thị trường của Bitcoin có thể tăng nhanh hơn giá của nó do việc khai thác và bổ sung các đồng tiền mới đang diễn ra.

Sự gia tăng giá trị gần đây của Bitcoin chủ yếu là do sự chấp thuận của các quỹ ETF giao ngay ở Hoa Kỳ, nơi có dòng vốn vào đáng kể.

Tổng hợp và chỉnh sửa: ThS Phạm Mạnh Cường
Theo Crypto News

05 Kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá dành cho nhà đầu tư F0

Trong đầu tư, bạn không thể loại bỏ hoàn toàn những rủi ro phát sinh, dù là nội tại hay ngoại lực. Đối với thị trường tiền mã hoá cũng vậy, nếu bạn gia nhập mà không lường được các rủi ro khôn lường, nguy cơ phá sản rất cao. Tham khảo ngay 5 kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá của chuyên gia trong bài viết dưới đây để từ đó chủ động đầu tư hiệu quả hơn.

Những rủi ro khi đầu tư tiền mã hoá

Rất nhiều người đã phải rơi vào hoàn cảnh phá sản vì tiền mã hoá, kể cả những “cá mập” cũng phải vượt cạn nếu thị trường có sự rung lắc. Thị trường tiền kỹ thuật số luôn thay đổi liên tục, chỉ trong tích tắc tiền của bạn có thể “bốc hơi”.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, hàng trăm triệu phú tiền mã hoá đã biến mất chỉ sau một đêm. Để có thể vượt qua được những biến động của thị trường, bạn cần hiểu và lường trước được những rủi ro tiềm ẩn: 

  • Rủi ro từ thị trường: Sự tăng – giảm giá của đồng tiền kỹ thuật số thể hiện cung – cầu của thị trường. Các tác động từ lãi suất, chính sách ban hành, điều khoản dự án ICO, tin tức nội bộ, đột phá công nghệ,… làm giá trị tiền mã hoá thay đổi bất ngờ. Có những yếu tố kiểm soát được hoặc không kiểm soát được mà chỉ có thể giảm sự tác động của nó tới tài chính của mình.
  • Rủi ro bảo mật: Tham gia vào thị trường tiền mã hoá, vấn đề bảo mật luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì mọi hoạt động đều được thực hiện trên internet, nếu bạn không thiết lập bảo mật tài khoản, ví lưu trữ, … thì nguy cơ bị đánh cắp tiền rất cao. Việc giao dịch trên những sàn không uy tín, truy cập phần mềm độc hại cũng có thể khiến bạn bị hack, mất mã khóa riêng tư, lộ thông tin, …
  • Rủi ro pháp luật: Tiền điện tử vẫn chưa thật sự được chấp nhận là tiền tệ đối với nhiều quốc gia. Nhà nước và chính phủ luôn tìm cách để điều chỉnh, áp đặt pháp luật dưới nhiều hình thức nhằm hạn chế sử dụng tiền điện tử trong giao dịch để ngăn chặn hoạt động rửa tiền, mua bán trái phép, trốn thuế, …

5+ Sai lầm dẫn tới việc phá sản vì tiền mã hoá

Việc theo dõi những sai lầm trong quá trình đầu tư tiền mã hoá giúp bạn rút ra kinh nghiệm quý giá. Biết được mình sai ở đâu, sai chỗ nào thì điều chỉnh và thay đổi đúng đắn hơn, từ đó có được những kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá cho riêng mình. 

Dù bạn là một nhà đầu tư mới hay là nhà đầu tư đã có thâm niên trên thị trường tiền mã hoá, bạn cũng cần lưu ý 5+ sai lầm nghiêm trọng dẫn tới việc phá sản khi đầu tư tiền mã hoá dưới đây:

Không nghiên cứu thị trường

Đây là sai lầm dễ mắc phải, nhất là với một F0 mới gia nhập thị trường. Nhiều người chưa biết cách chọn lọc thông tin, tìm và phân tích thông tin bởi vì có quá nhiều thứ mà một nhà đầu tư mới sẽ phải tiếp cận, từ thông tin dự án, chi tiết giao dịch, biến động giá, hoạt động đầu tư trong thị trường,… hay đơn giản là những bài học về cách đầu tư, chọn tiền mã hoá, đặt lệnh, lời khuyên, cách chọn sàn, tạo ví.

Do đó, nhiều người không thể nắm bắt được thị trường đang biến động như thế nào, tăng hay giảm, sự thay đổi này do điều gì gây nên, sẽ có những ảnh hưởng gì nếu tham gia đầu tư. Không nghiên cứu thị trường mà đã vội đặt lệnh giao dịch, bạn sẽ bị mất tiền khi thị trường đang suy thoái, điều này dẫn đến phá sản trong thời gian ngắn.

Đầu tư theo phong trào

Hình thức đầu tư này rất quen thuộc với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi mà bạn đang phải chắt lọc thông tin giữa hàng nghìn, hàng vạn dữ liệu thì chợt thấy một đồng coin hot được nhiều anh em hô hào, kêu gọi đầu tư.

Bạn có thể không tin tưởng nhưng nếu có quá nhiều người lựa chọn đồng coin đó, bạn sẽ nghi vấn và tự hỏi liệu có nên tham gia không? Và thường tới bước này phần lớn nhà giao dịch quyết định đầu tư theo đám đông. 

Thực tế cũng có những trường hợp theo tâm lý đám đông lại thành công, nhưng con số này rất ít so với việc bị thua lỗ. Nhất là khi bạn bị lừa đảo bởi một nhóm người có kế hoạch tinh vi để dụ dỗ nhà đầu tư tham gia đầu tư vào một đồng coin “rác”.

Không cắt lỗ ngay khi vượt ngưỡng an toàn

Việc cắt lỗ không hề đơn giản nếu chưa có kinh nghiệm trên thị trường. Nhưng nếu bạn chịu khó tìm tòi, học hỏi sẽ sử dụng cắt lỗ để bảo vệ tài sản của mình. Rất nhiều nhà đầu tư tiền mã hoá rơi vào cảnh phá sản do không cắt lỗ khi vượt ngưỡng an toàn. Thị trường này biến động rất mạnh theo từng giây, chậm một giây thôi cũng đủ để tiền biến mất.

Dù ở thị trường nào, bạn nên xác định ngưỡng an toàn trong quá trình đầu tư, đặc biệt là thị trường tiền kỹ thuật số. Nhiều nhà giao dịch tâm lý rằng, nếu đồng coin đã giảm giá qua khỏi ngưỡng an toàn, họ vẫn cố gắng gồng lỗ vì kỳ vọng giá quay đầu. 

Theo lịch sử giao dịch thực tế thì giá các đồng coin mạnh sẽ tăng trở lại, nhưng để hòa vốn cần một khoản thời gian rất dài. Chưa kể những đồng coin mới, coin rác chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất. Nếu bạn cắt lỗ trước khi vượt ngưỡng an toàn, ít nhất bạn vẫn giữ được một phần tài chính của mình.

Không sử dụng các biểu đồ phân tích kỹ thuật

Các biểu đồ kỹ thuật, phân tích rất quan trọng trong quá trình đầu tư, vì nó giúp bạn có được cái nhìn chi tiết về danh mục, đánh giá hiệu quả dự án, đưa ra quyết định mua/bán phù hợp.

Rất nhiều nhà đầu tư lâu năm dựa vào biểu đồ để đánh giá một đồng coin cụ thể, từ đó tìm kiếm cơ hội để đạt lợi nhuận mong muốn. Sẽ rất tiếc nếu bạn không vận dụng các biểu đồ này trong quá trình đầu tư của mình.

Bên cạnh đó, các F0 mới tham gia chưa biết cách sử dụng biểu đồ vì rất khó để vận dụng và hiểu hết, dễ bị nản vì mất thời gian và công sức. Nên mọi người bỏ qua biểu đồ mà tập trung vào các thông tin khác hoặc giao dịch theo tâm lý đám đông. Điều này rất nguy hiểm và rủi ro khi chơi tiền mã hoá.

Luôn mong muốn nhận được lợi nhuận nhanh và dễ

Ai tham gia đầu tư mà không muốn có lợi nhuận nhanh chóng, nhất là tại một thị trường năng động, giao dịch 24/24 như tiền mã hoá. Bạn có thể nhanh lời hoặc nhanh lỗ, trước khi bạn kịp nhận ra thì giao dịch đã thành công. Chính vì vậy, quan niệm đầu tư tiền mã hoá nhanh giàu hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng đã là đầu tư phải có thời gian và công sức.

Hàng nghìn người tạo tài khoản đầu tư mỗi ngày, hàng nghìn người đặt lệnh, nhưng có bao nhiêu người có được mức lợi nhuận mong muốn và trở nên giàu có nhờ tiền mã hoá? Bạn không nên đặt cược tiền của mình vào một lĩnh vực chứa đầy rủi ro, nhất là khi bản thân không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức.

Tâm lý mong muốn lợi nhuận nhanh và dễ sẽ gây ra sự tổn thất tài chính lớn cho nhà đầu tư. Đến lúc mất hết, bạn chỉ có thể rời bỏ thị trường và tìm một cơ hội khác chứ không thay đổi được gì cả.

05 Kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá đắt giá 

Để không mắc phải các sai lầm nói trên, bạn nên dành thời gian tìm tòi và nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư. Tham khảo ngay 5 kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá đắt giá sau đây:

Lựa chọn hình thức đầu tư tiền mã hoá phù hợp

Nếu trong chứng khoán, bạn có thể mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, … thì tại thị trường tiền kỹ thuật số, bạn có thể giao dịch đồng coin trực tiếp trên sàn giao dịch, stake coin, gửi tiết kiệm coin, đào coin, … Hàng loạt hình thức đầu tư tiền mã hoá được tung ra để thỏa mãn nhu cầu của từng nhà giao dịch.

Tùy vào khẩu vị rủi ro mà bạn sẽ tìm và chọn ra loại hình đầu tư hợp lý.Nếu thích giao dịch trực tiếp để hưởng giá chênh lệch thì tham khảo hình thức mua – bán trực tiếp trên sàn; Nếu thích sự an toàn, lợi nhuận dài hạn có thể tham gia hình thức stake coin, gửi, cho vay coin, …

Nhà đầu tư nên trải nghiệm hết các hình thức đầu tư để biết nó là gì, liệu có phù hợp với bản thân hay không. 

Theo dõi, chắt lọc thông tin đầu tư đúng đắn

Mỗi ngày có hàng trăm dự án ICO mới được giới thiệu, rất nhiều đồng coin lên sàn, tin tức về thị trường tiền điện tử càng bao la. Bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể đọc hết các tin tức trong lĩnh vực này, nếu không có sự chọn lọc kỹ lưỡng thì sẽ chỉ càng lãng phí quỹ thời gian của mình mà thôi.

Tìm đúng thông tin mình cần, đọc và nghiên cứu đúng trọng tâm giúp bạn hiểu vấn đề, đưa ra kết luận chính xác. Trong đầu tư, nắm bắt được thời cơ nhanh hơn người khác mới kiếm được lợi nhuận hoàn hảo, nếu biết chắt lọc thông tin, tìm và phát hiện những dữ liệu đáng tin cậy, nhà đầu tư sẽ nâng cao hiệu quả trong việc tìm kiếm lợi nhuận của mình.

Bạn có thể học cách tìm kiếm thông tin, đọc bài phân tích có sẵn, theo dõi trang website hoặc báo chí của những dự án ICO, đồng coin, sàn điện tử,… Rất nhiều trang báo chuyên cập nhật tin tức về thị trường tài chính mỗi ngày, đây là kho tàng dữ liệu tuyệt vời để bạn biết được mọi ngóc ngách của tiền mã hoá.

Dưới đây là một số website uy tín, đem tới các thông tin hữu ích được nhiều nhà đầu tư lựa chọn: 

  • Finhay: Đây là website về tài chính cá nhân, đầu tư chứng khoán, tiền điện tử hữu ích, được nhiều người lựa chọn. Các nội dung tại Finhay rất đa dạng, được cập nhật liên tục, đem tới cho nhà đầu tư những thông tin nóng hổi nhất về thị trường tài chính/tiền điện tử và các kinh nghiệm đầu tư, lời khuyên của các chuyên gia. Bên cạnh đó, Finhay còn cung cấp giải pháp đầu tư tài chính an toàn dành cho các nhà đầu tư có nguồn vốn vừa và nhỏ.  
  • Coin68: trang web này cung cấp các thông tin mới nhất về hầu hết các loại tiền mã hoá trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các chỉ số thị trường, các chủ đề chuyên sâu được phân tích, nhận định bởi các chuyên gia. Coin68 cũng có kênh Youtube, đem tới cho nhà đầu tư những video hướng dẫn đầu tư, trading cực kỳ dễ hiểu và thú vị. 
  • TienMaHoa: đây là kênh thông tin được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi tham khảo các kiến thức về đầu tư tiền mã hoá. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về crypto. Các thông tin của TienMaHoa được cập nhật liên tục, có độ chính xác cao. 

Theo kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá của nhiều chuyên gia trong việc tìm kiếm thông tin, bạn nên xác định mục tiêu đầu tư của mình là gì, chọn một hình thức phù hợp, đồng coin mong muốn, sau đó đi sâu vào nghiên cứu thay vì đọc trong mơ hồ, gặp cái nào đọc cái đó. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, hiểu rõ đối tượng đầu tư, phân tích chi tiết hơn và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn.

Tập trung trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm trước

Như đã nói ở trên, nếu bạn mong muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh và dễ trên thị trường tiền mã hoá, rủi ro phải đối mặt rất cao. Cách tốt nhất là đi chậm mà chắc, tập trung vào trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm trước.

Trong quá trình thực hành đầu tư, bạn sẽ phát hiện nhiều trường hợp, tình huống do sự biến động của thị trường. Bạn hiểu rõ các thao tác trong đặt lệnh, cách sử dụng biểu đồ phân tích, đọc dữ liệu thị trường, … Khi đã quen, vấp phải nhiều sai lầm sẽ có kinh nghiệm, không để bản thân mắc phải lỗi đó nữa, rút ra được nhiều bài học có ích.

Kinh nghiệm là một phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc đầu tư, nhất là tại một thị trường quá năng động, tâm lý muốn thắng nhanh, ăn nhanh cần được thay đổi. Những bài báo về kinh nghiệm đầu tư của nhiều người đi trước cũng là cách để bạn tránh mắc phải sai lầm nghiêm trọng.

Học cách phân tán rủi ro 

Trong đầu tư, bạn không nên bỏ trứng vào một rổ, tức là không nên dồn tiền vào một đồng coin duy nhất. Điều này sẽ phân tán rủi ro đáng kể, bạn cần xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả để “sống sót” sau cơn chấn động của thị trường. Đây là một kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá quan trọng nhưng lại thường bị nhiều người bỏ qua.

Chẳng hạn như, nếu bạn có danh mục gồm 4 đồng coin ETH, BTC, BNB, ADA. Giả sử đồng BTC bị giảm giá do FED – ngân hàng dự trữ Liên Ban Mỹ tăng lãi suất, lúc này mặc dù tiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng nhưng ít nhất vẫn còn 3 đồng coin khác để bạn tồn tại trên thị trường. Ngược lại nếu bạn chỉ tập trung vào mỗi BTC, tiền của bạn sẽ bị sụt giảm sau sự biến động này và phải chờ rất lâu để có thể hoàn vốn.

Làm cách nào để phân tán rủi ro mà vẫn đạt hiệu quả đầu tư tốt? Tức là dù chia nhỏ tài chính của mình thì lợi nhuận mang lại vẫn tốt so với việc tập trung vào một đồng coin. Cách tốt nhất là bạn nên tìm và chọn ra danh sách các đồng coin uy tín: 

  • Cần tìm, nghiên cứu, phân tích kỹ để chọn ra đồng coin trong số hàng nghìn đồng khác trên thị trường.
  • Xây dựng một danh mục phù hợp với tài chính của bản thân, đánh giá khẩu vị rủi ro để thiết lập tỷ lệ chia vốn phù hợp. Bạn có thể dành 40 – 50% vốn cho những đồng coin lớn, ổn định, 20% cho các đồng coin có tiềm năng, 10% cho các đồng coin mới, … Tỷ lệ này tùy theo đánh giá và nhu cầu của mỗi người.
  • Cần có sự điều chỉnh, thay đổi sau một thời gian để loại bỏ và thay thế bằng những đồng coin tốt hơn. Bạn cũng giám sát được hiệu quả đầu tư, ngưỡng an toàn của danh mục và thực hiện loại trừ, thêm vào khi cần thiết.

Lựa chọn sàn giao dịch tiền mã hoá uy tín

Sàn giao dịch là nơi diễn ra hoạt động đầu tư tập trung với số lượng người tham gia khổng lồ. Hoạt động mua/bán tiền điện tử diễn ra hoàn toàn trực tuyến nên nguy cơ bị hack tài khoản, đánh cắp dữ liệu có thể xảy ra.

Nếu bạn tham gia đầu tư vào một sàn kém uy tín, lừa đảo, khi thực hiện liên kết với địa chỉ ví chứa tiền điện tử của mình, tiền của bạn sẽ bị mất sạch lúc nào không hay. Để giải quyết vấn đề này, trước hết bạn phải tự bảo mật thông tin của mình: từ tài khoản, địa chỉ ví, mã OTP, … Nhiều người lựa chọn sử dụng ví lạnh hoặc lưu trữ trong sổ, giấy chứ không giữ trên máy tính.

Tiếp theo, cần tìm được một sàn giao dịch uy tín để yên tâm giao dịch, quyền lợi người dùng được bảo vệ nếu có vấn đề xảy ra. Bạn có thể tham khảo sàn Binance, Coinbase Exchange, Gate.io,… Đây là các sàn giao dịch có số lượng người dùng đông đảo, được đánh giá uy tín cao và an toàn để đầu tư.

Dành thời gian để tìm hiểu kỹ về một lĩnh vực cụ thể giúp bạn cảm thấy yên tâm cho tài chính của mình, sau đó tự tin hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư. Với 5 kinh nghiệm đầu tư tiền mã hoá nói trên, TienMaHoa hy vọng bạn đọc sẽ tìm kiếm được mức lợi nhuận mong muốn trên thị trường tiền mã hoá. Đừng quên lưu ý những sai lầm khi đầu tư tiền mã hoá để không mắc phải, tốn tiền và tốn thời gian bạn nhé!

Theo FinHay

Halving Bitcoin đã hoàn thành 85%

Thị trường tiền điện tử đang bước vào một giai đoạn rất thú vị. Halving Bitcoin, dự kiến ​​​​sẽ diễn ra vào giữa năm 2024, là một sự kiện ngày càng thu hút trí tưởng tượng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu lịch sử trùng khớp thì thị trường bò trưởng thành sẽ không bắt đầu sớm nhất cho đến năm sau.

Theo dữ liệu mới nhất, halving Bitcoin đã hoàn thành được 85%. Đồng thời, nguồn cung do hodler dài hạn (LTH) nắm giữ cũng gần đạt mức cao nhất mọi thời đại (ATH). Trong các chu kỳ trước, đây là tín hiệu về vùng lân cận của đáy vĩ mô, sau đó là giai đoạn đầu của chu kỳ mới.

Nguồn cung được nắm giữ bởi hodler dài hạn tiếp cận ATH

Chỉ báo về nguồn cung BTC trong tay những hodler dài hạn trước đây luôn là thước đo tốt về sức khỏe của thị trường tiền điện tử. Trong lịch sử, số liệu này có mối tương quan nghịch với hành động giá dài hạn của tiền điện tử lớn nhất.

LTH giữ (HODL) tài sản của họ không bị di chuyển trong thời gian thị trường chạm đáy. Hơn nữa, mức tăng nguồn cung lớn nhất trong tay LTH xảy ra trong các thị trường gấu dữ dội (mũi tên đỏ). Đây là lúc các nhà đầu tư mạnh tay, thấy giá BTC lao dốc nên không muốn bán. Họ giữ coin của mình vì họ tin rằng thị trường tiền điện tử sẽ phục hồi trở lại trong tương lai và khoản đầu tư của họ sẽ mang lại lợi nhuận.

Điều ngược lại sẽ đúng trong một thị trường tăng giá. Giá BTC tăng vọt khiến LTH ngày càng sẵn sàng bán tài sản của mình để kiếm lời. Trong lịch sử, trong mỗi thị trường bò lớn, chúng ta đều chứng kiến ​​​​sự sụt giảm đáng kể nguồn cung do LTH nắm giữ. Đương nhiên, các coin sau đó sẽ chuyển vào tay những hodler ngắn hạn (STH), những người tham gia thị trường ở giai đoạn muộn, được thúc đẩy bởi mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng.

Nhà phân tích @therationalroot đã công bố biểu đồ về nguồn cung Bitcoin trong tay hodler dài hạn kết hợp với từng halving Bitcoin trên X. Trong biểu đồ của anh ấy, có thể nhận thấy tỷ lệ nguồn cung BTC trong tay LTH gần với mức ATH khoảng 76% – được thiết lập vào cuối năm 2015 khi giá BTC kết thúc giai đoạn tích lũy trước đợt halving thứ hai.

Nguồn: X

Mỗi lần, chỉ báo đều đạt đến đỉnh của một chu kỳ nhất định vài tháng trước khi sự kiện halving Bitcoin (vòng tròn màu xanh lá cây) xảy ra. Sau mức đỉnh cục bộ này, nguồn cung trong tay LTH giảm dần và đi ngang cho đến vài tháng sau đợt halving tiếp theo. Phải đến khoảng 6 tháng sau sự kiện này, chỉ số này mới có sự sụt giảm mạnh mẽ và tiền điện tử mới bước vào một thị trường tăng giá trưởng thành.

Halving Bitcoin đã hoàn thành 85%

Nhà phân tích cũng công bố một biểu đồ khác cho thấy tiến trình phần trăm halving của Bitcoin. Nó so sánh các khoảng thời gian giữa halving lịch sử của 3 chu kỳ trước đó.

Theo @therationalroot, đợt halving Bitcoin hiện tại đã hoàn thành được 85%. Hơn nữa, khoảng thời gian kết thúc chu kỳ tương đối nhỏ 15% được đặc trưng bởi hành động giá BTC đi ngang tương tự. Trong cả hai trường hợp – vào năm 2016 và 2020 – giá của loại tiền điện tử lớn nhất vẫn tương đồng.

Sự khác biệt là 2 chu kỳ trước, Bitcoin đã trải qua xu hướng đi ngang với xu hướng tăng. Mặt khác, ở chu kỳ trước, sự kiện thiên nga đen do Covid-19 gây ra đã mang đến cho nhà đầu tư thêm một cơ hội. Họ có thể có được vị thế hấp dẫn ngay trước đợt halving theo kế hoạch.

Nếu lịch sử lặp lại, thì thị trường tiền điện tử có thể phải đối mặt với xu hướng đi ngang kéo dài khoảng một năm. Sự kiện halving Bitcoin, dự kiến ​​diễn ra vào giữa tháng 4 năm 2024, có thể không tác động ngay lập tức đến giá BTC. Tác động của nó có thể chỉ trở nên rõ ràng trong quý cuối cùng của năm 2024 và trong suốt năm 2025.

Dự đoán này phù hợp với các xu hướng được thấy trên biểu đồ nguồn cung do LTH nắm giữ. Chỉ báo hiện đang tiến gần đến ATH. Nó cũng sẽ cần khoảng 12 tháng để đảo ngược xu hướng và chuyển sang giai đoạn phân phối. Khi LTH bắt đầu bán sau khi Bitcoin giảm một nửa, đó sẽ là một trong những tín hiệu đầu tiên về sự bắt đầu của một đợt tăng giá tiền điện tử.

Itadori

Theo BeinCrypto

Bitcoin đã tăng hơn 50.000.000% từ khi ra mắt đến nay – Xem xét tương quan với Vàng và Nasdaq

Một số nguồn tin tức đã so sánh giữa hành động giá Bitcoin tăng 50.000.000% và của các tài sản khác gần đây. Đặc biệt, hai loại tài sản được nhắc đến nhiều nhất là vàng và cổ phiếu công nghệ.

Tương quan giữa các tài sản có xu hướng trở thành một câu chuyện thời sự lớn. Ví dụ, trong suốt phần lớn thời gian của năm 2022 và đầu năm 2023, câu chuyện “Bitcoin giao dịch song song với cổ phiếu công nghệ” đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, vì mối tương quan đó đã bị phá vỡ, nên dường như không còn nhiều tin tức liên quan.

Giờ đây, một câu chuyện mới đã thu hút sự chú ý là tương quan của Bitcoin với vàng. Kể từ sau thất bại của Silvergate, Signature Bank và Silicon Valley Bank vào tháng 3, cả hai loại tài sản này đều tăng giá. Điều này mang lại ý nghĩa gì? Nếu Bitcoin được coi là một tài sản đầu cơ, thì nó có thể giao dịch tương tự như một cổ phiếu công nghệ. Ngược lại, nếu Bitcoin là một tài sản trú ẩn an toàn hơn, thì mối tương quan với vàng có vẻ hợp lý.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các mối tương quan có thể xảy ra và biến mất sau đó. Chỉ vì cả hai có chung tương quan trong một thời gian không có nghĩa là chúng có cùng một vị trí trên thị trường trong dài hạn. Và khi thu nhỏ các khung thời gian lớn hơn, tương quan này không phổ biến.

Bài viết sẽ phân tích tương quan giữa Bitcoin, vàng và cổ phiếu trong khoảng thời gian một năm để xem xu hướng hiện tại cho chúng ta biết điều gì?

Bitcoin, vàng và NASDAQ: Phân tích tương quan 1 năm

Từ đầu năm đến nay, Bitcoin tăng khoảng 81%, từ 16.600 đô la vào đầu năm lên hơn 30.000 đô la tính đến nay. Trong cùng một khung thời gian, NASDAQ đã tăng khoảng 36%, từ 11.000 lên hơn 15.000.

Trong khi đó, vàng chỉ tăng hơn 7% so với đầu năm.

Biểu đồ YTD của BTC/USD, NASDAQ và vàng với Hệ số tương quan 90 ngày | Nguồn: TradingView

Theo hệ số tương quan 90 ngày, BTC hiện có tương quan thuận với vàng (0,58) và tương quan nghịch với cổ phiếu công nghệ (-0,65). Trong phần lớn năm nay, BTC có mối tương quan cao với cả hai tài sản. Vào đầu năm, mối tương quan với vàng rất tiêu cực, trong khi mối tương quan với cổ phiếu công nghệ ở ngay dưới mức trung lập.

Vậy, đó là tương quan trú ẩn an toàn hay tương quan tài sản rủi ro? Hay sự hiện diện của nhiều mối tương quan chỉ ra rằng không có tương quan nào cả? Hành động giá tương tự trên cơ sở hàng năm có tạo thành mối quan hệ đáng kể giữa hai tài sản ngay từ đầu không?

Để có được đáp án cho những câu hỏi trên không phải là đơn giản. Nếu xét trên cơ sở tu từ, có thể có rất nhiều tài sản có chung mô hình hành động giá trên biểu đồ 1 năm.

Khi xem xét câu hỏi từ góc độ mức tăng phần trăm, mọi thứ vẫn có vẻ khác: vàng tăng 9%, trong khi Bitcoin tăng 18% và NASDAQ 30%.

Quan sát biểu đồ, Bitcoin thỉnh thoáng có xu hướng tương quan với cổ phiếu. Nhưng cho đến nay, mối quan hệ giữa hai bên vẫn bất biến trong suốt cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu từ tháng 3 đã dẫn đến đợt tăng giá lớn cho BTC. Kể từ đó, mối quan hệ này biến mất, vì NASDAQ đã tăng lên mức cao nhất từ ​​đầu năm đến nay trong khi BTC chủ yếu đang giao dịch đi ngang.

Không có tương quan trên khung thời gian dài

Trong 14 năm qua, Bitcoin đã tăng hàng chục triệu điểm phần trăm so với đô la Mỹ. Có rất ít loại tài sản có thể tự hào về lợi nhuận tương tự. Các tài sản khác cũng không có cùng mức độ biến động, khiến cho khả năng xảy ra tương quan lâu dài thậm chí còn thấp hơn.

Biểu đồ BTC/USD mọi thời đại | Nguồn: TradingView

Đến nay, vàng đã tăng từ 800 đô la vào đầu năm 2009 lên 1.945 đô la hiện nay, tăng gần 150%.

Biểu đồ vàng mọi thời đại | Nguồn: TradingView

NASDAQ đã tăng hơn 10 lần kể từ đầu năm 2009, hay nói cách khác là lợi nhuận vượt 1.000%. Tuy vậy, con số này khác xa so với mức 52.000.000% mà Bitcoin kiếm được từ tháng 7/2010 đến nay.

Biểu đồ NASDAQ mọi thời đại | Nguồn: TradingView

Tóm lại:

– Một tài sản tăng hơn 50.000.000% trong suốt vòng đời của nó có lẽ không tương quan với nhiều thứ khác.

– Không có tương quan giữa Bitcoin, vàng và cổ phiếu công nghệ trên các khung thời gian vượt quá một hoặc hai năm.

– Phần lớn là do hai điều trên nên các mối tương quan này không mang lại ý nghĩa gì.

Các nhà đầu tư nên ghi nhớ điều này khi phân tích thị trường: Chiến lược dựa vào bất kỳ mối tương quan cụ thể nào có thể gặp rủi ro, vì tương quan đó có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Nhiều nhà đầu tư vẫn nhầm lẫn khái niệm tiền mã hóa, tiền ảo

Dù nằm trong top 3 thế giới về chỉ số chấp nhận và sử dụng tiền điện tử, người Việt đầu tư vẫn lẫn lộn khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa

Khảo sát công bố hồi tháng 9 của Chainalysis về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) trên 154 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy Ấn Độ, Nigeria và Việt Nam được xếp hạng là 3 quốc gia hàng đầu về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2023, trong đó các quốc gia có thu nhập trung bình thấp dẫn đầu trong việc chấp nhận tiền điện tử ở cấp cơ sở.

Một khảo sát khác của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy 41% người Việt được hỏi khẳng định đã mua tiền điện tử, 20% trong số đó mua Bitcoin. Đây là mức cao nhất trong tất cả quốc gia được khảo sát.

Tuy vậy, không ít người chưa phân biệt rõ khái niệm tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa, dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi, thậm chí có nhiều trường hợp bị lừa vì nhầm lẫn giữa các loại tiền.

Ông Trần Dinh, quản trị viên diễn đàn Phổ cập Blockchain kiêm CEO Alpha True, cho rằng một trong những lý do gây ra sự nhầm lẫn là sự phát triển quá nhanh của tiền điện tử. Thứ hai là việc chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt chưa được nhất quán. “Một nguyên nhân khác khiến nhiều người gom tất cả tiền ‘phi truyền thống’ vào chung một loại ‘tiền ảo’ là do có nhiều dự án lừa đảo làm ảnh hưởng xấu đến toàn thị trường”, ông nói.

Theo ông Dinh, đầu tiên phải làm rõ rằng tiền mã hóa hay tiền ảo đều được xây dựng trên một hệ thống máy tính hoặc mạng lưới của một tổ chức hoặc cá nhân. Tất cả thuật ngữ này đều nằm trong một khái niệm chung là Digital Currency – Tiền điện tử/Tiền số.

Trong khái niệm tiền điện tử lại chia ra thành các loại khác nhau và mỗi loại có một thuộc tính riêng biệt tạo nên giá trị của đồng tiền:

Tiền mã hóa (Crypto Currency) là từ ghép của mã hoá/mật mã (cryptography) với tiền tệ (currency). Đây là tiền điện tử được bảo mật bằng kỹ thuật mã hóa dựa trên cơ sở khai thác sức mạnh của máy tính kết hợp Internet. Công nghệ này gọi chung là blockchain – nền tảng của tiền mã hoá.

Tiền mã hóa thường hoạt động trong một hệ sinh thái mở và có thể được chuyển đổi sang các dạng tiền tệ khác. Đa số tiền mã hóa được phát hành bởi tổ chức/cá nhân nhưng họ không có quyền kiểm soát toàn bộ lượng tiền này mà do chính cộng đồng quản lý thông qua cơ chế mã hóa, phân quyền trong hệ thống. Các loại tiền mã hóa phổ biến, được nhiều tổ chức trên thế giới công nhận là Bitcoin, Ethereum…

Tiền điện tử pháp định là loại tiền điện tử được sử dụng phổ biến nhất nhưng nhiều người nhầm lẫn định nghĩa của nó với tiền ảo và tiền mã hoá. Đây là loại tiền tương đương với tiền tệ quốc gia, được phát hành bởi các tổ chức phát hành tiền tệ nhưng ở hình thức điện tử, kỹ thuật số. Ví dụ tiền trong tài khoản ngân hàng được công nhận ở Việt Nam, hay tiền trong ví điện tử được công nhận như Momo, Viettel Pay…

Tiền ảo (Virtual Currency) được nhiều người Việt biết đến từ các trò chơi trong game và xuất hiện trước thuật ngữ tiền mã hóa. Tiền ảo được phát hành nội bộ bởi các tổ chức, công ty và họ có toàn quyền kiểm soát số tiền này; không được hoặc rất hạn chế đổi ra các loại tiền pháp định và chỉ quy đổi ở trong một cộng đồng hẹp với nhau. Một vài ví dụ của tiền ảo là tiền sử dụng trong game để mua bán vật phẩm, tiền khuyến mãi ở các nền tảng mua sắm…

Không ít người Việt từng mất hàng tỷ đồng khi đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo như Binary Option, Wefinex, Raidenbo, Bitono, Pocinex, Deniex, GardenBO… do nhầm lẫn giữa khái niệm tiền ảo và tiền mã hoá. Đây thực chất là những giao dịch nhị phân, núp bóng các dự án tiền mã hoá. Hồi tháng 8, Bộ Công an cảnh báo các sàn tiền ảo này có dấu hiệu kinh doanh đa cấp, lừa đảo người chơi.

Theo ông Trần Dinh, hiểu đúng khái niệm sẽ giúp hạn chế các cuộc tranh cãi trên mạng, cũng như nhận thức khách quan hơn về công nghệ blockchain và tiền điện tử. Từ đó, nhiều người cũng tránh được các dự án núp bóng tiền mã hóa để lừa đầu tư tiền ảo.

Theo Khương Nha

Việt Nam lọt top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch lớn nhất trên Binance với 20 tỷ USD/tháng

Theo tờ Wall Street Journal, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong top 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có khối lượng giao dịch hàng tháng cao nhất trên Binance – sàn giao dịch tiền mã hoá nhất thế giới ở thời điểm này. 

Cụ thể, thông tin nội bộ mà Wall Street Journal thu thập được cho thấy chỉ trong tháng 5 năm nay, nhà đầu tư Việt Nam đã giao dịch khoảng 20 tỷ USD trên Binance và hình thức giao dịch hợp đồng tương lai chiếm tới khoảng 90%. 

Ở vị trí thứ 2 là Hàn Quốc với khoảng 60 tỷ USD, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 45 tỷ USD) và vị trí thứ 5 thuộc về Quần đảo Virgin thuộc Anh (khoảng 18 tỷ USD). 

Đứng đầu top 5 là Trung Quốc với khối lượng giao dịch đạt 90 tỷ USD nhưng một điều đáng chú ý là quốc gia này đã cấm tất cả hoạt động đầu tư và giao dịch tiền số vào năm 2021. Sau đó, Binance cũng tuyên bố rời khỏi thị trường tỷ dân. 

Giao dịch tiền số được quy định là bất hợp pháp ở Trung Quốc (Ảnh: Reuters).

Thế nhưng chỉ gần 2 năm sau, với 90 tỷ USD giao dịch chỉ trong một tháng, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất của Binance, chiếm 20% khối lượng trên toàn thế giới. 

Theo những nhân viên đã và đang làm việc tại Binance, tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Binance là vấn đề được thảo luận nhiều trong nội bộ công ty. 

Do ảnh hưởng của nhiều vụ bê bối như bị cáo buộc hoạt động bất hợp pháp và lạm dụng tiền của khách hàng, thị phần của Binance tại Mỹ đã gần như bốc hơi. Gầy đây, công ty cắt giảm 1.000 trong số 8.000 nhân sự trên toàn cầu. 

Còn tại Trung Quốc, hoạt động của Binance chưa từng được tiết lộ nhưng theo Wall Street Journal, để lách luật cấm giao dịch tiền số ở nước này, công ty đã điều hướng người dùng đến những trang web mang tên miền Trung Quốc rồi mới chuyển sang sàn giao dịch toàn cầu là Binance.com. Ngoài ra, người dùng Trung Quốc có thể bật VPN để truy cập vào nền tảng của Binance. 

Binance xử lý nhiều giao dịch tiền số trên toàn thế giới hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh cộng lại. Chính vì thế, việc duy trì hoạt động ở thị trường Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng. 

Lệnh cấm của Trung Quốc được đưa ra nhằm duy trì an ninh quốc gia và ổn định xã hội. Thời điểm đó, Binance cho biết sẽ chuyển tài khoản của khách hàng ở Trung Quốc sang chế độ “chỉ rút tiền”, đồng nghĩa với việc họ không thể giao dịch trên nền tảng. 

Kim Grauer, giám đốc công ty nghiên cứu tiền số Chainalysis, cho biết: “Thị trường tiền số của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ, với khối lượng giao dịch ở mức tốt. Bất chấp sự sụt giảm ban đầu sau lệnh cấm năm 2021, quốc gia này vẫn là thị trường lớn thứ tư về giao dịch tiền số”. 

Binance có hơn 900.000 người dùng đang hoạt động (Ảnh: Nikkei).

Theo một cựu nhân viên, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Binance đã giảm sau lệnh cấm xuống còn 17% tổng khối lượng giao dịch vào cuối năm 2021. Tỷ lệ này vào giữa năm đó là 24%. 

Tuy nhiên, tỷ lệ trên đã tăng trở lại vào năm ngoái và duy trì ở mức cao kể từ đó. Theo Mission Control, có 5,6 triệu người dùng ở Trung Quốc đã đăng ký tại Binance, trong đó có 911.650 người đang hoạt động. Trong đó, khoảng 100.000 người dùng Trung Quốc tại Binance tính đến tháng 1 được phân loại là “những người có quan hệ chính trị”. 

Thị trường lớn thứ hai của sàn này là Hàn Quốc, với 13% thị phần, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với gần 10%. Tất cả các quốc gia khác chiếm ít hơn 5% tổng khối lượng giao dịch tại Binance.

Ngọc Hiệp

Nhịp sống thị trường

PEPE dẫn đầu cuộc biểu tình meme coin với mức tăng 10%

PEPE coin (PEPE), Meme coin đang có một khởi đầu ấn tượng khác trong tuần, với giá tăng hơn 11% trong 24 giờ qua trong bối cảnh thị trường phục hồi. Tại thời điểm viết bài, PEPE dường như là người chiến thắng vượt trội trong số ba meme coin hàng đầu và đang giao dịch ở mức $0,00000173

Nguồn: TradingView

Trong tuần, PEPE cũng đã duy trì quan điểm tăng trưởng tương đối tích cực trong khi các đồng nghiệp đang trên đà thua lỗ.

Để so sánh, PEPE đã được chứng minh là dễ chấp nhận hơn đối với dòng vốn mới có thể thúc đẩy các đợt tăng trưởng lớn. Với vốn hóa thị trường tương đối thấp hơn, ở mức khoảng 706 triệu đô la, PEPE có xu hướng tăng cao hơn so với Shiba Inu (SHIB) và Dogecoin (DOGE).

Mặc dù PEPE còn một chặng đường rất dài phía trước, nhưng có một số cột mốc tiềm năng mà chúng ta có thể chú ý trong tuần này. Một là khả năng phá vỡ mức giá $0,000002, một kỳ tích chỉ có thể đạt được nếu đợt tăng giá hiện tại được duy trì.

Sự phát triển nhanh chóng của PEPE

Khi PEPE ra mắt lần đầu tiên, nó đã ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục trong số các mạng blockchain Layer 1 được thổi phồng cao. Nó đã nhanh chóng lọt vào top 100 loại tiền điện tử hàng đầu theo vốn hóa thị trường và hiện đang ở vị trí thứ 69.

Một sự kiện quan trọng khác cần chú ý trong tuần này là việc leo thang đều đặn trên bảng xếp hạng, với xu hướng tăng trưởng dự kiến.

Đối với PEPE, việc giành lại mức cao nhất mọi thời đại là $0,00000435 có thể hơi khó khăn trong thời gian ngắn, nhưng không thể loại trừ những chiến thắng nhỏ này.

Theo một số tiêu chuẩn, PEPE dường như đang chiến thắng trong cuộc chiến thống trị memecoin vì nó đã được chứng minh là hấp dẫn hơn đối với tiền mới trên diện rộng. Một số nhà phân tích thị trường tin rằng việc nó lật đổ SHIB chỉ là vấn đề thời gian.

Annie

Theo U.today

Tại sao phê duyệt Bitcoin ETF có thể giải phóng 18 tỷ đô la áp lực bán?


Phê duyệt Bitcoin ETF (quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin) giao ngay sẽ giúp tài sản dễ tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư cá nhân và quỹ tương hỗ. Hơn nữa, không giống như Bitcoin ETF dựa trên hợp đồng tương lai, ETF giao ngay thực sự liên quan đến việc mua BTC.

Vì vậy, Bitcoin ETF đầu tiên được thông qua có phải là một sự kiện tăng giá không? Không nhất thiết như vậy.

“Chiết khấu” của GBTC vẫn ở mức 2 chữ số

Trong những năm qua, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã từ chối mọi ứng viên đăng ký Bitcoin ETF và lần từ chối mới nhất được đưa ra cho VanEck Bitcoin Trust vào ngày 10/3/2023.

SEC kết luận rằng sản phẩm không có “thỏa thuận chia sẻ giám sát toàn diện với thị trường được quy định có quy mô đáng kể liên quan đến Bitcoin giao ngay”. Vì vậy, các nhà quản lý do dự trong việc phát hành thứ mà nhiều người tin rằng sẽ là một sản phẩm Bitcoin công bằng và minh bạch hơn.

Các nhà đầu tư hiện đặt câu hỏi liệu đơn yêu cầu mới nhất từ ​​ARK Invest và BlackRock để tung ra Bitcoin ETF giao ngay có thể là giải pháp cho Bitcoin Trust (GBTC) của Grayscale hay không, một phương tiện đầu tư có cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán?

Thật thú vị, sau khi BlackRock công bố hồ sơ ETF, “phí chênh lệch” GBTC tăng lên mức tốt nhất trong nhiều tháng.

Phí chênh lệch/chiết khấu GBTC Grayscale đối với tài sản ròng | Nguồn: CoinGlass

Tuy nhiên, mặc dù phê duyệt Bitcoin ETF giao ngay tiềm năng thoạt nhìn có vẻ là tin tức tích cực, nhưng hậu quả của nó đối với giá BTC có thể là tiêu cực, ít nhất là trong ngắn hạn.

ETF là gì?

Trước hết, ETF là một hình thức chứng khoán nắm giữ các khoản đầu tư cơ bản đa dạng, chẳng hạn như hàng hóa, cổ phiếu và trái phiếu. ETF có lẽ giống với quỹ tương hỗ vì tổ chức phát hành tập hợp và quản lý các tài sản nhất định.

Ví dụ điển hình của công cụ này là SPDR S&P 500 ETF Trust, theo dõi chỉ số S&P 500. State Street quản lý tài sản trị giá 436 tỷ đô la của quỹ tương hỗ.

Mua quỹ ETF cấp cho nhà đầu tư quyền sở hữu trực tiếp các tài sản của quỹ, nên làm phát sinh nghĩa vụ thuế khác so với nắm giữ các hợp đồng tương lai hoặc vị thế có đòn bẩy. Trong khi Bitcoin ETF giao ngay tiếp tục bị từ chối, các sản phẩm giống hệt như vậy cho trái phiếu, tiền tệ toàn cầu, vàng, chứng khoán Trung Quốc, bất động sản và dầu mỏ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Chiết khấu GBTC 30% có thể là hợp lý

Grayscale Bitcoin Trust — quỹ đầu tư quản lý 18,4 tỷ đô la tài sản — hiện đang giao dịch với mức chiết khấu 30% so với lượng Bitcoin nắm giữ. Khoảng cách này giữa 626.778 Bitcoin của họ theo giá trị thị trường và cổ phiếu GBTC giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán thông thường đạt mức thấp nhất là -49% vào tháng 12/2022.

Do đó, khoản chiết khấu như trên có thể hợp lý vì thiếu các công cụ để cho phép kinh doanh chênh lệch giá. GBTC của Grayscale chắc chắn là quỹ dẫn đầu trong thị trường tiền điện tử, mặc dù được phân loại là quỹ đóng – có nghĩa là số lượng cổ phiếu có sẵn bị hạn chế.

Cổ phiếu của GBTC không được tạo tự do và cũng không có kế hoạch mua lại. Do những hạn chế này, có sự khác biệt lớn về giá khi so sánh với lượng Bitcoin nắm giữ thực tế của quỹ. Ngược lại, quỹ ETF cung cấp cho nhà tạo lập thị trường khả năng phát hành và mua lại cổ phiếu, đảm bảo phí chênh lệch hoặc chiết khấu thường nhỏ.

Phân tích cổ phiếu GBTC

GBTC tính phí hành chính hàng năm là 2%, do đó chiết khấu có thể chấp nhận được do SEC liên tục từ chối yêu cầu từ tất cả các nhà quản lý quỹ.

Mặt khác, ETF thường giao dịch ngang bằng với tài sản ròng, trái ngược với GBTC. Ví dụ, Purpose Bitcoin ETF (BTCC.U) có giá trị tài sản ròng 5,63 đô la trên mỗi cổ phiếu vào ngày 27/6 và cổ phiếu đóng ở mức 5,65 đô la trên Toronto Stock Exchange.

Tương tự, giá cơ bản của ProShares Bitcoin Strategy ETF phái sinh Hoa Kỳ là 16,89 đô la vào ngày 28/6, trong khi cổ phiếu của nó cũng được giao dịch ở mức này.

Chấp thuận Bitcoin ETF giao ngay có thể gây áp lực lên BTC trong thời gian đầu

Về cơ bản, sản phẩm ủy thác đầu tư ít được ưa chuộng hơn đáng kể so với ETF và Grayscale gần như không làm gì để giảm thiểu tác động đối với các nhà đầu tư GBTC cho đến nay. Tuy nhiên, tâm lý thị trường đã được cải thiện phần nào sau khi nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock đệ trình yêu cầu giới thiệu Bitcoin ETF giao ngay.

Chiết khấu giá cổ phiếu so với tài sản của nó cuối cùng sẽ có xu hướng về 0 khi có các cơ hội mua lại và chênh lệch giá nếu SEC cấp cho nhà quản lý tài sản Grayscale quyền chuyển đổi GBTC Trust của họ thành một Bitcoin ETF chân chính.

Trong kịch bản này, lượng BTC đáng kể sẽ tham gia vào thị trường vì các nhà đầu tư cuối cùng có thể thoát khỏi vị thế của họ ở mức ngang giá.

Câu hỏi duy nhất là bao nhiêu trong số 18 tỷ đô la đó sẽ chảy vào các công cụ khác liên quan đến Bitcoin hoặc được bán trên các sàn giao dịch?

Trong bất kỳ trường hợp nào, có khả năng cao là phê duyệt Bitcoin ETF giao ngay sẽ tạo ra áp lực bán đáng kể từ việc chuyển đổi GBTC của Grayscale vì BTC bị khóa từ 3 đến 8 năm quay trở lại thị trường.

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Sự kiện Pi Network GCV “1 Pi bằng 7 tỷ”

Pi Network- Hội nghị Pi GCV 314.159$ đã diễn ra tại Bắc Ninh cùng tuyên bố giá trị Pi bằng 7 tỷ VNĐ!

Với sự tham gia của hàng nghìn người chủ yếu người lớn tuổi, ít hiểu về công nghệ trong một khán phòng đông đúc. Tại sự kiện này chuyên gia Pi đã buông lời rao giảng: Tiền điện tử Pi miễn phí và giá trị hàng trăm đô la của Pi Network! 1 dự án miễn phí cho người dùng lớn nhất thế giới, chưa có dự án nào và chưa có đồng crypto nào làm được điều này, những người biết đến Pi là một niềm hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống này, bời vì lịch sử khó có thể lặp lại và thời gian không đợi chúng ta, Pi là một cơ duyên với những người tiên phong.

Và dự phóng giá theo con số Pi = 3,141592 thành giá 1 đồng Pi = 314.159$ tương đương 1 Pi 7 tỷ đồng! Quả là con số không tưởng mà Bitcoin cũng phải mơ và chới với để đuổi theo! Sự kiện tuy đông đảo nhưng đã làm hoang mang không biết bao nhiêu nhà đầu tư Tiền mã hoá thời điểm này!


Ảo tưởng về giá trị thực của Pi

Trước đây các sàn giao dịch niêm yết IOU Pi còn tạo ra sự lầm tưởng trong cộng đồng về giá trị thực của loại tiền số này. Tài sản được giao dịch trên Huobi, XT.com với giá 60 USD không phải coin người dùng nhận được từ việc điểm danh trên app điện thoại.

Cụ thể, Pi Core Team, đội ngũ phát triển dự án, công bố Pi Network có tổng cung 100 tỷ đồng. Với giá 62 USD, tổng giá trị vốn hóa của dự án sẽ cán mốc 6.200 tỷ USD. Trong khi đó, vốn hóa của toàn thị trường tiền số hiện chỉ ở mốc 800 tỷ USD. Do vậy, giá trị thực của đồng Pi khi được phát hành trên blockchain khó thể đạt mức này. Chưa kể đạt 314.159$ vốn hoá sẽ kinh khủng như thế nào?

Thực tế, sau 3 năm vận hành, giá của Pi vẫn đang bằng 0, theo công bố từ trang chủ dự án. Đội ngũ cho biết việc quy đổi sang tiền pháp định hoặc các coin, token khác sẽ được thực hiện sau khi mainnet. Quá trình này bắt đầu từ tháng 6, với việc mainnet kín trong mạng lưới. Do đó, giá trị quy đổi của Pi vẫn chưa hình thành.

Theo ông D.P., chuyên viên phân tích dự án blockchain, đang làm việc tại Hàn Quốc, việc các sàn niêm yết IOU Pi sẽ khiến đồng Pi “thật” bị thổi giá, do người dùng đặt tiêu chuẩn sai. 

“Tôi nhận thấy cộng đồng đào Pi rất tin tưởng dự án. Với mốc giá cao trên sàn, tôi lo ngại nhiều người sẵn sàng bỏ số tiền lớn để gom thêm đồng tiền ảo này, mơ về viễn cảnh bán ở giá 50-100 USD”, ông P. nhận định. 

Đội ngũ phát triển hứa hẹn việc Pi sẽ có giá trị khi được ứng dụng trong thực tế, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, các hành vi này là vi phạm pháp luật ở hầu hết quốc gia trên thế giới. 

“Những thông tin người sáng lập đồng Pi trước đây tuyên bố rằng họ sẽ đưa đồng tiền này lên sàn, được dùng trong giao dịch hàng hóa thay thế tiền pháp định là những thông tin mang tính lừa đảo”, PSG.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính nhận định.

Thông tin Pi Network trên Tiktok

Theo ThS Phạm Mạnh Cường
Tienmahoa.net

Theo dõi thêm các tin tức mới nhất trên các kênh truyền thông của TienMaHoa:

Binance Square: https://www.binance.com/en/feed/profile/tienmahoa-net

Linkedin: https://www.linkedin.com/in/tienmahoa/

LinkTree: https://linktr.ee/tienmahoa

Telegram: https://t.me/tienmahoax

Google Site: https://sites.google.com/view/tienmahoa-net

Weebly: https://tienmahoa.weebly.com

Wakelet: https://wakelet.com/@tienmahoa

Wixsite: https://tienmahoa.wixsite.com/tienmahoa

MyStrikingly: https://tienmahoa.mystrikingly.com/

BlogSpot: https://tienmahoanet.blogspot.com/

Pinterest: https://www.pinterest.com/tienmahoa/

Tapas: https://tapas.io/tienmahoa

Glose: https://glose.com/u/tienmahoa

InstaPaper: https://www.instapaper.com/p/tienmahoa