Chuyên mục lưu trữ: Tin tức

Tin tức các loại Tiền mã hóa, Tiền điện tử cập nhật nhanh nhất, mới nhất và chính xác nhất. Xem nhanh những biến động của thị trường của Bitcoin, Altcoin, Top Coin, Ethereum, Ripple, Binance…

Thông tin các chủ đề hot: DeFi(Tài chính phi tập trung), GameFi(Trò chơi tài chính), NFT(Non-fungible token). Bên cạnh Metaverse (Vũ trụ ảo blockchain), Hệ sinh thái (Ethereum, Solana, Cardano…) và Công nghệ Blockchain.

TienMaHoa liên tục cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Tiền mã hoá tại Việt Nam và trên Thế giới. Qua đó độc giả có được cái nhìn tổng quát về sự thay đổi các đồng tiền.

Chủ tịch Fed và dữ liệu PCE là trọng tâm – 5 điều cần biết về Bitcoin trong tuần này


Bitcoin bắt đầu một tuần mới ở vị trí vững chắc trên 30.000 đô la sau khi tăng nhanh gần đây.

Hành động giá BTC tiếp tục đáp ứng kỳ vọng của phe bò sau nhiều tuần giao dịch đi ngang nhàm chán. Xu hướng lạc quan này có thể tiếp tục không?

Đó là câu hỏi mà hầu hết trader đều đặt ra trong tuần này. Mức giá 30.000 đô la được giữ vào cuối tuần và tiếp tục như vậy vào ngày hôm nay, nhưng trong một thị trường đầy biến động, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Môi trường kinh tế vĩ mô có phần “chuẩn không cần chỉnh” cho tuần cuối cùng của tháng 6, cung cấp một số chất xúc tác giá tài sản rủi ro tiềm ẩn nhưng không công bố một số dữ liệu lớn cùng một lúc.

Tin tức cuối tuần từ Nga dường như không tác động đến hiệu suất thị trường ở những nơi khác và hầu hết tác động đã kết thúc trước khi bắt đầu giao dịch trong tuần.

Chuyển sang bản thân Bitcoin, giai đoạn xem xét dường như đã xuất hiện ở đây, với các chỉ số cơ bản được dự báo sẽ giảm xuống từ các mức cao nhất mọi thời đại.

Tâm lý cũng biến động, đặc biệt là mức quan trọng 30.000 đô la.

Bài viết dưới đây sẽ xem xét về những gì đang di chuyển hành động giá BTC trong ngắn hạn.

Phe bò Bitcoin bảo vệ mức 30.000 đô la khi đóng tuần

Bitcoin đã trượt xuống thấp hơn vào cuối ngày chủ nhật sau khi chạm nhẹ vào 31.000 đô la.

Mặc dù thiếu động lực, phe bò đã cố gắng bảo vệ mốc 30.000 đô la và tại thời điểm viết bài vào ngày 26/6, 30.500 đô la đã trở lại làm trọng tâm theo dữ liệu từ TradingView.

Biểu đồ BTC/USD 4 giờ | Nguồn: TradingView

Tổng cộng, BTC tăng 15,6% vào tuần trước, ghi nhận hiệu suất hàng tuần tốt thứ 3 trong năm 2023, theo dữ liệu từ tài nguyên giám sát CoinGlass.

Hiệu suất giá BTC hàng tuần, hàng tháng, hàng quý | Nguồn: CoinGlass

“Tuần này, giá chỉ cần chuyển vùng kháng cự/vùng cung ở mức 31.000 đô la thành hỗ trợ. Đó là tất cả những gì tôi quan tâm, nhưng tôi vẫn giữ Long trong khi BTC hợp nhất dưới mức này. Khi xảy ra bất kỳ đợt giảm mạnh nào, tôi sẽ chốt lời và tìm kiếm điểm vào lại”, trader nổi tiếng Crypto Tony gợi ý trên Twitter.

Nguồn: Crypto Tony

Anh nói thêm rằng cả Bitcoin và ETH (altcoin lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường) đều đang ở mức kháng cự. Cụ thể, ETH đang phải chiến đấu để giành lại 2.000 đô la.

“Chắc chắn sẽ là một tuần quan trọng đối với tất cả chúng ta”, anh nhận xét.

Trader đồng nghiệp Jelle cũng đồng ý như vậy, dự đoán lợi nhuận mới sẽ đến sau khi xử lý tốt 30.000 đô la.

Nguồn: Jelle

Trader và nhà phân tích Rekt Capital cho rằng đợt điều chỉnh giá Bitcoin mở rộng “đã kết thúc” và ghi nhận dòng tiền mới chảy vào các altcoin.

“Chúng tôi đang thấy một số dòng tiền đổ vào altcoin khi BTC vẫn ổn định”, trader Rekt Capital cho biết trong phân tích cuối tuần.

Đồng thời, anh lưu ý tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã retest mức hỗ trợ ấn tượng.

Nguồn: TradingView

Michaël van de Poppe, nhà sáng lập và CEO của công ty thương mại Eight, cũng đang theo dõi sát sao toàn bộ thị trường tiền điện tử. Anh đã xem xét tiềm năng lấy lại đường trung bình động (MA) 200 tuần.

Nguồn: Michaël van de Poppe

Chủ tịch Fed Powell, dữ liệu PCE là trọng tâm trong tuần vĩ mô “khủng”

Tuần này sẽ bị chi phối bởi hai sự kiện quan trọng từ nền kinh tế rộng lớn hơn. Trong đó, nổi bật là dữ liệu của Hoa Kỳ và bài bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Jerome Powell.

Powell sẽ tổ chức “các cuộc thảo luận” về nền kinh tế trong hai ngày 28-29/6, trong khi ngày 30/6 sẽ công bố số liệu Chỉ số Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) mới nhất của Hoa Kỳ.

Powell trước đây đã nói rằng đây là thước đo ưa thích của Fed để đo lường xu hướng lạm phát, với con số tốt hơn mong đợi có khả năng ảnh hưởng đến quyết định tiếp theo của họ về việc điều chỉnh lãi suất.

“Một tuần tuyệt vời với câu hỏi “Fed thay đổi quan điểm””, nguồn bình luận tài chính The Kobeissi Letter đã tóm tắt trong một phần tin tức trên Twitter.

Kobeissi đề cập đến khả năng Fed từ bỏ chu kỳ tăng lãi suất mãi mãi, trong khi Powell trước đó ám chỉ rằng tăng lãi suất có thể tiếp tục sau khi không thay đổi vào tháng 6.

Dữ liệu mới nhất từ FedWatch Tool của CME Group cho thấy khả năng tăng lãi suất vào tháng 7 là hơn 70% tính đến ngày 26/6.

Biểu đồ xác suất lãi suất mục tiêu của Fed | Nguồn: CME Group

Độ khó khai thác sẽ giảm mặc dù giá Bitcoin tăng

Trái ngược với sức mạnh giá BTC, các chỉ số cơ bản của mạng Bitcoin đang hạ nhiệt.

Theo ước tính mới nhất từ BTC.com, độ khó của mạng Bitcoin sẽ giảm trong lần điều chỉnh sắp tới vào ngày 29/6.

Đây sẽ là lần điều chỉnh giảm đầu tiên kể từ đầu tháng 5, nhưng hiện được dự báo là lần điều chỉnh lớn thứ hai vào năm 2023 ở mức khoảng -2,5%.

Tổng quan về các chỉ số cơ bản của mạng Bitcoin | Nguồn: BTC.com

Tuy nhiên, nhìn chung, mức thay đổi là không nhiều trong bối cảnh lịch sử này, với công ty khai thác Simple Mining mô tả sự kết hợp giữa tăng giá giao ngay và giảm độ khó là “hai điều yêu thích của thợ đào”.

Trong khi đó, CEO James McAvity của công ty năng lượng Bitcoin Cormint có trụ sở tại Texas, cho rằng các sự kiện địa phương là nguyên nhân khiến độ khó giảm lần này.

Nguồn: James McAvity

Hashrate — thước đo ước tính sức mạnh tính toán dành riêng cho khai thác — hiển thị hành vi tương tự trong ngày, giảm từ các mức cao nhất mọi thời đại trong tuần trước đó, theo dữ liệu từ nguồn dữ liệu Blockchain.com.

Tỷ lệ RHODL của Bitcoin chỉ ra “breakout mới”

Nhà phân tích nổi tiếng Philip Swift tin rằng Bitcoin đang ở bình minh của một “chu kỳ đầu cơ mới”.

Trong nghiên cứu mới nhất về chỉ số tỷ lệ RHODL của Bitcoin, nhà sáng lập LookIntoBitcoin đã lập luận rằng nguồn cung BTC đang bắt đầu chuyển từ dựa trên hodler sang một công cụ đầu cơ.

RHODL của Swift xem xét giá trị hợp lý của coin trong các nhóm tuổi cụ thể — giá trị khi di chuyển lần cuối. Tỷ lệ RHODL xem xét dải 1 tuần so với dải 1 đến 2 năm.

“Chỉ báo cũng hiệu chỉnh để tăng lượng nắm giữ theo thời gian và cho số coin bị mất bằng cách nhân tỷ lệ với tuổi của thị trường tính theo số ngày. Khi giá trị 1 tuần cao hơn đáng kể so với 1-2 năm, đó là tín hiệu thị trường đang trở nên quá nóng”, Swift giải thích trong phần giới thiệu trên LookIntoBitcoin.

Mặc dù phức tạp trên giấy nhưng tỷ lệ RHODL hoạt động như một công cụ hữu ích cho chu kỳ giá Bitcoin và hiện đang lặp lại hành vi cổ điển được mong đợi khi bắt đầu thị trường tăng giá.

Trong khi các tài sản thuộc về hodler dài hạn vào cuối năm 2022, giờ đây trader cơ hội hiện đang bước vào một lần nữa, cho thấy chuyển đổi sang quan tâm giao dịch chính thống rộng lớn hơn.

Swift nhận xét:

“Khi những người chơi mới bắt đầu tham gia vào thị trường và coin trẻ hơn nắm giữ giá trị lớn hơn, Tỷ lệ RHODL đang tìm kiếm breakout mới”.

Tỷ lệ RHODL Bitcoin | Nguồn: Philip Swift

Tâm lý có thể “đi theo hướng khác”

Tâm lý thị trường tiền điện tử dường như rất quan tâm đến số phận của mức giá 30.000 đô la.

Chỉ số tham lam và sợ hãi đo lường tâm trạng thị trường dao động đáng kể trong những ngày gần đây khi BTC cố gắng tạo hỗ trợ mới.

Sau mức cao 65/100 vào ngày 22/6, chỉ số đã giảm 10 điểm và có xu hướng tới lãnh thổ “trung lập” khi động lực giá giao ngay hạ nhiệt.

Chỉ số này là một chỉ báo trễ, nhưng cho thấy mức độ nhạy cảm của thị trường đối với hành động giá hiện tại và không chỉ BTC, vì ETH cũng đang cố gắng chuyển 2.000 đô la thành hỗ trợ.

Dựa trên dữ liệu tâm lý, các trader phổ biến đã cảnh báo không nên mua cho đến khi có tín hiệu rõ ràng hơn.

“Tâm lý có thể sắp thay đổi theo hướng khác”.

Chỉ số tham lam và sợ hãi tiền điện tử | Nguồn: Alternative.me

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Phe bò ADA có nên lo lắng khi giá giảm 4% hàng ngày?


Cardano đã chứng kiến những biến động đáng kể về mức độ hoạt động theo thời gian, nhưng sự phát triển của các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên mạng có khả năng định hình lại quỹ đạo của dự án theo hướng tích cực.

DEX Cardano thúc đẩy hoạt động

Theo dữ liệu từ Adaverse, SundaeSwap – một trong những DEX phổ biến nhất trên Cardano gần đây đã vượt qua mốc 600.000 ADA. Thành tích này được đánh giá là quan trọng vì nó cho thấy tình hình chấp nhận và sử dụng DEX ngày càng tăng.

Trong 24 giờ qua, các địa chỉ hoạt động duy nhất trên mạng tăng 4,05%, dẫn đến khối lượng giao dịch trên giao thức tăng tương ứng 30,83%. Điều này biểu thị xu hướng đầy hứa hẹn cho DEX, minh họa sự tham gia và tương tác ngày càng cao từ người dùng.

Nguồn: Dapp Radar

Sự thành công của các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên giao thức Cardano đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khối lượng DEX vào những tuần gần đây. Sự phát triển tích cực này đã góp phần làm tăng đáng kể Tổng giá trị bị khóa (TVL) trên mạng Cardano.

Ngoài ra, dữ liệu từ Artemis chỉ ra TVL tăng từ 130 triệu đô la lên 156 triệu đô la chỉ sau vài ngày, làm nổi bật hoạt động mạng tổng thể và dòng vốn vào cao hơn.

Nguồn: Cardano

Ngoài ra, số lượng staker của giao thức tăng 0,97% trong tháng qua, dẫn đến doanh thu được tạo ra tăng 25,8%, phản ánh lợi ích của việc tham gia vào hệ sinh thái Cardano.

Nguồn: Staking Rewards

Về mặt phát triển, nhiều bản cập nhật đáng chú ý đã được triển khai cho ứng dụng ví của Cardano. Team Lace gần đây đã phát hành phiên bản mới nhất của ví là Lace v.1.2.

Bản cập nhật này giới thiệu hỗ trợ trình duyệt nâng cao, phương pháp tổ chức cải tiến cho NFT, các tính năng bảo mật bổ sung, tốc độ nhanh hơn và nhiều cải tiến khác nhằm cải thiện trải nghiệm của người dùng và các chức năng.

ADA đang hoạt động như thế nào?

Bất chấp những tiến triển tích cực này, giá của ADA – tiền điện tử gốc của Cardano giảm đáng kể trong tháng qua. Khối lượng token được giao dịch cũng giảm mạnh, từ 1,29 tỷ xuống còn 208 triệu trong vài tuần.

Biến động giá leo thang trong giai đoạn này có thể khiến các trader sợ rủi ro ngần ngại tham gia vào các giao dịch ADA.

Nguồn: Santiment

Hơn nữa, hợp đồng mở (OI) của Cardano cũng giảm, cho thấy không có nhiều sự quan tâm và người tham gia thị trường. Ý nghĩa OI sụt giảm như vậy cần được quan sát cẩn thận.

Nguồn: Open Interest

Tuy nhiên, các trader quan tâm đến ADA có dấu hiệu lạc quan. Coinglass tiết lộ số lượng vị thế Long tăng lên 51,75% tại thời điểm viết bài, cho thấy tâm lý tích cực của các trader về hướng giá trong tương lai.

Phe bò có nên lo lắng khi giá giảm 4% hàng ngày?

Sau khi đẩy cao hơn đáng kể, người mua đang nghỉ ngơi khi đà tăng bị đình trệ.

Mức hỗ trợ chính: 0,28 đô la

Mức kháng cự chính: 0,32 đô la, 0,35 đô la

ADA đã tái xác nhận 0,28 đô la là hỗ trợ chính sau khi người mua không thể đẩy giá lên cao hơn. Đây là pullback bình thường khi xem xét giá tăng nhanh từ một tuần trước đó.

Để duy trì xu hướng tăng giá, ADA phải giữ ở đây. Nếu không, người bán có thể kiểm soát hành động giá một lần nữa.

Nguồn: TradingView

Khối lượng giao dịch: Khối lượng giảm vào cuối tuần và những người tham gia thị trường dường như không quá quan tâm đến việc thực hiện bất kỳ động thái quyết đoán nào vào thời điểm này.

RSI: RSI hàng ngày chưa đạt được 50 điểm và đang cong xuống. Nếu chỉ báo duy trì dưới mức này, gấu có thể quay trở lại.

MACD: Trong khi chỉ báo MACD hàng ngày có vẻ lạc quan, biểu đồ lại đi ngang. Nếu người mua không quay lại sớm, chỉ báo MACD có thể bắt đầu giảm.

Nguồn: TradingView

Tóm lại, xu hướng cho ADA là trung lập.

ADA có thể sẽ tiếp tục giữ ở mức hỗ trợ quan trọng trước khi có một động thái lớn tiếp theo. Nếu người mua trở lại, mức kháng cự quan trọng tiếp theo là 0,32 đô la.

Đình Đình

Theo AZCoin News

Polkadot (DOT) tăng 23% trong hai tuần, đạt mức giá quan trọng


Giá Polkadot (DOT) đã tăng 23% kể từ khi giảm xuống mức thấp hàng năm mới vào ngày 10 tháng 6. Xu hướng tăng đã xóa bỏ một số mức kháng cự.

Do tốc độ và cường độ của chuyển động đi lên, đợt điều chỉnh dài hạn bắt đầu từ tháng Hai có thể đã hoàn tất. Chuyển động trong vài tuần tới sẽ rất quan trọng để xác định xu hướng dài hạn.

Giá Polkadot tạo ra mô hình tăng giá dài hạn

Giá Polkadot đã giảm bên dưới một đường kháng cự giảm dần kể từ tháng 5 năm 2022. Đường này đã từ chối giá nhiều lần, gần đây nhất là vào ngày 17 tháng 4 năm 2023. Việc bị từ chối đã đẩy nhanh tốc độ giảm và dẫn đến mức thấp hàng năm mới ở $4,20 vào tháng 6.

Tuy nhiên, giá DOT đã lấy lại được chỗ đứng và tạo ra một nến nhấn chìm tăng trưởng vào tuần trước. Đây là một nến tăng giá trong đó toàn bộ mức giảm của giai đoạn trước bị phủ nhận bên trong một nến tăng giá lớn.

Điều này cũng tạo ra một mô hình hai đáy khi so mức thấp hiện tại với mức giá vào tháng Giêng. Đáy đôi được coi là một mô hình tăng giá.

Giá DOT đã gần đạt đến ngưỡng kháng cự, hiện ở mức $5,5.

Biểu đồ DOT/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

RSI hàng tuần không giúp xác định hướng của xu hướng. Bằng cách sử dụng chỉ báo RSI làm chỉ báo xung lượng, các trader có thể xác định xem thị trường đang bị quá mua hay quá bán để quyết định nên tích lũy hay bán một tài sản.

Phe bò có lợi thế nếu chỉ số RSI trên 50 và có xu hướng tăng, nhưng nếu chỉ số này dưới 50 thì điều ngược lại là đúng.

Mặc dù chỉ báo đang tăng nhưng nó vẫn ở dưới mức 50, cho thấy xu hướng chưa được xác định. Hơn nữa, vì giá không đóng cửa dưới mức thấp hàng năm của nó, nên không có sự phân kỳ tăng mặc dù tạo ra một đáy cao hơn đáng kể trong chỉ báo RSI.

Dự đoán giá DOT: Nó đã chạm đáy chưa?

Phân tích kỹ thuật từ khung thời gian hàng ngày có xu hướng tăng hơn so với phân tích kỹ thuật từ khung thời gian hàng tuần. Hành động giá, RSI và số lượng sóng đều cho thấy giá sẽ tăng trong tương lai gần.

Thứ nhất, giá DOT đã bứt phá lên trên đường kháng cự giảm dần ngắn hạn, dấu hiệu cho thấy đợt điều chỉnh trước đó đã hoàn tất. Tiếp theo, chỉ báo RSI hàng ngày đã vượt qua đường kháng cự của chính nó, một dấu hiệu thường báo trước các chuyển động tăng đáng kể.

Hơn nữa, số lượng sóng cũng tăng. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng lý thuyết Sóng Elliott như một phương tiện để xác định các mô hình giá dài hạn và tâm lý nhà đầu tư, giúp họ xác định hướng của một xu hướng.

Kể từ mức cao hàng năm là $7,9, mức giảm có vẻ giống như một cấu trúc điều chỉnh A-B-C đã hoàn thành (màu đen). Trong đó, sóng A:C có tỷ lệ chính xác là 1:1. Điều này là phổ biến trong các cấu trúc như vậy.

Do đó, tất cả các dấu hiệu cho thấy sự điều chỉnh đã hoàn tất và một chuyển động tăng mới bắt đầu. Nếu đúng như vậy, giá DOT có thể tăng lên ít nhất là $6,90.

Biểu đồ DOT/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Bất chấp dự đoán tăng giá này, việc giảm xuống dưới $4,20 sẽ có nghĩa là đột phá không hợp lệ và xu hướng vẫn đang giảm. Trong trường hợp đó, giá DOT có thể giảm xuống còn $3.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo Beincrypto

ProShares Bitcoin Strategy ETF (BITO) một lần nữa vượt mốc 1 tỷ đô la, phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư


Trong một tiến triển thú vị cho thị trường tiền điện tử, ProShares Bitcoin Strategy ETF (BITO) một lần nữa đã vượt mốc 1 tỷ đô la. Nhà phân tích ETF cấp cao Eric Balchunas của Bloomberg đã chia sẻ tin tức này trên tài khoản Twitter của mình vào ngày 25/6, nhấn mạnh thành tích quan trọng đối với quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin (ETF) hợp đồng tương lai đầu tiên được ra mắt tại Hoa Kỳ.

Theo Balchunas, BITO đã ghi nhận dòng tiền vào hàng tuần lớn nhất trong một năm, một lần nữa vượt qua mốc 1 tỷ đô la. ETF này cũng chứng kiến hoạt động giao dịch đáng chú ý, với số cổ phiếu đáng kinh ngạc trị giá nửa tỷ đô la được giao dịch chỉ trong ngày thứ 6. Mức khối lượng giao dịch này cho thấy hiệu suất của BITO đang theo sát hiệu suất của chính Bitcoin mà rất được các nhà đầu tư quan tâm.

Nguồn: BITO

ProShares Bitcoin Strategy ETF do công ty quản lý tài sản ProShares ra mắt vào tháng 10/2021, đã phải đối mặt với một giai đoạn đầy thử thách kể từ khi thành lập. Sau khởi đầu đầy hứa hẹn, BITO sụt giảm đáng kể 70% trong vòng một năm. Bất chấp thất bại này, ETF đã cố gắng duy trì dòng vốn vào ròng 1,8 tỷ đô la trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, họ cũng bị lỗ khoảng 1,2 tỷ đô la, khiến tổng tài sản giảm còn 624 triệu đô la.

Nguồn: BITO

Thật thú vị, mặc dù thị trường tiền điện tử trải qua giai đoạn giảm giá kéo dài, BITO vẫn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và số tiền rút chỉ ở mức tối thiểu. Dòng tài sản vào ETF phục hồi trong mùa đông tiền điện tử thể hiện niềm tin bền vững vào tiềm năng của crypto, đặc biệt là Bitcoin.

Một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phổ biến của ETF là khả năng theo dõi chặt chẽ biến động giá của tài sản cơ bản. Trong trường hợp của BITO, chênh lệch giữa giá thị trường của nó và giá giao ngay của Bitcoin là khoảng 2%. Điều này chỉ ra rằng ETF tương đối trung thành trong việc phản ánh hiệu suất của Bitcoin, tăng cường hơn nữa sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư đang tìm cách tiếp cận với loại tiền kỹ thuật số này.

Eric Balchunas cũng chỉ ra một quan sát thú vị về chi phí liên quan đến BITO. Bất chấp những lo ngại về chi phí đáo hạn hợp đồng tương lai ảnh hưởng đến hoạt động của ETF, chênh lệch giữa phí và chi phí đáo hạn là không đáng kể. Phí hàng năm của BITO là 0,95%, trong khi chi phí đáo hạn bổ sung lên tới khoảng 10 điểm cơ bản. Điều này cho thấy chi phí đáo hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí của ETF và có thể được coi là không đáng kể.

Thành tích gần đây của ProShares Bitcoin Strategy ETF một lần nữa vượt 1 tỷ đô la là một cột mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Điều đó nêu bật nhu cầu tiếp xúc với Bitcoin ngày càng cao dưới dạng ETF và thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư vào tiềm năng của tài sản kỹ thuật số. Khi thị trường tiền điện tử tiếp tục phát triển, các quỹ ETF như BITO đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các phương thức dễ tiếp cận cho các nhà đầu tư tham gia vào loại tài sản mới nổi này.

Đình Đình

Theo AZCoin News

Lượng cung Bitcoin thấp kỷ lục, nhiều người tin mùa uptrend đã đến rất gần

Lượng cung Bitcoin đạt mức thấp nhất kể từ sau đợt uptrend lần trước khiến cộng đồng xôn xao về việc kỳ bull run sẽ sớm được trở lại.

Trong tuần 25 vừa qua, thị trường crypto liên tục đón nhận những tin tức tốt khiến giá Bitcoin tăng 4,000 USD trong vòng 48 giờ. Thậm chí, trên các trang mạng xã hội đã bắt đầu lan tỏa sự tích cực khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng thời kỳ uptrend đang cận kề trước mắt.

Cộng đồng cũng kỳ vọng mùa bull run sắp tới sẽ thiết lập kỷ lục mới về giá trị khi lượng cung của Bitcoin đang có dấu hiệu liên tục giảm dần trước kỳ halving, một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử.

Cụ thể, theo tài khoản twitter @olvelez007, ông cho rằng trước khi một đỉnh mới được tạo ra, nguồn cung của Bitcoin luôn giảm đi bởi halving.

Tài khoản @BitQuant cũng lạc quan cho rằng kỳ bull run sẽ đến sớm hơn kỳ halving bởi vì hiện tại lượng Bitcoin lưu thông đã đạt 95% tổng cung tối đa. Vì vậy, sự kiện halving sẽ không còn là chỉ số dự báo cho những kỳ uptrend sắp tới.

Bạn càng mua tài sản khan hiếm, giá trị của tài sản đó sẽ càng tăng lên

Satoshi Nakamoto – cha đẻ của Bitcoin từng đưa ra một quan điểm và nó được xem là tiền đề chính cho sự xuất hiện của sự kiện halving sau mỗi 4 năm một lần của Bitcoin.

Câu nói trên như đã khắc ghi vào nhiều nhà đầu tư và Founder của Curve Finance – Michael Egorov là một ví dụ điển hình. Ông đã vay USDC và bắt đầu tích trữ BTC.

Theo The Block đăng tải trong 1 bài viết, Celsius cũng nhận ra kỳ uptrend sắp tới và họ chính thức thông báo rằng chuyển đổi toàn bộ số altcoin nắm giữ thành BTC, ETH. Thời điểm lúc bấy giờ, Celsius đã nắm giữ 141 triệu USD ở altcoin.

Tuy nhiên, hai ví dụ trên chỉ là điển hình về hành vi của những cá mập. vì vậy để có góc nhìn tổng quan hơn tại thị trường crypto, dưới đây sẽ là những số liệu cụ về các hành động on-chain của BTC holders.

Bắt đầu với những quỹ đầu tư/cá nhân đang nắm giữ từ 10,000 BTC trở lên, họ đang có xu hướng giữ nguyên số vị thế khi đang trong giai đoạn downtrend. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, khi BTC đạt mức 30,000 USD, các quỹ đầu tư/cá nhân này lại đang có xu hướng tái cơ cấu vị thế khi bán bớt số lượng Bitcoin.

BTC Humpbacks. Source: ChainExposed

Những quỹ đầu tư lớn, các cá voi ( 1,000 – 10,000 BTC) cũng có xu hướng giữ im vị thế trong năm 2023, hạn chế sự bán tháo. Tuy nhiên, khi BTC đạt mức 30,000 USD, những cá voi này lại đang mua thêm và tích lũy.

BTC Whales.

Nhìn lại dẫn chứng đầu bài, Celsius và Founder Curve như tượng trưng hành vi của những cá mập Bitcoin (100 – 1,000 BTC). Năm 2023, họ luôn có xu hướng tích trữ rất mạnh bất kể biến động về giá của BTC. Thậm chí, dấu hiệu mua thêm vẫn chưa có xu hướng giảm khi mà BTC chạm mức 30,000 USD.

BTC Sharks

Nhìn chung, dựa trên những dữ liệu Onchain có thể thấy các “tay to” vẫn đang khá tích cực về Bitcoin. Tuy nhiên, điều đó vẫn không đủ cơ sở để khẳng định một cách chắc chắn về xu hướng Uptrend sắp sửa xảy ra.

Phe bán chưa có động tĩnh

Trái ngược với phe mua hoạt động tích cực khi thị trường phục hồi, phe bán hiện lại có phần “án binh bất động” khi chưa có nhiều hoạt động đáng kể trước mùa halving tới gần.

Theo CryptoQuant, người dùng đang có xu hướng chuyển BTC từ những sàn giao dịch sang các vi cá nhân. Một động thái thường đại diện cho tâm lý lạc quan về xu hướng trên thị trường.

Lượng BTC lưu thông trên các sàn giao dịch

Chúng ta có thể thấy khi BTC tăng lên 30,000 USD, số lượng BTC được lưu trữ tại sàn lại giảm. Cho thấy xu hướng người dùng không có ý định bán tháo BTC mà thay vào đó là nhắm tới mục tiêu dài hạn với Bitcoin.

Thậm chí, cũng đã có nhiều giả thuyết cho rằng nếu số lượng BTC exchange giảm và giá của BTC tăng sẽ chứng tỏ cho việc đang có nhiều nhu cầu và sự can thiệp từ những nhà đầu tư mới.

Về số lượng BTC nắm giữ của thợ đào – con số thể hiện rõ nhất nguồn cung của BTC, chỉ ra lượng Bitcoin đang nắm giữ vẫn trong trạng thái tăng dần đều và chưa có dấu hiệu bán ra từ các thợ đào.

Miners Netflow

Nhìn chung, những dấu hiệu này đang cho chúng ta thấy người dùng đang có mong muốn hướng tới một mục tiêu dài hạn với Bitcoin.

Chủ tịch Fed San Francisco: 2 lần tăng lãi suất nữa trong năm 2023 là “hợp lý”


Mary Daly, Chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại San Francisco, đã bày tỏ quan điểm của mình trong tuần này. Bà tin rằng hai đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay sẽ là phù hợp. Tuy nhiên, bà giữ quan điểm trung lập về cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Hoa Kỳ (FOMC) vào tháng 7 sắp tới, nhấn mạnh mong muốn duy trì tính linh hoạt bằng cách “tùy tình hình”.

Mary Daly – Chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại San Francisco

Daly của Fed Hoa Kỳ không muốn “đẩy nền kinh tế vào sai lầm hiển nhiên”

Trong cuộc họp FOMC vào tháng 6, các thành viên Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã quyết định không tăng lãi suất quỹ liên bang. Chủ tịch Fed đương nhiệm Jerome Powell đã thông báo với giới truyền thông rằng cuộc họp FOMC tháng 7 sắp tới sẽ là một cuộc họp “trực tiếp”, vì nó sẽ quyết định liệu ngân hàng trung ương có tăng lãi suất trong khoảng thời gian đó hay không.

Sau đó, Powell đã trả lời trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ vào thứ 4 tuần trước và chỉ ra rằng lãi suất ngân hàng chuẩn có thể sẽ tăng trở lại trong năm nay. Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Mary Daly – Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco bày tỏ niềm tin hai lần tăng lãi suất nữa sẽ là dự báo “rất hợp lý”.  Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng và có cách tiếp cận dần dần, trong bối cảnh tỷ lệ này hiện đang ở mức cao nhất trong 16 năm.

“Theo đánh giá của tôi, chính sách thận trọng là làm chậm tốc độ của chính sách khi bạn gần đến đích”, Daly nói.

Lãi suất quỹ liên bang có hiệu lực theo Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào ngày 25/6/2023 | Nguồn: Tradingview

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Face the Nation” của CBS vào năm ngoái, Daly đã thảo luận về phản ứng của Fed đối với lạm phát và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thận trọng và cách tiếp cận “có chừng mực”.

“Lịch sử cho chúng ta biết hành động đột ngột và hung hăng bằng các chính sách của Fed thực sự có thể gây ra bất ổn đối với chính sự tăng trưởng và ổn định giá cả mà chúng ta đang cố gắng đạt được”, Daly nhấn mạnh vào thời điểm đó.

Giờ đây, Daly khẳng định tình hình “gần như cân bằng” và cách tiếp cận chừng mực vẫn cần thiết để điều hướng nền kinh tế hiện tại.

“Tôi muốn đảm bảo chúng ta cân bằng những rủi ro đó ở cả hai phía, cả ít và quá thắt chặt. Thêm 6 tuần nữa cho quyết định của chúng tôi, đối với tôi, điều đó có vẻ tối ưu và thận trọng”.

Daly tuyên bố “đi chậm hơn khi chúng ta đến đích có nghĩa là chúng ta giúp nhiều người Hoa Kỳ không bị gián đoạn và ước mình làm được nhiều hơn hoặc đi quá xa và ước mình làm ít hơn. Nói cách khác, bà khẳng định rằng nếu ngân hàng trung ương tiến hành với tốc độ từ từ, thì sẽ ít có khả năng phạm sai lầm mà họ sẽ hối hận về sau. Daly nói với Reuters rằng bà cam kết khôi phục sự ổn định giá cả, nhưng làm như vậy cần phải thận trọng.

“Trong khi chúng tôi kiên quyết làm việc để khôi phục lại sự ổn định giá cả, điều tôi muốn làm là trả lại sự yên tâm cho những người này, cũng như cuộc sống và sinh kế. Chúng tôi đang làm điều đó một cách cẩn thận nhất có thể để không dẫn đến kết thúc vô tình trong lúc chúng tôi vội vàng làm điều đó ngày hôm nay, đẩy nền kinh tế vào một sai lầm hiển nhiên”.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng trước cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt, nhưng ở mức 4% vẫn vượt mục tiêu hàng năm của Fed là 2%. Người dân nước này cũng đang vật lộn với khoản nợ thẻ tín dụng cao nhất kể từ năm 1999, khi Fed Hoa Kỳ bắt đầu ghi lại các số liệu. Một cuộc thăm dò của Newsweek cho thấy họ đang tích cực dựa vào thẻ tín dụng để giảm thiểu áp lực lạm phát. Mặc dù chính sách tiền tệ hạn chế hơn có thể là cần thiết, Daly hiện không chắc chắn liệu có đạt được sự cân bằng mong muốn hay không.

“Có thể cần phải thắt chặt hơn nữa để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng bền vững. Nhưng không chắc cho điều đó, chúng ta sẽ phải tìm ra lãi suất cuối cùng bằng cách xem dữ liệu”, Daly kết luận.

Đình Đình

Theo News Bitcoin

Doanh thu thợ đào tăng sẽ đẩy Bitcoin bay xa?


Kể từ khi bản khắc Bitcoin và Ordinals NFT ra đời, lĩnh vực này liên tục đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc. Bitcoin Ordinals đã nhảy vọt lên vị trí thứ hai, vượt xa hầu hết các đối thủ cạnh tranh về khối lượng NFT. Sự thống trị gia tăng đã đặt ra câu hỏi về tác động của nó đối với lĩnh vực Bitcoin rộng lớn hơn.

Nguồn: Stocktwits NFT

Bitcoin Ordinals chiếm ưu thế

Theo Dune Analytics, đã có 10 triệu dòng chữ BRC-20 vào thời điểm viết bài, chiếm hơn 1% tổng số giao dịch Bitcoin. Mức độ phổ biến ngày càng tăng của các NFT này cho thấy các bộ sưu tập kỹ thuật số và tài sản dựa trên blockchain Bitcoin được quan tâm nhiều hơn.

Nguồn: Dune Analytics

Bất chấp sự thống trị của các giao dịch Ordinals trên Bitcoin, khối lượng giao dịch Ordinals trên các thị trường đã giảm đáng kể.

Diễn biến suy giảm như vậy cho thấy sự thay đổi hành vi của người dùng, trong đó hoạt động giao dịch NFT đang chuyển sang các nền tảng hoặc dự án khác bên ngoài thị trường truyền thống. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến sự thay đổi này và phân tích động lực phát triển của thị trường NFT.

Nguồn: Dune Analytics

Ngoài ra, doanh thu của thợ đào giảm đáng kể theo dữ liệu của Glassnode. Đáng chú ý, tổng chi phí sản xuất hàng ngày lên tới 18,3 triệu đô la, trong khi doanh thu thợ đào đạt 24,9 triệu đô la. Điều này mang lại lợi nhuận ròng ước tính là 6,6 triệu đô la.

Doanh thu thợ đào giảm cho thấy các thợ đào cần phải thích ứng với điều kiện thị trường đang thay đổi và tối ưu hóa chiến lược khai thác của họ.

Nguồn: Dune Analytics

Khi nào thợ đào sẽ có lời?

Ngoài ra, độ khó khai thác cũng tăng lên. Độ khó ngày càng cao tác động tiêu cực đến các thợ đào vì việc khai thác sẽ trở nên khó khăn hơn và cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn.

Khi độ khó tăng, các thợ đào cần đầu tư thêm vào phần cứng khai thác mạnh mẽ và hiệu quả hơn để cạnh tranh. Điều này dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn vì họ cần nâng cấp thiết bị và trả nhiều hơn cho chi phí điện.

Độ khó cao cũng làm giảm xác suất thợ đào khai thác thành công các block mới, dẫn đến giảm tần suất phần thưởng block mà họ nhận được.

Nếu doanh thu của thợ đào tiếp tục giảm, họ buộc phải bán lượng khai thác được. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến giá BTC trong thời gian dài. Áp lực bán từ các thợ đào sẽ dẫn đến biến động giá giảm, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và có khả năng kích hoạt những người tham gia thị trường khác bán theo.

Nguồn: Blockchain.com

Vào thời điểm viết bài, BTC được giao dịch ở mức 30.682 đô la. Giá bắt đầu tăng từ tuần trước, có thể là do sự quan tâm của các quỹ như BlackRock.

Tuy nhiên, với giá tăng, tỷ lệ MVRV của Bitcoin cũng nhảy vọt. Điều này cho thấy hầu hết các địa chỉ nắm giữ Bitcoin đều có lời. Khả năng sinh lời từ việc nắm giữ Bitcoin có thể ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của holder trong tương lai.

Nguồn: Santiment

Đình Đình

Theo AMBCrypto

Elon Musk tweet “thả thính” đẩy memecoin PSYOP tăng vọt gần 150%


Vào ngày 25/6, Elon Musk đã tweet một hình ảnh con mèo và thuật ngữ bí ẩn “PSYOP”. Không rõ vô tình hay hữu ý, làn sóng đột biến đã xuất hiện trên thị trường memecoin ngay sau đó. Chỉ trong vòng 2 ngày, memecoin PSYOP tăng vọt hơn 150%, hiện đang giao dịch ở mức khoảng 0,00002143 đô la, theo CoinMarketCap. Hãy cùng tìm hiểu sâu về nền tảng của PSYOP và các sự kiện dẫn đến biến động gần đây.

PSYOP là một memecoin gây nhiều tranh cãi, do một nhà sưu tập NFT nổi tiếng trên Twitter có tên là KoL ben.eth tạo ra. Theo báo cáo của AZCoin News, vào ngày 12/5, KOL ben.eth đã quyết định giới thiệu một memecoin có tên là PSYOP. Để kích hoạt presale, ben.eth kêu gọi các thành viên cộng đồng mua coin bằng cách gửi ETH đến ví có tên miền ENS “ben.eth”. Vào ngày 17/5, ví đã nhận được số tiền đáng kể là 3.803 ETH, tương đương với gần 7 triệu đô la.

Tuy nhiên, PSYOP đã phải đối mặt với những trở ngại ban đầu khi ben.eth gặp khó khăn trong việc thiết lập thanh khoản trên Uniswap. Điều này dẫn đến những lời buộc tội lừa đảo từ các thành viên cộng đồng và đẩy giá trị của coin giảm mạnh hơn 99% trong tuần đầu tiên ra mắt.

Nguồn: CoinMarketCap

Đáng ngạc nhiên là 1 tháng sau, Elon Musk lại khơi dậy sự quan tâm về PSYOP khi đề cập đến nó trên Twitter vào ngày 25/6. Điều này đã tạo cơ hội cho ben.eth giải quyết những hoài nghi xoay quanh dự án. Mặc dù giá trị tăng hơn 26 lần trong vòng 48 giờ, PSYOP vẫn thấp hơn 99% so với mức cao nhất mọi thời đại trước đó.

Nguồn: ben.eth

Tuy thường được gọi là “Vua Dogecoin”, Elon Musk gần đây cũng gây ảnh hưởng đến các dự án memecoin khác. Vào ngày 18/6, Musk đã cáo buộc BOB là một trò lừa đảo và sau đó đã khóa tài khoản Twitter liên kết, đẩy giá BOB giảm đáng kể trong vòng vài giờ.

Việc Elon Musk đề cập đến memecoin PSYOP trên Twitter đã dẫn đến gia tăng đáng kể gần 100% giá trị của nó. Tuy nhiên, cần lưu ý là PSYOP vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức đỉnh trước đó, do lao dốc liên tiếp kể từ lần ra mắt đầu tiên. Khi sự tham gia của Musk vào các dự án memecoin tiếp tục thu hút sự chú ý và ảnh hưởng đến xu hướng thị trường, các nhà đầu tư và những người đam mê đang chờ xem động thái tiếp theo của ông trong thế giới tiền điện tử đầy biến động.

Minh Anh

Theo AZCoin News

Huyền thoại đầu tư cho biết thị trường gấu tiếp theo sẽ là lớn nhất trong gần một thế kỷ


Nhà đầu tư kỳ cựu người Mỹ Jim Rogers cho biết thị trường gấu tiếp theo sẽ là lớn nhất trong cuộc đời 80 năm của ông.

Trong một cuộc phỏng vấn mới với Real Vision Finance, Rogers cho biết các điều kiện kinh tế hiện tại tương tự như ngay trước cuộc Đại khủng hoảng tài chính năm 2008 – nhưng tình hình còn tồi tệ hơn nhiều.

Rogers, cộng sự thân cận của nhà đầu tư tài ba George Soros và là đồng sáng lập Soros Fund Management, nói rằng số nợ tích lũy trong hệ thống chắc chắn sẽ dẫn đến một thị trường gấu nghiêm trọng đối với các tài sản rủi ro.

“Tôi biết chúng ta sẽ có thị trường gấu lớn nhất và nó lớn nhất trong đời tôi. Vào năm 2008, chúng ta đã trải qua một thị trường gấu lớn vì nợ quá nhiều…hãy nhìn vào thực tiễn, kể từ năm 2008, nợ ở khắp mọi nơi đã tăng vọt. Mức gia tăng khổng lồ trong nợ.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng thị trường gấu tiếp theo sẽ tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Bởi vì khoản nợ đã tăng lên với số lượng đáng kinh ngạc trong 14 năm qua.”

Rogers đề cập đến cuộc khủng hoảng lạm phát lớn năm 1980 và mức lãi suất khổng lồ cũng như lợi suất trái phiếu kho bạc đã khiến mọi thứ quay cuồng trong lạm phát. Theo ông, một tình huống tương tự hiện đang xuất hiện trên thị trường tài chính.

“Vâng, sẽ có rắc rối đến với tất cả các thị trường. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, mọi thứ. Bạn không đủ lớn để nhớ nhưng vào năm 1980 và 1979 khi chúng ta trải qua vòng xoáy lạm phát khổng lồ cuối cùng, lãi suất từ ​​tín phiếu kho bạc chính phủ ngắn hạn, lãi suất từ ​​tín phiếu kho bạc là hơn 21%.

Đó không phải là một lỗi đánh máy. Hơn 21%, vì tình hình đã vượt ngoài tầm kiểm soát và chúng tôi phải làm gì đó. Chúng tôi đã làm, nó đã giết chết lạm phát, nhưng nó không mang lại niềm vui cho nhiều người. Vì vậy, đó là những gì sẽ xảy ra”.

Ủy ban thị trường mở của Cục Dự trữ Liên bang (FOMC) vào đầu tuần này đã quyết định tạm dừng tăng lãi suất trong thời điểm hiện tại, nhưng dự đoán thêm hai đợt tăng nữa vào cuối năm nay.

Annie

Theo Dailyhodl