Nhà sáng lập Polkadot, Gavin Wood, đề xuất đại tu cách thức mạng phân bổ tài nguyên trong một kế hoạch được đặt tên là Polkadot 2.0.

Polkadot

Trong ấn bản thứ tư về Hội nghị Decoded hàng năm vào tháng 6, Wood đưa ra triết lý khi giải thích tầm nhìn của mình về sự phát triển của hệ sinh thái như một mạng lưới các chain có chủ quyền được kết nối bằng các “thỏa thuận” giống như hiệp ước.

Wood cho biết “hành trình khám phá” của Polkadot – trích lời tiểu thuyết gia người Pháp Marcel Proust – không khác gì Ethereum, một dự án mà anh cũng là đồng sáng lập.

“Khi bạn xây dựng nó, bạn nhận ra rằng bạn thực sự đã xây dựng một thứ gì đó hơi khác một chút hoặc thậm chí hoàn toàn khác so với những gì bạn đang cố gắng xây dựng ban đầu”, anh cho biết trong bài phát biểu quan trọng của mình ở Copenhagen, Đan mạch.

Wood từ chức CEO tại Parity Technologies — tổ chức phát triển chính của Polkadot vào tháng 10/2022 để trở thành kiến trúc sư trưởng của mạng. Cùng với Web3 Foundation, Parity đã ra mắt mạng ban đầu vào tháng 5/2020 sau vài năm phát triển. Nhưng phải đến tháng 11/2021, ở đỉnh cao của thị trường tăng giá tiền điện tử trước đó, đấu giá parachain mới bắt đầu hoạt động.

Vào thời điểm đó, token gốc DOT của Polkadot đạt mức giá cao nhất và mạng ghi nhận mức vốn hóa thị trường khoảng 54 tỷ đô la. Hiện nay, con số này thấp hơn khoảng 90% còn 7 tỷ đô la. Ngày nay, Polkadot là tiền điện tử lớn thứ 13 theo vốn hóa thị trường, không bao gồm stablecoin.

Trong thời gian đó, ý tưởng bán đấu giá tài nguyên slot parachain hạn chế tỏ ra có vấn đề theo một số cách.

Để giành được một parachain, các dự án cần phải khóa một lượng DOT đôi khi đáng kể, được những holder token cho mượn để thuê vị trí trong 2 năm. Nguồn cung parachain hạn chế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh cao trong những cuộc đấu giá đầu tiên, theo đó chỉ những dự án có sự hỗ trợ tài chính lớn mới có thể giành chiến thắng.

Theo tweet chính thức Acala Network giành được parachain đầu tiên đã đặt giá bid 32 triệu DOT (trị giá khoảng 1,3 tỷ đô la) vào ngày 18/11/2021.

Chỉ 9 tháng sau, vào tháng 7/2022, trong bối cảnh nhu cầu giảm dần, slot thứ 21 đã được trao cho Darwinia Network chỉ với 9.900 DOT (55.000 đô la).

Theo Kenny Li – đồng sáng lập của Manta Network, loại biến động đó không phải là lý tưởng. Manta Network hiện đang trong quá trình tung ra parachain của riêng mình.

“Từ kinh nghiệm cá nhân của tôi khi trải nghiệm các loại đấu giá này, tôi nghĩ rằng tổ chức đấu giá trên cơ sở nhất quán hơn và có nhiều nguồn cung hơn trên thị trường, thay vì tranh giành với nhau để giành được các parachain, về tổng thể sẽ tốt hơn cho hệ sinh thái”, Li nói.

Từ parachain đến lõi

Trong lần xuất hiện tại Decoded, Wood khẳng định Polkadot là “một chiếc máy tính đa lõi”. Parachain một phần bắt nguồn từ khái niệm blockchain song song, có một lõi dành riêng. Theo Wood, một phần của tầm nhìn 2.0 chỉ đơn giản là thay đổi trong thuật ngữ.

“Những gì chúng tôi đã xây dựng không quá nhiều về chain. Nó thiên về không gian hơn. Điều quan trọng là các tài nguyên cơ bản mà các chain cần để chúng tôi cung cấp loại hệ thống này”.

Wood tập trung vào việc làm cho hệ thống trở nên “linh hoạt” hơn và “mô hình đấu giá slot chắc chắn là không linh hoạt”, bởi vì nó “tạo ra các rào cản cả về nhận thức và thực tế”.

Thay vào đó, khuôn khổ mới sẽ phân bổ “thời gian cốt lõi” thông qua thị trường và cung cấp thời gian đó theo yêu cầu (“tức thời”) và dài hạn (“theo đợt”) — chẳng hạn như hàng tháng.

Wood gợi ý rằng các khối thời gian cốt lõi hàng tháng này sẽ được biểu thị bằng NFT, chỉ có điều chúng có thể được phân chia nhỏ, cho phép chủ sở hữu thời gian theo đợt phân bổ tính toán trên lõi Polkadot.

Các hợp đồng thuê hiện tại, trong đó một parachain bằng một lõi, cũng sẽ tiếp tục, trong khi việc định giá số lượng lớn mới sẽ cần được ban quản trị khởi tạo.

Đồng sáng lập Polkadot, Rob Meier, đã so sánh đề xuất 2.0 với việc phân bổ tài nguyên điện toán đám mây trong không gian Twitter tuần này.

“Trong Web2 hoặc thế giới máy tính tiêu chuẩn, bạn có tất cả các quy trình này và chúng có thể tự nhân bản, chúng có thể fork để tham gia. Tôi nghĩ tất cả những khả năng này cũng sẽ mở ra cho cộng đồng và thực sự thú vị khi thấy các loại cơ sở hạ tầng được xây dựng dựa trên lõi này và các loại cộng tác mà nó cho phép”, Meier cho biết.

Cách tiếp cận như vậy cũng được CEO Francisco Agosti của Moondance Labs và nhà sáng lập Tanssi, một giao thức cơ sở hạ tầng appchain cho Polkadot ủng hộ.

“Điều khiến tôi phấn khích nhất về phiên bản mới này của Polkadot là nó giải quyết phần lớn những nhược điểm lớn nhất mà chúng tôi thấy ở Polkadot 1.0”, Agosti cho biết trong sự kiện trên Twitter.

Tanssi có ý định làm việc với mô hình trả tiền khi sử dụng, vì vậy các tùy chọn “tức thời” mà Wood đề xuất đã gây ấn tượng với anh ấy như một cách hay để “tự động hóa” các chain.

Đổi mới tập trung vào các ứng dụng

Wood đã giới thiệu tầm nhìn mới của mình là “tập trung vào ứng dụng, không phải tập trung vào chain”.

“Điều quan trọng là phải hiểu rằng Polkadot cuối cùng là một nền tảng để mọi người xây dựng các ứng dụng cho người dùng.

“Polkadot có nhiệm vụ rất nặng nề – về cơ bản nó giống như vũ trụ. Bạn không chỉ triển khai một ứng dụng, mà bạn đang triển khai một loại mạng giả. Bạn phải lo lắng về những trình đối chiếu, bạn phải lo lắng về thời gian hoạt động của mạng — đó là một bước tiến lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ triển khai một hợp đồng thông minh trên Ethereum hoặc layer 2”, Li của Manta cho biết.

Trong một số trường hợp, có thể tốt hơn là triển khai các hợp đồng thông minh trực tiếp trên các lõi, từ bỏ hoàn toàn khái niệm parachain.

“Trên thực tế, nếu chúng ta định sử dụng tiềm năng của Polkadot, thì các ứng dụng cần trải rộng trên các chain và khi thực hiện, điều này cần phải liền mạch theo quan điểm ít nhất là của người dùng và lý tưởng nhất là của nhà phát triển”.

Minh Anh

Theo Blockworks

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *