Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm xuống 1,02 nghìn tỷ đô la vào ngày 15/6, mức thấp nhất trong 3 tháng. Nhưng trong khi khả năng phục hồi của thị trường phái sinh và mức tăng giá vào cuối tuần giữa bối cảnh dự trữ stablecoin bất ổn mang lại hy vọng cho phe bò, thì có thể còn quá sớm để ăn mừng.
Tình hình quy định tiền điện tử xấu đi
Vài tuần qua đã chứng kiến xu hướng giảm giá do bất ổn về quy định. Tuần trước, Bitcoin tăng 2% và BNB tăng 4%, nhưng ETH giảm 1,1%.
Tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử tính bằng USD (1 ngày) | Nguồn: TradingView
Lưu ý rằng mô hình kéo dài 10 tuần đã test mức hỗ trợ trong nhiều trường hợp, báo hiệu phe bò sẽ gặp khó khăn để thoát khỏi xu hướng giảm trong khi các điều kiện quy định trở nên tồi tệ hơn trên toàn cầu.
Cụ thể, sàn giao dịch phái sinh Bakkt có trụ sở tại New York sẽ hủy niêm yết Solana, Polygon và Cardano do những tiến triển quy định gần đây tại Hoa Kỳ. Quyết định này được đưa ra sau các vụ kiện vào tuần trước do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đệ đơn chống lại các sàn giao dịch Binance và Coinbase.
Gần đây hơn, vào ngày 16/6, Binance đã trở thành đối tượng của cuộc điều tra sơ bộ tại Pháp kể từ tháng 2/2022. Chi nhánh tại Pháp của sàn giao dịch bị cáo buộc không xin giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ cho khách hàng Pháp bất hợp pháp. Hơn nữa, theo các nhà quản lý, sàn giao dịch thiếu quy trình xác minh danh tính.
Cũng vào ngày 16/6, Binance tuyên bố rời khỏi Hà Lan và yêu cầu người dùng rút tiền càng sớm càng tốt. Quyết định rời khỏi thị trường Hà Lan được đưa ra sau khi sàn không xin được giấy phép cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP).
Bất chấp môi trường pháp lý tiền điện tử ngày càng tồi tệ, hai số liệu phái sinh chỉ ra rằng phe bò vẫn chưa bỏ cuộc. Tuy nhiên, họ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ mô hình giảm để tăng giá.
Các công cụ phái sinh cho thấy nhu cầu đòn bẩy BTC, ETH cân bằng
Hợp đồng vĩnh viễn, còn được gọi là hợp đồng swap nghịch đảo, có tỷ lệ cố định thường được tính 8 giờ một lần.
Funding rate dương cho thấy Long (người mua) yêu cầu nhiều đòn bẩy hơn và ngược lại.
Funding rate 7 ngày tích lũy của hợp đồng tương lai vĩnh viễn vào ngày 17/6 | Nguồn: Coinglass
Funding rate trong 7 ngày của BTC và ETH là trung lập, ngụ ý nhu cầu cân bằng từ các vị thế Long và Short đòn bẩy sử dụng hợp đồng tương lai vĩnh viễn.
BNB là ngoại lệ duy nhất, vì các trader trả tới 1% mỗi tuần cho đặt cược Short. Điều này có thể là do rủi ro gia tăng sau các giám sát quy định đối với sàn giao dịch Binance.
FUD Tether làm tổn hại phí chênh lệch USDT
Phí chênh lệch USDT là một thước đo tốt về nhu cầu của các trader bán lẻ tại Trung Quốc. Nó đo lường chênh lệch giữa các giao dịch ngang hàng tại Trung Quốc và đô la Mỹ.
Nhu cầu mua quá nhiều có xu hướng gây áp lực đẩy chỉ báo trên giá trị hợp lý ở mức 100%. Trong các thị trường giảm giá, USDT tràn ngập, gây ra mức chiết khấu 2% hoặc cao hơn.
USDT ngang hàng so với USD/CNY | Nguồn: OKX
Phí chênh lệch USDT tại thị trường châu Á đã giảm xuống 99,2% sau khi đi ngang kể từ ngày 6/6, cho thấy nhu cầu mua giảm nhẹ. Các báo cáo vào ngày 16/6 về việc Tether tiếp xúc dự trữ với thị trường nợ Trung Quốc có thể là nguyên nhân.
Các yếu tố kích hoạt thị trường tiềm năng
Các số liệu phái sinh thể hiện khả năng phục hồi khi xem xét hoạt động quy định quyết liệt nhằm vào các sàn giao dịch. Do đó, phe gấu vẫn chưa chứng minh được sức mạnh của mình nếu có ý định đẩy thị trường tiền điện tử xuống dưới mốc 1 nghìn tỷ đô la.
Bất chấp đà phục hồi gần đây nhất từ mức hỗ trợ này, bất kỳ động thái tăng vốn hóa nào trên 1,12 nghìn tỷ đô la (tăng 10% so với mức thấp 1,02 nghìn tỷ đô la) có thể sẽ chỉ tồn tại chốc lát trong vài tháng tới.
Do đó, với việc halving Bitcoin vẫn còn hơn 300 ngày nữa, phe bò hiện đang đặt hy vọng vào việc quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin (ETF) được chấp thuận và/hoặc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất là những chất xúc tác tiềm năng cho thị trường tăng giá.
Giá Ethereum (ETH) đã phá vỡ xuống dưới một vùng hỗ trợ quan trọng. Nó có khả năng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Triển vọng hàng tuần
Giá Ethereum (ETH) đã giảm xuống kể từ khi đạt mức cao cục bộ ở $2.142 vào 16 tháng 4 năm 2023.
Trong quá trình này, giá đã bật lên từ vùng hỗ trợ $1.770 (mũi tên màu xanh) vào ngày 15 tháng 5 và hình thành nên mô hình nến sao mai (elip màu xanh) trong tuần tiếp theo. Đây là một mô hình tăng giá, thường dẫn đến sự đảo ngược xu hướng sang tăng.
Tuy nhiên, giá đã phá vỡ xuống dưới vùng hỗ trợ này trong tuần từ ngày 5 đến 12 tháng 6, vô hiệu mô hình tăng giá. Đây là một phát triển cực kỳ giảm giá vì nó là bẫy bò và thường được theo sau bởi một đợt bán tháo.
Mặc dù nó đã tạo ra một nến Pinbar có bấc dài bên dưới vào tuần trước nhưng cây nến này nằm hoàn toàn bên dưới vùng hỗ trợ $1.770, nên nó không mang lại bất kỳ hy vọng nào cho sự phục hồi.
Nếu vậy, giá ETH có thể giảm xuống mức hỗ trợ tiếp theo ở $1.470, được hình thành bởi vùng hỗ trợ ngang và đường hỗ trợ tăng dần dài hạn.
Chỉ báo RSI hàng tuần ủng hộ khả năng này khi đã phá vỡ xuống dưới đường xu hướng tăng của nó và đang giảm xuống dưới mức 50.
Biểu đồ ETH/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView
Xác nhận hỗ trợ trước đó làm kháng cự
Biểu đồ hàng ngày ủng hộ quan điểm giảm giá từ khung thời gian hàng tuần. Nó cho thấy rằng giá đã phá vỡ xuống dưới vùng hỗ trợ $1.770 và xác nhận nó làm kháng cự dưới dạng nến pinbar giảm (mũi tên màu đỏ). Đây được xem là một đợt kiểm tra lại trong xu hướng giảm.
Do đó, giá ETH có khả năng sẽ sớm tiếp tục xu hướng giảm. Mục tiêu gần nhất được tìm thấy ở $1.630, nơi đã giúp giá phục hồi trong vài ngày qua.
Biểu đồ ETH/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView
Kết luận
Triển vọng có khả năng nhất cho thấy rằng giá ETH sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Mục tiêu gần nhất được tìm thấy ở $1.630 và thấp hơn tới $1.470.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Các nhà phát triển cốt lõi của Ethereum đang xem xét đề xuất tăng số dư trình xác thực tối đa từ 32 ETH hiện tại lên 2.048 ETH cho mỗi trình xác thực. Đề xuất này sẽ tăng stake tối đa của trình xác thực, trong khi mức tối thiểu vẫn là 32 ETH.
Như hiện tại, trình xác thực Ethereum phải tuân theo giới hạn số dư được đặt ở cả mức tối thiểu và tối đa là 32 ETH. Điều này buộc các hoạt động staking quy mô lớn phải tạo ra nhiều trình xác thực nếu muốn kiếm được lợi nhuận từ số tiền lớn hơn.
Vì vậy, cách làm đó dẫn đến gia tăng hàng loạt số lượng trình xác thực. Hiện có 600.000 trình xác thực đang hoạt động và thêm 90.000 đang chờ kích hoạt trong hàng đợi.
Michael Neuder, một nhà nghiên cứu của Ethereum Foundation và là người đề xuất chính, đã đưa ra mức tăng trong cuộc họp đồng thuận gần đây nhất của nhà phát triển cốt lõi Ethereum được tổ chức vào thứ 6 tuần trước. Anh cho biết mặc dù giới hạn trình xác thực hiện tại thúc đẩy tính phi tập trung, nhưng nó vô tình dẫn đến lạm phát kích thước thiết lập trình xác thực.
Theo Neuder, việc tăng giới hạn có thể làm chậm quá trình mở rộng bộ trình xác thực đang hoạt động — cuối cùng là gây ảnh hưởng cho việc cải thiện hiệu quả của mạng về mặt đạt được tính hoàn thiện trong một slot Ethereum duy nhất.
Phần thưởng trình xác thực tự động gộp trên Ethereum
Neuder giải thích rằng tăng giới hạn như đề xuất cũng sẽ giới thiệu khả năng tự động gộp phần thưởng cho trình xác thực. Hiện tại, phần thưởng kiếm được vượt quá giới hạn 32 ETH phải được chuyển hướng đến nơi khác để tạo lợi nhuận staking. Nếu giới hạn tăng lên, thì những phần thưởng này có thể được gộp ngay lập tức, cung cấp cho trình xác thực phương tiện hiệu quả để kiếm thêm tiền từ ETH đã staking của họ.
Ngoài ra, đề xuất tuyên bố sẽ giải quyết các mối quan ngại về hoạt động của các nhà vận hành node lớn, bao gồm cả các sàn giao dịch như Coinbase hiện đang duy trì hàng chục nghìn trình xác thực do giới hạn 32 ETH hiện có cho mỗi trình xác thực.
Việc tăng số dư trình xác thực tối đa sẽ giúp các nhà vận hành như vậy quản lý ít trình xác thực hơn nhưng stake cao hơn, hạn chế tính phức tạp. Tuy nhiên, Neuder đã cảnh báo về những rủi ro liên quan, như các hình phạt cao hơn đối với các đề xuất hoặc chứng thực trùng lặp ngẫu nhiên, còn được gọi là “slashing”.
Đề xuất này tiếp tục được các nhà phát triển cốt lõi tranh luận. Họ đồng ý thảo luận thêm về các chi tiết triển khai trên những nền tảng xã hội như ETHMagicians và Discord.
Ethereum đạt cột mốc mới với 23 triệu ETH được stake
Theo cập nhật mới nhất của nền tảng phân tích Nansen, số lượng ETH đã stake vừa đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 23 triệu ETH.
Trong đó, Lido đứng đầu bảng xếp hạng, đóng góp tới 32% tổng số ETH đã stake (7,25 triệu). Coinbase ở vị trí thứ hai với 9,6% (2,2 triệu). Tiếp theo là Stakefish chiếm 6% (1,4 triệu).
Lido cũng chiếm 77% ETH được stake được gửi qua LSD, mức cao nhất trong cả năm.
Etherscan, một trong những trang web quét blockchain Ethereum được sử dụng phổ biến nhất, đã giới thiệu một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Code Reader nhằm giúp người dùng diễn giải code nguồn hợp đồng thông minh, theo một bài đăng trên trang web của mình.
Công cụ này dựa trên công nghệ AI do OpenAI phát triển, cho phép người dùng yêu cầu giải thích về toàn bộ hoặc một phần code nguồn của hợp đồng thông minh, Etherscan cho biết. Người dùng cũng có thể truy xuất các chức năng “đọc” và “ghi” của hợp đồng thông minh để có thể “đưa ra quyết định sáng suốt” về cách tương tác với chúng cũng như khám phá những cách sử dụng tiềm năng trong các ứng dụng phi tập trung.
Sau sự bùng nổ mối quan tâm đến AI được thúc đẩy bởi sự phổ biến từ chatbot ChatGPT của OpenAI, các công ty blockchain và tiền điện tử đã gấp rút hỗ trợ các trader và nhà phát triển bằng các công cụ dựa trên công nghệ này. Tuần trước, sàn giao dịch tiền điện tử Bybit đã tích hợp ChatGPT vào nền tảng giao dịch của mình.
Etherscan cho biết công cụ này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và khuyến khích người dùng xác minh câu trả lời của nó thay vì chỉ dựa vào đó để lấy bằng chứng hoặc gửi tiền thưởng lỗi.
Để sử dụng Code Reader, người dùng cần kết nối với API của OpenAI và có đủ giới hạn sử dụng. API, hoặc giao diện lập trình ứng dụng, cho phép hai chương trình máy tính giao tiếp và chia sẻ thông tin. Công cụ của Etherscan hiện không cho phép thực hiện chuỗi hội thoại với chatbot và chỉ có thể được truy vấn thông qua lời nhắc một lần.
Wormhole là giao thức cho phép di chuyển, kết nối tài sản giữa các blockchain khác nhau sử dụng công nghệ cross-chain messaging. Cùng tìm hiểu chi tiết về hệ sinh thái Wormhole tại đây.
Wormhole là giao thức có mối liên hệ chặt chẽ với hệ sinh thái Solana. Gần đây, Solana và FTX – một trong những quỹ đầu tư lớn của Solana – đang có động thái hoạt động trở lại sau thời gian dài vắng bóng.
Đặc biệt, bộ sưu tập NFT mới ra mắt trên Solana mang tên Mad Labs đã có sự tăng trưởng gấp 10 lần chỉ sau vài ngày ra mắt. Nhiều nhà đầu tư suy đoán rằng giao thức Wormhole cũng sẽ sớm phát triển mạnh trở lại và ra mắt token, đặc biệt sau khi đã tích hợp với nhiều blockchain mới nổi bật khác như Aptos, Arbitrum, Optimism…
Vậy hệ sinh thái Wormhole có gì nổi bật? Tiềm năng đầu tư vào Wormhole ra sao?
Tổng quan về Wormhole
Wormhole là giao thức cho phép các Dapps và smart contract (hợp đồng thông minh) giữa các blockchain giao tiếp, kết nối, chuyển giao dữ liệu, tài sản cho nhau thông qua công nghệ cross-chain messaging. Nhờ vậy, các ứng dụng blockchain có thể hoạt động với mọi loại tài sản và dịch vụ bất kể nó nằm trên blockchain nào.
Điều này được thực hiện thông qua một mạng lưới các node bảo vệ (guardian node) giúp bảo vệ giao thức bằng cách quan sát và chứng thực các sự kiện và dữ liệu trên các chain được kết nối của nó. Hiện tại, TVL của Wormhole đạt mức trên 1 tỷ USD và cung cấp hỗ trợ cần thiết cho NFT.
Điểm nổi bật của Wormhole
Hệ sinh thái và nền tảng phát triển
Wormhole là hệ sinh thái và nền tảng phục vụ các nhà phát triển. Bằng việc tích hợp Wormhole SDK, các nhà phát triển có thể xây dựng ứng dụng cho phép gửi tài sản giữa các blockchain mà Wormhole hỗ trợ, làm tăng đáng kể tính thanh khoản. Chẳng hạn, người dùng có thể gửi ETH từ Ethereum sang một ứng dụng chạy trên Solana, hoặc chơi game trên Solana và nhận phần thưởng NFT từ Ethereum.
Hệ sinh thái Wormhole được bảo mật và kiểm soát bởi một cụm (cluster) 19 node, hay còn gọi là người bảo vệ (guardian). Những node bảo vệ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hoạt động on-chain này của Wormhole bao gồm những cái tên nổi tiếng như nền tảng staking lớn nhất thế giới – Everstake.
Cầu nối chuỗi chéo cho NFT
Bên cạnh token, Wormhole còn cho phép người dùng di chuyển NFT giữa nhiều blockchain thông qua Portal NFT Bridge. Hiện Wormhole Portal NFT hỗ trợ NFT có tiêu chuẩn ERC-721 (với siêu dữ liệu – metadata) và tài sản SPL (với nguồn cung là 1).
Kiến trúc Wormhole
Khi người dùng tương tác với Dapps, hoạt động này được gửi đến Wormhole blockchain thông qua:
xDapp Contracts: Hợp đồng nhận giao dịch, tương tác với xDaap và Ecosystem Contracts để cung cấp dịch vụ.
Ecosystem Contracts: Hợp đồng quản trị bởi Wormhole, chuyên cung cấp bộ tính năng của Wormhole cho các nhà phát triển xDapps.
Thông tin này được kiểm tra bởi Guardian Network trước khi gửi đến Relayers thông qua VAA messages. Wormhole là một giao thức xác thực bằng phương pháp đa chữ ký, bảo mật giao tiếp chuỗi chéo thông qua VAA.
Guardian Network: Trình xác thực (validator) thực hiện quan sát Core Contract trên các blockchain được hỗ trợ và tạo VAAs (thông báo đã ký) khi các hợp đồng đó nhận được tương tác.
Relayers: Bộ chuyển tiếp thực hiện logic tùy chỉnh ngoài chuỗi, giúp giảm phí gas và tăng khả năng tương thích giữa các blockchain.
VAA (Verifiable Action Approvals): Phần dữ liệu chính trong hệ sinh thái Wormhole, chứa thông tin do xDapps gửi đến cùng thông tin hợp đồng nào đã gửi thông báo. VAA được ký bởi người bảo vệ (guardian), cần 13/19 chữ ký để xác thực.
Các giai đoạn phát triển của hệ sinh thái Wormhole
Wormhole ban đầu được phát triển như cầu nối (bridge) đầu tiên trên Solana, cho phép di chuyển token giữa Solana – Ethereum và chịu trách nhiệm phát triển thanh khoản trên hệ sinh thái Solana và Serum.
Rất nhanh chóng, Wormhole đã phát triển vượt ra ngoài mục đích ban đầu, trở thành Layer 0 và cho phép người dùng di chuyển nhiều loại tài sản như token, NFT… giữa các dApps trên các blockchain khác nhau. Số lượng blockchain được Wormhole hỗ trợ tăng lên con số 22 với nhiều blockchain nổi bật như Ethereum, Solana, BSC, Polygon, Celo, Aptos, Arbitrum…
Vào tháng 4/2023, Wormhole được bình chọn là nhà cung cấp cầu nối cho Uniswap V3 trên Gnosis Chain – một trong những sidechain đầu tiên của Ethereum. Trước đó, Wormhole cũng nhận được hơn 60% phiếu bầu để trở thành nhà cung cấp cầu nối cho Uniswap V3 trên BNB Chain, vượt qua cả Layer Zero.
Cũng vào tháng 4/2023, Dan Reecer – cựu giám đốc tăng trưởng hệ sinh thái Polkadot đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo của Wormhole. Trước đây, ông cũng phát triển thành công Kusama Network và Acala Netwok. Điều này có thể giúp Wormhole có những bước tiến và thành công mới.
Thời gian gần đây, Wormhole tăng cường hợp tác và tích hợp giải pháp truyền tin (message-passing protocol) của mình vào các hệ sinh thái khác. Điều này giúp tăng tính thanh khoản, tạo ra hệ sinh thái DeFi hiệu quả và kết nối hơn. Một số dự án tích hợp Wormhole và kết quả của việc tích hợp bao gồm:
Wombat và hệ sinh thái của nó (Wombex, Magpie XYZ, Quoll Finance). Cho phép token di chuyển giữa các blockchain từ BNB Chain sang Arbitrum, Optimism, Ethereum, Polygon…
Circle. Cho phép chuyển stablecoin USDC giữa Ethereum và Avalanche với phí gas thấp, tăng ứng dụng của USDC tới nhiều blockchain hơn.
Algorand. Tích hợp Wormhole vào Algomint, cho phép wrap và sử dụng BTC, WBTC, ETH, WETH, USDC, USDT, DAI trên toàn bộ hệ sinh thái Algorand, giúp hệ sinh thái Algorand phát triển. Folks Finance cũng hỗ trợ người dùng sử dụng ETH và BTC trên mạng Algorand với Wormhole.
Threshold DAO. Cho phép mint tBTC từ BTC, từ đó di chuyển BTC khắp các blockchain. Hiện người dùng đã có thể chuyển tBTC vào pool của Curve Finance.
Pyth Network. Cho phép người dùng truy cập giá của hơn 200 loại tài sản, từ crypto đến chứng khoán, forex và hàng hóa.
Dust Labs. Cho phép người dùng nạp rút token DUST trên mạng Polygon và wrap Ethereum thông qua Gate.io, giúp tăng thanh khoản cho NFT Dust Labs.
Xcademy Network. Đây là dự án hỗ trợ các nhà phát triển. Hỗ trợ mở rộng mạng lưới từ Ethereum sang BNB Chain, cho phép người dùng sử dụng token XCAD trên BNB Chain. Sự hợp tác này cũng củng cố mối quan hệ giữa Jump và XCAD vì Wormhole được đầu tư bởi Jump.
Bonk Inu. Đây là meme coin trên Solana. Wormhole cho phép giao dịch BONK tại Uniswap trên nhiều blockchain như Aptos, Arbitrum, Polygon, BNB Chain và Ethereum.
0xCarrier. Cầu nối token và NFT được triển khai sử dụng công nghệ của Wormhole, hỗ trợ mạng Moonbeam.
The Gari Network. Ứng dụng xã hội được Wormhole hỗ trợ mở rộng sang Aptos, hưởng lợi từ khả năng mở rộng, bảo mật và tốc độ của Aptos.
Ngoài ra, Wormhole hỗ trợ di chuyển NFT trên mạng Aptos sang các mạng khác, hỗ trợ DeGods hoạt động trên Ethereum, tổ chức các workshop hướng dẫn nhà phát triển xây dụng Dapps đa chuỗi sử dụng Wormhole.
Có thể thấy, Wormhole liên tục hợp tác và tích hợp với nhiều dự án ở nhiều lĩnh vực như NFT, stablecoin, sàn giao dịch… trong nhiều hệ sinh thái khác nhau như BNB Chain, Aptos, Arbitrum… Wormhole đang có mong muốn trở thành nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đa chuỗi hàng đầu cho các dự án crypto, giúp gia tăng thanh khoản của các dự án này. Trong thời gian tới, Wormhole có thể sẽ còn góp mặt ở nhiều dự án nổi bật khác, giúp mở rộng tầm ảnh hưởng và ứng dụng của Wormhole.
Những mảnh ghép trên hệ sinh thái Wormhole
Hệ sinh thái Wormhole bao gồm nhiều mảnh ghép khác nhau, bao trùm gần như toàn bộ các mảng trong crypto như agrregator, vay & cho vay, bridges, DeFi, NFT, liquid staking…
Agrregator
Nhiều agrregator nổi bật đã được phát triển trên Wormhole như Jupiter, Hashflow, Atlas DEX, Rango Exchange và Tulip. Trong đó, Hashflow – sàn DEX cung cấp tính năng swap xuyên chuỗi với tỉ lệ trượt giá bằng 0 đã được launchpad trên Binance và đạt khối lượng giao dịch trên12 tỷ USD.
Rango Exchange là một cái tên nổi bật khác khi cho phép swap trên 10,000 tài sản trên hơn 40 blockchain khác nhau. Atlas DEX cũng cho phép người dùng cung cấp thanh khoản, farm, theo dõi danh mục đầu tư và truy cập thanh khoản từ hơn 130 sàn giao dịch phi tập trung. Tulip – công cụ tổng hợp yield farming, cung cấp APY lên đến 8,039% với TVL đạt gần 12 triệu USD.
Vay & Cho vay
Ở mảng vay & cho vay trên Wormhole chỉ có một dự án Aries. Đây là nền tảng giao dịch ký quỹ, cho phép người dùng vay và cho vay, swap, sử dụng cầu nối, theo dõi hiệu suất đầu tư trên Aptos. Dự án sẽ sớm cho phép người dùng giao dịch sử dụng đòn bẩy.
Bridges
Cầu nối vẫn là sản phẩm cực kỳ quan trọng trong thị trường crypto. Nhiều dự án nổi bật, được sử dụng nhiều bởi cộng đồng được phát triển trên Wormhole là Allbridge, Automata, Biconomy và Frax Finance.
Cụ thể,Allbridge là cầu nối cho phép swap xuyên chuỗi, hỗ trợ di chuyển stablecoin giữa các blockchain EVM và blockchain không phải EVM. Automata là giao thức cho phép người dùng giao dịch không tốn phí gas, hỗ trợ bảo mật 2FA, bảo vệ trước MEV và frontrunning. Biconomylà giải pháp cơ sở hạ tầng đa chuỗi, cho phép Dapps tích hợp nhằm phục vụ việc giao dịch tài sản xuyên chuỗi.
Frax Financelà giao thức stablecoin phân đoạn (fractional) gây “gió bão” trong thị trường stablecoin với 2 stablecoin: FRAX (được gắn với đồng đô la Mỹ) & FPI (được gắn với Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ). Nền kinh tế Frax Finance chủ yếu bao gồm 2 stablecoin trên, AMM (Fraxswap) và cơ sở cho vay (Fraxlend).
Trình duyệt
Trình duyệt web vẫn là một mối quan tâm trong cộng đồng dù không phổ biến. Brave là trình duyệt web hỗ trợ crypto, ví điện tử và công cụ tìm kiếm trên Wormhole. Theo thông tin dự án cung cấp, Brave có tốc độ nhanh hơn Chrome gấp 3 lần, bảo vệ tốt hơn Google.
DeFi
Mảnh ghép DeFi phát triển rất sôi động trên Wormhole với 23 dự án. Trong đó, C3là sàn giao dịch self-custodial (tự giám hộ), cho phép kết nối ví điện tử từ bất cứ blockchain nào. Tài sản cũng có thế được gửi từ nhiều blockchain khác nhau từ nhiều ví. C3 đã được nhiều quỹ đầu tư rót vốn bao gồm Jane Street và Jump Capital.
Dexlab là sàn giao dịch khác trên Wormhole, cung cấp tính năng launchpad, sổ lệnh orderbook và cho phép mint NFT và token SPL. Francium là nền tảng phát triển chiến lược yield farming trên Solana, hợp tác với nhiều dự án lớn như Lido, DeFiLlama, Jupiter, Raydium, Zebec… Jet Protocol là nền tảng vay và cho vay với hệ thống quản trị phi tập trung on-chain, được đầu tư bởi Paradigm, ParaFi, Solana Ventures…
Một dự án đáng chú ý khác là Trader Joe – sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM trên Avalanche. Đây là một bản fork của Uniswap, cung cấp tính năng thanh khoản tập trung.
0x là sàn giao dịch phái sinh cho phép người dùng vay mượn và stake tài sản. Deepwater là sàn giao dịch cung cấp tính năng miễn phí gas giao dịch, không bị trượt giá, không bị tấn công front-running, không bị rò rỉ dữ liệu… Deepwater hợp tác với nhiều đối tác lớn như Avalanche, Wormhole, Near, Harmony… Tuy nhiên, số lượng blockchain được Deepwater hỗ trợ còn khá hạn chế ở 6 blockchain.
Klap là nền tảng yield farming và cho vay tài sản với TVL đạt 166 triệu USD, cung cấp thanh khoản cho nhiều tài sản như wETH, wBTC, DAI, USDC, USDT. Nexa là nền tảng cho phép người dùng phát hành token trên nhiều blockchain cùng lúc. Port Finance – giao thức cung cấp tính năng vay, cho vay, swap và theo dõi danh mục trên Solana với nhiều đối tác lớn như CoinMarketCap, Jump Capital, CoinGecko, Solana, Spartan…
GooseFX là một cái tên đáng chú ý khác khi cho phép giao dịch crypto, phát sinh và cả NFT và cung cấp tính năng pool thanh khoản một bên (single sided liquidity pool) với yield farming. GooseFX hợp tác cùng Animoca Brands, Solana Capital, Solar Eco Fund…
Magpie là dự án cho phép di chuyển token giữa các chain nhanh chóng, bảo mật. Hiện Magpie mới chỉ hỗ trợ 4 blockchain và chưa ra mắt sản phẩm chính thức. Magpie hợp tác với nhiều dự án nổi bật như Uniswap, Pancakeswap… và được đầu tư bởi Jump Capital, ParaFi… Dự án PSY Options dù mới chỉ hỗ trợ 7 loại tài sản với TVL 2.4 triệu USD, cho phép người dùng giao dịch token SPL và claim token airdrop, nhưng dự án này được đầu tư bởi Wintermute – nhà tạo lập thị trường đáng chú ý trong crypto.
NFT
Trong lĩnh vực NFT, DeGods là dự án nổi bật nhất khi cho phép người dùng stake NFT và nhận token DUST. NFT DeGods mắc nhất được bán với giá 139 ETH, tương đương 220,000 USD lúc bấy giờ.
Một số dự án đáng chú ý khác là Audius – dự án về âm nhạc, Dust Labs – dự án với đội ngũ đứng sau DeGods và y00ts.
Mảng khác
Trong lĩnh vực liquid staking, Lido là cái tên đáng chú ý khi cung cấp giải pháp liquid staking đa chuỗi. Ở lĩnh vực gaming, Sweatcoin – dự án chạy bộ trên NEAR cũng là một dự án nổi bật. Ngoài ra còn nhiều dự án làm về ví điện tử như Backpack, XDefi…
Nhận định và cơ hội đầu tư với hệ sinh thái Wormhole
Hệ sinh thái Wormhole đang được phát triển nhanh và mạnh mẽ với nhiều dự án nổi bật như Hashflow, Biconomy, Frax Finance, Trader Joe, DeGods, Audius, Sweatcoin…
Dễ nhận thấy Wormhole có quan hệ mật thiết với Solana khi 60-70% dự án trên Wormhole liên quan đến Solana. Wormhole cũng có quan hệ thân cận với Jump Capital – một quỹ đầu tư lớn của Solana khi quỹ này đứng ra bù 320 triệu USD thiệt hại sau khi Wormhole bị hack.
FTX cũng là nhà đầu tư lớn của Solana, giúp hệ sinh thái Solana tăng trưởng mạnh trong 2021. Nhiều bài viết nói về khả năng quay trở lại của FTX sau khi phá sản vào năm ngoái cũng càng làm rõ hơn quan điểm hệ sinh thái Solana có tiềm năng phát triển mạnh. Liệu điều này có góp phần thúc đẩy hệ sinh thái Wormhole phát triển?
Bên cạnh đó, Wormhole cũng đã có nhiều bước tiến lớn khi hỗ trợ nhiều blockchain mới nổi như Aptos, Arbitrum… Đặc biệt, Aptos cũng là một trong những con cưng của FTX và Jump Ventures khi gọi vốn thành công 150 triệu USD vào đầu 2023. Liệu có khả năng Solana và Aptos cùng phát triển mạnh với sự đỡ đầu của FTX và Jump Capital, giúp hệ sinh thái Wormhole càng bùng nổ?
Việc áp dụng công nghệ cross-chain messaging, loại bỏ nhu cầu sử dụng cầu nối của người dùng cũng là một điểm đáng chú ý. Điều này giúp Wormhole trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Layer Zero – một trong những giao thức được nhắc đến nhiều nhất gần đây, đặc biệt bởi quỹ a16z. Wormhole thậm chí đã vượt qua Layer Zero để trở thành nhà cung cấp cầu nối cho Uniswap V3 trên Gnosis Chain. Điều này càng thể hiện khả năng phát triển sắp tới của Wormhole.
Tiềm năng ra token của Wormhole
Hiện chi phí giao dịch trên Wormhole rất nhỏ, chỉ khoảng 0.0001 USD cho mỗi giao dịch thông qua Portal Token Bridge. Một loại chi phí khác mà người dùng phải trả khi giao dịch trên Wormhole là phí gas, tuy nhiên loại phí này chỉ được tính giữa blockchain gửi và blockchain nhận mà không liên quan gì đến Wormhole. Wormhole cũng chưa thu phí các Dapps tích hợp Wormhole SDK nên việc có token để thu giữ giá trị là chưa cần thiết.
Tuy nhiên, gần đây hệ sinh thái Solana có dấu hiệu trở lại khi bộ sưu tập NFT oogy và Mad Labs có khối lượng giao dịch vượt bộ sưu tập NFT BAYC, đứng vị trí thứ nhất và thứ hai lần lượt.
Điều này có thể giúp cho hệ sinh thái Wormhole phát triển. Việc di chuyển tài sản giữa các blockchain đã trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu trong thị trường crypto. Việc áp dụng công nghệ cross-chain messaging có thể khiến nhu cầu dành cho Wormhole có thể ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, nhiều tin đồn cho rằng Layer Zero – đối thủ của Wormhole – sẽ ra mắt token với đoạn code thể hiện ZKO sẽ là native token của Layer Zero cũng khiến tin đồn Wormhole ra mắt token khả thi hơn nữa.
Việc Wormhole ra mắt token cũng không phải là điều mới khi Wormhole đã từng lên kế hoạch bán token HOLE để gọi vốn 200 triệu USD, giúp nâng mức định giá lên 2 tỷ USD vào tháng 2/2022. Theo đó, token HOLE này sẽ bị khóa trong 1 năm cho đến khi mạng Wormhole được phát hành. Sau đó, token HOLE sẽ được mở khóa hằng năm. Thông tin này tới nay vẫn chưa được xác thực.
Nếu việc ra token là thật, Wormhole có thể sử dụng token HOLE để quản lý giao thức, thu giữ giá trị và chuyển về cho người nắm giữ token. Ngoài ra, Wormhole cũng có thể dùng token HOLE để cung cấp phần thưởng cho người dùng, kích thích hoạt động trên giao thức.
Tổng kết
Wormhole là hệ sinh thái phát triển với nhiều dự án nổi bật. Ngoài ra, dự án cũng được hỗ trợ bởi nhiều quỹ đầu tư có tiếng. Với khả năng liên kết nhiều blockchain với nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với Solana, Aptos, FTX và Jump Capital, tiềm năng phát triển và ra mắt token của Wormhole rất lớn.
Meme Finance (MemeFi) là khái niệm chỉ sự kết hợp của Memecoin và DeFi, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tiền điện tử lấy cảm hứng từ memecoin và tính ứng dụng của sản phẩm trong thị trường tài chính. Cùng tìm hiểu về MemeFi!
Meme Finance (MemeFi) là gì?
Meme Finance (MemeFi) là khái niệm kết hợp của Memecoin và DeFi, hứa hẹn việc tạo nên nền tài chính để hệ sinh thái memecoin phát triển bền vững. MemeFi thu hẹp khoảng cách giữa tiền điện tử lấy cảm hứng từ memecoin và tính ứng dụng của sản phẩm trong thị trường tài chính.
Sự trở lại của memecoin
Memecoin lấy cảm hứng từ các meme trên mạng, ngày càng được người dùng chú ý và sử dụng rộng rãi. Điều này tạo nên một “cơn sốt memecoin”.
Memecoin như Dogecoin đời đầu có mức độ nổi tiếng sánh ngang Bitcoin hay Ethereum. Dogecoin cũng mở đầu cho một trào lưu meme “chó” trong một thời gian dài, bùng nổ trên tất cả các mặt trận hệ sinh thái. Đây được cho là một sự thành công của meme khi vươn lên về vốn hóa đồng thời đánh dấu một bước tiến của memecoin với thị trường crypto.
Từ khoảng Q2/2023, PEPE Coin, một memecoin lấy cảm hứng từ chú ếch xanh nổi tiếng trên internet, đã làm bùng nổ sự “điên cuồng” của thị trường. Thành công lớn nhất của PEPE chính là việc được Binance thông báo sẽ niêm yết PEPE token, mặc dù sau này bị hoãn nhưng PEPE vẫn thành công đặt nền móng cho trend meme phát triển.
Điểm chung của những sự “thành công” này, chính là một cộng đồng hùng mạnh, các thế lực khủng đứng đằng sau hoặc một đặc điểm nào đó thật sự nổi bật:
Foodcoin – meme coin “đồ ăn”, nổi bật có Sushi hiện vẫn đang hoạt động
Safemoon – một hệ thống gắn mác “Ponzi”
Dogecoin nhờ sức ảnh hưởng của Elon Musk
PEPE – chú ếch xanh rất phổ biến trong cộng đồng người dùng meme trên toàn thế giới
Memecoin “đông như quân nguyên”
Kể từ khi Dogecoin, một trong những memecoin đầu tiên và phổ biến nhất, trở thành một hiện tượng, memecoin đã trở thành một lĩnh vực đáng chú ý trong thị trường tiền điện tử. Điều này thúc đẩy sự phát triển và ra mắt của nhiều memecoin mới mang nhiều hình thái và có nét độc đáo riêng.
Số lượng memecoin đã tăng đáng kể, với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dự án memecoin được ra mắt. Hình thái memecoin cũng trở nên đa dạng hơn. Một số memecoin còn có sự tăng trưởng giá trị đáng kể, tạo ra cơ hội sinh lời lớn. Memecoin làm bật lên sự giao thoa giữa vui nhộn, nghệ thuật và tài chính.
Tại thời điểm viết bài, theo dữ liệu thống kê từ CoinGecko:
Có khoảng 250 memecoin
Vốn hóa: 16.74 tỷ USD
Khối lượng giao dịch 24h: 919 triệu USD
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap:
Có khoảng 750 memecoin
Vốn hóa: 16.77 tỷ USD
Khối lượng giao dịch 24h: 1.1 tỷ USD
Tuy nhiên, như với bất kỳ loại tiền điện tử nào khác, memecoin cũng mang theo những rủi ro. Sự tăng trưởng nhanh chóng và biến động lớn của memecoin có thể dẫn đến các hiện tượng giảm giá đột ngột hoặc rủi ro rug pull, hack… Một số memecoin có thể gặp phải các vấn đề về quản lý dự án, tính minh bạch và sự bền vững.
Do đó, việc nắm rõ các yếu tố cơ bản và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào memecoin là rất quan trọng.
“Thay tên đổi họ” – meme mãi chỉ là “meme”?
Chúng ta có thể tìm thấy hàng nghìn tweet trên Twitter với những nội dung liên quan đến memecoin. Và cũng không khó để bắt gặp những dạng nội dung với hàng loạt hashtag đề cập tới rất nhiều meme token.
Tuy nhiên, nhìn kỹ lại, chúng ta đều thấy một kiểu mẫu chung cho các dự án meme trước đó:
Memecoin: Phát triển từ một meme có tính hài hước (hoặc không) hoặc tự kể cho chúng một câu chuyện riêng.
“Càng sơ sài càng là meme”: Meme đơn giản chỉ là meme, những tấm hình và những biểu cảm. Không cần phải có một website bài bản, không cần docs hay whitepaper, đa số các dự án meme chỉ xây dựng các kênh mạng xã hội như twitter, discord, telegram.
Xây dựng cộng đồng: Cộng đồng người dùng càng đông, meme càng trở nên phổ biến. Hơn nữa, văn hóa của cộng đồng meme cũng rất khác biệt so với các loại coin, token khác. Không cần phải lịch sự hay trang nghiêm, meme có tính “ngông” và “chất” của nó.
Cách marketing: Một cách phổ biến nhất là sử dụng các hashtag phổ biến trên twitter và gắn thẻ hàng loạt các meme token khác. Bên cạnh đó, cố ý tiếp cận người dùng thông qua việc chạy bot đăng bài spam, liên tục nhắc đến hashtag của các dự án meme để lọt top trending.
Từ khóa được nhắc đến nhiều và thường xuyên nhất chính là: “airdrop”.
Một tài khoản twitter đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khi chỉ cần 27 giây để tạo ra một meme token trên mạng lưới Ethereum. Sau đó thì có một người dùng khác đã xô đổ kỷ lục này khi thực hiện xong các thao tác chỉ với 23 giây.
Tuy nhiên, điều cần nói ở đây không phải là bao nhiêu giây. Chúng ta nhìn thấy sự dễ dàng trong việc tạo ra token, đồng thời những yếu tố như sự bảo mật hay những builder thực sự có phần trống vắng hẳn ở góc độ hệ sinh thái memecoin. Hậu quả là mọc lên ra rả những dự án lừa đảo tấn công vào sự sơ suất của người dùng với các link giả mạo, một dạng phishing attack.
Đó cũng là cách mà người tạo ra các memecoin có thể “monetize” (thương mại hóa) được chính nội dung họ tạo ra. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có những dự án thực sự giữ được vị thế của meme trong lòng người dùng như Dogecoin, PEPE Coin, Shiba…
MemeFi summer có trở thành DeFi 2.0?
Trước giờ, memecoin chỉ đơn thuần là meme, vì vậy những dự án ở mảnh ghép này không quá chú trọng để phát triển và đa số chỉ làm theo trend hoặc trong ngắn hạn. Vì vậy, nhìn chung tổng thể hệ sinh thái memecoin cũng còn nhiều hạn chế:
Thanh khoản (Liquidity): Thanh khoản là yếu tố tiên quyết ở bất cứ thị trường nào, không chỉ ở memecoin mà còn ở cả thị trường DeFi rộng lớn.
Biến động giá cao (Volatility): Theo thông tin từ CoinMarketCap và CoinGecKo, có rất nhiều đồng memecoin trên thị trường, tuy nhiên không có nhiều token thực sự được giao dịch và hầu như không có giá trị. Đa số các memecoin đều có mức rủi ro và biến động giá cao.
Tính bảo mật (Security): DeFi là thị trường có nhiều rủi ro, và thị trường memecoin còn tồn tại nhiều hơn các loại rủi ro như thế. Vì memecoin đơn giản nên việc rug pull, scam, tấn công thanh khoản có thể xảy ra rất dễ dàng, hoàn toàn phụ thuộc vào “đạo đức” của những nhà phát triển nó.
Hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency): Từ thời điểm ra mắt, DeFi đã cung cấp cho người dùng một mảnh đất màu mỡ để tăng trưởng và sử dụng đồng vốn của mình một cách hiệu quả nhất. Memecoin chưa được như thế. Vì vậy, để memecoin phát triển hơn thì hiệu quả sử dụng vốn cũng là một hạn chế mà thị trường memecoin cần cải thiện.
Không có nhiều trường hợp sử dụng: Mặc dù được phát triển trên hệ sinh thái Ethereum, tuy nhiên các memecoin thường không có giá trị sử dụng gì ngoài việc mua và bán.
DeFi cũng từng có DeFi 2.0 để giải quyết những bất cập của DeFi với những sự tăng trưởng phi mã. Mặc dù chưa thực sự mang lại cho crypto một bộ mặt mới. Tuy nhiên, những nỗ lực để nền tài chính phi tập trung đi vào mass adoption là không thể phủ nhận.
Memecoin là một thứ “gia vị” không thể thiếu của crypto. Việc memecoin tăng trưởng quá mạnh đã mở ra nhiều cơ hội mới. Vì vậy, MemeFi ra đời.
Cũng giống như cách DeFi 2.0 xuất hiện, MemeFi với kỳ vọng giải quyết các hạn chế và đưa hệ sinh thái memecoin phát triển ở một tầm cao mới. Đơn giản, công thức của MemeFi:
MemeFi = Memecoin + DeFi + “một câu chuyện để tăng trưởng”
Những giá trị mà MemeFi có thể mang lại
Việc gia tăng trường hợp sử dụng cho memecoin có lẽ là điều đầu tiên cần nghĩ đến khi muốn phát triển một hệ sinh thái meme bền vững. Các tiện ích này có thể bao gồm khả năng tương tác với smart contract, tích hợp các ứng dụng DeFi, vận hành hệ thống quản trị dự án hoặc thậm chí tương tác với các mạng lưới khác.
Nếu như có thể triển khai được các tiện ích trên, MemeFi hứa hẹn đưa memecoin phát triển ở một tầm cao mới, vừa là thách thức vừa là cơ hội để nâng cao giá trị, ứng dụng được trên nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau.
Một số giá trị có thể mang lại:
Gia tăng tính bền vững: Nếu có thể tích hợp các tiện ích, memecoin có thể gia tăng niềm tin đối với người dùng. Vượt ra ngoài mục đích giải trí, không chỉ đơn thuần là “meme”, memecoin thu hút được lượng người dùng lớn hơn, gia tăng tiềm năng hoạt động trong dài hạn và tồn tại trong một thị trường biến động nhanh và mạnh như crypto. Hay nói cách khác, là xây dựng niềm tin cho người dùng.
Mở rộng các trường hợp sử dụng: Từ trước đến nay, việc memecoin không có tính ứng dụng thực tế ngoài mua và bán khiến cho memecoin không thu hút được nhiều dạng nhà đầu tư trong thị trường. DeFi cung cấp đầy đủ các công cụ tài chính đi kèm với nơi ứng dụng cụ thể khiến cho bức tranh tài chính trở nên có phần hoàn thiện hơn. Memecoin nếu có thể mở rộng được tính ứng dụng của meme, sẽ có tiềm năng để phát triển xa hơn.
DAO: Cộng đồng đối với các dự án DeFi mang nhiều ý nghĩa hơn việc chỉ đơn thuần là cộng đồng người ủng hộ sản phẩm. Memecoin trước giờ chỉ hoạt động từ phía dự án, người dùng mua token không có quyền quản trị. Thành lập DAO có thể giúp cho memecoin hoạt động ổn định và bền vững hơn.
Multichain: Memecoin phát triển mạnh trên mạng lưới Ethereum cũng gây ra nhiều rào cản với người dùng. Việc memecoin có thể phát triển multichain cũng là một điểm sáng mà hệ meme có thể làm. Không chỉ là hợp tác để phát triển mà còn có thể giúp cho thanh khoản hoạt động hiệu quả hơn.
Sự xuất hiện của MemeFi là thách thức cũng là cơ hội. Nắm bắt để phát triển được hay không phụ thuộc vào rất nhiều thành phần trong thị trường. Sự thành bại của một xu hướng không nói được trong thời gian ngắn. Vì vậy, cùng chờ xem trong thời gian tới, meme sẽ phát triển như thế nào.
Vào ngày 19/6, nền tảng phân tích on-chain Glassnode đã báo cáo biến động, khối lượng và giá trị thực của Bitcoin đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Thị trường BTC cho thấy phản ứng tối thiểu đối với việc công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock đăng ký quỹ ETF giao ngay vào cuối tuần trước.
Khối lượng Bitcoin trong giai đoạn tạm ngưng
Nhà phân tích Glassnode _Checkɱate đã mô tả tình hình thị trường hiện tại là giai đoạn tạm ngưng.
“Bitcoin im ắng, khối lượng giao dịch giảm và khá rõ ràng là chúng ta đang trong giai đoạn thờ ơ tạm ngưng”.
Kiểm tra phạm vi giá 30 ngày, Glassnode đã báo cáo rằng những khoảng thời gian yên tĩnh như thế này là “rất ít và cách xa nhau”.
Bitcoin đã bị giới hạn phạm vi trong hơn 3 tháng nay. Giới hạn trên của phạm vi đó là 31.000 đô la thiết lập vào ngày 15/4 và giới hạn dưới là 25.000 đô la vào ngày 15/6.
Báo cáo cho biết thêm những điều kiện thị trường này có xu hướng xảy ra trong “thời kỳ tạm ngưng thờ ơ sau thị trường gấu”.
Hơn nữa, biến động thực trong một tháng cũng giảm dưới 40%, một trong những mức thấp nhất kể từ thị trường bò năm 2021.
“Chúng ta có thể thấy những sự kiện như vậy thường xảy ra trong thời gian dài, đi ngang khi thị trường ổn định sau xu hướng giảm giá kéo dài”.
Ngoài ra, giá trị tuyệt đối của các sự kiện chốt lời và cắt lỗ giảm theo chu kỳ và mức thấp nhất vào tháng 10/2020 là khoảng 268 triệu đô la.
Các thị trường phái sinh cũng không hoạt động tốt, với khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai giảm còn 20,9 tỷ đô la mỗi ngày. Điều này xảy ra do thanh khoản trên các thị trường tài sản kỹ thuật số tiếp tục giảm.
Mặt khác, hodler tích lũy BTC. Các coin đang được lưu trữ với tốc độ khoảng 42.200 BTC mỗi tháng. Điều này cho thấy “nhóm không nhạy cảm về giá đang hấp thụ một phần không nhỏ nguồn cung hiện có”.
Dữ liệu on-chain: Các nhà đầu tư Bitcoin kiên quyết hodl trong thời điểm bất ổn
Bất chấp làn sóng kiện tụng pháp lý mới và động lực thị trường im ắng, dữ liệu on-chain cho thấy các nhà đầu tư lớn đang bám trụ trong suốt thời kỳ bất ổn.
Vào thứ 3, số lượng địa chỉ duy nhất nắm giữ ít nhất 1 Bitcoin đã chạm mức cao mới, trên 1 triệu, khi thị trường tiếp tục đón nhận tin tức Blackrock đăng ký ETF giao ngay vào cuối tuần trước.
Dữ liệu thị trường cho thấy các địa chỉ có trên 10 BTC cũng đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 9/2019.
Nguồn: LookintoBitcoin
Cũng trong tuần này, nguồn cung không hoạt động của Bitcoin đã đạt mức cao mới mọi thời đại là 15,2 triệu BTC, trong khi số dư trên sàn giao dịch giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2018 theo dữ liệu của Glassnode.
Bitcoin được giữ trong ví có ít hoặc không có lịch sử giao dịch cho thấy nhiều holder đang chọn bảo vệ coin của họ hơn là chi tiêu với dự đoán giá sẽ tăng trong tương lai.
Mỗi tháng, có khoảng 146.000 BTC đang được chuyển vào ví kém thanh khoản từ các sàn giao dịch tập trung. Glassnode cho biết điều đó sẽ hình thành giai đoạn tích lũy “dần dần và ổn định” cho các nhóm cụ thể trong 6 tháng tới.
Nó cũng có thể dẫn đến một khoảng thời gian nhàm chán trong vòng 8 đến 18 tháng tới, Glassnode nói thêm, chỉ ra các chu kỳ trước đó trong suốt lịch sử 14 năm của Bitcoin.
Hơn nữa, Blackrock quyết định thúc đẩy iShares Bitcoin Trust với SEC vào thời điểm các thực thể tinh vi đang tìm cách kiếm lợi nhuận tỏ ra nghi ngờ, bao gồm cả các nhà tạo lập thị trường. Ben Roth – đồng sáng lập Auros cho biết:
“Thị trường trở nên trầm lắng hơn rõ rệt trong những tháng gần đây với khối lượng giao dịch giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm và mức độ biến động chưa từng thấy kể từ năm 2019”.
Đồng sáng lập cho biết thêm, điều này một phần có thể là do xu hướng giảm kéo dài trên thị trường, mà tại đó những “khách du lịch” cuối cùng phải thừa nhận thất bại và rút tiền.
Đó cũng là hệ quả của việc giám sát theo quy định ở một số khu vực pháp lý – bao gồm cả ở Hoa Kỳ – dẫn đến việc các công ty thương mại lớn rút khỏi các phân khúc thị trường chọn lọc. Roth cho biết:
“Với rủi ro cố hữu này, không có gì ngạc nhiên nếu chênh lệch mở rộng hơn nữa và thanh khoản tổng thể giảm đi, do đó chênh lệch ngày càng rộng hơn…”.
Triển vọng thị trường tiền điện tử
Sau 3 ngày đi ngang, giá Bitcoin tăng lên trong phiên giao dịch châu Á vào sáng thứ 3. Do đó, tài sản đã đang được đổi chủ với giá 26.840 đô la, sau khi tăng 1,1% mỗi ngày.
Giá Bitcoin 4 giờ | Nguồn: Tradingview
Kể từ đợt dump do SEC gây ra vào tuần trước, Bitcoin đã phục hồi khoảng 8% về mức hiện tại. Tuy nhiên, tài sản vẫn giảm 61% so với mức cao nhất mọi thời đại và nằm chắc chắn trong lãnh thổ gấu.
Bitcoin (BTC) có thể lấp đầy khoảng trống mà nền kinh tế của các nước BRICS như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi khi họ tìm cách tẩy chay đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ chung cho các giao dịch quốc tế.
Các nhà lãnh đạo BRICS đang tìm kiếm một đồng tiền chung để thay thế đồng đô la Mỹ trước cuộc họp tiếp theo của họ vào tháng 8.
Các quốc gia BRICS phải tìm loại tiền tệ mới để thay thế đồng đô la Mỹ
Liệu những hạn chế của các loại tiền tệ quốc gia khác có khiến Bitcoin trở thành giải pháp khả thi duy nhất không?
Gần đây, CEO Brian Armstrong của Coinbase đã lập luận rằng việc Trung Quốc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số và tham vọng tiền điện tử của Hồng Kông đe dọa đến uy quyền tối cao của Hoa Kỳ trong không gian tiền kỹ thuật số.
Các nước BRICS, đặc biệt là Trung Quốc, tìm kiếm sự độc lập khỏi Hoa Kỳ và đồng tiền của quốc gia này.
Giải thích về phi đô la hóa | Nguồn: Visual Capitalist
Nhà kinh tế Jim O’Neill của Goldman Sachs đã đặt ra thuật ngữ BRICS vào năm 2001 để mô tả các nền kinh tế khu vực sẽ thống trị nền kinh tế toàn cầu vào năm 2050.
Các quốc gia BRICS cũng thuộc G20 và ban đầu dự định đại diện cho các cơ hội đầu tư.
19 quốc gia này gần đây bày tỏ sự quan tâm đến việc tăng cường thúc đẩy một đồng tiền chung, nhằm truất ngôi đồng đô la Mỹ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Naledi Pandor cho biết vào tháng 5:
“Tôi không nghĩ ý tưởng này sẽ hiệu quả, bởi vì kinh tế rất khó khăn và bạn phải quan tâm đến tất cả các quốc gia, đặc biệt là trong tình trạng tăng trưởng thấp khi đang phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng”.
Bitcoin có thể trở thành tiền tệ chính thức của BRICS không?
Các nhà lãnh đạo BRICS phải đưa ra các quyết định quan trọng về đồng tiền chung và xác nhận việc phi đô la hóa khi họp bàn vào tháng 8. Không có loại tiền pháp định nào khác ngoài đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành một lựa chọn thay thế khả thi cho đồng đô la Mỹ.
Mặc dù ý tưởng ban đầu có vẻ xa vời, nhưng Bitcoin có thể là một lựa chọn khả thi.
Thái độ diều hâu các nhà quản lý Hoa Kỳ gần đây cho thấy các quốc gia BRICS có thể sớm vượt sự thống trị Bitcoin của Hoa Kỳ.
Bitcoin đã chứng minh khả năng phục hồi nhanh chóng sau những cơn gió ngược gần đây, tăng từ 25.500 đô la vào ngày 10 tháng 6 lên 26.756 đô la vào thời điểm viết bài.
Bitcoin đã tăng trên 28.000 đô la trong đêm giữa một đợt squeeze lớn nhất trong tháng này.
Nguồn: TradingView
Tiền điện tử lớn nhất theo vốn hóa thị trường đã tăng vọt lên mức cao nhất là 28.488 đô la trong vài giờ sau khi giao dịch ổn định quanh mức 26.800 đô la trong hầu hết thời gian trong ngày hôm qua. Mặc dù giảm nhẹ về vùng 28.300 đô la nhưng vẫn tăng hơn 5,2% trong ngày và 10% trong tuần, vượt trội hơn hầu hết các loại tiền điện tử khác.
Theo dữ liệu của CoinGlass, các trader dự đoán giá giảm đã bị thanh lý khoảng 36,6 triệu đô la trong 24 giờ qua. Đây là số lượng thanh lý Short lớn nhất kể từ ngày 28 tháng 5. Tổng thanh lý trong ngày lên tới 124 triệu đô la.
Nguồn: CoinGlass
Sự tăng giá diễn ra sau khi một số tổ chức dịch vụ tài chính lớn đã công bố các sáng kiến về tiền điện tử, làm dịu tâm lý hoang mang trong những tuần gần đây do áp lực pháp lý ngày càng tăng của Hoa Kỳ, bao gồm cả các vụ kiện chống lại sàn giao dịch tiền điện tử Binance và Coinbase.
Gã khổng lồ ngân hàng Deutsche Bank cho biết hôm thứ Ba rằng họ đã nộp đơn xin giấy phép lưu ký tài sản kỹ thuật số ở Đức. Sàn giao dịch tiền điện tử EDX Markets, nhận tài trợ từ các gã khổng lồ tài chính nặng ký bao gồm Charles Schwab (SCHW), Citadel Securities và Fidelity Digital Assets, đã bắt đầu cung cấp giao dịch cho 4 loại tiền điện tử gồm Bitcoin, Bitcoin Cash, Litecoin và Ethereum trong cùng một ngày. Tuần trước, gã khổng lồ đầu tư BlackRock (BLK) đã gây bất ngờ cho thị trường khi nộp đơn cho một quỹ Bitcoin ETF giao ngay.
“Sự phục hồi của Bitcoin chắc chắn có tương quan với tin tức về việc tất cả các tổ chức tài chính truyền thống lớn này đang tìm cách tiếp xúc nghiêm túc với hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số,” Brent Xu, đồng sáng lập của nền tảng thị trường trái phiếu DeFi Umee, cho biết. “Rõ ràng là BlackRock, Fidelity và những công ty khác có cơ sở khách hàng muốn đầu tư vào BTC và các tài sản tiền điện tử khác thông qua ETF và các phương tiện đầu tư truyền thống khác”.
“Tin tức này đã phần nào xoa dịu môi trường pháp lý tương đối ảm đạm tại Hoa Kỳ và nó dường như cũng cho thấy rằng những tay chơi lớn này đang muốn có một môi trường pháp lý vừa rõ ràng vừa công bằng hơn hiện tại”.