Theo dữ liệu từ DefiLlama, Lido hiện nắm giữ 32% tổng giá trị bị khóa (TVL) của toàn bộ nền tài chính phi tập trung. TVL của Lido gần gấp đôi so với vua DeFi một thời là MakerDAO. Điều này xảy ra chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi Lido tiếp quản vị trí hàng đầu từ Maker.
Theo nhà cung cấp dữ liệu DeFi, TVL của giao thức staking thanh khoản này là 14,57 tỷ đô la tại thời điểm viết bài. Chỉ riêng trong năm nay, TVL của Lido tăng 148%.
Nguồn: DefiLlama
Một năm đầy biến động đối với Maker
Maker đã bị Lido soán ngôi giao thức DeFi hàng đầu vào đầu năm khi hoạt động staking ETH gia tăng do nâng cấp Shanghai của Ethereum thúc đẩy lưu lượng truy cập giao thức staking thanh khoản này.
Từ tháng 1 đến khi nâng cấp Shanghai hoạt động vào ngày 12/4, tổng giá trị ETH được stake trên Lido tăng 22%. Theo Dune Analytics, thị phần của Lido trong hệ sinh thái staking ETH cũng chạm mức được thấy lần cuối vào tháng 5/2022.
Nguồn: Dune Analytics
Trong khi nhiều người dự đoán thị phần của Lido sẽ giảm sau Shanghai, thì điều ngược lại đã xảy ra. Kể từ khi nâng cấp hardfork này diễn ra vào ngày 12/4, tổng giá trị ETH được stake trên Lido tăng 33% theo dữ liệu từ Glassnode.
Nguồn: Glassnode
Hơn nữa, staking ETH trên giao thức tăng trưởng bất kể APR mặc dù Lido cung cấp liên tục giảm. Tại thời điểm viết bài, tỷ lệ này ở mức 3,87%, giảm 38% kể từ ngày 12/4.
Suy yếu sau khi mất chốt
Ngược lại, Maker liên tục sụt giảm TVL kể từ đầu năm. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi DAI mất chốt vào tháng 3 do Silicon Valley Bank sụp đổ, dẫn đến USDC tạm thời mất chốt so với đô la Mỹ.
Mặc dù DAI đã lấy lại được mức cố định, nhưng nguồn cung của nó trượt xuống thấp hơn. Ở mức 4,65 tỷ tại thời điểm viết bài, nguồn cung của DAI giảm 12% trong quý 2, theo dữ liệu từ Maker Burn.
Nguồn: Maker Burn
Khi nguồn cung giảm, sẽ có ít DAI hơn được lưu hành, dẫn đến giảm nhu cầu.
Nhu cầu DAI giảm có nghĩa là nhu cầu vay stablecoin ít hơn, do đó ảnh hưởng đến TVL của Maker. Điều này có nghĩa là số lượng tài sản thế chấp bị khóa trong các hợp đồng thông minh của Maker giảm, khiến cho tăng trưởng TVL chậm lại.
Blockchain Cardano vừa phát hành bản cập nhật hàng tuần mới nhất và cung cấp một số thông tin chi tiết thú vị về cách thức hoạt động của mạng. Đồng thời, nó cũng cung cấp một viễn cảnh mới cho những holder và người đam mê ADA.
Bản cập nhật Cardano nêu bật những phát triển kỹ thuật mạnh mẽ đang diễn ra trong mạng. Trong đó phải kể đến các cải tiến cốt lõi liên tục đối với công nghệ cơ bản, hợp đồng thông minh, ví và dịch vụ. Mặc dù tất cả những điều đó đều quan trọng, nhưng các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các con số tăng trưởng.
Theo cập nhật, Cardano cho đến nay đã khởi chạy 131 dự án và 1.261 dự án hiện đang được xây dựng trên mạng của họ. Ngoài ra, gần đây mạng đã vượt mốc 70 triệu giao dịch. Nói cách khác, số lượng dự án và cột mốc giao dịch đều cho thấy sự tăng trưởng tích cực.
Nhưng điều này có ý nghĩa gì đối với hoạt động của ADA trong ngắn hạn và dài hạn? Những diễn biến như vậy có thể thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư, từ đó có khả năng khuyến khích tích lũy nhiều hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hiệu suất của ADA gần đây được quyết định bởi các điều kiện chung của thị trường.
Voltaire sẽ hoạt động như thế nào?
Hệ thống quản trị on-chain của Cardano vừa được đề xuất thay đổi trong CIP 1694, lấy năm sinh của Voltaire làm tên của nó. Với kỷ nguyên Voltaire, Cardano dự định thiết lập như một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) hoàn toàn.
Công ty chủ quản Cardano Input Output Global (IOG) đã tiết lộ phác thảo đồ họa của kỷ nguyên Voltaire sắp tới. Đồ họa cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách các hành động quản trị và bỏ phiếu sẽ được thực hiện trên hệ thống quản trị mới.
Sau CIP-1694, bất kỳ người dùng Cardano nào cũng có thể gửi đề xuất quản trị và sẽ được 3 nhóm cử tri phê chuẩn. Quyền lực nhất sẽ là Delegate Representatives (Đại diện được ủy quyền – DReps), những người có quyền biểu quyết phụ thuộc vào stake biểu quyết được ủy quyền cho họ.
Các thành viên của Constitutional Committee (Ủy ban Hiến pháp – CC) sẽ có quyền biểu quyết ngang nhau trong khi Stake Pool Operators (Nhà vận hành stake pool – SPO) sẽ theo trọng số stake của pool.
Các phiếu bầu đồng ý/không/bỏ phiếu trắng sẽ được ghi lại dưới dạng giao dịch trên chain. Các phiếu bầu “đồng ý” sẽ được đánh giá theo các ngưỡng bỏ phiếu, ngưỡng này không chỉ cho các thực thể quản trị mà còn cho các loại hành động.
Để đạt được sự đồng thuận, bắt buộc cả ba nhóm phải đáp ứng các ngưỡng bỏ phiếu của họ đối với các loại hành động khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nhóm sẽ có quyền quyết định dựa trên loại hành động. Trong khi DReps có thể bỏ phiếu cho tất cả các hành động, các thành viên CC và SPO bị hạn chế quyền biểu quyết.
Sau mỗi chu kỳ 5 ngày, giao thức sẽ đánh giá một số câu hỏi và dựa trên kết quả, đề xuất được phê chuẩn hoặc bị hủy bỏ.
Phe bò ADA có thể duy trì quỹ đạo hiện tại không?
ADA bắt đầu tuần này với xu hướng giảm giá nhưng đã xoay sở để phục hồi vào giữa tuần. Tại thời điểm viết bài, altcoin này giao dịch ở mức 0,29 đô la, tương ứng với mức tăng 33% so với đáy vào tháng 6.
Nguồn: TradingView
Chỉ số RSI và MFI hướng lên xác nhận tích lũy dồi dào, đặc biệt là trong nửa cuối tháng 6 nhưng không đủ để phục hồi mạnh mẽ. Tuy vậy, Cardano tiếp tục tập trung vào phát triển và tăng trưởng có thể có lợi cho ADA, đặc biệt là trong dài hạn. Nói về sự phát triển, chỉ số hoạt động phát triển của Cardano theo quỹ đạo đi lên trong 2 tuần qua.
Nguồn: Santiment
Về các số liệu xã hội, chỉ số thống trị xã hội của ADA ghi nhận hoạt động lành mạnh trong 4 tuần qua. Nó đã kết thúc tháng 6 với mức tăng đột biến lớn thứ hai về tỷ lệ thống trị xã hội trong phiên giao dịch hôm thứ 6.
Khối lượng tăng đáng chú ý đi kèm với tỷ lệ thống trị xã hội tăng đột biến, tương tự phục hồi tăng giá trong vài ngày qua. Tỷ lệ MVRV tăng mạnh trong nửa cuối tháng 6, xác nhận nhiều tích lũy hơn đáng kể trong 2 tuần qua, do đó tỷ lệ MVRV cho thấy khả năng sinh lời cao hơn.
Nguồn: Santiment
Mức tăng đột biến mới nhất về khối lượng là mức tăng đột biến lớn thứ hai trong 4 tuần qua. Tuy nhiên, nó mờ nhạt so với khối lượng ADA lớn nhất được ghi nhận trong tháng.
Mối tương quan với tỷ lệ MVRV cho thấy cá voi tham gia tích cực vào đợt tăng đột biến gần đây. Điều đó cũng có thể giải thích tại sao ADA phục hồi nhanh chóng trong vài ngày qua sau khi gặp một số áp lực bán.
Tuy nhiên, chỉ báo Age Consumed theo dõi chuyển động của các coin ADA cũ đã bị đình trệ sau khi tăng mạnh vào tuần trước.
Khi giá hạ nhiệt, các nhà đầu tư ưa thích HODL hơn. Các địa chỉ lớn (được gọi là cá voi) cũng không muốn tham gia giao dịch.
Trong một bước phát triển quan trọng trong cuộc chiến pháp lý giữa sàn giao dịch Bittrex và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), Bittrex đã thực hiện một bước đáng chú ý bằng cách gửi đơn yêu cầu bác bỏ vụ kiện chống lại nó.
SEC đã cáo buộc Bittrex và đồng sáng lập của nó, William Shihara, điều hành một sàn giao dịch chứng khoán quốc gia chưa đăng ký. Theo khiếu nại của SEC, Bittrex cho phép giao dịch các tài sản kỹ thuật số đáp ứng các tiêu chí được nêu trong luật chứng khoán liên bang Hoa Kỳ mà không đăng ký theo luật.
Trong hồ sơ tòa án gần đây, Bittrex đã đưa ra một lập luận thuyết phục thách thức thẩm quyền của SEC trong việc điều chỉnh tiền điện tử dưới dạng chứng khoán, trừ khi được Quốc hội cấp phép rõ ràng. Khẳng định này thách thức cách giải thích của SEC về các quy định chứng khoán hiện hành và nhằm mục đích thiết lập một khung pháp lý rõ ràng hơn có thể đáp ứng các đặc điểm độc đáo của tài sản kỹ thuật số.
Kiến nghị của Bittrex ủng hộ cách tiếp cận của Coinbase, một sàn giao dịch tiền điện tử nổi bật khác. Điều này cho thấy một động thái chiến lược của Bittrex nhằm tận dụng khung pháp lý mạnh mẽ do Coinbase thiết lập và xây dựng một hệ thống bảo vệ thống nhất chống lại vụ kiện của SEC.
Tương tự như Coinbase, nhóm pháp lý của Bittrex đã xác định những gì họ cho là sai sót trong các cáo buộc của SEC liên quan đến giao dịch hợp đồng đầu tư. Mặc dù cả hai bị cáo đều thừa nhận rằng việc bán một số tài sản tiền điện tử ban đầu có thể được coi là hợp đồng chứng khoán, nhưng họ lập luận rằng việc phân loại tương tự không nên áp dụng cho các tài sản được giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Kiến nghị của Bittrex bắt nguồn từ niềm tin rằng thẩm quyền của SEC để điều chỉnh chứng khoán không tự động mở rộng cho tất cả các loại tiền điện tử. Lập luận xoay quanh quan điểm rằng tiền điện tử, về bản chất, sở hữu những đặc điểm riêng biệt có thể không phù hợp gọn gàng trong khuôn khổ truyền thống của các quy định về chứng khoán.
Kết quả của cuộc chiến pháp lý giữa Bittrex và SEC có thể có ý nghĩa sâu rộng đối với ngành công nghiệp tiền điện tử rộng lớn hơn. Nếu các quy định của tòa án ủng hộ lập luận của Bittrex, nó có thể thiết lập một tiền lệ đòi hỏi một cách tiếp cận phù hợp và sắc thái hơn đối với quy định về tiền điện tử. Điều này có thể mở đường cho một khung pháp lý rõ ràng và dứt khoát hơn, thừa nhận các thuộc tính độc đáo của tài sản kỹ thuật số.
Hôm nay, Cameron Winklevoss – đồng sáng lập sàn giao dịch Gemini và là nhân vật nổi bật trong ngành công nghiệp tiền điện tử đã bày tỏ sự thất vọng của mình với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) về việc họ từ chối phê duyệt quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin ETF giao ngay đầu tiên trong suốt một thập kỷ. Với giọng điệu gay gắt, Winklevoss tuyên bố rằng việc từ chối này “hoàn toàn là thảm họa” đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ và coi SEC là cơ quan quản lý thất bại. Hãy đi sâu vào những lý do mà ông đã vạch ra và hậu quả tiềm ẩn đối với thị trường.
Winklevoss đã liệt kê một số lập luận chính để hỗ trợ cho tuyên bố của mình. Đầu tiên, SEC từ chối phê duyệt Bitcoin ETF đã “bảo vệ” các nhà đầu tư khỏi thứ mà ông gọi là “tài sản hoạt động tốt nhất trong thập kỷ qua”. Bitcoin tăng trưởng vượt bậc và tạo ra lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn này. Do đó, Winklevoss tin rằng các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã bỏ lỡ những khoản lợi nhuận khổng lồ do thiếu các lựa chọn ETF có thể truy cập.
Thứ hai, Winklevoss chỉ trích SEC vì đã thúc đẩy các nhà đầu tư hướng tới sản phẩm đầu tư thay thế, chẳng hạn như Grayscale Bitcoin Trust (GBTC). Ông nhấn mạnh GBTC giao dịch với mức chiết khấu đáng kể so với giá trị tài sản ròng (NAV) của nó và áp phí cao đối với các nhà đầu tư. Theo Winklevoss, điều này khiến các nhà đầu tư tiếp xúc với phương tiện đầu tư dưới mức tối ưu, hạn chế khả năng tham gia thị trường của họ.
Hơn nữa, các hành động của SEC đã đẩy hoạt động giao dịch Bitcoin ra nước ngoài, dẫn đến giao dịch diễn ra trên các nền tảng không được cấp phép và không thể kiểm soát theo quy định. Điều này làm phát sinh mối đe dọa rình rập đối với việc bảo vệ nhà đầu tư và tính toàn vẹn của thị trường, vì các địa điểm không theo quy định thiếu sự giám sát và biện pháp bảo vệ từ các khung pháp lý đã được thiết lập.
Cuối cùng, SEC không phê duyệt Bitcoin ETF đã đẩy các nhà đầu tư rơi vào vòng tay của FTX, một sàn giao dịch gần đây là tâm điểm của vụ bê bối gian lận tài chính nghiêm trọng. Winklevoss lập luận rằng nếu các nhà đầu tư có quyền truy cập vào ETF được quản lý và đã qua phê duyệt, họ sẽ không phải chịu những rủi ro như vậy, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
Trong tweet của mình, Winklevoss kêu gọi SEC suy nghĩ về “thành tích ảm đạm” của cơ quan và tập trung hoàn thành nhiệm vụ của mình, như bảo vệ nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường công bằng và trật tự, đồng thời tạo điều kiện hình thành vốn. Ông kêu gọi SEC xem xét lại cách tiếp cận của mình và cho phép giới thiệu Bitcoin ETF giao ngay, qua đó cung cấp cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ một phương tiện đầu tư được quản lý và dễ tiếp cận.
Mặc dù những lời chỉ trích của Winklevoss có thể được coi là tư lợi, do ông tham gia vào ngành công nghiệp tiền điện tử, nhưng sự quan ngại của ông có những điểm hợp lệ cần được chú ý. Cuộc tranh luận xoay quanh Bitcoin ETF kéo dài trong nhiều năm nay, trong đó những người đề xuất nêu bật lợi ích tiềm năng của việc tăng khả năng tiếp cận thị trường, thanh khoản và giám sát theo quy định.
SEC đã bày tỏ lo ngại về thao túng, custody (lưu ký) và biến động chung của thị trường tiền điện tử. Họ đã nhiều lần từ chối các đề xuất cho Bitcoin ETF, trích dẫn những lo ngại này và nhu cầu bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Canada đã phê duyệt và giới thiệu Bitcoin ETF, có khả năng cung cấp một lộ trình để Hoa Kỳ học theo.
Khi thị trường tiền kỹ thuật số tiếp tục phát triển, SEC phải đối mặt với thách thức để đạt được sự cân bằng phù hợp giữa bảo vệ nhà đầu tư và phát triển thị trường. Bối cảnh hiện tại đòi hỏi phải đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro và lợi ích liên quan đến Bitcoin ETF, có tính đến các bài học kinh nghiệm từ các khu vực pháp lý khác.
Cộng đồng đang chờ phản hồi của SEC đối với những lời chỉ trích của Winklevoss và hy vọng cơ quan quản lý sẽ tham gia vào cuộc đối thoại để giải quyết những lo ngại nêu ra. Việc giới thiệu các Bitcoin ETF theo quy định có khả năng mở ra con đường mới cho các nhà đầu tư và hợp pháp hóa hơn nữa thị trường tiền điện tử trong mắt tài chính truyền thống.
Hiện tại, các nhà đầu tư Hoa Kỳ và những người tham gia trong ngành như Winklevoss vẫn ủng hộ sự thay đổi, thúc giục SEC xem xét lại vị trí của mình và thích ứng với bối cảnh tài chính đang phát triển. Con đường phía trước vẫn sẽ còn nhiều chông gai và cuộc trò chuyện xoay quanh Bitcoin ETF còn lâu mới kết thúc.
Bất chấp lợi nhuận mà Bitcoin kiếm được trong đợt tăng giá gần đây, hầu hết các nhà đầu tư dài hạn vẫn tiếp tục rút tiền ra khỏi các sàn giao dịch để tự lưu ký (custody). Theo một người dùng Twitter nổi tiếng chuyên theo dõi thị trường tiền điện tử, nguồn cung BTC trên các sàn đã chạm mức thấp nhất trong 5 năm vào ngày 30/6, cho thấy xu hướng HODL của các nhà đầu tư.
Nguồn cung thanh khoản giảm
Tính đến ngày 30/6, tổng số dư BTC trên tất cả các sàn giao dịch là 2,2 triệu, tương đương 11,7% tổng nguồn cung lưu thông. Số dư như vậy xuất hiện lần cuối trong thị trường tăng giá lịch sử năm 2017. Nhưng không giống như bây giờ, số liệu này theo xu hướng tăng ổn định vào thời điểm đó.
Nguồn: Glassnode
Theo dự kiến, nguồn cung thanh khoản BTC giảm là do các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm thúc đẩy. Các nhà đầu tư dài hạn liên tục tích lũy và chuyển tiền sang tự lưu ký, chiếm gần 75% tổng nguồn cung.
Mặt khác, nguồn cung do nhà đầu tư ngắn hạn hoặc trader tích cực nắm giữ giảm đáng kể trong hai năm qua.
Nguồn: Glassnode
Các yếu tố đang thúc đẩy điều này?
Có vô số lý do để giải thích hành vi này. Ví dụ, những lo ngại về sự an toàn của tiền trong sàn giao dịch tập trung sau thất bại của các tổ chức lớn như FTX. Hoặc, chính quyền Hoa Kỳ siết chặt quy định đối với những gã khổng lồ như Coinbase và Binance đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, không chỉ có sự tiêu cực thúc đẩy xu hướng HODL. Trong những năm qua, BTC liên tục cho thấy khả năng phục hồi tốt trong bối cảnh sụp đổ thị trường và sự thù địch trên phương diện quy định.
Do đó, vua tiền điện tử ngày càng được xem như một kho lưu trữ giá trị thay vì tài sản đầu cơ giao dịch trong ngày. Sự quan tâm nhiều hơn từ những gã khổng lồ TradFi cũng đã nâng cao tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nó.
Tín hiệu tăng dài hạn?
Will Clements, đồng sáng lập của một công ty nghiên cứu tiền điện tử, đã giải thích xu hướng đang diễn ra này có ý nghĩa gì đối với giá BTC trong thời gian tới.
Khi số lượng BTC có sẵn để mua đạt đến mức thấp nhất, anh dự đoán những người mua trong tương lai sẽ phải trả giá cao hơn đáng kể để thuyết phục những người nắm giữ dài hạn bán tài sản của họ.
Nguồn: Glassnode
Trong khi đó, một báo cáo của The Wall Street Journal tiết lộ các đơn đăng ký gần đây để khởi chạy Bitcoin ETF giao ngay đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ cho là chưa đủ.
Tại thời điểm viết bài, BTC giao dịch tại 30.496 đô la, gần như không thay đổi trong ngày theo CoinMarketCap.
Trong khi giá Bitcoin và Ethereum quay cuồng trước áp lực bán mạnh trên thị trường tiền điện tử, các altcoin có thể sẽ tiếp tục chảy máu vào tháng Bảy. Yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) về việc cung cấp thêm thông tin trong các hồ sơ Bitcoin ETF giao ngay đã khiến giá Bitcoin và Ethereum giảm xuống chỉ sau một đêm vào thứ Sáu.
Mặt khác, các loại altcoin có khả năng gặp áp lực bán cao hơn từ việc mở khóa token sắp tới được lên kế hoạch vào tháng Bảy. Gần 147 triệu đô la giá trị token của các dự án quan trọng như DYDX, ApeCoin, Aptos, Axie Infinity và Optimism sẽ được giải phóng vào nguồn cung lưu thông trong những tuần tiếp theo.
Mở khóa token trong tháng 7
Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi thông minh TokenUnlocks, một lượng lớn token từ các dự án DeFi khác nhau đang chuẩn bị được mở khóa vào tháng 7. Trong khi những người tham gia thị trường tiền điện tử quay cuồng trước áp lực bán và giảm giá tài sản do sự đàn áp của SEC, việc mở khóa có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn nữa.
Như đã thấy trong biểu đồ bên dưới, DYDX, Aptos (APT) và Immutable (IMX) được thiết lập để mở khóa trong nửa đầu tháng 7. Tổng cộng 29,13 triệu token của ba dự án này sẽ được giải phóng, với giá trị là 59,4 triệu đô la.
Các token mở khóa này nằm trong khoảng từ 0,45% đến 0,9% nguồn cung của tài sản. Thông thường, số lần mở khóa dưới 1% ít có tác động tiêu cực hơn đến giá tài sản.
Trong nửa cuối tháng 7, ApeCoin (APE), Axie Infinity (AXS) và Optimism (OP) sẽ được mở khóa. Số lượng token được giải phóng nằm trong khoảng từ 0,5% đến 1,5% nguồn cung của tài sản, ngụ ý tác động đáng kể đến giá tài sản và khả năng áp lực bán cao hơn.
Những người tham gia thị trường tiền điện tử cần chú ý bán các sự kiện tin tức khi giá token tăng trong những tuần trước khi mở khóa và việc bán tháo hàng loạt diễn ra vào ngày diễn ra sự kiện. Hơn nữa, APE, AXS và OP có khả năng bị tấn công kép bởi sự kiểm soát của SEC và sự kiện mở khóa token.
Nhà phát triển Metamask Consensys và công ty nghiên cứu thị trường của Anh YouGov đã hợp tác tiến hành một cuộc khảo sát toàn cầu nhằm tìm hiểu việc chấp nhận, nhận thức về tiền điện tử và công nghệ Web3.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 18/3 đến ngày 26/4, với sự tham gia của 15.158 người trong độ tuổi từ 18 đến 65 đến từ 15 quốc gia. Báo cáo chung có tiêu đề “Trạng thái nhận thức về Web3 toàn cầu” làm sáng tỏ tình trạng chấp nhận tiền điện tử toàn cầu, nhận thức của cộng đồng và các rào cản gia nhập.
Các phát hiện của cuộc khảo sát cho thấy những hiểu biết sâu sắc về bối cảnh toàn cầu của tiền điện tử. Nhìn chung, có đến 92% số người được hỏi đã biết về tiền điện tử, trong đó khoảng 50% tuyên bố hiểu rõ về khái niệm này và chỉ 8% trong số họ rất quen thuộc với Web3.
Trong số các quốc gia được khảo sát, Nigeria, Hàn Quốc, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ đã thể hiện mức độ hiểu biết cao nhất về crypto. Ngược lại, Nhật Bản và Indonesia có tỷ lệ quen thuộc với tiền điện tử tương đối thấp hơn. Đáng chú ý, 93% số người được hỏi ở Hàn Quốc cho biết đã nghe nói về crypto.
Nguồn: Consensys và YouGov
Khi nói đến quyền sở hữu tiền điện tử, cuộc khảo sát cho thấy 40% người Hàn Quốc tham gia hiện đang sở hữu hoặc đã mua coin. Hoa Kỳ, Philippines, Việt Nam, Ấn Độ, Nigeria và Nam Phi là những quốc gia có tỷ lệ holder cao nhất, trong khi Nhật Bản, Argentina và một số quốc gia châu Âu có tỷ lệ sở hữu thấp hơn.
Về tương lai, cuộc khảo sát cho thấy các khu vực như Châu Á và Châu Phi sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào tiền kỹ thuật số trong tương lai. Trong đó, Nigeria, Nam Phi, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ thể hiện mức độ quan tâm cao đối với các khoản đầu tư trong tương lai, trong khi lượng lớn người châu Âu và Nhật Bản không quá quan tâm.
Cuộc khảo sát cũng tìm hiểu các rào cản gia nhập hệ sinh thái tiền điện tử. Những người được hỏi cho rằng sự bất ổn của thị trường, lừa đảo và thiếu kiến thức về cách bắt đầu là những trở ngại chính. Giáo dục về các nền tảng Web3 tích hợp an toàn được xác định là một giải pháp tiềm năng, đặc biệt là ở Nigeria và Nam Phi, nơi những người được hỏi không biết bắt đầu từ đâu và cách tự bảo vệ mình trong hệ sinh thái.
Thật thú vị, thất bại của các sàn giao dịch tập trung như FTX và Celsius đã có tác động đáng kể đến niềm tin của các đáp viên đối với blockchain, tiền điện tử và hệ sinh thái Web3. Trong khi những người từ Đức, Việt Nam, Ấn Độ và Nam Phi dường như ít bị ảnh hưởng bởi những sự cố này, thì 97% người được hỏi ở Hàn Quốc tin rằng FTX và Celsius phá sản đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với niềm tin của họ đối với ngành.
Về nhận thức Web3, cuộc khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 8% số người được hỏi khẳng định rất quen thuộc với khái niệm này và 16% có phần quen thuộc. Điều này cho thấy thuật ngữ Web3 vẫn còn mơ hồ đối với hầu hết mọi người. Đáng chú ý, ở Hàn Quốc, chưa đến 2% số người được hỏi rất quen thuộc với Web3, cho thấy cần phải làm rõ và giáo dục thêm.
Báo cáo cũng nhấn mạnh sự thiếu hiểu biết của người trả lời về sự khác biệt giữa ví tiền điện tử lưu ký và tự lưu ký, cũng như việc họ không hiểu các khái niệm như token Metaverse và NFT. Nhận thức về các khái niệm này khác nhau giữa các quốc gia, trong đó những người trả lời từ Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nigeria và Nam Phi thể hiện mức độ quen thuộc cao nhất với Metaverse, trong khi những người trả lời từ Châu Âu, Nam Mỹ và Nhật Bản ít quen thuộc nhất.
Cuối cùng, khi được hỏi về suy nghĩ của họ đối với hệ thống tài chính hiện tại, chỉ có 19% bày tỏ sự hài lòng. Gần một nửa số người tham gia tin rằng hệ thống tài chính và ngân hàng truyền thống vẫn hoạt động bình thường nhưng cần được cải thiện.
Nguồn: Consensys và YouGov
Báo cáo chung của Consensys và YouGov cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về nhận thức toàn cầu và tình hình chấp nhận tiền điện tử cũng như công nghệ Web3. Nó nhấn mạnh sự cần thiết của giáo dục, khung pháp lý và các biện pháp an toàn nâng cao để giải quyết rào cản gia nhập và xây dựng lòng tin đối với ngành. Khi tiền điện tử tiếp tục trở nên nổi bật, hiểu được cảm xúc và quan điểm của công chúng sẽ rất quan trọng để có những tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực này.
Mạng PoW Litecoin đã và đang tạo được đà tăng trưởng mạnh mẽ khi sự kiện halving sắp diễn ra. Bằng chứng là LTC có mức tăng cao nhất trong 24 giờ qua, với mức định giá thị trường hơn 2 tỷ đô la.
Tại thời điểm viết bài, LTC có giá 107,74 đô la, thể hiện mức tăng ấn tượng 12,95% theo CoinMarketCap.
Tuy nhiên, động thái tích cực này không phải chỉ mới xảy ra. Token đã tăng trưởng đều đặn trong tuần qua. Trên thực tế, nó là tài sản duy nhất trong top 10 đạt mức tăng trưởng 2 con số trong 7 ngày.
Khi hoạt động thị trường tăng vọt, những lời bàn tán trên mạng xã hội cũng nhiều hơn. Theo nền tảng phân tích xã hội LunarCrush, Litecoin đã vươn lên trở thành coin số một trên AltRank.
Số liệu AltRank theo dõi hoạt động xã hội và hiệu suất giá của một altcoin so với Bitcoin.
Nguồn: LunarCrush
Litecoin trên đà tiến lên
Litecoin đã có quý 2/2023 hiệu quả về tình hình chấp nhận mạng. Theo công ty phân tích on-chain IntoTheBlock, mạng đã xử lý hơn nửa triệu giao dịch hàng ngày lần đầu tiên vào quý 2/2023.
Điều này xảy ra sau khi nhiều người dùng bị bế tắc do phí giao dịch tăng trên Bitcoin và buộc phải chuyển sang các lựa chọn thay thế ít tốn kém hơn.
Trên thực tế, trong nửa đầu tháng 5, số lượng giao dịch hàng ngày của Litecoin ngang bằng với Bitcoin. Số lượng địa chỉ hoạt động của LTC cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại trong cùng khoảng thời gian.
Nguồn: IntoTheBlock
Mạng Litecoin an toàn hơn
Lưu lượng mạng tăng lên cũng đưa hashrate hướng về phía bắc. Theo Coinwarz, hashrate đạt mức cao nhất mọi thời đại là 816,9 TH/s vào tuần trước và có xu hướng tăng ổn định trong hai tháng qua.
Nguồn: Coinwarz
Hashrate ngày càng tăng cho thấy các thợ đào phải đầu tư vào sức mạnh tính toán nhiều hơn để xác thực block, do đó làm cho mạng trở nên an toàn và phi tập trung hơn.
LTC phần lớn không bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng quy định đang diễn ra trong không gian tiền điện tử, trong khi điều đó đang tàn phá các altcoin hàng đầu khác. May mắn thoát khỏi danh sách chứng khoán của SEC Hoa Kỳ đã giúp nâng cao hình ảnh của Litecoin như một tài sản phi tập trung đáng tin cậy.
Hơn nữa, sự kiện halving sắp tới là chất xúc tác chính trong việc thúc đẩy nhu cầu. Theo lịch sử, giá LTC tăng vọt cả trước và sau halving.
Litecoin vượt 100 đô la
Kết thúc quý 2, LTC đã vượt mốc 100 đô la và chuyển sang quý 3/2023 với xu hướng tăng giá trên khắp các khung thời gian thấp hơn cũng như cao hơn. Xu hướng tăng đã đưa giá vượt đỉnh trước đó và block lệnh giảm giá ở mức 103 đô la.
Tuổi coin trung bình đạt mức cao nhất trong 3 tháng, cho thấy LTC được mua gần đây không di chuyển trong cùng thời kỳ.
Trong khi đó, Bitcoin phục hồi từ 29.500 đô la và lấy lại mức giá 30.000 đô la. BTC hợp nhất trên 30.000 đô la trong hơn 10 ngày nay, khiến một số nhà phân tích suy luận rằng nó đã đạt đến đỉnh cục bộ.
LTC/USDT | Nguồn: TradingView
Giá di chuyển và đóng trên đỉnh 103 đô la trước đó đã giúp LTC đạt mức cao mới là 112 đô la vào năm 2023. Tiếp theo, đợt tăng ngắn hạn đã hạ nhiệt xuống mức cao trước đó trước khi tăng lên 107 đô la. Mặt khác, vượt trên 100 đô la đã chuyển khung thời gian thấp hơn và cao hơn sang tăng giá.
Chỉ số RSI (Chỉ số sức mạnh tương đối) đã vào vùng quá mua, nhấn mạnh đòn bẩy của người mua. Tương tự, OBV (Khối lượng cân bằng) duy trì mức cơ sở 28 triệu và tăng cao hơn, biểu thị nhu cầu LTC được cải thiện.
Vì vậy, LTC có thể nhắm mục tiêu các mức kháng cự cao hơn như 117 và 134 đô la trong thời gian ngắn, đặc biệt nếu BTC không ghi nhận các khoản lỗ lớn trong vài giờ/ngày tới. Vì vậy, phe bò có thể chờ retest pullback và xác nhận xu hướng tăng từ mức breakout 103 đô la (đỉnh trước đó).
Dấu hiệu suy yếu đầu tiên sẽ là phá vỡ 103 đô la. Nếu 103 đô la bị phá vỡ, LTC có thể thoái lui ngắn hạn về 98 hoặc 93 đô la. Người bán phải đề phòng những mức hỗ trợ thấp hơn này vì chúng có thể giúp đỡ cho phe bò.
Khởi đầu quý 3 thuận lợi
Nguồn: Coinglass
Song song với quá trình tăng đến 103 đô la, tỷ lệ hợp đồng mở (OI) cũng cao hơn. OI theo dõi các hợp đồng tương lai mở dựa trên giá giao ngay cơ bản của tài sản.
Từ khoảng 300 triệu đô la vào ngày 29/6, OI của LTC nhích lên gần 500 triệu đô la trong quý 3, báo hiệu tâm lý lạc quan.
Tuy nhiên, chênh lệch giữa các vị thế Long và Short trên sàn giao dịch là rất ít, cho thấy tâm lý trung lập và khả năng hợp nhất hẹp trên 100 đô la. Các trader nên theo dõi hành động giá BTC để tối ưu hóa thiết lập và định hướng.
Bitcoin đã tăng 12% trong tháng 6, nhưng một dự báo cho thấy thời điểm tốt đẹp sẽ sớm phai nhạt đối với phe bò.
Trong một tweet vào ngày 1 tháng 7, trader nổi tiếng CryptoBullet đã thừa nhận rằng tháng 7 có thể không mang lại nhiều khả năng tăng giá hơn nữa cho Bitcoin.
Đợt tăng giá BTC “có khả năng” sẽ kết thúc vào tháng này
Mặc dù lao dốc vào phút cuối, nhưng nhờ một sự kiện tin tức vĩ mô, Bitcoin đã đóng cửa tháng 6 ở một vị thế vững chắc.
Dữ liệu từ TradingView xác nhận rằng giá đóng cửa hàng tháng là $30.465 trên Bitstamp.
Nguồn: TradingView
Các mức đó tiếp tục được duy trì vào cuối tuần, với tháng vừa qua đánh dấu hiệu suất tháng 6 tốt nhất của Bitcoin kể từ năm 2019.
Theo tiêu chuẩn lịch sử, tháng 7 thậm chí còn đẹp hơn; trong suốt lịch sử của nó, hành động giá BTC chưa bao giờ mất hơn 10% trong tháng.
Mức lợi nhuận hàng tháng của BTC/USD. Nguồn: CoinGlass
Tuy nhiên, đối với CryptoBullet, “trường hợp thông thường” chỉ ra rằng BTC/USD sẽ giảm xuống dưới một số đường trung bình động chính.
“Vì vậy, tháng 6 đã làm tôi ngạc nhiên. Bitcoin đã có một mức đóng cửa hàng tháng khá lạc quan: BTC đã kiểm tra đường MA50, bật lên mạnh mẽ và giành lại được đường EMA21! Tôi có thể nhắc lại những gì tôi đã nói: BTC có thể lên tới $ 35.000 (để săn thanh khoản), nhưng đợt tăng giá trung hạn này sắp kết thúc. Có thể là trong tháng này.”
Nguồn: CryptoBullet/Twitter
Bộ giao dịch DecenTrader, tuần này đã nhấn mạnh các vị trí ngắn có đòn bẩy được xếp chồng lên nhau tới $ 35.000.
Bitcoin hàng tháng
Trader Rekt Capital đang quan tâm đến “retest kỹ thuật lành mạnh” ở các mức dưới 30.000 đô la cho Bitcoin, bất chấp việc đóng cửa hàng tháng.
Ông nói với những người theo dõi Twitter vào ngày hôm đó:
“BTC đã thực hiện một đợt tăng giá hàng tháng nhưng được chuẩn bị cho một đợt retest kỹ thuật lành mạnh ở mức ~ $29.250. Với mức giá hiện tại khoảng $30.500… Tôi tự hỏi chất xúc tác tiêu cực nào sẽ sớm xuất hiện để tạo điều kiện cho retest kỹ thuật này.”
Phân tích sâu hơn cũng lập luận rằng ngay cả khi giá BTC giảm xuống dưới mục tiêu giảm giá đó, thì điều đó cũng không có gì là “bất thường”.