So sánh ETH và WETH – Sự khác biệt giữa ETH và WETH


Về cơ bản, không có sự khác biệt giữa ETH và WETH bởi vì WETH chỉ đơn giản là một phiên bản “được bao bọc” của ETH. Đối với tiền điện tử, wrapped token không khác gì “bình mới rượu cũ”. Token được wrapped để sử dụng trên bất kỳ blockchain nào mà nó không có nguồn gốc từ đó. Ví dụ, sử dụng BTC trên blockchain Ethereum.

Vì hầu hết các blockchain đều có cấu trúc silo nên chúng không cung cấp khả năng tương tác linh hoạt hoặc chuyển token gốc từ blockchain này sang blockchain khác. Do vậy, những người nắm giữ một loại tiền điện tử cụ thể có thể không thích điều này.

Nhưng tại sao chúng ta lại cần phiên bản WETH để sử dụng trên blockchain Ethereum?

ETH và WETH hoàn toàn giống nhau?

Điểm khác biệt lớn nhất là WETH được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC-20, trong khi ETH thì không. WETH được tạo ra vì không thể sử dụng ETH cho nhiều loại ứng dụng DeFi khác nhau. Do đó, “bao bọc” token ETH trong một tiêu chuẩn tương thích ERC-20 để dễ dàng sử dụng trên nhiều dApp (ứng dụng phi tập trung). Ngoài ra, người dùng có thể tạo các phiên bản token của riêng họ cho các ứng dụng DeFi tùy chỉnh.

Trong trường hợp của WETH, nó tương đương với ETH. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về giá giữa ETH và WETH. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng ETH để tham gia một dApp tùy chỉnh, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi nó thành WETH trên một dApp (chẳng hạn như 1inch) và sau đó tiếp tục sử dụng.

Hãy nhớ rằng ERC-20 là tiêu chuẩn kỹ thuật để phát hành token trên blockchain Ethereum nên nó ấn định các thuộc tính của token. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của token ERC-20 là có thể thay thế được, tức là một token sẽ luôn có thể trao đổi với một token khác có cùng giá trị.

Tại sao không thể sử dụng ETH cho dApp trên Ethereum?

ETH ra đời trước khi các tiêu chuẩn token được tạo ra. Điều này có nghĩa là nó không theo quy tắc ERC-20, nên khó sử dụng thường xuyên hơn. Do vậy, để loại bỏ sự cần thiết đến bên thứ ba, chỉ cần gửi ETH vào một hợp đồng thông minh và nhận lại WETH.

ETH có thể thay thế được vì nó là một loại coin.

Wrapped token hoạt động như thế nào?

Khi bạn muốn tạo phiên bản wrapped của bất kỳ token nào, bạn thường gửi tài sản gốc cho tổ chức lưu ký tập trung (lý tưởng là hợp đồng thông minh). Thực thể tập trung này có thể là ví đa chữ ký, DAO và thậm chí hợp đồng thông minh (trong trường hợp của Ethereum). Quy trình hoạt động như sau:

– Giả định bạn cần sử dụng WETH trên Ethereum, chỉ cần kết nối ví chứa ETH với một sàn giao dịch phi tập trung, chẳng hạn như 1inch.

– Khi đã kết nối ví, quyết định số lượng ETH muốn chuyển đổi thành WETH và hoán đổi các token.

– Sau đó, bạn nhận được WETH để đổi lại số ETH đã bán. Bạn có thể sử dụng hướng dẫn này trên bất kỳ ứng dụng phi tập trung nào mà bạn muốn.

Đối với thực thể tập trung, một khi họ nhận được tài sản gốc, họ sẽ đốt nó và đúc phiên bản wrapped trên blockchain không phải nơi tạo ra token ban đầu. Khi người dùng muốn lấy lại tài sản ban đầu, họ chỉ cần đốt wrapped token và đúc tài sản gốc trên mạng gốc.

Wrapped token là stablecoin?

Cơ chế này khá giống với cách thức hoạt động của stablecoin ở chỗ thực thể tập trung đúc, đốt tài sản gốc và ngoại lai tương ứng. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng cần phải lưu ý ở đây là trong trường hợp của stablecoin, tổ chức phát hành dễ dàng có được nhiều loại tài sản dự trữ khác nhau (ngoài tiền fiat) để phát hành stablecoin. Ngược lại, điều đó là không thể với các wrapped token. Tuy nhiên, ý tưởng khá giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Chúng ta có cần wrapped token không?

Câu trả lời là có. Đối với một không gian phi tập trung mà thế giới tiền điện tử đang tích cực xây dựng, chúng ta cần được sử dụng liền mạch các sản phẩm khác nhau trên nhiều mạng khác nhau – giống như chuyển tiền từ ngân hàng trong nước sang ngân hàng quốc tế nếu được hai thực thể chấp nhận. Mặc dù khả năng tương tác này chắc chắn dễ dàng với các thực thể tập trung liên quan, nhưng nó lại trở nên quá khó khăn đối với các thực thể hoạt động dựa trên blockchain vì có mạng lưới rộng lớn hơn nhiều và phần nào không đáng tin.

Khả năng chuyển các tài sản gốc từ mạng này sang mạng khác chắc chắn hữu ích khi người dùng không muốn bán tài sản của họ để mua những tài sản khác. Ví dụ, một người nắm giữ lượng lớn Bitcoin muốn sử dụng nó trên Ethereum thì trước tiên họ cần bán BTC để đổi lấy USDT. Sau khi có USDT, họ dễ dàng sử dụng nó để tham gia vào bất kỳ dApp nào mà họ chọn.

Wrapped token có thể được coi như công cụ phái sinh trong tài chính truyền thống, chủ yếu vì chúng theo giá của tài sản cơ bản. Do đó, chúng được gắn tỷ lệ 1:1 với tài sản. Mặc dù không hoàn toàn tương đồng với công cụ phái sinh truyền thống, nhưng wrapped token cung cấp khả năng tương tác cho người dùng trong hệ sinh thái.

Ethereum không phải là mạng duy nhất có tính năng tạo và áp dụng wrapped token. Bạn cũng có thể tạo wrapped token của các tài sản ngoại lai trên Binance Smart Chain (BSC).

Làm thế nào để gửi WETH đến Coinbase/MetaMask?

Gửi WETH cũng giống như gửi bất kỳ loại tiền điện tử nào khác giữa các ví khác nhau.

– Swap WETH tại các DEXs như 1inch, Uniswap, SushiSwap, vv…: Truy cập DEX và swap ETH để lấy số lượng WETH tương đương (trừ phí).

– Khi bạn thấy WETH trong ví của mình (chẳng hạn như Metamask), bạn có thể chuyển chúng sang ví khác mà bán muốn. Nếu không thấy WETH, chỉ cần chọn “Import Tokens” và bạn sẽ được yêu cầu xác nhận thêm WETH làm tài sản.

– Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần sao chép địa chỉ ví cá nhân của mình và dán vào ví Metamask để bắt đầu chuyển tiền. Một lần nữa, nếu ví chưa nhận được tài sản, bạn chỉ cần thêm thông tin chi tiết về token trên ví.

Kết luận

Tóm lại, mục đích của wrapped token là thêm một layer bổ sung khả năng tương tác giữa các mạng khác nhau. Đối với hầu hết người dùng, thật vô nghĩa nếu chuyển đổi tài sản ngoại lai như BTC sang một token tương thích ERC-20 (chẳng hạn như USDT) và sau đó tiếp tục đổi sang WBTC. Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ sử dụng USDT để thực hiện hầu hết giao dịch. Nhưng sứ mệnh của WETH là tạo ra trải nghiệm liền mạch cho người dùng ETH gốc.

Đình Đình

Theo CoinMarketCap

Binance bắt đầu chạy các node Bitcoin Lightning Network


Sàn giao dịch tiền điện tử Binance đã xác nhận vào thứ Ba rằng họ đã bắt đầu chạy các node trên Bitcoin Lightning Network như một phần trong kế hoạch tích hợp để gửi và rút tiền.

“Gần đây, một số người dùng tinh mắt đã phát hiện ra các node Lightning mới của chúng tôi,” Binance cho biết trong một tweet. “Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công việc kỹ thuật phải hoàn thành. Chúng tôi sẽ cập nhật sau khi Lightning được tích hợp hoàn toàn.”

Vào ngày 8 tháng 5, sàn giao dịch cho biết họ đang có kế hoạch tích hợp mạng nhằm đối phó với tình trạng tắc nghẽn mà nó gặp phải trên mạng Bitcoin chính.

Mạng Layer 2, nhằm giảm chi phí và tăng thông lượng giao dịch trên Bitcoin, đã được tích hợp bởi các sàn giao dịch Kraken và Bitfinex.

Lightning Network của Bitcoin có thể hỗ trợ 1 triệu giao dịch mỗi giây. Dung lượng của mạng đã tăng đều đặn trong năm qua. 

Annie

Theo The Block

5 chỉ báo mà các trader có thể sử dụng để biết khi nào thị trường gấu Bitcoin kết thúc


Thị trường tăng giá đã biến mất và mùa đông tiền điện tử kéo dài chắc chắn đang khiến các trader phải rùng mình. Giá Bitcoin đã giảm xuống mức thấp thậm chí hơn cả mong đợi của phe gấu và một số nhà đầu tư có thể đang vò đầu bứt tai, tự hỏi làm thế nào để BTC sẽ quay trở lại sau đợt sụt giảm nghiêm trọng này.

Giá đang giảm hàng ngày và câu hỏi hiện tại trong tâm trí của mọi người là:

“Khi nào thị trường chạm đáy và thị trường gấu sẽ kéo dài bao lâu?”.

Mặc dù không thể dự đoán chính xác thời điểm thị trường gấu kết thúc, nhưng nghiên cứu các xu hướng giảm trước đó cung cấp một số thông tin chi tiết về giai đoạn này.

Dưới đây là 5 chỉ báo mà các trader sử dụng để biết khi nào mùa xuân sắp đến.

Ngành công nghiệp tiền điện tử bắt đầu phục hồi

Một trong những dấu hiệu cổ điển cho thấy mùa đông tiền điện tử bắt đầu suy yếu trên toàn hệ sinh thái là các công ty tìm cách cắt giảm chi phí để tồn tại trong thời gian ngắn sắp tới.

Các tiêu đề tin tức trong suốt năm 2018 và 2019 ngập tràn thông báo sa thải từ những người chơi lớn trong ngành, bao gồm các công ty công nghệ như ConsenSys và Bitmain, cũng như sàn giao dịch như Huobi và Coinfloor.

Gần đây, đã xuất hiện nhiều thông báo tương tự như Coinbase giảm 18% nhân viên và Gemini giảm 10% đang được quan tâm. Tuy nhiên, do thị trường gấu hiện tại chỉ mới bắt đầu, các quyết định sa thải nhiều khả năng tăng cao. Như vậy, sẽ còn quá sớm để coi số liệu này là bằng chứng cho thấy thị trường gấu đang suy giảm.

Một dấu hiệu tốt báo hiệu mùa xuân đang về là các công ty bắt đầu thuê lại và dự án mới ra mắt với nhiều thông báo tài trợ đáng chú ý. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ các quỹ đang bắt đầu quay trở lại hệ sinh thái và thời kỳ tồi tệ nhất của thị trường gấu đã qua.

Theo dõi SMA 200 tuần của Bitcoin lật thành kháng cự hoặc hỗ trợ

Một phát triển kỹ thuật đã nhiều lần báo hiệu kết thúc thời kỳ giảm giá trong lịch sử của Bitcoin là khi giá trượt dưới đường trung bình động đơn giản (SMA) 200 tuần và sau đó tăng trở lại trên nó.

Biểu đồ BTC 1 tuần | Nguồn: Twitter

Như được hiển thị trong các khu vực đánh dấu bằng mũi tên màu tím trên biểu đồ, các trường hợp giá BTC giảm dưới đường SMA 200 tuần (màu xanh lam nhạt) và sau đó tăng trở lại trên đó xảy ra trước xu hướng tăng trên thị trường.

Giá BTC phục hồi vững chắc trở lại trên giá thực tế (là tổng giá mua tất cả Bitcoin và được thể hiện bằng đường màu xanh lá cây trong biểu đồ trên) cũng có thể được sử dụng để xác nhận bổ sung xu hướng thị trường đang chuyển biến tích cực.

RSI là vua dự đoán đáy

Một chỉ báo kỹ thuật khác có thể cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm đạt các mức thấp nhất của thị trường gấu là chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).

Cụ thể hơn, những thị trường gấu trước đây đã chứng kiến RSI của Bitcoin rơi vào vùng quá bán và giảm dưới điểm 16 vào khoảng thời gian BTC thiết lập mức thấp.

Biểu đồ Bitcoin 1 ngày | Nguồn: TradingView

Dựa vào hai trường hợp được đánh dấu ở trên bằng các vòng tròn màu cam, xác nhận mức thấp nhất sẽ không xảy ra cho đến khi chỉ báo RSI leo trở lại trên 70 vào vùng quá mua, báo hiệu gia tăng nhu cầu một lần nữa quay trở lại thị trường.

Giá trị thị trường so với giá trị thực

Giá trị thị trường so với giá trị thực (MVRV) Z-score là một chỉ báo được thiết kế để “xác định các giai đoạn mà Bitcoin được định giá quá cao hoặc quá thấp so với “giá trị hợp lý” của nó”.

MVRV Z-score | Nguồn: LookIntoBitcoin

Đường màu xanh lam trên biểu đồ đại diện cho giá trị thị trường hiện tại của Bitcoin, đường màu cam đại diện cho giá thực tế và đường màu đỏ là Z-score “test độ lệch chuẩn giúp rút ra các điểm cực trong dữ liệu giữa giá trị thị trường và giá trị thực”.

Như đã thấy trên biểu đồ, các thị trường gấu trước đây trùng với Z-score dưới 0,1, được đánh dấu bằng dải màu xanh. Khởi đầu xu hướng tăng mới sẽ không được xác nhận cho đến khi chỉ báo tăng trở lại trên mốc 0,1.

Dựa trên hiệu suất lịch sử, số liệu này cho thấy Bitcoin có nhiều bất lợi hơn trong tương lai gần, kéo theo sau đó là một khoảng thời gian dài của hành động giá đi ngang.

Hệ số nhân trung bình động trong 2 năm

Một số liệu cuối cùng có thể cung cấp cách đơn giản để các nhà đầu tư Bitcoin biết khi nào thị trường gấu kết thúc là hệ số nhân trung bình động 2 năm. Chỉ báo này theo dõi đường trung bình động (MA) 2 năm và nhân 5x MA 2 năm với giá Bitcoin.

Hệ số nhân MA 2 năm | Nguồn: LookIntoBitcoin

Bất cứ khi nào giá BTC giảm dưới đường MA 2 năm, thị trường sẽ đi vào lãnh thổ gấu. Một khi giá tăng trở lại trên đường MA 2 năm, xu hướng tăng sẽ xảy ra sau đó.

Mặt khác, giá leo lên trên đường MA 2 năm x5 báo hiệu thị trường bò toàn diện và cho thấy thời điểm thích hợp để chốt lời.

Các trader có thể sử dụng số liệu này để tìm kiếm thời điểm tích lũy tốt (đánh dấu bằng các khu vực bóng mờ màu xanh) hoặc có thể đợi cho đến khi giá BTC vượt trên MA 2 năm như một tín hiệu cho thấy thị trường gấu kết thúc.

Cho dù trader chọn áp dụng các chỉ báo nêu trên theo cách nào, điều quan trọng cần nhớ là không có chỉ báo nào là hoàn hảo và luôn có rủi ro giảm giá nhiều hơn.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Giá BNB đã sẵn sàng để giảm thêm, đây là mục tiêu tiềm năng


Giá BNB (BNB) đã xác nhận hỗ trợ trước đó làm kháng cự và hình thành tín hiệu giảm giá trên khung thời gian thấp hơn. Nó có khả năng sẽ sớm tiếp tục xu hướng giảm.

Phá vỡ mô hình tam giác tăng dần

Giá BNB (BNB) đã giao dịch bên trong một tam giác tăng dần kể từ tháng 5 năm 2022. Đây là một mô hình tăng giá, thường dẫn đến đột phá trong phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên, giá BNB đã 2 lần tạo ra phá vỡ giả bên trên tam giác kể từ đó (elip màu xanh). Điều này có thể đã bẫy những con bò hung hãn, những người đã mua vào khi đột phá xảy ra.

Thật vậy, giá BNB cuối cùng đã phá vỡ xuống dưới tam giác và xác nhận đường hỗ trợ của tam giác làm kháng cự vào tuần trước (mũi tên màu đỏ). Đây được xem là một đợt kiểm tra lại trong xu hướng giảm.

Một chuyển động giảm bằng chiều cao của mô hình khi nối vào điểm phá vỡ sẽ khiến giá BNB giảm xuống còn $104, tương ứng với mức giảm hơn 50% từ mức hiện tại.

Chỉ báo RSI hàng tuần ủng hộ khả năng tiếp tục giảm khi giảm mạnh xuống dưới mức 50 và dốc xuống.

Biểu đồ BNB/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Triển vọng ngắn hạn

Giá BNB đã phục hồi sau khi chỉ báo RSI 4 giờ hình thành sự phân kỳ tăng đáng kể bên trong vùng quá bán. Tuy nhiên, đà phục hồi này đã không thể đưa giá tới mức hỗ trợ trước đó ở $265 mà chỉ đưa giá tới mức kháng cự nhỏ ở $252. Điều này cho thấy nhu cầu cạn kiện ở mức cao hơn.

Hiện tại, giá BNB đã bị vùng kháng cự $252 từ chối và hình thành phân kỳ giảm giá bên trong chỉ báo RSI. Đây là dấu hiệu của sự tiếp tục xu hướng giảm.

Do đó, giá BNB có khả năng sẽ giảm xuống mức hỗ trợ gần nhất ở $222, nơi giúp giá phục hồi trong vài ngày qua.

Biểu đồ BNB/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Kết luận

Triển vọng có khả năng nhất cho thấy rằng giá BNB sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Mục tiêu gần nhất được tìm thấy ở $222 và thấp hơn tới mục tiêu của tam giác ở $104.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo AzcoinNews

 

Cá voi đang ăn mừng bữa tiệc NFT


Trader trung bình có thể không mua NFT ngay bây giờ, nhưng có một nhóm trader đang ăn mừng. Đó là cá voi.

Tuy khối lượng giao dịch NFT đang giảm và giá sàn cũng hạ nhiệt, nhưng những người có hầu bao rủng rỉnh đang thu gom nhiều tác phẩm nghệ thuật đắt đỏ. Fidenzas, Ringers, Chromie Squiggles và các Archetypes là những cái tên được cá voi và nhiều nhà sưu tầm nghệ thuật săn lùng.

Dưới đây là một số tác phẩm nghệ thuật sáng tạo có giá cao mà cá voi đã mua trong tuần qua.

Khép lại tuần lễ nghệ thuật lớn là phiên đấu giá các tác phẩm nghệ thuật NFT của Sotheby’s, tất cả đều từ những khoản nắm giữ trước đó của Three Arrows Capital. Khi phiên đấu giá đã hoàn tất, chúng ta phải dành một chút thời gian để nhìn lại đợt bán hoành tráng lần này.

Ringers #879 (được bán lần cuối với giá 1.800 ETH, tương đương 5,4 triệu đô la Mỹ vào thời điểm đó) là điểm sáng của toàn bộ đợt này và giờ đây có thể trở nên nổi tiếng thế giới vì là tác phẩm nghệ thuật sáng tạo có giá cao thứ hai từng được bán tính theo giá trị đô la Mỹ, nhưng có thể cao nhất về giá trị ETH là 3.233 ETH.

Nguồn: Sotheby’s Metaverse

Được biết đến với cái tên “The Goose”, sản phẩm nổi bật này trong bộ sưu tập nghệ thuật tạo hình Ringers được đánh giá cao của Dmitri Cherniak làm nổi bật một cách hoàn hảo tính ngẫu nhiên của nghệ thuật tạo hình và cách các thông số, code ngẫu nhiên đôi khi có thể tạo thành một hình ảnh độc đáo, đẹp đẽ và mang tính biểu tượng ngoài mong đợi.

Những diễn biến đáng chú ý

Nike NFT dường như sẽ đến với Fortnite ngay trong tuần tới. Tài khoản Twitter chính thức của Nike vừa giới thiệu cuộc săn giày thể thao Fortnite x Nike Air Max sẽ ra mắt vào ngày 20/6.

Hai chiếc đồng hồ Rolex đang được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay sau khi được token hóa dưới dạng NFT. Điều này rất quan trọng vì đây là trường hợp sử dụng rõ ràng đối với NFT, trong đó NFT đóng vai trò là COA và đồng thời là bằng chứng về quyền sở hữu.

Nguồn: Arcade.xyz

Gần đây, một anon bí ẩn đã mua Bored Ape Yacht Club trị giá hơn 2.600 ETH và hơn 1.500 ETH trong số các bộ sưu tập khác bao gồm Mutant Ape Yacht Club, Azuki, DeGods, Doodles, Moonbirds và Pudgy Penguins.

Nguồn: Cirrus

Snoop Dogg vừa ra mắt NFT có liên quan đến âm nhạc tốt nhất cho đến nay. NFT mới của anh ấy có tên là Passport, sẽ mang lại cho người sở hữu những cảnh hậu trường trong chuyến lưu diễn hiện tại (được cập nhật tại mỗi sự kiện). Tác phẩm nghệ thuật này miễn phí cho holder của Coldie, Terrell Jones và Alien Queen cũng như cung cấp quyền mua vé sớm. Với những phát triển này, giờ đây fan club được nâng lên tầm cao mới và NFT này có giá chỉ 45 đô la cho họ.

Thẻ giao dịch kỹ thuật số Trump của Donald Trump bắt đầu chấp nhận các NFT “Win Trump Prizes” quý hiếm của bộ sưu tập để đổi và đốt lấy giải thưởng. Các giải thưởng bao gồm sách có chữ ký, thẻ quà tặng, vé chơi gôn, cuộc gọi Zoom và thậm chí là một buổi dạ tiệc tại nhà của Trump ở Mara Lago.

On Chain Monkeys đã hoàn thành đúc 300 Dimensions NFT dưới dạng Bitcoin Ordinals và đã có một số lần bán thứ cấp đáng kể trị giá hơn 1 BTC mỗi NFT.

Nguồn: Gamma

BoringPunks mặc dù không quá đắt đỏ, nhưng đã thu hút được rất nhiều tiền giao dịch. Dự án phái sinh CryptoPunks được đúc ở mức 0,01 ETH và nhanh chóng đạt mức giá sàn hơn 0,16 ETH. Khá là kỳ tích trong một thị trường đi xuống như hiện nay, với hơn 1,7 triệu đô la giao dịch thứ cấp.

Đánh giá các biểu đồ

Xếp hạng bộ sưu tập NFT theo khối lượng doanh số

Đã gần một tuần top 10 chìm trong màu đỏ trong nhưng Ordinals vẫn được hưởng lợi từ việc trở thành “hot trend” ngay bây giờ và đây là lúc các dân chơi tập trung thời gian của họ.

Dự đoán DMarket sẽ tỏa sáng khi phần còn lại của không gian hạ nhiệt dường như đang trở thành sự thật. Các game thủ sẽ mua trang phục, vì vậy việc họ có hiệu suất ổn định hàng đầu là hoàn toàn hợp lý.

BoringPunks là dự án mới trong nhóm, lọt vào top 10 với doanh số hàng tuần gần như bằng CryptoPunks thực sự. Nhưng CryptoPunks chỉ cần 17 giao dịch để thực hiện cùng một khối lượng doanh số mà BoringPunks phải mất 22.000 để đạt được.

Các blockchain theo khối lượng doanh số NFT

Doanh số trên Ethereum và Bitcoin tiếp tục sụt giảm và thật khó để nói khi nào điều này có thể thay đổi do những bất ổn quy định và vấn đề pháp lý đang diễn ra.

Polygon tăng gần 10% trong tuần này nhờ có Golf của DraftKings và Reignmakers UFC thúc đẩy.

Vị trí thanh khoản LBT của Binance đạt được sắc xanh, tăng hơn 22% trong 7 ngày.

Minh Anh

Theo Forkast

DeFi “thờ ơ” với việc SEC Hoa Kỳ phân loại các token là chứng khoán


Giá trị khóa vào các ứng dụng DeFi hoạt động trên blockchain của các token bị cho là chứng khoán trong hồ sơ gần đây của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) hầu như vẫn ổn định bất chấp tình hình căng thẳng hiện tại.

Vốn không đột ngột thoát ra ồ ạt cho thấy tâm lý tích cực từ những người tham gia thị trường toàn cầu, bất chấp giá giảm. BNB đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào thứ 4, trong khi giá của SOL, ADA, MATIC và các token khác cũng trượt về phía nam.

Trong các hồ sơ vào thứ 2 và thứ 3, SEC đã buộc tội Binance và Coinbase bán chứng khoán chưa được cấp phép trong nước.

Các cáo buộc được đưa ra bất kể cơ quan quản lý này không quy định rõ ràng token như thế nào bị coi là chứng khoán. SEC đã không cung cấp bất kỳ định nghĩa pháp lý chính thức nào cho các nhà phát hành token và vẫn chưa trả lời đơn yêu cầu từ Coinbase về định nghĩa các quy định rõ ràng.

May mắn thay, doanh thu của lĩnh vực DeFi không bị ảnh hưởng, ít nhất là vào thứ 5. Dữ liệu cho thấy giá trị bị khóa trên các mạng Cardano, Solana và BNB Chain chỉ giảm hơn 5% trong tuần qua – phù hợp với diễn biến suy giảm trên thị trường rộng lớn hơn. Những mức giảm này chỉ dao động ở hơn 1% trên biểu đồ hàng tháng.

Giá trị bị khóa trên các hệ sinh thái DeFi | Nguồn: DeFiLlama

DeFi tiếp tục kiên cường

Một số nhà quan sát thị trường cho rằng thiếu vốn từ các ứng dụng DeFi là dấu hiệu cho thấy nhóm người tham gia thị trường đang thống trị bối cảnh hiện tại.

“Đó là một mùa đông tiền điện tử kéo dài và phần lớn khách du lịch đã rời khỏi không gian. Những người tham gia còn lại rất có thể là những tín đồ tận tâm hơn và do đó ít bị các hành động mới nhất từ SEC ảnh hưởng”, Kyle Doane – trader tại công ty đầu tư tiền điện tử Arca chia sẻ trong một email.

“Bản thân các token bị coi là chứng khoán không liên quan gì đến khả năng tồn tại của công nghệ cơ bản cho DeFi và không làm cho các token/dApp trở nên có giá trị hơn hoặc kém hơn. Các lực lượng này chỉ thúc đẩy nhiều hoạt động tài chính hơn cho DeFi”, Doane nói thêm.

Martin Lee, nhà phân tích tại công ty phân tích tiền điện tử Nansen, ủng hộ quan điểm này.

“Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ thay đổi lớn nào về số lượng người dùng hoặc giao dịch trên Polygon, Solana, BNB Chain và phần lớn vẫn ở mức tương tự như tháng trước.

Quan điểm cá nhân là cho đến khi quy định được thực thi và những token này được phân loại chính thức là chứng khoán, chúng tôi không thấy có tác động đáng kể nào đối với hệ sinh thái”.

Do đó, theo Julio Moreno – trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty phân tích CryptoQuant, tuy mạng Polygon bị rút tiền đột ngột sau khi token MATIC bị cáo buộc là chứng khoán ở Hoa Kỳ, khối lượng không phải là quá cao dựa trên phân tích dài hạn.

“Do nhiều người rút tiền từ mạng Polygon sang Ethereum, đã có mức tăng đột biến sau khi SEC đề cập MATIC là chứng khoán, như biểu đồ cho thấy”, Moreno chỉ ra khoản rút 2,5 triệu đô la vào thứ 3.

“Tuy nhiên, từ góc độ lịch sử, khối lượng rút tiền này vẫn ở mức thấp”, ông nói thêm.

Rút tiền từ mạng Polygon | Nguồn: CryptoQuant

Minh Anh

Theo Coindesk

Nghiên cứu: 35% holder Canada bị mất tiền vì scam


Theo khảo sát, 35% chủ sở hữu tiền điện tử ở Canada rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo tiền điện tử.

Nghiên cứu do các cộng tác viên của Toronto Metropolitan University (TMU) thực hiện, ước tính 35% người Canada sở hữu tài sản kỹ thuật số đã trở thành nạn nhân của gian lận tiền điện tử.

Nghiên cứu xác định thêm rằng khoảng 9% người dân địa phương đã mua coin hoặc NFT, cao hơn so với những người đã tốt nghiệp đại học.

Những người ít học hơn dường như dễ bị lừa hơn

Báo cáo được thực hiện thông qua một cuộc khảo sát đại diện với 2.000 cư dân Canada, cho thấy các kế hoạch lừa đảo liên quan đến tiền điện tử là một vấn đề nghiêm trọng ở quốc gia này. Theo kết quả, hơn 1/3 số người đã đầu tư vào tài sản kỹ thuật số bị dụ dỗ vào một số hình thức lừa đảo.

Trong đó, 14% (tỷ lệ lớn nhất) cho biết họ được liên hệ từ một người tự giới thiệu là nhà quản lý đầu tư tiền điện tử và sau đó người này đã đánh cắp một khoản phí cho “các dịch vụ” của anh ta. 10% thừa nhận chia sẻ thông tin ví của họ sau khi có yêu cầu cung cấp thêm thông tin, trong khi 7% mua tiền kỹ thuật số từ một cá nhân bí ẩn và người này sau đó biến mất.

“Khi người dùng trở thành con mồi của những trò lừa đảo tiền điện tử này, có thể dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể, đôi khi ảnh hưởng đến số tiền lớn từ hạn mức tín dụng, thẻ tín dụng và tiền tiết kiệm cả đời. Không chỉ có thiệt hại về tài chính mà còn có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính. Quy mô của các loại gian lận và lừa đảo như vậy có vẻ đáng kể ở Canada”, các tác giả của nghiên cứu cảnh báo.

Những người thuộc nhóm có thu nhập và trình độ học vấn thấp hơn dễ bị lừa hơn. Những cá nhân kiếm được hơn 50.000 đô la mỗi năm và có bằng đại học dường như nhận thức rõ hơn về những rủi ro trong ngành và thận trọng khi bị kẻ lừa đảo tiếp cận.

Cuộc khảo sát cũng ước tính hầu hết người Canada cảnh giác với các sàn giao dịch. Gần 50% không quá tin vào các công ty như vậy, 25% là trung lập, trong khi chỉ có 9% rất tin tưởng.

Trong khi đó, niềm tin vào các ngân hàng địa phương cao hơn nhiều. Chỉ 12% không tin tưởng vào các tổ chức ngân hàng trong nước và 46% có “sự tin tưởng cao”.

Niềm tin của người Canada vào các sàn giao dịch tiền điện tử | Nguồn: DAIS

Nghiên cứu cho thấy cứ 10 người Canada thì có khoảng một người đã nhảy vào tiền điện tử bằng cách mua BTC, ETH hoặc một tài sản kỹ thuật số khác. Phần lớn các nhà đầu tư là nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 35.

Bài học đau đớn của cặp vợ chồng người Canada

Mặc dù một số vụ lừa đảo không tàn khốc đến thế và chủ yếu khiến nạn nhân thất vọng, nhưng có những trường hợp rất nguy hiểm. Ví dụ, một cặp vợ chồng già tại Toronto đã mất 300.000 đô la trong kế hoạch như vậy.

Cặp vợ chồng này muốn đầu tư tiền tiết kiệm cả đời của họ và được một cá nhân không rõ danh tính tiếp cận trực tuyến. Sau khi thể hiện mình là người “chuyên nghiệp và hiểu biết” trong lĩnh vực đầu tư, họ khuyên gia đình nên phân bổ tiền vào một nền tảng tiền điện tử đáng ngờ.

Lúc đầu, mọi thứ có vẻ hợp lý và khoản đầu tư của họ tăng lên “đáng kể” theo thời gian. Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu khi họ yêu cầu rút một số tài sản. Kẻ chủ mưu cho biết đã phải trả những khoản phí đáng kể để hoàn thành giao dịch. Sau đó, toàn bộ khoản đầu tư bỗng dưng biến mất và họ trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tiền điện tử.

May mắn thay, Toronto Police Service đã thu hồi được “một phần đáng kể số tiền bị mất”. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ danh tính của tên tội phạm, có nghĩa là chúng có thể ở một quốc gia khác.

Minh Anh

Theo Crypto Potato

Cách tạo và triển khai token ERC-20 trên blockchain Ethereum


Với tốc độ phát triển hiện nay, blockchain đang dần chiếm lĩnh thế giới. Bitcoin, tiền điện tử phổ biến nhất, là sản phẩm của công nghệ blockchain đầu tiên và nổi tiếng nhất thế giới. Ethereum là một sản phẩm thứ cấp của blockchain và ra đời khi Bitcoin bắt đầu phát triển mạnh.

Trong khi Bitcoin chỉ phát triển theo hướng trở thành một loại tiền tệ, Ethereum thậm chí tiến xa hơn với tầm nhìn cung cấp máy ảo (EVM) và các hợp đồng thông minh cho phép người dùng tạo ra các token trong mạng lưới.

Token có thể đại diện cho tiền tệ, vàng bạc, vé xổ số… Bạn có thể phát triển tất cả các loại token trên blockchain Ethereum, nhưng hướng dẫn này sẽ tập trung vào cách tạo và triển khai token ERC-20.

Trước khi tạo token, bạn phải có ít nhất kiến thức cơ bản về công nghệ blockchain, ngôn ngữ Solidity và cách Ethereum hoạt động.

Blockchain là gì và cách thức hoạt động như thế nào?

Nói một cách dễ hiểu, blockchain là bản ghi các giao dịch trong một sổ cái hoặc cơ sở dữ liệu được phân phối cho nhiều người tham gia mạng. Sổ cái này chứa bản ghi của các giao dịch được thực hiện trong mạng.

Giao dịch là quá trình chuyển một loại tiền tệ hoặc một lượng tiền nhất định từ người dùng này sang người dùng khác trong mạng. Ví dụ, giả sử Alice chuyển 30BLC cho Bob. Giao dịch này được hash bằng mật mã và được một node nhất định trên mạng ghi lại vào sổ cái.

Node này gửi giao dịch đến các node khác trong mạng – tức là, nó truyền giao dịch tới mạng. Các node khác nhận giao dịch, xác minh bằng phương pháp tiêu chuẩn, sau đó thêm vào sổ cái.

Các node trong mạng tiếp nhận giao dịch mới được truyền trong mạng, sau đó thêm giao dịch vào sổ cái. Mỗi node trong mạng sở hữu hoặc có một bản sao của sổ cái. Chính điều này đã tạo ra bản chất phân tán của blockchain.

Từ “blockchain” có nguồn gốc từ việc các giao dịch hoặc bản ghi được liên kết thành một chuỗi bên trong sổ cái. Như chúng ta đã biết, giao dịch đại diện cho quá trình trao đổi tiền tệ giữa hai bên trong node, có thể được biểu diễn bằng JSON như sau:

{

“to”: “0xalice”,

“from”: “0xbob”,

“amount”: “30BLC”

}

Đây là một bản ghi hoặc giao dịch đơn giản. Nó cho biết Bob đã chuyển 30BLC cho Alice.

Giao dịch này được ghi lại bên trong một khối, được viết với định dạng dữ liệu JSON như sau:

[

{

“to”: “0xalice”,

“from”: “0xbob”,

“amount”: “30BLC”

}

]

Một khối giống như một dãy chứa nhiều đối tượng của các giao dịch. Vì vậy, khối này có thể chứa nhiều giao dịch:

[

{

“to”: “0xalice”,

“from”: “0xbob”,

“amount”: “30BLC”

},

{

“to”: “0xtheresa”,

“from”: “0xarinze”,

“amount”: “5BLC”

}

]

Bạn có thể thấy vị trí của khối thêm giao dịch vào. Chuỗi được tạo thành từ các khối liên kết với nhau. Mỗi blockchain bắt đầu với một khối gốc (genesis block) mà người tạo thêm vào và truyền tới mạng.

Mỗi khối cũng có một hash mật mã, đóng vai trò như một số định danh duy nhất trong mạng. Không có hai khối nào có cùng một hash.

Khi một khối được các node xác minh và thêm vào mạng, nó có một con trỏ chỉ đến hash của khối cuối cùng trong mạng.

[

{

“hash”: “0x0”,

“prevHash”: “”,

“txns”: [

{

“to”: “0xalice”,

“from”: “0xbob”,

“amount”: “30BLC”

},

{

“hash”: “0x1”,

“prevHash”: “0x0”,

“to”: “0xtheresa”,

“from”: “0xarinze”,

“amount”: “5BLC”

}

]

},

{

“hash”: “0x1”,

“prevHash”: “0x0”,

“txns”: [

{

“to”: “0xalice”,

“from”: “0xbob”,

“amount”: “30BLC”

},

{

“to”: “0xtheresa”,

“from”: “0xarinze”,

“amount”: “5BLC”

}

]

}

]

Khối đầu tiên có hash 0x0 là khối gốc. Khối tiếp theo với hash 0x1 có một prevHash chỉ đến 0x0, hay nói cách khác là chỉ đến khối đầu tiên trong mạng.

Bằng cách này, mỗi khối mới được hợp nhất vào mạng đều chỉ đến khối mới nhất liền kề trước. Đây là cách hình thành “chuỗi” trong blockchain.

Ethereum là gì?

Ethereum là một blockchain có tiền kỹ thuật số riêng, được gọi là ETH. Cũng giống như blockchain khác, các giao dịch được lưu trữ trong sổ cái.

Điều làm cho Ethereum trở nên khác biệt với các blockchain khác là tính linh hoạt. Trong khi nhiều nền tảng blockchain chỉ hỗ trợ chuyển tiền, Ethereum cho phép chuyển mọi dữ liệu thông qua blockchain và trả phí bằng ETH.

Ethereum hoạt động như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, trong blockchain Ethereum, chúng ta có thể chuyển bất kỳ dữ liệu nào và trả phí bằng ETH.

Cũng giống như giao dịch BLC trong ví dụ trên, blockchain Ethereum hỗ trợ các giao dịch ETH. Giả sử Alice chuyển 1 ETH cho Bob. Giao dịch này được các node trong mạng xác thực và thêm vào khối trong blockchain.

Ngoài ra, Ethereum còn có hoạt động khai thác, đòi hỏi phải làm việc để có ETH. Công việc này yêu cầu giải quyết một phép tính khó bằng cách thử nhiều cách khác nhau cho đến khi tìm được đáp án đúng. Bất kỳ node nào trong mạng cũng có thể tham gia. Một node giải quyết phép tính thành công sẽ được thưởng lượng ETH nhất định. Độ khó của phép tính tăng lên khi có nhiều giao dịch được khai thác hơn.

Bất cứ khi nào giao dịch được kích hoạt trong blockchain Ethereum, một node khai thác trong mạng sẽ khai thác giao dịch đó. Người gửi giao dịch phải đồng ý trả một số ETH nhất định cho node đó. Đây được gọi là giá gas.

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh là một công cụ chứa code được thực thi trong blockchain Ethereum. Hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ Solidity và biên dịch thành code ABI. Code ABI này được triển khai vào blockchain Ethereum. Hợp đồng thông minh lấy địa chỉ thuộc sở hữu bên ngoài của người gửi trộn với nonce (số chỉ sử dụng một lần) để tạo thành địa chỉ trong blockchain Ethereum.

Hợp đồng thông minh cho phép tạo các hợp đồng kỹ thuật số. Giống như hợp đồng trong thế giới thực, hợp đồng kỹ thuật số giúp thiết lập giao dịch giữa hai hoặc nhiều bên trong blockchain Ethereum.

Hợp đồng thông minh là một loại tài khoản trong Ethereum, có nghĩa là nó không bị người dùng kiểm soát và có thể gửi các giao dịch trong blockchain. Vì là một tài khoản nên hợp đồng thông minh có số dư và chứa code EVM.

Token ERC-20 là gì?

Ethereum Virtual Machine (EVM) là một máy ảo chạy code Solidity ABI đã biên dịch. Các hợp đồng thông minh trong Ethereum đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu để tạo một số token. Các tiêu chuẩn này được gọi là tiêu chuẩn Ethereum Request for Comment (ERC).

Ethereum có nhiều tiêu chuẩn, nhưng phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất là ERC-20 và ERC-721. ERC-20 được sử dụng để tạo token trong khi ERC-721 để phát triển NFT.

ERC-20 là tiêu chuẩn do Fabian Vogelsteller đề xuất, là một hợp đồng thông minh có chứa tập hợp các API. ERC20 là bộ quy tắc áp dụng cho tất cả các token chọn tiêu chuẩn ERC-20.

Như đã đề cập ở trên, ERC-20 có thể được sử dụng để tạo ra các loại tiền ảo như Bitcoin và ETH. Một trong các token nổi tiếng nhất được xây dựng bằng tiêu chuẩn ERC-20 là Binance Coin (BNB) và Shiba Shabu (KOBE).

Người dùng có thể gửi và nhận các token ERC-20. Những token này thuộc loại có thể thay thế, có nghĩa là giá trị của chúng giống nhau ở mọi nơi trong blockchain.

Theo Blockchain.com, các ví và sàn giao dịch sử dụng tiêu chuẩn này để tích hợp nhiều loại token ERC-20 khác nhau vào nền tảng và tạo điều kiện trao đổi chúng cũng như nhiều loại tiền điện tử khác.

Sau khi đã hiểu tiêu chuẩn ERC-20 là gì, hãy cùng xem xét nội dung của token ERC-20.

Nội dung của token ERC-20

Token ERC-20 chứa các phương thức và sự kiện mà một token ERC-20 phải có.

Token ERC-20 phải có khả năng:

Trên thực tế, ERC-20 sẽ trông giống như thế này nếu viết bằng ngôn ngữ Solidity:

function name() public view returns (string)

function symbol() public view returns (string)

function decimals() public view returns (uint8)

function totalSupply() public view returns (uint256)

function balanceOf(address _owner) public view returns (uint256 balance)

function transfer(address _to, uint256 _value) public returns (bool success)

function transferFrom(address _from, address _to, uint256 _value) public returns (bool success)

function approve(address _spender, uint256 _value) public returns (bool success)

function allowance(address _owner, address _spender) public view returns (uint256 remaining)

Một token ERC-20 có thể có các phương thức sau đây:

Các sự kiện cũng có thể được đăng ký trên token để kịp thời nắm bắt khi có tín hiệu phát ra. Token ERC-20 có các sự kiện sau:

event Transfer(address indexed _from, address indexed _to, uint256 _value)

event Approval(address indexed _owner, address indexed _spender, uint256 _value)

Tạo token ERC-20

Để dễ hiểu hơn ở phần này, bài viết sẽ trình bày cách viết một token đơn giản và gọi nó là ND Coin.

// SPDX-License-Identifier: GPL-3.0

pragma solidity >=0.7.0 <0.9.0;

contract NDCoinERC20 {

event Transfer(address indexed from, address indexed to, uint tokens);

event Approval(address indexed tokenOwner, address indexed spender, uint tokens);

string public constant name = “ND Coin”;

string public constant symbol = “NDN”;

uint8 public constant decimals = 18;

mapping(address => uint256) balances;

mapping(address => mapping (address => uint256)) allowed;

uint256 totalSupply_;

constructor(uint256 total) {

totalSupply_ = total;

balances[msg.sender] = totalSupply_;

}

function totalSupply() public view returns (uint256) {

return totalSupply_;

}

function balanceOf(address tokenOwner) public view returns (uint) {

return balances[tokenOwner];

}

function transfer(address receiver, uint numTokens) public returns (bool) {

require(numTokens <= balances[msg.sender]);

balances[msg.sender] -= numTokens;

balances[receiver] += numTokens;

emit Transfer(msg.sender, receiver, numTokens);

return true;

}

function approve(address delegate, uint numTokens) public returns (bool) {

allowed[msg.sender][delegate] = numTokens;

emit Approval(msg.sender, delegate, numTokens);

return true;

}

function allowance(address owner, address delegate) public view returns (uint) {

return allowed[owner][delegate];

}

function transferFrom(address owner, address buyer, uint numTokens) public returns (bool) {

require(numTokens <= balances[owner]);

require(numTokens <= allowed[owner][msg.sender]);

balances[owner] -= numTokens;

allowed[owner][msg.sender] -= numTokens;

balances[buyer] += numTokens;

emit Transfer(owner, buyer, numTokens);

return true;

}

}

Với đoạn code trên, chúng ta đã viết xong tiền điện tử của riêng mình bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ERC-20. Có thể giải thích tất cả các phương thức trên được triển khai bằng tiêu chuẩn ERC-20 như sau:

Dòng code đầu tiên thiết lập số nhận dạng giấy phép và phiên bản Solidity mà code viết. Ở đây, code Solidity là Solidity v0.7.0–0.9.0.

Hai dòng tiếp theo khai báo các sự kiện Transfer và Approval:

event Transfer(address indexed from, address indexed to, uint tokens);

event Approval(address indexed tokenOwner, address indexed spender, uint tokens);

Tiếp theo, code đặt tên token, ký hiệu và số thập phân để sử dụng:

string public constant name = “ND Coin”;

string public constant symbol = “NDN”;

uint8 public constant decimals = 18;

Tên token trong ví dụ này là ND Coin và có biểu tượng NDN.

Tiếp theo, chúng ta có hai mapping được khai báo:

mapping(address => uint256) balances;

mapping(address => mapping (address => uint256)) allowed;

Một mapping trong Solidity tương tự như một cặp khóa-giá trị. Vì vậy, trong balances (số dư), address là khóa trong khi unit256 (số nguyên không dấu của 256 bit) là giá trị của khóa đó.

Theo tài liệu của Solidity, kiểu address là giá trị 160 bit không cho phép thực hiện mọi phép toán số học. Nó chỉ phù hợp để lưu trữ địa chỉ của các hợp đồng hoặc hash của một nửa cặp khóa công khai thuộc về tài khoản bên ngoài.

Balances ánh xạ (map) một địa chỉ tới một số nguyên unit256:

Địa chỉ unit256
0x01 23
0x02 10
0x03 2

Mỗi địa chỉ có một số dư riêng. Mapping allowed cũng là một cặp khóa-giá trị ánh xạ địa chỉ tới một mapping khác. Mapping cuối cùng này ánh xạ địa chỉ đến các giá trị unit256 của chúng. Theo đó, bạn có thể lưu trữ số lượng token được chuyển cho người nhận.

Dòng mã tiếp theo như sau:

uint256 totalSupply_;

Dòng này lưu trữ số lượng token có sẵn trong hợp đồng.

Tiếp theo, chúng ta có constructor. Thông thường, các constructor (hàm tạo) phát huy tác dụng khi đang tạo lớp (class). Trong hợp đồng thông minh, constructor được sử dụng khi triển khai hợp đồng vào mạng.

constructor(uint256 total) {

totalSupply_ = total;

balances[msg.sender] = totalSupply_;

}

Ở đây, constructor được sử dụng với tổng số token muốn có trong hợp đồng (total). Total được đặt thành totalSupply_ và số dư của địa chỉ triển khai được đặt thành tổng số token. Msg.sender chứa tài khoản Ethereum mà hàm hợp đồng hiện đang thực thi.

Trong dòng tiếp theo, chúng ta có phương thức balanceOf:

function balanceOf(address tokenOwner) public view returns (uint) {

return balances[tokenOwner];

}

Phương thức balanceOf có một đối số là tokenOwner. Đối số này là địa chỉ của chủ sở hữu token mà ví dụ muốn trả lại số dư token trong hợp đồng. Vì vậy, phương thức lấy số dư bằng cách tham chiếu từ balances của địa chỉ tokenOwner.

Phương thức tiếp theo là transfer:

function transfer(address receiver, uint numTokens) public returns (bool) {

require(numTokens <= balances[msg.sender]);

balances[msg.sender] -= numTokens;

balances[receiver] += numTokens;

emit Transfer(msg.sender, receiver, numTokens);

return true;

}

Phương thức này có các đối số:

Trong phần nội dung của phương thức, kiểm tra được thực hiện để xác minh đủ số lượng token được gửi đến người nhận theo số dư trong địa chỉ của người triển khai.

Tiếp theo, numTokens được trừ vào số dư của người triển khai và được ghi có vào số dư của receiver. Sau đó, sự kiện Transfer được phát ra. Cuối cùng, trả về true theo kiểu dữ liệu Boolean.

Phương thức tiếp theo là approve:

function approve(address delegate, uint numTokens) public returns (bool) {

allowed[msg.sender][delegate] = numTokens;

emit Approval(msg.sender, delegate, numTokens);

return true;

}

Phương thức này có các đối số delegate và numTokens.

Trong phần nội dung phương thức, ví dụ tham chiếu map delegate trong mapping allowed để đặt số lượng token cho nó. Sau đó, code phát ra sự kiện Approval và trả về true.

Phương thức tiếp theo là allowance:

function allowance(address owner, address delegate) public view returns (uint) {

return allowed[owner][delegate];

}

Phương thức này có các đối số: owner và delegate. owner là địa chỉ để trả lại số lượng token có thể chuyển nhượng cho người nhận trong delegate.

Phương thức cuối cùng là transferFrom:

function transferFrom(address owner, address buyer, uint numTokens) public returns (bool) {

require(numTokens <= balances[owner]);

require(numTokens <= allowed[owner][msg.sender]);

balances[owner] -= numTokens;

allowed[owner][msg.sender] -= numTokens;

balances[buyer] += numTokens;

emit Transfer(owner, buyer, numTokens);

return true;

}

transferFrom có các đối số owner, buyer và numTokens.

Trong phần nội dung phương thức, trước tiên cần kiểm tra xem số dư trong địa chỉ của chủ sở hữu có đủ không và liệu chủ sở hữu có được chấp thuận để gửi số lượng token đó cho người mua không.

Tiếp theo, quá trình chuyển token được thực hiện bằng cách trừ số lượng token từ số dư của chủ sở hữu và số dư được phép. Sau đó, số lượng token này được thêm vào số dư của người mua. Sự kiện Transfer được phát ra và trả về true theo kiểu dữ liệu Boolean.

Triển khai token trên testnet Ethereum

Tiếp theo, hãy thử triển khai hợp đồng với mạng Ethereum – thực ra không phải là mạng Ethereum, mà là một mạng thử nghiệm (testnet) của Ethereum. Chúng ta không thể triển khai hợp đồng trên mạng Ethereum thực vì cần phải có chi phí. Vì ví dụ chỉ đang minh họa phương thức thực hiện nên sẽ sử dụng testnet này và chuyển ETH miễn phí để triển khai hợp đồng.

Token đã tạo ở trên sẽ được triển khai vào testnet Ropsten và biên dịch hợp đồng thông minh trên Remix (một trình biên dịch trực tuyến cho Solidity). Tiếp theo, sử dụng MetaMask để tạo ví trên testnet Ethereum.

Cài đặt tiện ích mở rộng MetaMask trên trình duyệt máy tính. Tạo một tài khoản.

Tiếp theo, vào Remix và tạo tệp .sol mới. Trong ví dụ này, tệp được đặt tên là nd_coin.sol và dán hợp đồng thông minh trong phần trên vào đó:

Lúc này, chúng ta sẽ nhận được một số ETH miễn phí.

Nếu mở tiện ích mở rộng MetaMask, chúng ta sẽ thấy có 0 ETH, nhưng có thể nhận ETH miễn phí từ mạng Ropsten. Hãy sao chép địa chỉ tài khoản của mình từ MetaMask, sau đó dán vào trang https://faucet.ropsten.be và nhấp “Send me test Ether”.

Yêu cầu sẽ được đưa vào hàng đợi và sau khoảng 3 phút, có 0,3 ETH trong tài khoản MetaMask.

Bây giờ, chúng ta có thể triển khai hợp đồng thông minh với testnet Ropsten.

Quay lại bảng điều khiển Remix và nhấp vào biểu tượng Ethereum trong bảng điều khiển. Thao tác này sẽ tải một trang để triển khai và chạy các giao dịch.

Ở thanh bên bên trái, hợp đồng nd_coin.sol đã được chọn và tài khoản trong MetaMask được đặt làm địa chỉ triển khai. Trong ENVIRONMENT, JavaScript VM (London) được chọn sẵn.

Hãy thay đổi nó để mạng triển khai sẽ là mạng Ropsten. Nhấp vào menu thả xuống và chọn Injected Web3. Theo đó, có 0,3 ETH trong phần ACCOUNT ngay bên cạnh địa chỉ triển khai. Bây giờ đã sẵn sàng triển khai hợp đồng thông minh.

Hãy nhập số lượng token ban đầu được giao dịch vào ô bên cạnh nút Deploy. Nhập 100 và nhấp vào nút Deploy (triển khai).

Thao tác này sẽ mở tiện ích mở rộng MetaMask và yêu cầu xác nhận giao dịch đang chờ xử lý. Nhấp vào nút Confirm trên cửa sổ MetaMask bật lên.

Thao tác này sẽ triển khai hợp đồng thông minh trên testnet Ropsten.

Tiếp theo, cuộn xuống trên thanh bên trái của trang Remix sẽ thấy tên của các phương thức trong hợp đồng thông minh và một ô đầu vào bên cạnh chúng.

Đây là nơi có thể chạy các phương thức trong hợp đồng thông minh và nhận được kết quả.

Như bạn có thể thấy bên dưới, ví dụ đã kiểm tra số dư của địa chỉ triển khai và nó trả về 100:

Như vậy, chúng ta đã tạo và triển khai thành công token ERC-20 trên mạng Ethereum.

Kết luận

Tóm lại, hướng dẫn này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về blockchain, Ethereum và sau đó đi sâu vào ERC-20. Bài viết phân tích nội dung ERC-20 và trình bày chi tiết về các phương thức, sự kiện trong token ERC-20. Để dễ hiểu hơn, hướng dẫn cũng thử tạo một token đơn giản bằng ngôn ngữ Solidity và triển khai vào testnet Ropsten.

Còn rất nhiều điều cần khám phá, nhưng hy vọng hướng dẫn sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi khi bước vào thế giới của token ERC.

Đình Đình

Theo Logrocket

Bẫy gấu trong giao dịch tiền điện tử là gì và làm thế nào để tránh nó?


Bẫy gấu là gì?

Là tiền đề dẫn đến short-squeeze, bẫy gấu (bear trap) là một hình thức bán có sự thông đồng của các trader nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát để giảm tạm thời giá của một tài sản.

Thông thường, các trader mới rất nhạy với biến động giá khi giao dịch trên những thị trường như cổ phiếu, hàng hóa, trái phiếu hoặc thậm chí tiền điện tử.

Mặc dù thường có những lời khuyên nên tiếp tục đầu tư trong dài hạn để vượt qua những đợt biến động như vậy, nhưng giá đảo chiều có thể gây bối rối cho thậm chí cả trader giàu kinh nghiệm nhất. Điều quan trọng là phải xác định các dấu hiệu đảo chiều giả, thay đổi hướng giá nhất thời, trước khi tiếp tục xu hướng cơ bản để tránh trở thành nạn nhân của chúng.

Biến động gia tăng thậm chí có thể bẫy các trader ngắn hạn thực hiện nhiều giao dịch để cố gắng bắt kịp thị trường, dẫn đến hầu hết bị lỗ sâu và gây mất niềm tin vào tài sản.

Trong một thị trường đang có xu hướng đi lên, động thái giảm đột ngột có thể kích hoạt biến động và buộc những người tham gia phải thanh lý các khoản nắm giữ dài hạn hoặc Short tài sản với hy vọng kiếm được một khoản tiền nhanh chóng. Động thái đảo ngược nếu do một nhóm nhà đầu tư bán tháo gây ra thì có thể là tạm thời và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian cần thiết để họ mua lại những tài sản đã bán với giá thấp hơn.

Được gọi là bẫy gấu, hình thức thao túng thị trường này đánh lừa những người tham gia bi quan tin rằng giá đảo chiều cho thấy bắt đầu xu hướng giảm nhưng thực tế thì giá sẽ khôi phục xu hướng tăng mạnh mẽ trước đó sau khi giảm.

Short là một hình thức bán tài sản để mua lại sau đó với giá thấp hơn, có tính chất cực kỳ đầu cơ trong những giai đoạn biến động như vậy và khiến các trader theo hướng giảm giá phải chịu rủi ro cực lớn. Vì bẫy gấu thường xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn nên các nhà đầu tư dài hạn cũng có thể chịu áp lực bán tạm thời và mất một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận của họ.

Bẫy gấu hoạt động như thế nào trong thị trường tiền điện tử?

Tương tự về cơ chế như với các loại tài sản khác, bẫy gấu trong thị trường tiền điện tử thu hút cả vị thế giảm và tăng giá, thường kèm theo rủi ro không tương xứng.

Bẫy gấu được sử dụng để mô tả cả cơ chế và đảo chiều ngắn hạn chỉ ra sự bắt đầu của một xu hướng giảm không đúng. Trong thị trường tiền điện tử, nó được xem là hình thức thao túng thị trường do một nhóm các trader nắm giữ số lượng coin phối hợp thực hiện.

Theo đó, xu hướng bán tập trung vào một token khiến giá của nó giảm xuống và ảnh hưởng đến những người tham gia bán lẻ khác tin rằng xu hướng tăng đã kết thúc. Hệ quả là nhiều nhà đầu tư gấp rút bán coin của họ, dẫn đến giá giảm mạnh hơn nữa trong vài giờ hoặc vài ngày cho đến kết thúc.

Thông thường, ngay khi giá phá vỡ dưới mức thấp được giữ trước đó, các nhóm trader đứng sau tất cả sẽ tiến hành mua lại số lượng đã bán với mức thấp hơn và điều này kích hoạt động thái tăng mạnh, bẫy hàng loạt vị thế giảm giá.

Để hạn chế thua lỗ, các trader có vị thế Short sẽ đổ xô mua. Theo đó, động lực mua càng lớn thì giá sẽ pump càng mạnh hơn nữa. Vì vậy, bằng cách bán ở mức giá cao hơn và mua lại tất cả các vị thế đã bán ở mức giá thấp hơn, nhóm trader hoặc những người đặt bẫy gấu dự định thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch mà không ảnh hưởng đến số lượng tiền kỹ thuật số họ đã nắm giữ trong thời gian dài.

Bẫy gấu và short-sell

Short-sell tiền điện tử hoặc tạo các vị thế Short thông qua công cụ thị trường khác là tiền đề để hình thành bẫy gấu.

Giống với các loại tài sản khác như những cổ phiếu được giao dịch thường xuyên, các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin có thể bị Short bằng nhiều cơ chế khác nhau như short-sell, giao dịch margin (ký quỹ) hoặc giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn của coin. Những cách này thường được các trader có nhiều kinh nghiệm và nhà đầu tư tổ chức sử dụng để bảo vệ vị thế của họ trên thị trường thứ cấp và có thể bảo vệ khoản đầu tư trong trường hợp đảo ngược thị trường hoặc xu hướng.

Do đó, short-sell hoặc Short bằng bất kỳ phương tiện nào có sẵn là một thực tế phổ biến nhưng diễn ra với khối lượng chỉ bằng một phần nhỏ khối lượng giao dịch token chính. Tuy nhiên, khi được thực hiện trên quy mô lớn, Short một loại tiền điện tử như BTC có thể tạo ra áp lực giảm đáng kể lên giá của nó do làm tăng tâm lý sợ hãi trên hầu hết thị trường.

Các chỉ báo kỹ thuật như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) có thể cho biết một loại tiền điện tử bước vào lãnh thổ gấu, sau đó kích hoạt bán tháo rộng rãi hơn do các nhà đầu tư bán lẻ ít hiểu biết muốn loại bỏ rủi ro. Nếu tâm lý này duy trì và giá trượt dưới các mức hỗ trợ chính, nó có thể thu hút nhiều nhà đầu tư giảm giá đặt lệnh Short. Điều này sẽ trở thành cơ hội sinh lợi cho nhiều tổ chức giao dịch lớn và dẫn đến bẫy gấu gây thiệt hại cho các vị thế Short ban đầu.

Do đó, bẫy gấu bắt đầu bằng short-sell từ một loạt các nhà đầu tư có số lượng token lớn và kết thúc khi họ đóng các vị thế phái sinh, mua lại vị thế đã Short hoặc kết hợp cả hai.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu vị thế Short hoặc short-sell nhưng việc thông đồng với những người tham gia khác để thao túng giá bị coi là bất hợp pháp ở các thị trường như Hoa Kỳ và có thể bị nhiều cơ quan trung ương khác nhau trừng phạt.

Bẫy gấu là tăng hay giảm giá?

Bằng cách bao gồm cả động thái giảm xuống và tăng lên, bẫy gấu có thể được các trader giao dịch giảm giá và tăng giá bằng cách sử dụng các chiến lược hoàn toàn khác nhau, tạo ra các kết quả khác nhau.

Theo nghĩa đúng nhất, bẫy gấu khiến trader và những người tham gia thị trường như ngồi trên chảo lửa, vì nó liên quan đến việc tài sản thay đổi động lực trái ngược với xu hướng tăng chính trước khi nhanh chóng đảo chiều một lần nữa để tiếp tục hành trình đi lên.

Nếu sau đó giá của tài sản tiếp tục vượt khỏi mức kháng cự liền kề, đó có thể là một dấu hiệu tích cực và được hiểu là tín hiệu mua của trader lạc quan. Ngoài ra, những người có lập trường tăng giá có thể áp dụng chiến lược đồng thời bán quyền chọn mua và quyền chọn bán ở các mức giá quan trọng để mang lại lợi nhuận trong một phạm vi giá rộng.

Đối với một trader theo hướng giảm giá, đảo ngược xu hướng đầu tiên có thể được hiểu là một dấu hiệu để bán, yêu cầu phân tích phần thưởng rủi ro hợp lý và cực kỳ thận trọng phải để tránh mất vốn. Điểm vào lệnh để thực hiện một vị thế Short cần phải được tính đúng thời điểm nên việc giao dịch bẫy gấu trở nên rất khó đối với trader theo xu hướng giảm giá.

Bất kỳ sai sót nào trong việc nhận diện tiếp tục xu hướng tăng giá có thể là thảm họa đối với các vị thế giảm, đặc biệt nếu chúng được short-sell hoặc sử dụng đòn bẩy.

Làm thế nào để xác định và tránh bẫy gấu?

Là một bài toán khó đối với các trader mới bắt đầu, bẫy gấu có thể được nhận ra bằng cách sử dụng các công cụ biểu đồ có sẵn trên hầu hết các nền tảng giao dịch và cần phải thận trọng.

Trong hầu hết các trường hợp, nên sử dụng nhiều chỉ báo giao dịch và công cụ phân tích kỹ thuật như RSI, các mức Fibonacci, chỉ báo khối lượng để xác định bẫy gấu. Chúng có khả năng xác nhận xu hướng đảo chiều sau một thời gian giá đi lên nhất quán là đúng hay chỉ đơn thuần để mời gọi Short.

Bất kỳ xu hướng giảm nào cũng phải được khối lượng giao dịch cao thúc đẩy để loại trừ khả năng thiết lập bẫy gấu. Nói chung, nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm giá thoái lui ngay dưới mức hỗ trợ quan trọng, không đóng dưới các mức Fibonacci quan trọng và khối lượng thấp là những dấu hiệu cho thấy bẫy gấu đang hình thành.

Đối với các nhà đầu tư tiền điện tử có nhu cầu rủi ro thấp, tốt nhất nên tránh giao dịch trong thời gian đảo chiều giá đột ngột và không có cơ sở trừ khi hành động giá và khối lượng xác nhận đảo ngược xu hướng dưới mức hỗ trợ quan trọng.

Hodl trong thời gian như vậy là hợp lý và tránh bán trừ khi giá trượt dưới mức mua ban đầu hoặc mức stop-loss. Ngoài ra, sẽ rất hữu ích nếu hiểu được cách tiền điện tử và toàn bộ thị trường phản ứng với tin tức, tâm lý hoặc thậm chí là tâm lý đám đông.

Bắt tay vào thực hiện những điều này có thể khó hơn nhiều so với tưởng tượng, đặc biệt là khi hầu hết các loại tiền điện tử đều biến động mạnh hiện nay.

Mặt khác, nếu bạn muốn thu lợi nhuận từ động thái đảo ngược xung lực, tốt hơn là nên tham gia hợp đồng quyền chọn bán thay vì short-sell hoặc trở thành long seller. Điều này là do short-sell hoặc bán quyền chọn mua có thể khiến trader gặp rủi ro không giới hạn nếu tiền điện tử tiếp tục xu hướng tăng, ngược lại với vị thế quyền chọn bán.

Trong chiến lược thứ hai, các khoản lỗ được giới hạn ở mức phí chênh lệch đã trả và không liên quan đến bất kỳ vị thế tiền điện tử Long nào được giữ từ trước đó. Đối với các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm lợi nhuận mà không muốn rủi ro cao, tốt hơn hết là nên tránh giao dịch trong thời kỳ bẫy gấu.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: 

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Exit mobile version