Mới đây, vào ngày 6/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã đối với đối tượng Lê Xuân Bách (SN 1986, trú tại tổ 19, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quyết định truy nã đối tượng Lê Xuân Bách.

Theo điều tra, từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021, đối tượng Lê Xuân Bách đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 9 tỷ đồng bằng thủ đoạn mời đầu tư mua căn hộ tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Sau khi chiếm đoạt tài sản, số tiền này Bách đã sử dụng để đầu tư tiền ảo và bị thua lỗ hết.

Căn cứ vào tài liệu điều tra, ngày 15/9/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Xuân Bách về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, hiện không rõ tung tích.

Ngày 16/5/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã Lê Xuân Bách.

Một khi phát hiện đối tượng, người dân báo ngay cho Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP Hà Nội, cơ quan Công an nơi gần nhất, Tổng đài 113 hoặc cung cấp thông tin qua trang Facebook Công an TP Hà Nội.

Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội yêu cầu đối tượng truy nã ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Tiền ảo ở Việt Nam

Pháp luật Việt Nam hiện không bảo hộ cho những rủi ro về tiền ảo, do đó người dân phải rất thận trọng, nhất là với những mời chào hưởng phần trăm lợi nhuận cao. Đó là dấu hiệu của sự lừa đảo”.

Tiền ảo (hoặc tiền số) là một loại tiền điện tử không được kiểm soát, không được phát hành bởi Chính phủ mà thường được phát hành, quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư nhân, nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập. Loại tiền này được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể. Thời gian qua, “tiền ảo” không còn là vấn đề xa lạ đối với những người thường xuyên tham gia mạng xã hội. Tìm từ khóa “đầu tư tiền ảo” trên công cụ tìm kiếm của Google ở thời điểm hiện tại cho ra 23.600.000 kết quả chỉ trong vòng 0,47 giây. Điều đó đủ cho thấy đồng tiền này đang “hot” đến cỡ nào.

Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời, cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Trước thực trạng tội phạm công nghệ cao thông qua đầu tư tiền ảo có nhiều diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi. Các bộ ngành có liên quan đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo bất hợp pháp.

Một số hình thức lừa đảo tiền ảo phổ biến

Người dân không vội tin những tin nhắn không chính thức hay không rõ nguồn gốc và chỉ theo dõi thông tin từ Website, Fanpage và Group Facebook chính thức của các sàn giao dịch; phải hết sức thận trọng, nhất là những kinh doanh mời chào lãi suất, lợi nhuận cao, có dấu hiệu không minh bạch, không đúng đắn, tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.

Nguồn:T/H

By Tiền Mã Hoá

Tienmahoa.net là đồng tác giả chính và chủ sở hữu của Website Tienmahoa.Net này. Tác giả có kinh nghiệm đầu tư hơn 8 năm tại thị trường Tiền mã hoá, Tiền điện tử. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về công nghệ Blockchain mà tác giả đã tiên phong giảng dạy tại các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam, qua đó có thể giải thích và tổng hợp thông tin đúng và chính xác hơn trong phạm vi hiểu biết của tác giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *