Tin tức các loại Tiền mã hóa, Tiền điện tử cập nhật nhanh nhất, mới nhất và chính xác nhất. Xem nhanh những biến động của thị trường của Bitcoin, Altcoin, Top Coin, Ethereum, Ripple, Binance…
Thông tin các chủ đề hot: DeFi(Tài chính phi tập trung), GameFi(Trò chơi tài chính), NFT(Non-fungible token). Bên cạnh Metaverse (Vũ trụ ảo blockchain), Hệ sinh thái (Ethereum, Solana, Cardano…) và Công nghệ Blockchain.
TienMaHoa liên tục cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Tiền mã hoá tại Việt Nam và trên Thế giới. Qua đó độc giả có được cái nhìn tổng quát về sự thay đổi các đồng tiền.
Cập nhật thị trường gọi vốn hai tháng đầu năm 2023
00:00/ 00:00
Nữ
Nam
Thị trường gọi vốn đầu năm 2023 có điểm nhấn gì đáng chú ý. Xu hướng đầu tư của các quỹ có điểm gì thay đổi sau sự sụp đổ của nhiều tổ chức lớn. Cùng Coin98 Insights tìm hiểu trong bài viết.
Thị trường gọi vốn tiếp tục ảm đạm
Theo DefiLlama, thị trường gọi vốn trong hai tháng đầu năm 2023 sụt giảm so với cùng kỳ trong năm 2022 về số vốn đầu tư.
Xu hướng giảm chung bắt đầu từ giữa năm 2022 cho tới nay sau các sự kiện liên quan tới Terra.
Tổng số vốn huy động trong tháng 2/2023 tăng ~42% so với tháng 1. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng trở lại của hoạt động gọi vốn.
Số vốn gọi trung bình trong năm 2023 kém hơn 69.1% so với trung bình năm 2022 (thời kỳ các dự án gọi rất nhiều vốn).
Tuy nhiên, số lượng dự án lại có xu hướng gia tăng trở lại. Điều này cho thấy rằng crypto vẫn duy trì được sự quan tâm từ giới đầu tư. Bên cạnh đó, mức định giá đang cũng đang trở nên hợp lý hơn chứ không còn quá “điên rồ” như giai đoạn đầu năm 2022 (thể hiện qua xu hướng giảm của số lượng vốn gọi được).
Mức định giá giảm cũng là nền tảng để nhà đầu tư cá nhân có thể kiếm được lợi nhuận. Từ đó, mức độ hứng thú với crypto sẽ dần trở lại.
Đâu là mảng được nhà đầu tư chú ý?
Nếu tính L1 và L2 thuộc Infrastructure thì mảng này đang chiếm 37.5% trên tổng số vốn huy động được. Mảng Infrastructure cũng chứng kiến dự án với mức định giá cao nhất (trong các dự án công bố hai tháng đầu năm 2023) là Quicknode với 800 triệu USD.
Trong xu hướng giảm hiện tại, cơ sở hạ tầng là nơi đón nhận dòng tiền. Tuy nhiên, trong quá khứ các token thuộc các nền tảng này thường không mang lại lợi nhuận quá cao cho nhà đầu tư.
Các dự án DeFi, NFT và Gaming chiếm tỷ trọng lần lượt 6.6%, 6.9% và 9.6% (tổng cộng 23.1%) trên tổng số vốn gọi. Tuy nhiên xét trên tổng số lượng dự án thì 3 mảng này lại chiếm tổng ~40%.
Đáng chú ý hơn, dù số lượng vốn gọi trong mảng Game & NFT có sự sụt giảm lớn (từ mức đỉnh 1.8 tỷ USD trong Q4/2021 xuống chỉ còn ~200 triệu USD trong Q1/2023) nhưng tỷ trọng tính theo vốn của các dự án này vẫn được duy trì.
Tuy nhiên trên khía cạnh nền tảng cơ bản, Gaming và NFT hiện vẫn chưa có điểm đột phá. Do đó, dù việc huy động vốn đối với mảng này vẫn được duy trì nhưng chúng ta cũng cần xem xét kỹ lưỡng hơn để chọn ra được dự án có tiềm năng trong dài hạn.
Vào 21/2, Coindesk đã đưa ra thông tin về việc Binance Labs giải ngân vào dự án Polyhedra Network.
Đây là dự án cơ sở hạ tầng cho nền tảng Zk-rollup đang rất nóng trong thời gian gần đây.
Đối với Paradigm, một quỹ đầu tư nổi tiếng trong các dự án có airdrop lớn (như Uniswap, Optimism, dYdX, Gitcoin) hay gần đây nhất có Blur, chỉ giải ngân vào 1 dự án cũng hoạt động trong lĩnh vực Zk-rollup.
Tuy nhiên đây là dự án cung cấp giải pháp phần cứng nên chúng ta khó có thể kỳ vọng vào khả năng có airdrop.
Trong các dự án còn lại của các quỹ a16z và Multicoin Capital có một dự án gọi được 32 triệu USD tại vòng Seed (một con số ấn tượng trong giai đoạn này) là PLAI Labs.
Dự án hoạt động trong mảng Gaming được dẫn dắt bởi a16z. PLAI cũng có đề cập tới từ khoá “AI” rất nóng trong thời gian gần đây. Do đó, đây có thể là cái tên chúng ta cần chú ý tới trong mảng Gaming.
On-chain W9: Binance quan tâm stablecoin, Dragonfly bán token
00:00/ 00:00
Nữ
Nam
Các sự kiện Binance mint TUSD, list LQTY giúp tìm ra các ví smart money để tiếp tục theo dõi trong tương lai.
Cùng cập nhật các xu hướng và sự kiện trên các EVM-chain trong tuần qua dưới góc nhìn on-chain. Một số sự kiện on-chain nổi bật trong tuần 9.
Sau đợt tăng trưởng nóng, Optimism đã giảm một nửa số người dùng.
Justin Sun và một vài whale chốt lời TRU, LQTY
Dragonfly chuyển đi và bán ra nhiều token
Arbitrum, Optimism giảm sức hút
BNB Chain tiếp tục tăng trưởng
Nhìnn qua các chỉ số cơ bản trên một vài blockchain EVM đáng chú ý có thể thấy có sự thay đổi trái ngược. Các blockchain L2 của Ethereum như Arbitrum và Optimism ghi nhận sự suy giảm khá lớn từ số lượng giao dịch cho tới số lượng người dùng hoạt động hàng ngày, cho thấy sức hút trên các blockchain đã hạ nhiệt một phần.
Giữ phong độ ổn định nhất tuần qua vẫn là BNB Chain. Cho dù có một vài tin tức liên quan tới sàn giao dịch Binance, blockchain này vẫn tăng trưởng về người dùng và số lượng giao dịch. Đồng thời, vẫn đang dẫn đầu trên tất cả phương diện (trừ TVL).
Trên BNB Chain, các dự án có lượng người dùng cao nhất vẫn là những cái tên đã xuất hiện từ tuần trước như dự án Avatar NFT Lifeform. Hooked Protocol tuần qua đã nhận được sự chú ý trở lại khi đăng tải tweet có liên quan tới hot trend AI và education (liên quan tới mảng Quiz to Earn của dự án).
ETH Staking
Mới đây các nhà phát triển của Ethereum đã xác nhận sẽ lùi thời gian triển khai chính thức Shanghai Upgrade sang đầu T4/2022, phiên bản trên Goerli testnet sẽ được triển khai trước đó 2 tuần. Điều này dường như không ảnh hưởng tới nhu cầu stake ETH của người dùng, số lượng ETH được stake trên Beacon Chain vẫn tăng mạnh trong tuần qua.
Kể từ thời điểm The Merge, tỷ lệ lạm phát của ETH liên tục giảm và đang ở mức âm kỉ lục. Trong tuần qua đã có hơn 20k ETH được burn. Đáng chú ý, số ETH được burn từ sàn giao dịch NFT Blur đã bỏ khá xa đối thủ OpenSea.
Nhóm dự án có sự kiện đáng chú ý tuần 9
TrueFi – TRU
Sau khi BUSD bị SEC cấm, Paxos đã thông báo ngừng phát hành thêm BUSD. Binance do đó đánh mất đi một trong những “vũ khí” quan trọng. Với bối cảnh đó, Binance cần phải đi tìm một dự án stablecoin mới để hợp tác và đưa vào sử dụng.
Thay vì chọn những stablecoin đã quá lớn như USDC và USDT, Binance đã mint hơn 130 triệu TUSD (TrueUSD) trong khoảng 13/2 – 24/2, đưa stablecoin này lên vị trí thứ 5 về vốn hoá. TrueUSD cũng là công ty có trụ sở tại nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ, Hong Kong, Anh).
Điều này đã làm cho TRU(TrueFi) được các trader quan tâm do lầm tưởng TRU có liên quan tới TUSD. Trên thực tế TUSD (trước đó là TrustToken) đã tách ra khỏi TrueFi và đổi tên thành Archblock. Hiện tại TUSD không còn liên quan với TrueFi, dù vậy TRU vẫn có sự tăng trưởng đáng chú ý.
Ví của Justin Sun đã stake và nhận phần thưởng từ TRU Liquidity Gauge trong quãng thời gian từ T5/2022 tới đầu T3/2023. Ngày 5/3/2023, Justin Sun đã gửi toàn bộ số token TRU (28.8 triệu TRU – khoảng 2.8 triệu USD tại thời điểm đó) lên sàn giao dịch Binance. Ví của Justin Sun là một smart money với TRU, trước đó cũng từng bán TRU nhiều lần ngay trước khi giá giảm.
Không chỉ Justin Sun, ví BlockTower Capital đã mua TRU từ mức giá 0.03 USD cũng đã chốt lời toàn bộ tại mức giá 0.08-0.09 USD. Dù chốt lời hơi non so với mức giá hiện tại, ví này cũng đã có mức lời ~300%. Hiện ví này đang nắm giữ khoảng 12 triệu MKR.
Ví 0xD1E là một holder cứng của TRU khi mua vào 14 triệu TRU từ T12/2022 (ở mức giá 0.35 USD), ví này cũng đã chốt lời toàn bộ TRU tại mức giá ~0.08 USD.
Ngoài các ví đã chốt lời, tuần qua cũng có whale đi ngược dòng khi mua vào TRU. Whale 0x4322 được dán nhãn Token Millionaire trên Nansen liên tục mua vào TRU từ thời điểm giá 0.07 USD và vẫn chưa bán ra bất kì token nào. Chỉ trong 7 ngày qua, ví này đã tích luỹ thêm khoảng 6 triệu TRU.
Ngoài ra, ví whale này cũng đang tích luỹ MDT (Measurable Data Token) với tổng số dư trong ví là 26.4 triệu MDT (~2.3 triệu USD).
Liquity – LQTY
Liquity cũng là một trong những dự án có triển vọng trở thành đối tác stablecoin của Binance khi tuần qua token của dự án LQTY đã được listing trên Binance. Ngay sau khi thông báo listing, giá LQTY đã tăng từ 1.25 USD lên 2.58 USD, hiện đang giữ ở mức 2.1 USD.
Ngay sau khi Binance thông báo, ví của Justin Sun đã rút 2.52 LQTY từ Staking Pool, tiếp theo đó là gửi lên sàn giao dịch Binance tại mức giá 2.4 USD và thu về hơn 6 triệu USD.
Một ví khác có giao dịch mua bán LQTY thông minh ngay trước thời điểm lên Binance là ví 0x78bfe. Ví này liên tục mua vào từ Coinbase vào ngày 24 – 25 tháng 2, sau đó chốt lời tại mức giá 2.17 USD một ngày sau khi token lên Binance (1/3/2023).
2 ví khác có hoạt động tích trữ LQTY rất đáng để theo dõi là ví 0xe1e và ví 0x6dea. Cả hai ví đều bắt đầu tích trữ LQTY từ 17/2, và vẫn hold ngay cả khi LQTY đã lên Binance.
Ví 0xe1e chỉ có duy nhất 1 giao dịch nhận LQTY từ sàn Coinbase cho thấy đây sẽ là ví “diamond hand”. Hiện ví này đang nắm giữ 2 triệu LQTY và ghi nhận mức lợi nhuận 2.1 triệu USD.
Ví 0x7B23 thực hiện nhiều hành động hơn, liên tục mua vào LQTY từ giữa T2 với mức giá trung bình là 0.97. Hiện tại ví này đang nắm giữ 282k LQTY và vẫn đang lãi 216%. Cả 2 ví này đều chưa có động thái bán ra LQTY.
Lido – LDO
Ngày 4/3 vừa qua Lido đã bất ngờ giảm giá ~10% trong vòng 1 ngày do liên quan tới tin đồn bị SEC nhắm tới (tại đây). Cho dù người tiết lộ thông tin này là David Hoffman (Co-founder của Bankless) đã lên tiếng xác nhận lại đây chỉ là hiểu lầm, token LDO đã giảm từ 3.26 USD xuống mức 2.52 USD.
Một ví whale đã mua LDO từ Uniswap DEX và Binance, sau đó sử dụng toàn bộ LDO để cung cấp thanh khoản cặp ETH-LDO. Sau khi sự kiện trên diễn ra, ví này rút 710,621 LDO quay trở lại nhưng sau đó đã tiếp tục sử dụng số LDO vừa rút để cung cấp thanh khoản. Hoạt động trên dường như chỉ để chọn vùng giá cung cấp thanh khoản nhận được nhiều phí nhất trên Uniswap V3.
Ví 0xe523 là whale khá tích cực DCA token LDO, trước đó ví này đã bắt đáy nhiều lần tại các vùng giá 2.24 USD và 2.3 USD. Gần đây, ví này lại tiếp tục mua vào LDO tại mức giá 2.54 USD. Tổng portfolio ví này lên tới 74 triệu USD, trong đó bao gồm những token như LINK, ETH, UNI, MATIC…
Một ví “hold to die” khác cũng mới tích luỹ thêm LDO tại mức giá 2.6 USD. Ví này đã bắt đầu nắm giữ LDO từ T10/2022 ở mức giá ~1.4 USD. Hiện tại ví đang nắm giữ 14.805 triệu LDO (~38 triệu USD) và số LDO này đang mang lại mức lợi nhuận 15 triệu USD.
Blur – BLUR
Sau khi các ví đã gần như hoàn tất nhận airdrop BLUR (hơn 95% ví đã claim), token này vẫn đang đi ngang và chưa có nhịp tăng trưởng trở lại. Các ví được cập nhật trong On-chain W8 vẫn đang hold, gần đây có thêm nhiều ví có số dư triệu đô bắt đầu mua BLUR:
Ví 0x02a: Mua lần đầu tại mức giá 0.7 USD, hiện đang nắm giữ 3 triệu BLUR.
Ví 0xe1f5: Mua lần đầu tại mức giá 0.68 USD, hiện đang nắm giữ 2.5 triệu BLUR.
Ví 0x06c: Mua lần đầu tại mức giá 0.65 USD, hiện đang nắm giữ 2 triệu BLUR.
Ví 0x340: Mua lần đầu tại mức giá 1.05 USD, gần đây tiếp tục mua tại 0.71 USD, hiện đang nắm giữ 1.385 triệu BLUR.
Ví 0x670: Mua lần đầu tại mức giá 0.8 USD, hiện đang nắm giữ 706,975 BLUR.
Các ví này đều là ví được tạo chỉ để mua và hold BLUR, chưa có bất kì hoạt động gì khác. Như đã nói ở số trước, giá BLUR vẫn chưa thay đổi quá nhiều để có thể xác định ví nào là smart money.
Hoạt động của ví VC W9
Trong các ví VC nổi bật đã được theo dõi tại dashboard Dune, có thể thấy tuần này các ví có sự thay đổi số dư rõ rệt.
Trong đó, ví multi-sig 0x641 của Dragonfly đã chuyển đi rất nhiều token chỉ trong 6 ngày:
Gửi 10.7 triệu RBN (Ribbon Finance) qua ví 0x7D68, ví này vẫn đang hold RBN.
Gửi 8.32 triệu MATIC (~10.07 triệu USD) qua ví 0x7D68, ví này đã bán toàn bộ MATIC sau đó.
Gửi 14.8 triệu LDO (~45.9 triệu USD) qua ví 0x7D68, ví này đã bán 3.6 triệu LDO và đang giữ lại 11.27 triệu LDO (~28.53 triệu USD).
Gửi 79,809 AAVE qua ví 0x7D68, ví này vẫn đang nắm giữ AAVE.
Bên cạnh những ví VC nổi tiếng kể trên, các VC ít được chú ý hơn cũng có những hoạt động nhất định. Các ví của Arca được xác định đang dành sự quan tâm nhóm dự án trên Arbitrum, điều này khá phù hợp với sở thích săn gem của VC này. Hiện ví này đang nắm giữ các token như RDNT, DPX và stake 66,448 GMX (trị giá ~4.7 triệu USD).
Tổng kết
BNB Chain vẫn đang nhận được sự chú ý, Binance tìm kiếm sự thay thế cho BUSD khiến các dự án stablecoin khác được quan tâm, trong đó nổi bật là TrueFi và Liquity. Lido cùng với trend LSD không bị ảnh hưởng nhiều bởi các sự kiện trong tuần qua.
Đừng quên theo dõi các hoạt động của các ví whale kể trên để không bỏ lỡ thông tin quan trọng. Cùng chờ đón những chuyển động tiếp theo của thị trường trong On-chain W10.
Silicon Valley Bank đang tạo ra “rủi ro Lehman Brothers” đối với start-up công nghệ?
00:00/ 00:00
Nữ
Nam
Vào ngày 10/3/2023 (giờ Việt Nam), cổ phiếu của Silicon Valley Bank (SVB) đã sụt giảm 60%, kéo theo làn sóng giảm giá của cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh đó, sự kiện này cũng có thể gây ra ảnh hưởng dây chuyền trong giới start-up công nghệ.
Silicon Valley Bank đang gặp vấn đề gì?
Sự sụt giảm 60% kể trên xảy ra sau khi Silicon Valley Bank thông báo về kế hoạch gọi thêm 2 tỷ USD từ việc bán cổ phiếu công ty (phát hành thêm). Nguồn vốn này dùng để củng cố bảng cân đối kế toán khi các công ty khởi nghiệp công nghệ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và gia tăng tốc độ “đốt tiền” (theo Reuters).
Có vẻ thị trường đang lo ngại về rủi ro bank-run sẽ xảy ra đối với Silicon Valley Bank. Giá cổ phiếu giảm cũng khiến ngân hàng gặp khó khăn hơn khi huy động vốn.
Sau cú giảm hơn 60%, hiện vốn hoá của SIVB (ticker của SVB Financial Group) chỉ còn 6.3 tỷ USD. Do đó việc bán cổ phần để gọi vốn trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn.
Tuy vậy, General Atlantic (một quỹ private equity) đã đưa ra thông báo sẽ mua 500 triệu USD giá trị cổ phiếu SIVB.
Một số start-ups đang kêu gọi founder của họ rút tiền ra khỏi SVB để phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, quỹ đầu tư mạo hiểm Thiel Fund của Peter Thiel cũng đưa ra lời khuyên cho các công ty nên rút tiền ra khỏi SVB.
Trong khi đó, SVB vẫn đang thông báo với người dùng rằng nguồn vốn của họ vẫn an toàn và thuyết phục khách hàng hạn chế rút tiền.
Trong trường hợp ngân hàng không huy động đủ lượng vốn cần thiết, rủi ro bank-run sẽ hiện hữu. Việc mua lại hoặc các biện pháp giải cứu SVB có thể được thực thi. Tuy nhiên khi đó, công ty sẽ tiến hành tái cấu trúc bán tài sản và dẫn tới hậu quả tiêu cực cho giới start-up.
Một số điểm cần chú ý trong bảng cân đối kế toán
Các thông tin về bảng cân đối kế toán của Silicon Valley Bank được công ty thông báo công khai trên website, các bạn có thể tìm hiểu tại đây.
Góc nhìn đối với bảng cân đối kế toán của SVB được Coin98 Insights tham khảo từ tài khoản Twitter @peruvian_bull.
Về tổng quan, tính đến thời điểm cuối năm 2022, SVB đang nắm giữ ít tiền mặt so với quy mô tài sản của họ. Ngân hàng phân bổ phần lớn tài sản vào các loại chứng khoán nợ khác nhau và các khoản đầu tư vào start-up chỉ chiếm một phần nhỏ.
Cụ thể, tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2022 của SVB là 216.1 tỷ USD. Trong đó số lượng tiền mặt chỉ khoảng 2.4 tỷ USD.
Khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty giảm 5.4% so với năm 2021 xuống còn 13.8 tỷ USD trong năm 2022.
Điều này có nghĩa là khoảng 11.4 tỷ USD tương đương tiền còn lại sẽ là các khoản trái phiếu chính phủ ngắn hạn.
Lượng tiền gửi khách hàng vào thời điểm cuối năm 2022 đạt 173.1 tỷ USD, giảm 8.5% so với 2021.
Theo đó tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi của SVB đạt 0.0137, do đó nếu có làn sóng rút tiền hàng loạt trong khoảng thời gian ngắn thì SVB sẽ phải bán tài sản để đảm bảo thanh khoản.
Ngân hàng đầu tư phần lớn vốn vào các loại chứng khoán nợ khác nhau. Cụ thể, 120 tỷ USD (tương đương với khoảng 56.7% tổng tài sản) đã được phân bổ.
Bên cạnh đó, SVB cũng gia tăng khối lượng tiền cho vay lên 73.6 tỷ USD (tăng 11.8% so với 2021).
Các khoản đầu tư vào công ty start-up (khoản mục non-marketable and other equity securities) đạt 2.66 tỷ USD (tăng 4.8% so với 2021).
Tuy nhiên, có vẻ như các khoản đầu tư này đều được mua vào thời điểm FED chưa nâng lãi suất lên cao. Mức lợi suất trung bình đang dao động trong khoảng 1% – 3%.
Hiện tại, mức lợi suất MBS trung bình (theo chỉ số S&P U.S. Mortgage-Backed Securities Index) đang đạt 4.64%.
Do đó, nếu phải bán đến các tài sản này thì SVB sẽ ghi nhận lỗ. Bên cạnh đó, CMO (collageralized mortgage obligation) – một sản phẩm có nhiều nét tương đồng với sản phẩm đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008, cũng khiến bảng cân đối kế toán của ngân hàng tiềm ẩn rủi ro.
Theo đó, mức lỗ chưa ghi nhận của công ty vào thời điểm cuối năm 2022 là 1.9 tỷ USD. Hiện tại, mức lỗ này có thể đã gia tăng do xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu.
Tình hình cho vay của công ty cũng đang không gặp khả quan khi trích lập dự phòng cho tổn thất tín dụng tăng đạt 420 triệu USD (tăng 3.4 lần so với 2021).
Dù chúng ta chưa có dữ liệu về báo cáo tài chính mới nhất của công ty nhưng dựa trên thông tin huy động vốn kể trên, có thể thấy rằng SVB đang gặp khó khăn về thanh khoản.
Các tác động đối với giới start-up công nghệ
Gần một nửa số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ và 44% công ty công nghệ và sức khoẻ tại Mỹ đang lưu trữ tiền tại SVB. Số lượng ước tính khoảng 173 tỷ USD theo báo cáo tài chính kể trên.
Do đó nếu tình trạng bank-run diễn ra, các start-up sẽ chịu tổn thất nặng nề đặc biệt trong vấn đề thanh khoản.
Tình trạng đóng băng của nhiều công ty công nghệ sẽ diễn ra. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường gọi vốn nói chung đang gặp nhiều khó khăn vì FED nâng lãi suất và môi trường vĩ mô không thuận lợi.
Bên cạnh đó cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra về việc SVB sẽ bán tháo cổ phiếu của start-up để đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, dựa trên số liệu kể trên thì khối lượng bán (nếu có) thực sự vẫn chưa đáng kể (vì chỉ chiếm hơn 1% tổng tài sản của SVB).
Tóm lại, nếu SVB bị bank-run, điều đáng lo ngại sẽ là các start-up sẽ không thể rút được tiền. Tình trạng phá sản hoặc ngừng hoạt động của nhiều công ty công nghệ có thể sẽ diễn ra vì đặc thù ngành có tốc độ “đốt tiền” cao.
Bên cạnh đó, nếu rủi ro này xảy ra, các cơ quan chức năng cũng sẽ vào cuộc. Khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực công nghệ có thể sẽ chặt chẽ hơn. Điều này tuy sẽ làm ổn định thị trường trong dài hạn nhưng sẽ có tác động tiêu cực trong ngắn hạn.
Ảnh hưởng đối với crypto
Dưới rủi ro kể trên kết hợp với thông tin tiêu cực từ phía Silvergate, thị trường crypto trong ngày 10/3/2023 đã giảm mạnh.
Bitcoin giảm hơn 8% xuống dưới mốc 20,000 USD/BTC. Các Altcoins cũng có chứng kiến sự sụt giảm.
Hai ngân hàng liên quan đến lĩnh vực công nghệ và crypto đang gặp khó khăn sẽ là cơ sở để chính quyền Mỹ thiết lập các khuôn khổ chặt chẽ hơn nữa đối với thị trường này.
Do đó các thương vụ IPO của Circle hay một vài công ty crypto lớn khác ở Mỹ sẽ phải hoãn lại. Động lực tăng trưởng của crypto đến từ các nhà đầu tư trên thị trường truyền thống sẽ giảm đi.
Đây cũng là một tin tức tiêu cực đối với thị trường cổ phiếu Mỹ nói chung. Cụ thể chỉ số S&P500 đã giảm khoảng 2% sau thông tin này.
Rủi ro đối với lĩnh vực công nghệ cũng sẽ khiến cho triển vọng đối với S&P500 trong thời gian tới trở nên xấu đi.
Hiện tại, hệ số tương quan giữa Bitcoin và S&P500 đã tăng trở lại.
Trong phần lớn thời gian trong quá khứ, Bitcoin đều có tương quan dương cao với chỉ số S&P500.
Điều này có nghĩa là nếu không có sự đột phá mới thì tiềm năng tăng trưởng của thị trường crypto trong năm 2023 vẫn còn rất bất định (vì xu hướng tương quan sẽ tiếp tục diễn ra).
Thông tin giá trị từ portfolio của Paradigm 3 năm qua
00:00/ 00:00
Nữ
Nam
Nếu bạn đang tìm một quỹ đầu tư có nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính lớn mạnh, thường đi đầu trong các trend, luôn tích cực hỗ trợ phát triển dự án để theo dõi và học hỏi, tìm kiếm cơ hội thì Paradigm là cái tên không thể bỏ qua.
Tổng quan về tầm nhìn của Paradigm
Paradigm là một VC (venture capital) thuần crypto, luôn tỏ ra tích cực khi có thể hỗ trợ các dự án trong thị trường crypto từ kỹ thuật (thiết kế cơ chế, bảo mật hợp đồng thông minh…) đến hoạt động vận hành (tuyển dụng, chiến lược, quy định…).
Paradigm đã từng công bố quỹ đầu tư khủng trị giá 2.5 tỉ USD dành cho các dự án crypto vào tháng 11/2021 như một lời khẳng định cho tiềm lực tài chính vững vàng của quỹ đầu tư này.
Paradigm là quỹ đầu tư lớn, lâu năm, đã gây dựng được uy tín, danh tiếng trong thị trường khi đã từng đầu tư các dự án core của Ethereum như Uniswap, Lido, Compound, MakerDAO, Optimism, StarkWare… từ rất sớm.
Hoạt động đầu tư
Một vài điểm nhấn
Đi sâu vào phân tích các hoạt động đầu tư, có thể thấy gần đây Paradigm khá dè dặt trong việc xuống tiền đầu tư. Từ đầu năm 2023 mới chỉ có 2 deal được ghi nhận. Q3, Q4/2022 cũng chỉ có 6 deal thành công.
Giai đoạn tích cực nhất của Paradigm là từ tháng 1/2021 tới tháng 2/2022, khi thị trường ở cuối chu kỳ tăng trưởng. Giai đoạn từ tháng 3/2022 tới tháng 10/2023 Paradigm vẫn thực hiện deal nhưng đã có phần dè dặt hơn, số tiền chi ra ít hơn. Đến đầu năm 2023 con số này giảm đáng kể.
Số lượng deal hoàn thành trong 2021 và 2022 gần bằng nhau nhưng số tiền bỏ ra cho các deal trong 2021 cao vượt trội.
Các deal của Paradigm thường ít ra token, hoặc ra token chậm. Chỉ có 23/68 (khoảng 33%) deal đã có token. Các dự án gọi vốn từ tháng 4/2022 tới nay chưa có dự án nào launch token (trừ Uniswap & Axie đã có sẵn). Cho thấy Paradigm thường có xu hướng đi lâu dài cùng dự án, ra token khi dự án đủ mạnh.
Hầu hết trong các thương vụ VC này thực hiện họ đều là Lead Investor. Có tới 51/68 (tương đương 75%) deal Paradigm thực hiện đồng thời là Lead Investor, điều này cho thấy Paradigm là nhà đầu tư quan trọng và mang lại nhiều giá trị chiến lược, đóng góp cho start-up.
Các dự án có sự đầu tư của Paradigm thường airdrop hậu hĩnh cho người dùng khi phát hành token. Một vài dự án đã từng airdrop nghàn USD trước đó: Uniswap, dYdX, Optimism, Gitcoin, Blur. Do đó, cũng có thể săn airdrop tiềm năng qua portfolio của Paradigm (một vài dự án đáng chú ý bao gồm StarkWare, Magic Eden, Aztec Network, OpenSea…).
Trừ những trường hợp đặc biệt (phá sản/hack), các dự án mà Paradigm big bet (đầu tư ít nhất hơn 10 triệu USD) rất ít khi thua lỗ. Paradigm thường bắt đầu đầu tư dự án từ khá sớm, thường là vòng Seed và Series A. Sau đó vẫn có thể sẽ tái đầu tư nếu dự án phát triển tốt (Optimism, StarkWare, Uniswap, CoinSwitch Kuber…)
Nhóm dự án được Paradigm tập trung đầu tư chính là DeFi, NFT (Marketplace, game, collection…), và Layer 2. Từ tháng 1/2022 tới nay, Paradigm thực hiện 26 deal trong đó đã có 10 deal liên quan tới NFT, chiếm tỉ lệ cao nhất ~38.4%. Trong khi đó, DeFi và Layer 2 (đặc biệt là ZK-Proof) đã là khẩu vị ưa thích của Paradigm trong suốt chiều dài hoạt động.
Đào sâu vào các thương vụ được thực hiện
Ở giai đoạn đầu (2018 – 2020), Paradigm khá tích cực đầu tư vào các dự án Layer 1 (Mina, Siacoin, Cosmos…). Tuy nhiên sau giai đoạn này không có bất kì deal nào liên quan tới Layer 1 nữa mà thị hiếu chuyển qua L2. Số tiền chi cho các dự án thời điểm đó cũng chưa nhiều.
Tới năm 2021, Paradigm bắt đầu chi nhiều hơn, các dự án nhận đầu tư thường có mức định giá sau gọi vốn cao hơn 1 tỉ USD. Deal lớn nhất (không tính FTX và BlockFi) quỹ này tham gia là Moonpay, một dự án hỗ trợ thanh toán & mua crypto khá nổi tiếng. Ngoài ra, Paradigm chi khá nhiều tiền cho các dự án CEX và L2 trong giai đoạn này.
Tới năm 2022, số lượng deal vẫn Paradigm thực hiện tương đối nhiều và vẫn đóng vai trò Lead Investor. Tuy nhiên, số tiền trên các deal không ấn tượng như thời điểm 2021, mức định giá của các dự án cũng khiêm tốn hơn do thị trường đi xuống.
Các deal trong năm 2022 của Paradigm.
OpenSea, Optimism, Limit Break là các dự án nhận được số tiền đầu tư lớn nhất từ Paradigm. 2022 cũng chứng kiến bước chuyển mình của Paradigm, quỹ này đã nhắm tới các dự án NFT/game nhiều hơn.
Phân bổ các deal của Paradigm theo các category.
Dù có tỉ lệ deal cao nhất thuộc mảng DeFi, nhưng những dự án gọi được nhiều vốn nhất có sự tham gia của Paradigm lại là NFT và Gaming, 2 mảng này cũng chiếm số lượng deal nổi bật trong gian đoạn gần đây. CEX (không tính số tiền đầu tư FTX) và Payment là 2 mảng được đổ tiền nhiều tiếp theo do tính chất không cần ra token vẫn có thể có doanh thu bền vững.
Các mảng được đầu tư nhiều dựa theo số tiền gọi vốn.
Các deal của Paradigm chủ yếu được thực hiện trên chain Ethereum, điều này là do các dự án L2 và DeFi Paradigm đầu tư đa phần đến từ hệ sinh thái Ethereum. Polygon và Solana là 2 hệ được chú ý tiếp theo, các hệ còn lại đa phần không nhận được sự chú ý, các deal đa phần là multi-chain mà không phải native.
Phân bổ portfolio của Paradigm theo hệ sinh thái.
Tracking ví On-chain
Hiện tại các ví của Paradigm đã được cộng đồng phát hiện (tổng 8 ví) không còn nắm giữ nhiều loại altcoin. Trong số dư ~380 triệu hiện tại, khoảng ½ là ETH và ½ là LDO khi Paradigm là một trong những VC đổ nhiều tiền vào Lido nhất (51 triệu USD).
Các ví của Paradigm theo tracking của Watcher.pro (tại đây).
Các ví của Paradigm theo tracking trên Dune (tại đây).
Các deal gần đây của Paradigm chưa ra token nên rất khó tracking được các ví mới.
Pepe (PEPE), memecoin theo chủ đề ếch, đã phá vỡ một cột mốc quan trọng về số lượng hodler. Tài khoản Twitter chính thức của PEPE cho biết rằng hodler tài sản tiền điện tử đã vượt qua con số 125.000. Hiện tại, có tổng cộng 128.600 hodler: 121.900 trên mạng Ethereum; 5.700 trên BNB Chain và 997 trên Arbitrum.
Số lượng hodler vẫn là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ quan tâm đối với một tài sản tiền điện tử cụ thể. Số lượng hodler ngày càng tăng có thể gợi ý sự phát triển và hỗ trợ của cộng đồng, do đó cho thấy thành công trong thời gian dài. PEPE là một memecoin không có giá trị nội tại hoặc kỳ vọng về lợi nhuận tài chính.
“Không có đội ngũ hoặc lộ trình chính thức nào. Coin này hoàn toàn vô dụng và chỉ dành cho mục đích giải trí”, trang web của dự án cho biết. Do đó, có thể nói rằng hầu hết những hodler PEPE chủ yếu tham gia vào hoạt động đầu cơ.
Số lượng hodler tăng lên khi PEPE thực hiện một bước chuyển giá lớn, tăng 88% chỉ trong vài ngày. Dựa trên biểu đồ, PEPE đang đánh dấu ngày tăng thứ năm liên tiếp kể từ ngày 19 tháng 6.
PEPE bắt đầu tăng từ mức thấp $0,00000091 vào ngày 19 tháng 6 lên mức cao nhất trong ngày là $0,0000016 vào ngày 22 tháng 6.
Nguồn: TradingView
PEPE được giao dịch ở mức $0,0000015 tại thời điểm viết bài, tăng 51% so với ngày hôm trước. Trên khung thời gian hàng tuần, token này đã tích luỹ được khoản lợi nhuận 88%.
Khối lượng giao dịch trong 24 giờ cho PEPE đã tăng 319% và chứng kiến các giao dịch trị giá 900 triệu đô la trong thời gian đó. Điều này xảy ra khi các trader tìm cách kiếm lời từ sự biến động của thị trường gần đây.
Nhóm Santiment đã chỉ ra một lý do có khả năng kích hoạt sự tăng trưởng của PEPE — cá voi đã “tham gia tích cực vào quá trình phát triển của nó”.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiền điện tử và lĩnh vực memecoin nói riêng về giá cả và khối lượng giao dịch là do Bitcoin tăng vọt trên mức 30.000 đô la sau khi một số công ty lớn ở Phố Wall, bao gồm cả Fidelity, ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử của riêng họ. Bên cạnh đó, một số công ty tài chính lớn, bao gồm BlackRock và Invesco, đã nộp đơn xin phê duyệt theo quy định để triển khai Bitcoin ETF giao ngay.
PEPE đã chứng kiến sự tăng giá theo cấp số nhân một tháng sau khi ra mắt vào cuối tháng 4 năm 2023. Nó nhanh chóng tăng cao hơn trong bảng xếp hạng vốn hóa thị trường, đảm bảo vị trí trong top 100. Mặc dù giá giảm sau đó, nhưng PEPE đã chứng kiến sự trở lại đáng ngạc nhiên với đợt tăng giá gần đây nhất. Token đã tăng vọt trong bảng xếp hạng tiền điện tử, đứng ở vị trí thứ 65 với vốn hóa thị trường là 662 triệu đô la.
Joseph Charom, trưởng bộ phận đối tác hệ sinh thái chiến lược tại BlackRock, đã làm sáng tỏ một rào cản lớn ngăn cản giới tổ chức chấp nhận hoàn toàn DeFi. Phát biểu tại State of Crypto Summit ở New York, Charom nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác minh danh tính đối với những người chơi tổ chức khi tham gia vào các giao dịch song phương trong không gian DeFi.
Là công ty quản lý tài sản lớn nhất ở Hoa Kỳ, sự quan tâm của BlackRock đối với DeFi là rất lớn. Charom chỉ ra rằng đối với các nhà đầu tư tổ chức như BlackRock, mối quan tâm chính là biết rõ các đối tác mà họ đang giao dịch, vì nếu không, có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Thật không may, việc thiếu cơ sở hạ tầng cho danh tính kỹ thuật số hiện tại là một trở ngại đáng kể đối với các nhà đầu tư tổ chức muốn tham gia vào lĩnh vực DeFi.
Từ góc độ chống rửa tiền và xác minh danh tính khách hàng (KYC), Charom nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu rõ những người chơi trong nhóm DeFi. Trong khi thừa nhận những lợi ích tiềm năng của DeFi, ông bày tỏ sự hoài nghi về một giải pháp tức thời cho thách thức nhận dạng kỹ thuật số. Tuy nhiên, Charom nhấn mạnh vai trò quan trọng của token hóa trong việc định hình hệ sinh thái về lâu dài, khẳng định rằng sự hợp tác với các thực thể đáng tin cậy và thiết lập cơ sở hạ tầng mạnh mẽ là rất quan trọng.
Sự quan tâm của BlackRock đối với tiền điện tử và công nghệ blockchain đã được thể hiện rõ ràng từ năm ngoái. Vào tháng 3, CEO Larry Fink đã nhận ra tầm quan trọng của thanh toán kỹ thuật số toàn cầu và tuyên bố ý định khám phá các loại tiền kỹ thuật số và stablecoin để đáp ứng sự quan tâm ngày càng tăng của khách hàng. BlackRock sau đó đã đầu tư vào Circle, công ty phát hành stablecoin USDC và tham gia hợp tác với sàn giao dịch Coinbase, cung cấp dịch vụ giao dịch, lưu ký và dữ liệu thị trường Bitcoin cho khách hàng của mình.
Ethereum đã đạt được một cột mốc quan trọng khác, với hơn 23,1 triệu ETH được stake.
Staking là quá trình khóa tiền điện tử trong blockchain POS để góp phần bảo mật mạng và kiếm phần thưởng.
Tương tự như gửi tiền mặt vào các tài khoản lãi suất cao tại các ngân hàng lớn, staking cho phép hodler token kiếm thu nhập thụ động từ tài sản của họ mà không phải bán hoặc giao dịch chúng.
Càng nhiều người tham gia, blockchain càng trở nên an toàn hơn.
Vào tháng 11 năm 2021, khi giá ETH đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4.400 đô la, chỉ có 8,2 triệu ETH được stake — tương đương khoảng 15 tỷ đô la — bị khóa trong mạng.
Hiện tại, với ETH có giá 1.882 đô la, hơn 43 tỷ đô la đang được sử dụng để bảo mật mạng.
Mặc dù các trình xác thực đã có cơ hội stake ETH kể từ Ethereum Merge diễn ra vào tháng 9 năm ngoái, nhưng hoạt động staking chỉ trở nên phổ biến sau nâng cấp Shapella, cho phép rút ETH đã stake.
Sau nâng cấp Shanghai, đã có dòng ETH ròng 3,8 triệu token được stake (7,1 tỷ đô la), cho thấy rằng sự quan tâm đến blockchain Ethereum vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại.
Tổng nguồn cung ETH đang lưu hành hiện ở mức 120,2 triệu ETH và số token đã stake chiếm khoảng 19,4% tổng số ETH on-chain. Điều đó tương đương với khoảng 6,4% vốn hóa thị trường của Bitcoin được stake hoàn toàn trên Ethereum.
Trên thực tế, staking đang trở nên phổ biến đến lượng ETH được stake trên Ethereum gần như sắp vượt qua tổng lượng ether được lưu giữ trên tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử.
Mối quan tâm ngày càng tăng đối với Ethereum staking là một dấu hiệu tích cực cho mạng và chỉ ra rằng hodler ETH đang rời xa các thực thể tập trung và chuyển sang các không gian phi tập trung hơn.
Các trader tập trung vào hiệu suất trung hạn của altcoin thường cố gắng xác định các câu chuyện cường điệu chính thống trong khoảng thời gian cụ thể và tập hợp một số “chủ đề”. Và đây chính là chiến lược hoạt động trong 3 tháng qua.
Bitcoin và Ethereum vượt trội so với mọi xu hướng của năm 2023
Một danh mục đầu tư giả định chỉ bao gồm Bitcoin và ETH (hai loại tiền điện tử lớn nhất và được giao dịch nhiều nhất) hoạt động tốt hơn tất cả các “rổ” dựa trên những câu chuyện chính thống phổ biến vào năm 2023. Một nhà nghiên cứu tiền điện tử đã công bố tính toán sau đây trên Twitter:
Đáng ngạc nhiên, cách kết hợp đơn giản nhất các loại tiền điện tử lớn nhất sẽ mang lại lợi nhuận trên mọi khung thời gian — từ 24 giờ đến 90 ngày. Tất cả các nhóm chỉ mới đi vào “vùng xanh” trong 7 ngày qua.
Trong khung thời gian 2 hoặc 3 tháng, tất cả đều ghi nhận những khoản lỗ hai con số đau đớn. Các hệ sinh thái của Arbitrum (ARB), Optimism (OP) và Fantom (FTM), cùng với “new coins” (các coin mới như CANTO, BLUR và SUI) chịu thiệt hại nặng nề nhất khi chúng gần như mất 50% số liệu vốn hóa.
Rổ Bitcoin và ETH mang lại cho chủ sở hữu 3,6% lợi nhuận nếu họ không bán trong 90 ngày qua.
Optimism (OP), BTCFi phục hồi hàng đầu
Tuy nhiên, một số nhóm hoạt động kém nhất trong bảng xếp hạng này đang dẫn đầu quá trình phục hồi. Chẳng hạn, trong 7 ngày qua, khi thị trường tiền kỹ thuật số bắt đầu tăng trở lại, hệ sinh thái Optimism (OP) cũng như các coin DeFi có liên quan đến Bitcoin đạt được mức tăng hai chữ số.
Trong khi đó, một số phân khúc như các coin của Solana, Cosmos và tài sản gốc của dự án DeFi blue-chip đang bị tụt lại so với đà phục hồi của thị trường.
Như đã đề cập trước đây, thị trường tử bắt đầu tăng mạnh trong bối cảnh các công ty quản lý tài sản lớn nhất thông báo về hồ sơ đăng ký quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin (ETF). Trong những ngày gần đây, BlackRock, Fidelity và Invesco là những cái tên tiêu biểu theo xu hướng này.
Hiện tại, Bitcoin đang cố gắng duy trì trên mức quan trọng 30.000 đô la tại các nền tảng giao dịch giao ngay lớn.
Binance vốn đã gặp nhiều áp lực về quy định tại một số khu vực trên thế giới. Dẫu vậy, mọi việc đang trở nên trầm trọng hơn tại Brazil, nơi nhà lập pháp Alfredo Gaspar đã chính thức yêu cầu Quốc hội buộc Tổng giám đốc của Binance tại Brazil – Guilherme Haddad Nazar – phải tham gia thẩm vấn.
Trong một yêu cầu chính thức gửi tới Ủy ban điều tra về các kế hoạch kim tự tháp của Nghị viện, Gaspar đã kêu gọi ủy ban triệu tập ông Nazar để “cung cấp thông tin làm rõ về hoạt động của công ty trong quản lý tiền điện tử… và khả năng hợp tác với các công ty quốc gia liên quan đến các dịch vụ tài chính liên quan đến tiền điện tử”.
Gaspar đã trích dẫn vụ kiện dân sự của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chống lại Binance Holdings, Ltd. và các chi nhánh của nó vì một số cáo buộc vi phạm luật chứng khoán. Ông cũng trích dẫn quyết định của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Brazil (CVM) về việc mở lại thủ tục hành chính chống lại Binance và đại diện Brazil của nó, B Fintech, trong khi một tòa án ở São Paulo đã đóng băng 500.000 Real Brazil (tiền tệ Brazil) từ Binance do nghi ngờ vận hành một kế hoạch kim tự tháp.
Gaspar cũng lưu ý rằng Binance hoặc một trong những chi nhánh của nó đã phải đối mặt với các yêu cầu tương tự ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và Vương quốc Anh:
“Một điểm chung trong những trường hợp này là công ty không tuân thủ các quy định địa phương”.
Khi các nhà chức trách gia tăng áp lực, Binance đã bắt đầu rút khỏi các thị trường có vẻ kém khả thi hơn trước hành động thực thi: Tại Vương quốc Anh, họ đã rút đơn đăng ký FCA vào ngày 19 tháng 6. Trước đó, vào ngày 15 tháng 6, nó đã ngừng hoạt động hoạt động hoàn toàn ở Hà Lan sau khi không đảm bảo được giấy phép VASP.
Binance.US giải quyết việc rút USD bị trì hoãn
Trong một email gửi cho khách hàng vào ngày 22 tháng 6, Binance.US cho biết đã giải quyết gần như tất cả các giao dịch rút USD bị trì hoãn. Họ cho biết đã làm việc với các đối tác ngân hàng của mình để kích hoạt lại việc rút USD, nhưng cũng đề xuất tùy chọn này sẽ sớm bị xóa một lần nữa.
“Mặc dù tính năng rút USD vẫn hoạt động đầy đủ trên nền tảng ngày hôm nay, nhưng chúng tôi hy vọng các đối tác ngân hàng của mình sẽ ngừng dịch vụ đó trong tương lai gần”.
Mặc dù đang tìm kiếm các đối tác ngân hàng mới, Binance.US đề xuất rằng người dùng nên chuyển đổi USD sang stablecoin và đưa ra cảnh báo người dùng rằng có thể tự động chuyển đổi số dư USD của họ sang stablecoin Tether (USDT) vào một ngày sau đó.
Ngoài ra, Binance.US hy vọng hầu hết các yêu cầu rút tiền bằng USD sẽ được hoàn thành sau năm ngày làm việc hoặc ít hơn như thường lệ. Nó đã hướng dẫn những người dùng trước đây đã gửi yêu cầu rút tiền không thành công để gửi lại các yêu cầu.
Vào ngày 5 tháng 6, Binance.US và các công ty liên quan đã bị SEC kiện. Sau đó, SEC đã yêu cầu tòa án đóng băng các quỹ của Binance.US.
Mặc dù SEC và Binance cuối cùng đã đạt được thỏa thuận, nhưng các đối tác ngân hàng đã từ chối phục vụ Binance.US trước khi có thỏa thuận đó.
Mặc dù Binance.US một lần nữa xử lý việc rút USD trong một thời gian ngắn, nhưng trang trạng thái của nền tảng cho thấy rằng tiền gửi USD vẫn bị tạm dừng.