Tin tức các loại Tiền mã hóa, Tiền điện tử cập nhật nhanh nhất, mới nhất và chính xác nhất. Xem nhanh những biến động của thị trường của Bitcoin, Altcoin, Top Coin, Ethereum, Ripple, Binance…
Thông tin các chủ đề hot: DeFi(Tài chính phi tập trung), GameFi(Trò chơi tài chính), NFT(Non-fungible token). Bên cạnh Metaverse (Vũ trụ ảo blockchain), Hệ sinh thái (Ethereum, Solana, Cardano…) và Công nghệ Blockchain.
TienMaHoa liên tục cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Tiền mã hoá tại Việt Nam và trên Thế giới. Qua đó độc giả có được cái nhìn tổng quát về sự thay đổi các đồng tiền.
Theo tweet chính thức, Litecoin vừa triển khai halving thành công, một sự kiện được lên lịch diễn ra khoảng 4 năm một lần. Theo đó, phần thưởng cho thợ đào giảm từ 12,5 LTC xuống 6,25 LTC. Sự kiện liền kề trước đó là vào tháng 8/2019.
Cứ sau bốn năm hoặc mỗi 840.000 khối được khai thác, code của Litecoin sẽ giảm một nửa phần thưởng cho thợ đào, do đó về mặt lý thuyết làm tăng thêm độ khó và LTC trở nên có giá trị hơn. Quá trình này được thiết lập tiếp tục cho đến khoảng năm 2142, khi tổng nguồn cung Litecoin đạt 84.000.000 LTC.
Litecoin đặt ra giới hạn nguồn cung nhằm mô phỏng sự khan hiếm của hàng hóa như vàng. Cách tiếp cận này hoàn toàn trái ngược với các loại tiền tệ fiat truyền thống, vì chính phủ có thể tự do in tiền, dễ gây lạm phát.
Trong thời gian diễn ra các sự kiện halving trước đó, giá LTC đã có những chuyển động đáng chú ý, đạt đến đỉnh trước sự kiện và ổn định sau đó. Vào thứ 3, giá của Litecoin được báo cáo ở mức 93,1 đô la, với mức cao gần đây là 113 đô la vào ngày 3/7, theo CoinGecko.
Tại thời điểm viết bài, LTC có giá 88,46 đô la, giảm 4,6% trong ngày.
Nguồn: Tradingview
Halving chắc chắn sẽ tác động đến thợ đào vì lợi nhuận của họ gắn liền trực tiếp với phần thưởng block. Bên cạnh Litecoin, quá trình này cũng có thể ảnh hưởng đến các loại tiền điện tử khác, đặc biệt là do mối quan hệ khai thác kép độc đáo của Litecoin với Dogecoin.
Binance Research đã nghiên cứu mối quan hệ hợp tác khai thác giữa Litecoin và Dogecoin, nói rằng “Kể từ khi Dogecoin chuyển sang AuxPoW vào năm 2014, hashrate của Dogecoin thể hiện mối tương quan cực kỳ mạnh mẽ và tích cực (0,95) với hashrate của Litecoin.
“Do phần thưởng khai thác block giảm một nửa cứ sau 4 năm đối với cả Litecoin và Bitcoin, khai thác hợp nhất có thể trở thành giải pháp để duy trì bảo mật mạng trong thời gian dài vì các loại tiền điện tử mới hơn có phần thưởng block cao hơn, có thể được khai thác hợp nhất trong cùng một pool”.
Bộ Nội vụ Kenya, sau khi nhận được sự chấp thuận của Bộ trưởng Kithure Kindiki, đã chia sẻ một bức thư trên Facebook thông báo về việc đình chỉ ngay lập tức các hoạt động của Worldcoin trong nước. Quyết định này được đưa ra khi chính phủ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các phương pháp nhận dạng công dân của dự án tiền kỹ thuật số, liên quan đến việc thu thập dữ liệu cá nhân thông qua quét mống mắt. Chính phủ cũng đã cảnh báo chống lại bất kỳ tổ chức tương tự nào khác cho đến khi họ có thể yên tâm rằng những tổ chức này không gây hại cho công chúng.
Thông tin này đã giáng một đòn mạnh vào dự án đang được nhắc đến nhiều của nhà sáng lập ChatGPT. Nairobi, thủ đô của quốc gia Đông Phi, là thị trường trọng điểm của Worldcoin, với 250.000 lượt đăng ký ấn tượng vào tháng 12 năm ngoái.
Worldcoin, một sáng kiến tiền kỹ thuật số được phát triển bởi startup Tools for Humanity, đã được công bố vào ngày 24 tháng 7 và có trụ sở chính tại San Francisco (Mỹ) và Berlin (Đức). Trong giai đoạn thử nghiệm, dự án đã thu hút được hơn 2 triệu người dùng.
Dự án hoạt động bằng cách xác thực thông tin cá nhân của người dùng thông qua quét võng mạc bằng thiết bị Orb, thường được gọi là “quả cầu ma thuật”. Đổi lại, người dùng nhận được ID nhận dạng và một phần WLD – token gốc của dự án – miễn phí. Điều đáng chú ý là Worldcoin hiện đang tăng cường sản xuất Orb để mở rộng cơ sở người dùng trên toàn thế giới. Một số cuộc phỏng vấn nhanh ở những khu vực mà cộng đồng đã xếp hàng để “bán” dữ liệu cho thấy sự nhiệt tình, với một người hào hứng nói: “Tại sao không nhận 80 đô la miễn phí?”
Mặc dù ý tưởng này nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng Worldcoin đang phải đối mặt với sự hoài nghi từ các cơ quan quản lý ở một số quốc gia. Trước Kenya, dự án đã bị chính phủ Đức, Pháp và Vương quốc Anh điều tra. Theo Trung tâm thông tin bảo mật điện tử ở Hoa Kỳ, việc thu thập dữ liệu người dùng của Worldcoin là một “cơn ác mộng tiềm ẩn”. Ngay cả đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin cũng đã đưa ra cảnh báo về dự án.
Tin tức về lệnh cấm Worldcoin ở Kenya đã gây ra sự thất vọng lan rộng trong nhiều người. Việc đình chỉ hoạt động của dự án đã khiến những người ủng hộ ở Kenya thất vọng và tò mò về tương lai của sáng kiến tiền kỹ thuật số sáng tạo này ở đất nước họ.
Chỉ còn chưa đầy 4 giờ nữa cho đến khi halving Litecoin dự kiến diễn ra vào lúc 23:34 (theo giờ Việt Nam). Theo dữ liệu từ CoinWarz, hashrate của LTC đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.
Vào thời điểm viết bài, hashrate của mạng ở mức 786,50 TH/s. Khi hashrate của blockchain tăng lên, điều đó có nghĩa là mạng an toàn, ổn định hơn và các tác nhân độc hại khó xâm nhập hơn.
Sau khi halving được triển khai, phần thưởng block của thợ đào dự kiến sẽ giảm từ 12,5 LTC hiện tại xuống 6,25 LTC.
Với việc cắt giảm nguồn cung thông qua sự kiện halving và dự kiến nhu cầu sẽ tăng, nhà sáng lập Litecoin Charlie Lee tin rằng giá LTC sẽ tăng.
“Nếu cung bị giảm một nửa và nhu cầu vẫn giữ nguyên, thì giá sẽ tăng lên”.
LTC có kế hoạch khác
Tuy nhiên, cho đến lúc này vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn về việc liệu sự kiện halving có tác động tích cực đến giá của LTC hay không. Một số nhà đầu tư cho rằng thông tin về halving sắp tới rất phổ biến. Do đó, nó đã được định giá.
Điều này có nghĩa là các trader và nhà đầu tư hiện tại trên thị trường đã biết phần thưởng block sẽ bị giảm và có những động thái tương ứng. Do đó, sự kiện halving có thể không nhất thiết dẫn đến tăng giá ngay lập tức.
Một nhóm nhà đầu tư khác có chung quan điểm lạc quan với Lee. Họ cho rằng vì sự kiện này sẽ dẫn đến giảm nguồn cung LTC, nếu nhu cầu tăng hoặc duy trì ổn định, giá trị của có thể tăng lên. Điều này là do sẽ có ít LTC hơn để mua, do đó giá tăng.
Vào thời điểm viết bài, coin này được giao dịch ở mức 91,29 đô la. Bất chấp nhiều dự đoán về sự kiện halving sắp tới trong tháng qua, biểu đồ giá không nhận được bất kỳ phản ứng tích cực nào. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, LTC đã giảm hơn 16% trong 30 ngày qua.
Nguồn: CoinMarketCap
Đánh giá hoạt động on-chain cho thấy hoạt động của mạng suy giảm trong khoảng thời gian 1 tháng. Theo dữ liệu từ Santiment, số lượng địa chỉ hoạt động hàng ngày giao dịch LTC có xu hướng giảm. Trên đường trung bình động 30 ngày, con số này thấp hơn 27%.
Mặc dù nhiều người kỳ vọng nhu cầu về LTC sẽ tăng lên khi sự kiện halving đang đến gần, nhưng dữ liệu on-chain cho thấy điều này có thể không xảy ra do số lượng giao dịch tiếp tục giảm. Theo Santiment, số lượng giao dịch liên quan đến LTC giảm 36% trong tháng trước.
Nguồn: Santiment
Cuối cùng, LTC vẫn bị định giá thấp tại thời điểm viết bài với tỷ lệ Giá trị thị trường trên Giá trị hợp lý (MVRV) là 0,511%. Điều này chỉ ra nếu tất cả holder bán coin ở mức giá hiện tại, họ chắc chắn sẽ kiếm được ít hơn 1% lợi nhuận.
Nguồn: Santiment
LTC bị bán tháo
Theo Santiment, có vẻ tài sản kỹ thuật số này sẽ rơi vào tình huống “mua tin đồn, bán sự thật” cổ điển. Hiện tượng thị trường này thường gặp khi dự đoán về một sự kiện dẫn đến giá tăng đột biến nhưng thực tế giảm mạnh lúc diễn ra.
Tỷ lệ thống trị xã hội của Litecoin tăng đột biến một cách dễ hiểu, khi nhiều bên liên quan có dấu hiệu hoảng loạn trong quá trình đếm ngược đến halving tiếp theo. Đối với nhiều người, chịu đựng biến động hiện tại của LTC là một nỗ lực đầy thách thức.
Nguồn: Santiment
Từ góc độ định giá, LTC đã mất khoảng 5% giá trị và có khả năng giảm thêm. Hoạt động bán ra rõ ràng đang tăng, gây thêm áp lực giảm giá.
Một thời điểm quan trọng đã xảy ra khi LTC giảm dưới Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 50 ngày, một mức hỗ trợ quan trọng. Lần giảm này có khả năng mở đường đến EMA 200 ngày. Nếu dự đoán thành hiện thực, có thể dẫn đến ranh giới dưới của kênh giá giảm dần ở mức khoảng 66 đô la.
Nguồn: TradingView
Kịch bản như vậy sẽ gây trở ngại đáng kể cho Litecoin, đặc biệt là trong bối cảnh tâm lý lạc quan gần đây xoay quanh halving sắp tới. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là trong thế giới đầy biến động của tiền điện tử, biến động giá mạnh không phải là hiếm và các khoản lỗ ngắn hạn không nhất thiết biểu thị xu hướng dài hạn.
Các nhà đầu tư và những người theo dõi thị trường nên theo dõi chặt chẽ diễn biến trong những giờ tới. Khi sự kiện halving Litecoin diễn ra, thị trường sẽ tiết lộ liệu đó có thực sự là sự kiện “mua tin đồn, bán sự thật” hay Litecoin có thể đi ngược xu hướng và giữ vững mức tăng gần đây hay không. Như mọi khi, kiên nhẫn trong thị trường tiền điện tử là điều tối quan trọng.
Sau khi bị mắc kẹt trong khoảng từ 31.500 đến 29.500 đô la hơn 1 tháng nay, Bitcoin đã giảm dưới phạm vi giá trên do thiếu các yếu tố kích thích tích cực. Tuy nhiên, các số liệu on-chain khung thời gian cao hơn tiếp tục báo hiệu thị trường bò.
Trên thực tế, phiên bản mới nhất của Bitfinex Alpha cho biết có thể chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của thị trường tăng giá.
Bắt đầu thị trường tăng giá mới
Theo báo cáo, bất chấp suy thoái, giá thị trường hiện tại của Bitcoin vẫn cao hơn giá trị hợp lý 20.361 đô la. Bitfinex giải thích điều này về cơ bản có nghĩa là những người tham gia thị trường đang có lời nên nhiều khả năng tiếp tục giữ vị thế của họ. Xét tổng thể, holder dài hạn có lời kể từ đầu năm.
Nguồn: Tradingview
Khi Bitcoin lấy lại vị trí trên giá trị hợp lý sau một thời gian dài ở dưới mức đó, điều này thường báo hiệu khởi đầu thị trường tăng giá mới. Báo cáo nói thêm rằng tương quan giữa phục hồi giá của tiền điện tử hàng đầu và khởi đầu thị trường bò là “xu hướng đáng chú ý” theo hiệu suất lịch sử của nó.
Hơn nữa, xu hướng tạo ví Bitcoin mới xuất hiện khi Đường trung bình động đơn giản (SMA) 30 ngày vượt qua đường SMA 365 ngày vào tháng 11. Ví mới được tạo nhiều hơn thường trùng với hoặc trước khi bắt đầu thị trường bò, báo hiệu sớm có chuyển động giá tích cực tiềm năng.
Thị trường Bitcoin nhận được nhiều lợi nhuận hơn thua lỗ cho thấy điều kiện thị trường thuận lợi cho người bán. Đây là một dấu hiệu khác củng cố luận điểm lạc quan.
Thị trường phái sinh tiếp tục chiếm ưu thế
Biến động giá mới nhất làm tăng nhẹ biến động, nhưng không có thay đổi đáng kể nào trong dòng lệnh và hành vi quyền chọn từ người mua, người bán.
Báo cáo Bitfinex Alpha nhận thấy giá không chỉ breakdown phạm vi giao dịch nói trên mà nỗ lực quay trở lại bên trong đó cũng bị từ chối vào ngày 26/7. Các trader kỹ thuật có thể coi đây là một dấu hiệu giảm giá. Tuy nhiên, cần xem xét các yếu tố khác trong cùng bối cảnh trước khi đưa ra kết luận.
Các chỉ số cơ bản dài hạn không thay đổi, vì không có nhiều hành vi trên thị trường phái sinh. Sau khi Bitcoin breakdown phạm vi, hợp đồng mở tăng 7,5% lên mức cao cục bộ mới. Mặt khác, funding vẫn dương, ủng hộ Short.
Động thái phá vỡ phạm vi không quá mạnh nên thanh lý ít hơn đáng kể so với các đợt thanh lý điển hình của Bitcoin hoặc các lần phá vỡ sâu trước đó trong phạm vi này.
Hơn nữa, Cumulative Volume Delta (CVD) âm trong quá trình tăng tốc cho thấy người bán có nhiều hành động hơn trong bối cảnh nhu cầu thấp. Xu hướng như vậy thể hiện mức độ biến động thấp của giá Bitcoin khi tâm lý người mua/người bán không thay đổi và giá tiếp tục bị thị trường phái sinh chi phối ngày càng nhiều.
Thị trường NFT đã hoạt động sôi nổi trong năm qua, với doanh số bán hàng hấp dẫn và khối lượng giao dịch tăng vọt. Tuy nhiên, các số liệu mới nhất từ thị trường Ethereum NFT đã vẽ nên một bức tranh khác cho tháng 7.
Theo dữ liệu từ Dune Analytics, tổng khối lượng giao dịch thị trường Ethereum NFT trong tháng 7 giảm mạnh xuống còn 568 triệu ETH, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2022.
Sự sụt giảm về khối lượng giao dịch không phải là dấu hiệu đáng lo ngại duy nhất đối với hệ sinh thái Ethereum NFT. Số lượng địa chỉ duy nhất liên quan đến các giao dịch Ethereum NFT cũng giảm đáng kể, chạm mức thấp nhất trong hai năm với chỉ 107.000 địa chỉ vào tháng Bảy, phản ánh sự sụt giảm đáng kể về mức độ tham gia của những người đam mê và nhà sưu tập NFT so với hoạt động cao điểm từng thấy trong quá khứ.
Nguồn: Dune Analytics
Phân tích sâu hơn về dữ liệu cho thấy OpenSea, một trong những thị trường NFT hàng đầu trên blockchain Ethereum, đã bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự sụt giảm. Số lượng địa chỉ độc lập thực hiện giao dịch trên OpenSea vào tháng 7 đã giảm xuống còn 64.600, đánh dấu mức thấp mới trong hai năm qua, ngoại trừ OpenSea Pro.
OpenSea, được biết đến với việc lưu trữ nhiều loại NFT, bao gồm nghệ thuật kỹ thuật số, bất động sản ảo và vật phẩm trong game, đã là một người chơi quan trọng trong không gian NFT. Sự suy giảm hoạt động của người dùng trên nền tảng báo hiệu những thách thức tiềm ẩn đối với thị trường NFT rộng lớn hơn. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải xem xét các yếu tố khác nhau có thể góp phần vào sự suy giảm trước khi đưa ra kết luận về sức khỏe tổng thể của hệ sinh thái NFT.
Một số lý do tiềm năng có thể đã ảnh hưởng đến số liệu tháng 7. Thứ nhất, thị trường tiền điện tử rộng lớn hơn có thể đã trải qua những biến động trong giai đoạn này, gây ra sự không chắc chắn giữa các nhà đầu tư và nhà sưu tập. Vì Ethereum đóng vai trò là blockchain chính cho hầu hết các giao dịch NFT, bất kỳ sự biến động nào về giá trị của nó đều có thể có tác động dây chuyền đối với các hoạt động của NFT.
Ngoài ra, sự chú ý ngày càng tăng và việc áp dụng các nền tảng blockchain khác có thể đã thu hút một số người dùng khỏi các NFT dựa trên Ethereum. Các nền tảng cạnh tranh như Binance Smart Chain và Flow đã và đang đạt được sức hút và có thể lôi kéo người dùng bằng phí giao dịch thấp hơn và thời gian xử lý nhanh hơn.
Không gian NFT cũng đã chứng kiến nhiều tranh cãi, với những lo ngại về tác động môi trường do quá trình khai thác sử dụng nhiều năng lượng của một số mạng blockchain, bao gồm cả Ethereum. Nhận thức về môi trường này có thể đã khiến một số nhà sưu tập đánh giá lại sự tham gia của họ vào thị trường NFT hoặc tìm kiếm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn.
Bất chấp sự sụt giảm được quan sát thấy vào tháng 7, điều đáng chú ý là thị trường NFT đã thể hiện khả năng phục hồi trong quá khứ, phục hồi sau những đợt sụt giảm tương tự. Hơn nữa, tiềm năng dài hạn của NFT trong việc cách mạng hóa các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm nghệ thuật, game và đồ sưu tầm, vẫn là động lực quan trọng để tiếp tục quan tâm và đổi mới trong lĩnh vực này.
Charles Hoskinson, nhà sáng lập Cardano, gần đây đã nhấn mạnh lợi thế tài chính của Cardano so với Ethereum khi nói đến chi phí giao dịch.
Ông trùm tiền điện tử đã chỉ ra một tweet tuyên bố một giao dịch gồm 56 tài sản trên mạng Cardano chỉ có giá 0,14 đô la, một khoản phí siêu thấp mà ông tuyên bố Ethereum không bao giờ có thể sánh được.
Trong tweet, ông gợi ý rằng chi phí thấp hơn có thể là do các tính năng độc đáo của kiến trúc blockchain Cardano bao gồm UTXO mở rộng (Eutxo), tài sản gốc và ngôn ngữ hợp đồng thông minh Plutus của nó.
UTXO mở rộng đề cập đến mô hình sổ cái cơ bản của Cardano. Trong khi đó, Plutus là ngôn ngữ hợp đồng thông minh của nền tảng, cung cấp năng lượng cho các ứng dụng phi tập trung (DApps).
Các yếu tố này được thiết kế để đảm bảo các giao dịch an toàn và tiết kiệm chi phí, đây là chìa khóa cho tiện ích tổng thể và việc áp dụng mạng blockchain.
Chi phí giao dịch thấp hơn là điểm gây tranh cãi chính giữa Cardano và Ethereum khi mạng blockchain lớn thứ hai đã vấp phải sự chỉ trích vì phí giao dịch cao, đặc biệt là trong thời gian tắc nghẽn mạng.
Cardano, được gọi là “Ethereum của Nhật Bản”, đang hướng tới việc cung cấp một blockchain dễ tiếp cận hơn, giá cả phải chăng và không cần cho phép.
Nhận xét của Hoskinson phù hợp với những lời chỉ trích trước đây của ông về Ethereum, trong đó đáng chú ý là ông đã thách thức cơ chế staking của blockchain mà ông từng là đồng sáng lập.
Ông được biết đến tạo ra sự tương phản trong cách tiếp cận của hai nền tảng, cho thấy rằng giao thức PoS của Cardano được thiết kế hiệu quả hơn, góp phần tạo nên sự vượt trội của nó so với Ethereum.
Trong một loạt các nhận xét quan trọng, Hoskinson cũng đã mô tả Ethereum là “một dự án tai hại” và cho rằng nó có thể trở nên lỗi thời.
Hoa Kỳ gần đây là trung tâm của sự chú ý về điều kiện kinh tế cũng như quan hệ đối ngoại. Mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc dường như đã tệ đến mức các nhà chức trách đang truy lùng công ty có liên quan ở chính nước họ. Trong đó, BlackRock là ví dụ nổi bật nhất.
BlackRock bị điều tra
Cùng với nhà cung cấp chỉ số MSCI, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock sẽ bị chính quyền Hoa Kỳ điều tra. Theo Ủy ban Chọn Lọc Hạ viện Hoa Kỳ về Đảng Cộng sản Trung Quốc, cả hai công ty đã và đang đầu tư vào các công ty Trung Quốc bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen.
Các công ty Trung Quốc này có liên quan đến việc thúc đẩy sức mạnh quân sự của cường quốc châu Á. Theo Ủy ban Chọn Lọc Hạ viện Hoa Kỳ, BlackRock và MSCI góp phần thúc đẩy sự tiến bộ đó.
Vốn của Hoa Kỳ chảy vào các tổ chức trên sẽ gây nguy hiểm đối với an ninh quốc gia, là mối quan tâm của Ủy ban Chọn Lọc Hạ viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, BlackRock phủ nhận mọi hành vi sai trái:
“Giống như nhiều nhà quản lý tài sản toàn cầu, BlackRock cung cấp cho khách hàng nhiều chiến lược để đầu tư vào hoặc loại trừ Trung Quốc khỏi danh mục đầu tư của họ. Phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc của khách hàng là thông qua các quỹ chỉ số và chúng tôi là một trong 16 nhà quản lý tài sản hiện đang cung cấp các quỹ chỉ số của Hoa Kỳ đầu tư vào các công ty Trung Quốc”.
Công ty tuyên bố tất cả các khoản đầu tư vào Trung Quốc cũng như bất kỳ quốc gia nào khác đều tuân thủ mọi pháp luật hiện hành của chính phủ Hoa Kỳ.
Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới và chỉ một tranh chấp kinh tế cũng có thể gây hại cho cả hai quốc gia. Nhắc lại điều này, một phát ngôn viên từ đại sứ quán Trung Quốc cho biết:
“Việc mở rộng quá mức khái niệm an ninh quốc gia và chính trị hóa các vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư là đi ngược lại nguyên tắc kinh tế thị trường và quy tắc thương mại quốc tế”.
Tranh chấp ngày càng sâu sắc giữa hai cường quốc đang làm gia tăng tình trạng phi đô la hóa ở các nước phương Đông và châu Á, mở ra cơ hội cho các loại tiền tệ thay thế như tiền điện tử tiếp tục thống trị. Tiến triển này đã được phản ánh rõ ở Hoa Kỳ, khi BlackRock và nhiều công ty nộp đơn đăng ký quỹ hoán đổi danh mục Bitcoin (ETF) giao ngay gần đây.
Sau một số bất đồng ban đầu, SEC Hoa Kỳ đã chấp nhận các đơn ETF, bổ sung chúng vào hồ sơ ghi chép của cơ quan quản lý.
Giá Lido DAO (LDO) theo xu hướng giảm kể từ giữa tháng 7 và có khả năng sẽ tiếp tục đi theo con đường đó. Mặc dù xu hướng giảm giá nói chung trên toàn thị trường là một trong những lý do thúc đẩy điều này, nhưng các nhà đầu tư cốt lõi không còn nhiệt tình như trước cũng là nguyên nhân quan trọng khác.
Giá Lido DAO có thể thấy thêm một số nến đỏ
Giao dịch ở mức 1,93 đô la, LDO gần đây đã trượt dưới ngưỡng hỗ trợ tâm lý 2 đô la sau khi giảm trong hai tuần liên tiếp. Trong quá trình này, giá cũng mất đi sự hỗ trợ của ba mức hỗ trợ quan trọng là đường trung bình động hàm mũ 50, 100 và 200 ngày (EMA).
Biểu đồ LDO1 ngày | Nguồn: Tradingview
Khi các EMA này trở thành kháng cự, sự hoài nghi của các nhà đầu tư tăng lên và do đó quyết định giảm lượng nắm giữ thay vì mua dip. Nhóm holder trung hạn (các nhà đầu tư nắm giữ trong hơn 1 tháng và dưới 1 năm) đã bán một số nguồn cung của họ trong 20 ngày qua.
Từ nắm giữ 430 triệu đến nay chỉ còn 380 triệu LDO, các nhà đầu tư này đã giảm 50 triệu coin, chiếm 5% tổng nguồn cung lưu hành. Quyết định giảm LDO cho thấy họ đang trở nên bi quan hơn. Điều này cũng được phản ánh qua hoạt động của họ trong vài ngày qua.
Nguồn cung của holderLDO | Nguồn: IntoTheBlock
Vận tốc của các token LDO bắt đầu giảm vào đầu tháng 7 và gần đây đã chạm mức thấp nhất trong hai tháng. Vận tốc là thước đo tốc độ mà các token LDO đổi chủ, tức là di chuyển giữa các địa chỉ. Tốc độ cao là dấu hiệu của một mạng đang hoạt động lành mạnh, còn tốc độ giảm dần thường cho thấy gia tăng tâm lý sợ hãi hoặc xu hướng giảm giá.
Vận tốc của LDO | Nguồn: Santiment
Đây chính là điều đang xảy ra với những người nắm giữ LDO, vì họ quyết định rút lui và chờ đợi xu hướng giảm giá qua đi. Vì vậy, khả năng phục hồi giá Lido DAO sẽ mất nhiều thời gian hơn do thiếu sự hỗ trợ vững chắc từ các nhà đầu tư.
Công ty thanh toán blockchain Ripple Labs Inc đã công bố báo cáo hiệu suất quý 2 cho thấy tổng số XRP công ty đang giữ trong kho bạc của mình.
Như công ty đã tiết lộ, quyền sở hữu XRP của họ thuộc hai loại chính, bao gồm XRP trong escrow và những loại mà công ty hiện đang nắm giữ với tư cách là một công ty (firm).
Tính đến cuối quý hai vào tháng 6, Ripple cho biết tổng số XRP trong escrow trên sổ cái được chốt ở mức 41.900.000.005 trong khi tổng số XRP mà công ty nắm giữ tại thời điểm đó được chốt ở mức 5.551.119.094. Trong khi đó, số XRP trong escrow tính đến cuối quý 1 vào tháng 3, ở mức 42.800.000.013.
Sự khác biệt được tạo ra bởi hơn 1 tỷ token XRP mà nó đã phát hành từ escrow trong quý đó. Tuy nhiên, công ty đã tăng tổng số XRP nắm giữ khi số liệu quý 2 tăng nhẹ so với 5.506.585.918 mà công ty cho biết họ nắm giữ vào cuối quý 1.
Số XRP trong escrow theo một lịch trình cố định sẽ được phát hành trong 42 tháng tới khi nó tìm cách tăng cường hoạt động trên XRPL và các lĩnh vực hoạt động khác.
Ngoài tính minh bạch liên quan đến việc nắm giữ XRP của mình, Ripple cũng vạch trần một số quan niệm sai lầm trong cộng đồng liên quan đến phán quyết XRP gần đây của Thẩm phán Analisa Torres.
Theo Ripple, phán quyết cho thấy bản thân XRP không phải là chứng khoán, một lập trường mà họ lưu ý rằng nó đã duy trì kể từ khi bắt đầu vụ kiện cho đến nay. Công ty lưu ý rằng phán quyết đáng chú ý đã tạo tiền lệ cho ngành công nghiệp tiền điện tử. Công ty làm rõ rằng phán quyết của XRP bảo vệ mọi loại nhà đầu tư liên quan đến Ripple Labs, bao gồm cả nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức.
Phân tích giá XRP
Vào ngày 1 tháng 8, giá XRP lần đầu tiên giảm xuống dưới 0,68 đô la kể từ chiến thắng đình đám trước SEC vào giữa tháng Bảy. Phân tích dữ liệu on-chain cho thấy các hodler dài hạn XRP đã bắt đầu bán tháo trên toàn mạng vào thứ Hai.
Sau chiến thắng được báo trước trong vụ kiện kéo dài chống lại SEC, giá XRP đã đạt mức cao nhất trong 1 năm là 0,84 đô la. Tuy nhiên, giá XRP dường như đã bị đình trệ quanh mức $0,7 trong những tuần gần đây. Dữ liệu on-chain cho thấy rằng các nhà đầu tư dài hạn của XRP đang ngày càng thiếu niềm tin rằng họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Liệu phe bò có đủ đạn để hấp thụ áp lực bán không?
Các nhà đầu tư dài hạn của XRP hiện đang tìm cách thoát
XRP đã chứng kiến áp lực bán mạnh mẽ từ những hodler dài hạn trong tuần này. Theo dữ liệu Age Consumed của Satniment, đợt bán tháo bắt đầu vào khoảng thứ Hai, ngày 31 tháng 7.
Như một dấu hiệu cho điều này, XRP Age Consumed đã tăng vọt từ 8,89 tỷ vào ngày 22 tháng 7 lên 94,71 tỷ vào ngày 28 tháng 7, nhanh chóng kích hoạt sự điều chỉnh giá 3% xuống dưới lãnh thổ 0,7 đô la.
Một lưu ý đáng quan tâm hơn, biểu đồ bên dưới cho thấy nó đã tăng vọt lên 231 tỷ và 437 tỷ tương ứng vào ngày 31 tháng 7 và ngày 1 tháng 8.
Nguồn: Santiment
Age Consumed đánh giá những thay đổi theo thời gian thực trong hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư dài hạn. Nó được tính bằng cách nhân số lượng token được giao dịch gần đây với số ngày kể từ lần cuối chúng được di chuyển.
Như đã quan sát ở trên, các đợt tăng đột biến liên tục trong Age Consumed có nghĩa là một số lượng lớn tiền bất động trong thời gian dài đã được chuyển đi trong vài ngày qua.
Nếu nó không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, điều này có khả năng kích hoạt một đợt thoái lui giá XRP kéo dài.
Khối lượng giao dịch đã giảm kể từ khi thắng kiện
Thứ hai, mạng XRP Ledger đã không thể duy trì hoạt động giao dịch cao mà nó đã chứng kiến sau chiến thắng một phần trong vụ kiện của SEC. Điều này càng khẳng định triển vọng giảm giá khi những hodler dài hạn bắt đầu thoát khỏi vị thế của họ.
Sau chiến thắng trong vụ kiện, các thanh màu đỏ trong biểu đồ bên dưới minh họa rằng các nhà đầu tư đã giao dịch 2,77 tỷ XRP vào ngày 13 tháng 7. Kể từ đó, hoạt động của mạng có xu hướng giảm, chỉ đạt 1,21 tỷ XRP vào cuối ngày 31 tháng 7.
Nguồn: Santiment
Khối lượng giao dịch ước tính mức nhu cầu thị trường hiện tại bằng cách theo dõi số lượng token mà các nhà đầu tư đã giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Như đã quan sát ở trên, hoạt động mạng của XRP đã giảm liên tục kể từ giữa tháng 7.
Và với áp lực bán gia tăng khi những hodler dài hạn thoát khỏi vị trí của họ, XRP có thể không thu hút đủ nhu cầu để duy trì mức giá cao hiện tại.
Dự đoán giá XRP: Hỗ trợ $0,65 là rất quan trọng
Nếu các hodler dài hạn XRP tiếp tục thoát khỏi vị trí của họ ở mức giá hiện tại, thì điều đó có thể xúc tác cho việc giảm giá kéo dài về 0,6 đô la. Tuy nhiên, XRP sẽ có hỗ trợ ban đầu quanh lãnh thổ 0,65 đô la
Dữ liệu MVRV (30d) cho thấy hầu hết các nhà đầu tư đã mua XRP trong 30 ngày qua hiện lỗ 1%. Họ có thể tiếp tục bán cho đến khi khoản lỗ của họ đạt 5%, khoảng 0,65 đô la.
Nhưng nếu mức hỗ trợ đó không giữ được, XRP có thể giảm xuống gần 0,6 đô la.
Nguồn: Santiment
Tuy nhiên, phe bò có thể lấy lại quyền kiểm soát nếu XRP có thể lật 0,75 đô la một lần nữa. Tuy nhiên, điều này khó xảy ra với mức độ hoạt động giao dịch hiện tại. Do đó, các nhà đầu tư có thể bắt đầu bán khi lợi nhuận của họ đạt 5%, khoảng 0,72 đô la.
Nhưng nếu kháng cự này bị đánh bại, XRP có thể lấy lại 0,75 đô la.