Chuyên mục lưu trữ: Tin tức

Tin tức các loại Tiền mã hóa, Tiền điện tử cập nhật nhanh nhất, mới nhất và chính xác nhất. Xem nhanh những biến động của thị trường của Bitcoin, Altcoin, Top Coin, Ethereum, Ripple, Binance…

Thông tin các chủ đề hot: DeFi(Tài chính phi tập trung), GameFi(Trò chơi tài chính), NFT(Non-fungible token). Bên cạnh Metaverse (Vũ trụ ảo blockchain), Hệ sinh thái (Ethereum, Solana, Cardano…) và Công nghệ Blockchain.

TienMaHoa liên tục cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Tiền mã hoá tại Việt Nam và trên Thế giới. Qua đó độc giả có được cái nhìn tổng quát về sự thay đổi các đồng tiền.

3 điều khiến phe gấu đặt cược vào thị trường giảm

Bitcoin đã chính thức thủng mốc 25,000 lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm nay mặc cho quyết định giữ nguyên lãi suất đến từ Fed. Phe “gấu” lại có thêm cơ sở để bám vào mỗi khi đặt lệnh trên thị trường.

Bitcoin lại giảm khi lãi suất ngừng tăng

Ngày 15/6, Fed đã tuyên bố ngừng tăng lãi suất như dự báo của đa số các chuyên gia và thị trường. Những tưởng đây sẽ là tin vui cho crypto, nhưng mấu chốt lại nằm ở biên bản cuộc họp và bài phát biểu của ông Jerome Powell – Chủ tịch SEC. Chỉ vỏn vẹn 30 phút sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed, giá Bitcoin đã giảm 4% từ 25,867 USD xuống còn 24.819 USD.  

Dù biến động này vẫn không phải lớn khi nhìn lại lịch sử những lần nâng lãi suất trước của Fed, nhưng đây có thể trở thành cơ sở để nhà đầu tư tin rằng Bitcoin khó về lại mốc 30,000 trong một vài tháng tới. 

Trong cuộc họp FOMC, Jerome Powell – Chủ tịch Fed nói rằng phạm vi 5 – 5.25% chỉ là điểm dừng tạm thời. Điều này như muốn ám chỉ, những kỳ họp tới có thể đe dọa sự phát triển của crypto trong dài hạn. 

Những chỉ số như PPI hay CPI khá tích cực cho thấy lạm phát đang đi đúng hướng, nhưng xét trên bình luận của ông Powell, lãi suất có thể tăng và duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn. Điều này khiến Bitcoin gặp nhiều khó khăn trong những kỳ họp tới của Fed. Xét trên biểu đồ Dotplot, các thành viên của Fed muốn lãi suất tăng lên mốc 5.5 – 5.75%, tức là khoảng 2 lần tăng nữa. Nhận thấy rủi ro vẫn còn hiện diện, Bitcoin giảm mạnh và khiến hơn 147 triệu USD tài sản đã bị thanh lý bởi thông tin trên. 

15/6 lại là một đêm đỏ lửa của những vị thế long. Nguồn: Coinglass

Theo báo cáo của CoinShare, 88 triệu USD đã bị chảy ra khỏi thị trường trong tuần trước. Qua đó, nâng tổng số tài sản bị rút ra trong 8 tuần liên tiếp lên con số 417 triệu USD. Những chuyên viên phân tích tại CoinShare cho rằng, xu hướng trên xảy ra do các nhà đầu tư nhận thấy lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến họ ngày càng thận trọng trong quyết định đầu tư vào thị trường. 

Ngoài ra, dòng tiền chảy ra cũng đến từ phía các thợ đào Bitcoin, khi thị trường hạ nhiệt khiến doanh thu của họ cũng vì thế giảm theo. Một số thợ đào đã quyết định giảm tải và bán ra BTC ngay từ những ngày đầu tháng 6.

Bên cạnh vấn đề sụt giảm doanh thu, các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực bán có thể đến từ độ khó trong việc khai thác và tỷ lệ băm (hashrate) đạt đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Theo Glassnode, vào ngày 3/6, dòng tiền gửi lên sàn của giới thợ đào tăng vọt lên mức cao nhất trong ba năm trở lại. 

Rào cản pháp lý ngày càng lớn tại Mỹ 

Trải qua gần hai tuần với lịch trình sự kiện pháp lý dày đặc, các nhà đầu tư hẳn cảm thấy ngột ngạt với những cơ quan như SEC hay CFTC bởi họ luôn vòng vo trong pháp lý về crypto. Cáo buộc vẫn được gửi liên tục, nhưng khi đối chất trước tòa hay các bên yêu cầu pháp lý SEC thường không đưa ra quy định thuyết phục cho vấn đề liên quan đến crypto. 

Gần đây nhất, Coinbase đã kiến nghị SEC đưa ra khung pháp lý dành cho crypto. Cơ quan yêu cầu hơn 120 ngày để quyết định có hay không việc chấp nhận kiến nghị của Coinbase. Gary Gensler – Chủ tịch SEC sẽ giữ nguyên lập trường của ông khi quyết không ban hành quy tắc mới. Dù ý kiến của ông Gensler không đại diện cho SEC, nhưng với tư cách là người đứng đầu cơ quan, chắc chắn vị chủ tịch sẽ quyết không để kiến nghị được thực thi. 

Cho đến khi có quy định mới, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ tiếp tục phải chứng kiến nhiều cơn “đau tim” khác như khi Bitcoin giảm đột ngột vào ngày ⅚ vừa qua. Đây cũng chính là cú “đề pa” khiến Bitcoin giảm hơn 4% vào đầu tuần trước. 

Đọc thêm: Động cơ thực sự của SEC và nước Mỹ

Dường như, Gary Gensler và SEC đã trở thành những thực thể phản diện trong mắt nhà đầu tư crypto lẫn các chính trị gia bảo vệ ngành công nghiệp tiềm năng này. Dù trước đó vào năm 2018, ông Gensler từng có những nhận định hoàn toàn trái ngược với bản thân ở hiện tại.  

Đối đầu với SEC rất gian nan, nhưng những công ty như Ripple, Binance, Coinbase vẫn chấp nhận đương đầu để bảo vệ quyền lợi của họ. Trong tuần này, Binacne đã nhận được tín hiệu tích cực khi tòa án từ chối lệnh đóng băng tài sản Binance US của SEC. Thậm chí, SEC không thể đưa ra những lập luận thuyết phục trước nghi vấn của cơ quan này về việc Binance US chuyển tài sản ra nước ngoài. 

Cuộc chiến với SEC để tìm kiếm khung pháp lý cho crypto có thể còn kéo dài rất lâu nữa, thậm chí cho đến khi ông Gensler hết nhiệm kỳ. Có lẽ cho đến lúc Mỹ phát triển được khung pháp lý riêng, dòng tiền chảy vào từ xứ sở cờ hoa mới có thể dạt dào như trước. Theo CryptoQuant, nguồn cung chảy từ Mỹ vào thị trường đã giảm kể từ tháng 4/2021 do những vấn đề pháp lý. Dù muốn hay không, nguồn tiền từ Mỹ vẫn rất quan trọng, bởi USD là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá Bitcoin.

Như đã đề cập trong bài viết trước, kinh tế vĩ mô cùng chính sách pháp lý tại Mỹ hiện là rào cản khiến Bitcoin không thể bứt phá và thực tế hiện đang chứng minh điều đó. Thị trường đang khát khao những xu hướng mới để dòng tiền tiếp tục được luân chuyển, có lẽ khi chúng xuất hiện Bitcoin mới thực sự có cơ hội để bứt phá. 

Đọc thêm: Lý do Bitcoin liên tục có những ‘cú lừa’ trong tháng 5   

Khác hẳn với Mỹ, tại Hong Kong lại giang rộng vòng tay với các công ty crypto. Không chỉ mời gọi Coinbase về lập trụ sở tại đây, Ngân hàng Trung ương Hong Kong còn yêu cầu các tổ chức hỗ trợ công ty hoạt động trong ngành công nghiệp crypto với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số. Qua đó, các công ty sẽ nhận được quyền truy cập vào dịch vụ ngân hàng. 

Còn tại Châu Âu, các quy định MiCA đang dần thành hình, phía Cơ quan Tài chính của EU đang trong quá trình chuẩn bị cho việc tư vấn vào tháng 7 tới. Các vấn đề tư vấn xoay quanh MiCA như thủ tục cấp phép, quản trị, xung đột lợi ích và xử lý khiếu nại sẽ được phải nhận được sự chấp thuận của Ủy ban, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu.

Dự kiến, các quy định MiCA phải mất khoảng 18 tháng để có hiệu lực hoàn toàn, điều này cho thấy các cơ quan quản lý đang từng bước chuẩn bị để quá trình phổ biến luật không gặp phải bất cứ trục trặc nào. 

Stablecoin trong vòng nguy hiểm  

Các stablecoin không chỉ cung cấp tính ổn định và thanh khoản, mà từ lâu chúng luôn được xem như hầm trú ẩn an toàn của nhiều nhà đầu tư mỗi khi thị trường xảy ra biến động mạnh. Do đó, những tin xấu bủa vây quanh stablecoin chắc chắn sẽ khiến thị trường khó lòng phát triển được. 

Kể từ đầu năm 2023, các stablecoin liên tục “gặp hạn” khi vướng vào từ khủng hoảng ngân hàng cho đến vấn đề pháp lý: 

  • Tháng 2: SEC cáo buộc BUSD là chứng khoán, khiến Paxos phải ngừng đúc stablecoin này. Qua đó, nguồn cung của BUSD liên tục sụt giảm trên thị trường. 
  • Tháng 3: Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ gây ảnh hưởng trực tiếp khiến USDC mất peg, do công ty chủ quản Circle không thể rút được tài sản ra khỏi nhà băng. Dù đã lấy lại peg nhưng uy tín của USDC bị suy giảm phần nào. 
  • 14 Tháng 6: TUSD ngừng mint stablecoin trên PrimeTrust do vấn đề của công ty đối tác.   
  • 15 Tháng 6: USDT mất peg (xuống  0.997 USD) do 3pool trên Curve mất tỷ lệ lý tưởng 33.33% cho mỗi stablecoin. Tỷ lệ của USDT đã bị đẩy lên 70%, cho thấy các nhà đầu tư đã đổi hàng triệu stablecoin này để lấy DAI và USDC. 

Theo Paolo Ardoino – CTO của Tether, trong bối cảnh thị trường đang có những diễn biến phức tạp như hiện tại, những kẻ xấu đã lợi dụng 3pool trên Curve để lũng đoạn giá USDT. Ông Ardoino khẳng định Tether luôn sẵn sàng chi tiền để tránh ảnh hưởng xấu đến USDT. 

Những tin xấu bủa vây các stablecoin khiến cho nguồn cung của chúng cũng bị ảnh hưởng. Theo DeFiLlama, marketcap của stablecoin vẫn luôn trong chiều giảm kể từ đầu năm đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các nhà đầu tư dường như đang chờ đợi những tín hiệu tốt hơn từ onchain của stablecoin để biết được sức mua trên thị trường, qua đó xuống tiền một cách hợp lý hơn trong mục tiêu dài hạn. 

Tuy nhiên, theo quan sát của Nhà đầu tư nổi tiếng Miles Deutscher, việc stablecoin gặp biến cố thường sẽ là dấu hiệu để thị trường có tăng trưởng nhẹ. Do đó, nếu các nhà đầu tư nhắm đến mục tiêu ngắn hạn, đây có thể là thời cơ để chúng ta “hành động”.  

Curve Finance liệu có sống sót trước cơn bão?

CEO Curve Finance sử dụng hơn 200 triệu CRV để thế chấp trên các nền tảng cho vay. Vì vậy, nếu khối lượng CRV đó bị thanh lý, liệu Curve Finance có bị ảnh hưởng?

Curve Finance là một ông lớn trong ngành DeFi khi có TVL đạt gần 4 tỷ USD. Tuy nhiên, ngày 9/6 CEO Curve Finance – Michael Egorov, bị kiện bởi 3 quỹ đầu tư là ParaFi Capital, Framework Ventures và 1kx với tội danh lừa đảo.

Cụ thể, theo trang báo Coindesk, ba nhà đầu tư kiện Egorov với lý do thực hiện các giao dịch bí mật và làm ảnh hướng tới khả năng tài chính của quỹ. Tuy nhiên, luật sư của CEO CRV cho rằng đây chỉ là những cáo buộc sai sự thật.

Những giao dịch bí mật của CEO Curve Finance

Theo trang Lookonchain, Egorov đã bắt đầu vay stablecoin trên Aave vào tháng 4, với 37 triệu USDT được gửi đến sàn giao dịch Bitfinex trong khi 51 triệu USDC được gửi đến Wintermute.

Ngoài ra, theo Debank ví của Egorov đã thế chấp 432 triệu CRV để vay 92 triệu USD từ 4 nền tảng khác nhau bao gồm Aave V2, Abracadabra, Fraxlend và Inverse. Hiện tại, trung bình health ratio (Chỉ số sức khỏe được tính bằng cách tài sản thế chấp chia giá trị tài sản vay) của 4 nền tảng này đang ở mức 1.6 và nếu chỉ số này xuống thấp hơn một, khoản vay sẽ bị thanh lý.

Khoản vay của CEO trên Aave, Source: Debank

Và nếu số lượng CRV thế chấp (xấp xỉ chiếm 30% tổng cung) bị thanh lý, khả năng cao token của Curve Finance sẽ giảm rất sâu và khó quay trở lại thị trường.

Vì vậy, cộng đồng hiện đang đặt câu hỏi “Curve Finance sẽ trôi dạt về đâu?”

Curve Finance sẽ trôi dạt về đâu?

Cộng đồng phần lớn đều hoảng sợ trước sự kiện này vì số lượng thanh lý quá lớn. Vì vậy, họ cũng đã có rất nhiều đề xuất nhằm mục đích bảo toàn giá cho CRV và số lượng token bị thế chấp.

Động thái đầu tiên đến từ @gauntletnetwork, họ có đề xuất dành cho Aave với tiêu đề “Đóng băng CRV và đặt LTV bằng 0 trên Aave v2”.

Cụ thể, mục đích của ý tưởng này đến từ việc lo lắng Aave có thể gặp phải “nợ khó đòi” khi thanh khoản trên thị trường không đủ bù đắp số lượng CRV thế chấp.

Thanh khoản không đủ để có thể mua lại số lượng CRV thế chấp

Tương tự Aave, nếu số lượng CRV trên Aave bị thanh lý,những khoản vay trên FRAX, Abracadabra,… cũng sẽ bị ảnh hưởng và khiến cho các dự án cho vay gặp tình trạng khó khăn khi thanh toán số CRV. Nhà phân tích của quỹ đầu tư Thanefield – @apesprologue đăng tải dòng tweet đề cập tới lịch token unlock của CRV và chỉ ra rằng khối lượng bán tháo có thể ngày một tăng.

Không những vậy, nếu số lượng CRV của CEO bị thanh lý, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hệ sinh thái Curve. Theo DeFi_Made_Here –  KOL được CZ theo dõi, cho rằng sự kiện này sẽ có khả năng đưa dự án Curve sụp đổ. Cụ thể, tài khoản twitter này chỉ ra tất cả hoạt động trên hệ sinh thái Curve đều có liên quan với CRV bởi CRV là một farming token, tương tự với LUNA.

Cuối cùng, theo DegenSpartan – KOL được CZ theo dõi, số tiền được vay trên Aave khả năng cao được sử dụng để mua căn nhà trị giá 40 triệu USD. Đây là động thái bị cộng đồng cho rằng CEO muốn từ bỏ các khoản nợ trên Aave.

Vấn đề vẫn chưa phải quá lớn

Tương tự sự kiện 200 BNB được thế chấp tại Venus, health ratio của các khoản vay còn rất cao, trung bình khoảng 1.6. Vì vậy, để có thể chạm mức thanh lý, thị trường phải có một cú sập lớn mới có thể đạt ngưỡng thanh lý.

Ngưỡng thanh lý của CRV, source: Defillma

Vậy còn về đề xuất của @gauntletnetwork trên Aave? Có rất nhiều ý kiến không đồng tình về ý tưởng này. Cụ thể, theo Chaos Labs, họ cho rằng Egorov đang rất tích cực trong việc giữ thanh khoản cho CRV để tránh khoản vay không bị thanh lý.

Health factor khoản vay của Egorov

Và đúng như Chaos Labs đề cập, CEO của Curve chứng minh rằng ông chưa hề từ bỏ khoản nợ trên Aave, điển hình là vào ngày 15/6, Egorov hoàn trả 1.3 triệu USD cho Aave nhằm giảm nợ và giảm thiểu khả năng bị thanh lý. 
Đồng ý với Chaos Labs, Zer0dot – từng là developer tại Aave và Lens Protocol, nói rằng việc đóng băng là hoàn toàn chưa đúng. Tuy nhiên, nhằm tối ưu hóa việc quản lý rủi ro và bị hack, ông cho rằng nên chuyển khoản vay của Egorov lên Aave V3 thay vì V2.

Ý kiến của Zer0dot

Nhìn chung, đề xuất của tài khoản gauntletnetwork trên Aave đang có tỉ lệ thông qua là rất thấp khi đa phần mọi người đều muốn một giải pháp an toàn hơn.
Cuối cùng, Egorov được cho đã rất nỗ lực khi cố gắng hợp tác với Aave trong việc dừng cho vay CRV nhằm mục đích hạn chế người dùng short đồng coin này và đưa vị thế của CRV vào mức nguy hiểm.

Việc số lượng CRV thế chấp bị thanh lý là điều khó xảy ra khi cộng đồng Aave và Curve đều nỗ lực không ngừng trong vụ FUD này. Tuy nhiên, thị trường crypto là nơi nổi tiếng với nhiều biến động, vì vậy nếu thị trường còn xu hướng giảm và CRV bị áp lực bán tháo từ người dùng, token của Curve Finance vẫn có khả năng chạm được mức thanh lý.

 

Gọi vốn triệu USD từ các ông lớn, Maverick trên đường trở thành ‘kẻ thách thức UniSwap’

Maverick Protocol – dự án thứ 34 xuất hiện trên Binance Launchpool gọi vốn thành công 9 triệu USD tiếp thêm lửa cho tham vọng trong cuộc đua ở thế giới DeFi.

Khác với những gì thị trường thể hiện ở tuần trước, sự tiêu cực dần không còn đeo bám trong tâm lý của nhiều nhà đầu tư. Tin tức xấu cũng đang dần nhường chỗ cho những thông tin tích cực hiện diện nhờ sự vực dậy từ Bitcoin.

Sau khi gây chú ý với thông tin xuất hiện trên Binance Launchpool, dự án Maverick Protocol tiếp tục tung tin “nóng” vừa thành công gọi vốn 9 triệu USD với nhiều tên tuổi lớn tham gia. 

Maverick Protocol là giao thức DeFi cung cấp nền tảng giao dịch Maverick AMM DEX với thiết kế độc đáo – Dynamic Distribution AMM. Thông qua đó, giao thức mong muốn tối ưu được hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng, những người cung cấp thanh khoản (LP), DAO, kho bạc (treasury) và các nhà phát triển. Maverick AMM là sản phẩm chính của Maverick Protocol, hoạt động như một AMM DEX trên mạng lưới zkSync và Ethereum. 

Kể từ khi được Binance nhắc tên, Maverick nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều nhà đầu tư bởi mô hình hoạt động được tin cải tiến hơn cả “ông trùm” Uniswap V3.

Giao diện Maverick AMM

Vòng gọi vốn có nhiều ông lớn tham gia

Ngày 22/6, dự án Maverick Protocol như tiếp thêm “lửa” cho những nhà đầu tư quan tâm đến dự án qua bài công bố kết quả vòng gọi vốn chiến lược của họ. 

Cụ thể, Maverick Protocol thành công kêu gọi 9 triệu USD dẫn đầu bởi Founders Fund. Đồng thời, còn nhận được sự hỗ trợ từ các tên tuổi lớn như Pantera Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures và Apollo Crypto.

Quỹ đầu tư Founders Fund hiện quản lý hơn 11 tỷ USD tài sản. Đặc biệt, quỹ cũng là những tổ chức đầu tiên đầu tư vào SpaceX, Facebook và Palantir Technologies,… cùng nhiều công ty nổi tiếng khác. Do đó, Founders Fund có khả năng mang đến cho Maverick thêm nhiều nguồn lực khác ngoài nguồn lực về tài chính.

Kể từ khi bản nâng cấp Ethereum Shapella diễn ra thành công, mối quan tâm trên thị trường dành cho mảng Liquid Staking ngày càng cao. Đại diện đội ngũ Maverick, thành viên có tên Bob Baxley đã chia sẻ trên twitter về những kế hoạch sắp tới của dự án.

Đặc biệt, từ chia sẻ của Bob Baxley sẽ thấy dự án khá tập trung phát triển về những thứ xoay quanh nhóm Liquid Staking Token. Nói cách khác, Maverick đang cố gắng hoàn thiện không gian sẵn sàng đón cuộc chiến Liquid Staking nổ ra.

Như một cách để xác nhận lời thành viên Bob Baxley chia sẻ, dự án cũng khẳng định quỹ vốn từ vòng chiến lược sẽ được dùng phát triển cơ sở hạ tầng cho Liquid Staking Token và tăng tính hiệu quả về thanh khoản Cross-chain.

Ngoài ra, dự án sẽ sử dụng phần vốn này mở rộng ra nhiều Chain khác nhau, hỗ trợ các nhà phát triển đến phát triển lên từ cơ sở hạ tầng của họ và thu hút thêm nhiều dự án khác chọn Maverick làm điểm đến.

Cộng đồng quan tâm, volume giao dịch gấp 5 lần đối thủ

Trải qua gần 5 năm kể từ lần đầu tiên thuật ngữ “DeFi” xuất hiện vào tháng 8/2018, vấn đề nhức nhối nhất trong thế giới tài chính phi tập trung vẫn là thanh khoản. Nhiều giải pháp mới đã xuất hiện với mục đích giảm độ trượt giá và tăng hiệu quả sử dụng vốn. 

Tuy nhiên, giải pháp hoàn hảo vẫn chưa được khám phá và vì thế cải tiến mới lại tiếp tục ra đời. Mô hình thanh khoản của Maverick Protocol là phiên bản có phần linh động hơn “ông trùm” Uniswap V3.

Liên tưởng một cách đơn giản, thanh khoản bây giờ có khả năng tự biết đi đến khoảng giá có nhu cầu giao dịch cao. Đây cũng chính là lý do giúp Maverick Protocol nhận được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm của Maverick Protocol, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây.

Delphi Digital – một trong những đơn vị phân tích nổi tiếng trên thị trường Crypto đưa ra quan điểm mô hình thanh khoản tập trung của Maverick hoạt động hiệu quả hơn Uniswap.

Quan điểm này dựa trên thống kê so sánh giữa Maverick và Uniswap về cách lượng thanh khoản đang được phân bổ trên hai nền tảng.

Giả sử hai nền tảng này có TVL bằng nhau, Maverick gần như đem lại hiệu quả hơn cho phía Trader và cả Nhà cung cấp thanh khoản.

Khi một nhà đầu tư trên thị trường đặt câu hỏi “Ai có thể chỉ ra cho tôi một phiên bản khác của sàn Trader Joe? Hay tôi chỉ có duy nhất 1 sự lựa chọn là JOE”.

Phản hồi cho thắc mắc trên, Defi_Mochi – cựu nhân viên Delphi Digital và cũng là một nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường đã đề xuất Maverick vì sự sáng tạo của nó.

Một yếu tố khác khiến thị trường tăng cường sự chú ý và tương tác với nền tảng Maverick còn đến từ lời hứa airdrop trong phân bổ tokenomics của dự án.

Công cụ phân tích Nansen đã chỉ ra có hai “tay săn airdrop chuyên nghiệp” đặt chân đến Maverick Protocol kể từ khi có thông báo.

Hai tay săn airdrop đã nhắm đến Maverick Protocol. Nguồn: Nansen

Ngoài ra, Delphi Digital cũng làm một phép so sánh khác giữa Maverick với Trader Joe. Có thể thấy, khối lượng giao dịch trong 30 ngày qua của Maverick đang gấp gần 5 lần so với đối thủ Trader Joe.

Một giải pháp mới trong sứ mệnh đưa DeFi ngày càng trở nên hoàn thiện hơn lại ra mắt. Cuộc cạnh tranh của các dự án trong mảng DeFi sẽ còn một hành trình dài phía trước và người chiến thắng cuối cùng vẫn là một câu trả lời bí ẩn.

Phân tích xu hướng đầu tư Crypto Q1 2022: Gaming vẫn thống trị?

Xu hướng đầu tư Crypto trong Q1 2022 là gì? Đâu là mảng được các nhà đầu tư quan tâm nhất? Diễn biến tiếp theo trong 2022 sẽ ra sao?

Bài viết này được lấy số liệu từ 16 quỹ đầu tư lớn trên thị trường gồm: Multicoin, Paradigm, a16z, Hashed, 3 Arrows, Delphi Digital, Coinbase, Spartan, Binance Labs, Framework, Alameda, Polychain, ParaFi, Mechanism, Digital Currency Group và Consensys. Qua đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư của các quỹ này trong Q1/2022.

Top 10 dự án được đầu tư nhiều nhất Q1 2022

Top 10 dự án được nhiều quỹ lựa chọn nhất trong năm 2022 được thể hiện ở hình dưới.

Top 10 dự án được nhiều quỹ tham gia nhất

Aptos, dự án Blockchain Layer 1, được 6/16 quỹ đầu tư. Dưới đây là các vòng đầu tư của Aptos:

  • 24/2/2022 – Strategic: Binance Labs.
  • 28/3/2022 – không rõ vòng gọi vốn: a16z, Multicoin, ParaFi…

Trong năm 2021, một dự án Việt Nam cũng nằm trong top được nhiều nhà đầu tư lớn hỗ trợ. Đó là Coin98. Vào Q1/2022, Ancient8 – Gaming Guild, một cái tên khác cũng đến từ Việt Nam, được thành lập để giúp đỡ không chỉ game thủ Việt Nam, mà còn là thế giới.

Nếu để ý, còn một cái tên Layer 1 khác đã pump rất nhiều ở năm 2021 nhưng vẫn gọi vốn với 4 nhà đầu tư, đó là Near. Bên cạnh Near là Aurigami, một Lending Protocol trên Aurora – EVM Chain của Near.

Mức độ năng động của các quỹ trong Q1 2022

Qua phần này, chúng ta sẽ biết được quỹ nào “siêng năng” đầu tư nhất trong Q1 2022.

Số lượng thương vụ đầu tư của mỗi quỹ

So với 2021, CoinbaseAlameda vẫn giữ nguyên thứ hạng, khi có lần lượt là 42 và 38 thương vụ, nhiều hơn ít nhất hai lần so với con số trung bình (16.5 thương vụ/quỹ).

Ngoài ra, trong năm 2022, một số quỹ còn đầu tư nhiều hơn năm trước đó. Chỉ tính trong Q1/2022:

  • Binance Labs, Spartan và Delphi Digital đã có số deals bằng 50% năm 2021.
  • Framework vẫn là một trong những quỹ có số lượng đầu tư thấp nhất.
  • Consensys là quỹ mới được khảo sát đầu năm nay, nhưng với 5 deals, khả năng cao cũng là một quỹ rất ít khi xuống tiền.

Tỷ trọng các mảng đầu tư trong Q1 2022

Tổng cộng có 264 deals, với số lượng dự án được đầu tư là 177. Trung bình, mỗi quỹ đầu tư 16.5 deal. Năm 2021, số dự án được đầu tư là 485 (tương đương 121 dự án/quý). Do đó, số lượng dự án được đầu tư trong Q1/2022 lớn hơn trung bình một qu của 2021.

Tỷ trọng các dự án theo Sectors như sau:

Tỉ trọng các thương vụ đầu tư

Trong đó:

  • NFT/Gaming (30.8%): Các dự án liên quan đến NFT, như giải quyết vấn đề phân mảnh, Marketplace, AI, Gaming, Gaming Guild, Metaverse,…
  • Infrastructure (13.5%): Các dự án cầu nối, Tool,…
  • Trading (9.2%): Các dự án hỗ trợ giao dịch như CEX, DEX, Options, Derivatives,…
  • Wallet/Payment (7%): Các dự án thuộc mảng lưu trữ tiền hoặc hỗ trợ thanh toán.
  • Lending/Saving (5.4%): Các dự án gửi tiền để nhận lãi suất, có thể kèm theo tính năng vay mượn.
  • Blockchain (5.4%): Dự án Layer 1, Layer 2.
  • Risk Management (3.8%): Các dự án phòng tránh rủi ro như bảo hiểm, audit, nền tảng dùng cho bug bounty,…
  • Data (1.1%): Các dự án cung cấp dữ liệu on-chain, hoặc các phân tích.
  • Liquidity (0.5%): Các dự án giải quyết vấn đề thanh khoản.
  • Others (23.2%): Các mảng khác khá mới lạ, hoặc không có nhiều dự án.

Trong năm 2022, hàng trăm dự án NFT/Gaming được ra đời nhưng ROI không quá hấp dẫn. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng trong 2022, thị trường gaming sẽ bão hòa. Thực tế, trong Q1/2022, NFT/Gaming lại tiếp tục giữ phong độ khi dẫn đầu với 30.8% thị phần. Trong đó, có đến 19 dự án là trò chơi đơn thuần.

Trong mảng NFT, những ngách chiếm tỉ trọng lớn nhất là Metaverse (30%) và Marketplace (18.5%). Trend đầu tư vào Metaverse bắt đầu từ cuối 2021, thời điểm mô hình này được nhiều tên tuổi lớn nhắc đến như CZ hay Facebook. Trong khi đó, Marketplace nhận được sự quan tâm bởi đây là nơi giao dịch NFT.

Về mảng Infrastructure, các dự án làm về Tool và Bridge được quỹ chú ý nhiều hơn. Nói về lý do đầu tư Bridge, đây là xu thế tất yếu vì có không dưới 10 hệ sinh thái đang tồn tại trong Crypto.

Trading cũng không có gì khác trong năm 2021, khi vẫn xoay quanh một số DEX, Derivatives, hay các nền tảng giao dịch. Trong đó, nổi bật là cả FTX và FTX.us. Cả hai đều gọi vốn trong Q1/2022.

Tỷ trọng của Wallet/Payment đã tăng nhẹ so với năm 2021. Số lượng ví được đầu tư trong Q1/2022 đã bằng với của cả năm 2021.

Dù là một trong những dự án cơ bản của DeFi, Lending chỉ chiếm 5.4% trong tổng số các dự án được đầu tư. Cụ thể, chỉ có 4 dự án Lending, trong đó đều là Money Market, không có dự án Debt Protocol.

Các Layer 1 trong năm 2021 đã có lợi nhuận lớn (nhiều dự án x100). Từ đó, có nhiều người nghĩ rằng rất khó tìm được dự án cạnh tranh. Nhưng quỹ không nghĩ vậy, có 5.4% số dự án thuộc về Layer 1 và Layer 2.

Các mảng còn lại không có gì nổi bật, hoặc quá ít dự án.

Nhận xét & dự đoán

Nhìn chung, xu hướng vẫn không đổi so với những gì diễn ra năm 2021. Mảng Gaming (tựa game và những gì liên quan đến game) vẫn là thứ được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng và Blockchain cũng được nhiều quỹ đầu tư so với những Dapp khác.

Xu hướng Gaming diễn ra từ 2022, được nhiều người tham gia và hiện có nhiều biến thể của Play to Earn (điển hình là Move to Earn). Vì vậy, Gamification có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, thị trường vẫn chưa ổn định. Nhiều khả năng sẽ có thêm một “cú huých” giống Stepn để kéo thêm dòng tiền vào thị trường. Nên Gaming vẫn được kì vọng tạo ra nhân tố đó.

Đáng chú ý, trong Q1 2022, thị trường chứng kiến nhiều vụ hack gây thiệt hại lớn (trường hợp của Wormhole Bridge, Ronin). Do đó, thời gian tới sẽ có những giải pháp ngăn ngừa việc này.

Tổng kết

Mình sẽ tóm tắt lại một số ý chính thông qua việc phân tích dữ liệu đầu tư năm 2021 của các quỹ lớn như sau:

  • Đúng như dự đoán trong báo cáo về quỹ năm 2021, NFT/Gaming là mảng được đầu tư nhiều nhất.
  • Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư vẫn đang được giữ nguyên, tiếp nối sau NFT/Gaming  là cơ sở hạ tầng.
  • Có sự phân bổ không đồng đều giữa các Sectors. Cụ thể là rất lệch về phía NFT/Gaming và Infrastructure.
  • Q1 chỉ có mỗi Stepn là hiện tượng tạo ra sự hưng phấn cho nhà đầu tư, nhưng chưa đủ để kéo thêm dòng tiền. Kỳ vọng sẽ có một yếu tố đủ mạnh để làm được việc này.
  • Cuối cùng, các giải pháp ngăn ngừa Exploited có thể sẽ xuất hiện trong năm 2022.

BlackRock là gì? Khi gã khổng lồ tài chính tham gia vào crypto

Vào ngày 11/08, BlackRock đã đưa ra thông báo sẽ cung cấp dịch vụ đầu tư Bitcoin spot cho khách hàng của mình thông qua Coinbase. Với vị thế là một công ty quản lý hàng nghìn tỷ USD giá trị tài sản, tác động tới thị trường crypto sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết.

Kiến thức trọng tâm:

  • BlackRock là một công ty quản lý tài sản với quy mô hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc trong giới tài chính và chính trị.
  • Quy mô tài sản thuộc sự quản lý của BlackRock ước tính khoảng 8.5 nghìn tỷ USD (số liệu cập nhật đến Q2 năm 2022). Đạt đỉnh tại mốc hơn 10 nghìn tỷ USD vào năm 2021.
  • BlackRock hướng đến việc xây dựng các giải pháp tài chính cho khách hàng trong dài hạn, tập trung vào tổ chức và các cá nhân có giá trị tài sản ròng lớn. 
  • Vào ngày 11/08, BlackRock đưa ra thông báo sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng tiếp cận với Bitcoin spot thông qua sàn giao dịch Coinbase.
  • Tin tức này đã tạo hiệu ứng tích cực trong ngắn hạn và theo đó nhiều kỳ vọng về những con số hàng tỷ USD sẽ được BlackRock phân bổ vào crypto trong thời gian ngắn.
  • Tuy nhiên dựa trên ước tính so sánh tương đương cùng một vài dữ liệu khác cho thấy rằng con số thực tế có thể thấp hơn kỳ vọng trên rất nhiều.
  • Nhưng chúng ta có thể kỳ vọng vào việc BlackRock gia nhập thị trường crypto sẽ mang lại các tác động tích cực trong dài hạn trên nhiều khía cạnh như dòng tiền và pháp lý.

BlackRock là gì?

BlackRock là một công ty quản lý tài sản toàn cầu của Mỹ có trụ sở tại thành phố New York. Về tổng quan, BlackRock cung cấp các giải pháp về quản trị danh mục đầu tư, quản trị rủi ro và nhiều nghiệp vụ tư vấn tài chính khác cho các khách hàng trên phạm vi toàn cầu. 

Vào thời điểm kết thúc năm 2021, BlackRock quản lý khối lượng tài sản hơn 10 nghìn tỷ USD. Cổ phiếu (Equity) và các tài sản thu nhập cố định (Fixed income) là hai loại tài sản chiếm phần lớn trong danh mục quản lý của công ty.

Tốc độ tăng trưởng tài sản dưới quyền quản lý hay AUM (Assets under management) trung bình từ năm 2006 trở lại đây đạt 17.3%. Chứng tỏ các giải pháp về quản trị danh mục của BlackRock đạt được những hiệu quả nhất định và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Khi so sánh với GDP của Mỹ, nền kinh tế đứng đầu thế giới, AUM của BlackRock có giá trị tương đương gần 50% tổng GDP vào năm 2021. Đây là dữ liệu để chúng ta có thể hình dung được tổng quan về quy mô và tầm ảnh hưởng của công ty tới thị trường tài chính nói chung. 

Lịch sử phát triển

Được thành lập từ năm 1988, trải qua hơn 30 năm phát triển trong ngành quản lý tài sản. BlackRock là một công ty có bề dày lịch sử phát triển và kinh nghiệm trong thị trường tài chính.

Một số dấu mốc đáng chú ý trong lịch sử phát triển của công ty có thể kể tới:

  • 1988: Thành lập công ty.
  • 1999: Bắt đầu chia sẻ công nghệ độc quyền của mình, Aladdin, một nền tảng công nghệ hỗ trợ trong quá trình quản trị rủi ro. Hiện nay, Aladdin đã được sử dụng bởi nhiều công ty khác nhau, tổng số lượng tài sản được quản lý thông qua nền tảng này lên tới hơn 20 nghìn tỷ USD.
  • 1999: Cũng năm 1999, vào ngày 01/10, BlackRock đã niêm yết cố phiếu công ty lên sàn chứng khoán New York. Tại thời điểm đó, BlackRock sở hữu lượng AUM là 165 tỷ USD.
  • 2009: Mua lại Barclay’s Global Investors (BGI), trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, AUM của BlackRock trong năm đó tăng vọt 156% từ 1,307 tỷ USD lên tới 3,346 tỷ USD.
  • 2012: Khởi chạy iShare, cung cấp các sản phẩm ETF. Tốc độ tăng trưởng AUM kể từ năm 2012 đến 2021 đạt ~12%.
  • 2018: Thành lập một phòng nghiên cứu AI tại Palo Alto với mục đích sử dụng các công cụ công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, các kỹ thuật như machine learning, data science,… để tối ưu hoá lợi nhuận của khách hàng.
  • 2019: Khởi chạy BlackRock Retirement Solutions Group, giải pháp tài chính trọn đời. Mua lại eFront, một trong những nền tảng hàng đầu cung cấp giải pháp về alternative investment.

Qua lịch sử phát triển của BlackRock, chúng ta có thể rút ra được một vài điều:

  • Công ty tập trung xây dựng và phát triển hơn trong ngành quản lý tài sản. Hiện tại chưa thấy các dấu hiệu về việc sẽ mở rộng qua nhiều lĩnh vực tài chính khác.
  • Thông qua việc thiết lập các quỹ chỉ số (mang lại lợi ích về chi phí và thuế), các kế hoạch tài chính hưu trí, quản lý gia sản (wealth management),… có thể thấy được mục tiêu của BlackRock thường sẽ hướng tới mang lại lợi ích cho khách hàng trong dài hạn.
  • Bên cạnh đó, công ty cũng có những bước đi để bắt kịp xu hướng công nghệ khi nghiên cứu các công cụ như trí tuệ nhân tạo để cải thiện hiệu suất đầu tư.
  • Do quản lý một lượng tài sản lớn nên BlackRock luôn phải tìm ra những cơ hội đầu tư mới với mức lợi nhuận cao để cải thiện hiệu suất. Theo đó, crypto hiện nay đang trong tầm ngắm của họ.

Tổng quan mô hình hoạt động của BlackRock

BlackRock có mô hình kinh doanh tạo doanh thu từ việc thu các loại phí cho dịch vụ của mình bao gồm: 

  • Phí quản lý quỹ cũng như phí performance (thu một phần từ khách hàng)
  • Phí tư vấn tài chính
  • Phí cung cấp dịch vụ công nghệ (thông qua Aladdin)
  • Phí cho vay chứng khoán
  • Các loại phí khác

Do đó AUM có liên quan trực tiếp tới doanh thu của BlackRock. Một cách ngắn gọn, AUM càng lớn, hiệu suất hoạt động càng tốt, BlackRock sẽ càng có lời.

Tính đến thời điểm hiện tại, BlackRock đã phát hành hàng ngàn các sản phẩm quỹ khác nhau phục vụ khách hàng trên quy mô toàn cầu.

Mô hình kinh doanh của BlackRock về tổng quan không có nhiều sự khác biệt với các công ty quản lý tài sản khác. Lợi thế cạnh tranh của BlackRock nằm ở công nghệ, các phương pháp quản trị (thông qua Aladdin), uy tín lâu đời và các mối quan hệ cũng như ảnh hưởng sâu sắc trong giới chính trị.

Tình hình kinh doanh của BlackRock

Trước khi đi vào các sự kiện liên quan tới việc BlackRock đã tiếp cận với crypto ra sao, chúng ta cần phân tích một vài điểm đối với tình hình kinh doanh của công ty để xác định:

  • Cơ cấu khách hàng
  • Cơ cấu doanh thu
  • Đâu là tài sản được quỹ tập trung phân bổ vốn hiện tại

Qua đó làm cơ sở cho những dự phóng liên quan về động thái thâm nhập thị trường crypto.

Về cơ cấu khách hàng, trong báo cáo Q2 năm 2022 của BlackRock, dựa trên AUM:

  • 57% AUM của BlackRock thuộc về các nhà đầu tư tổ chức.
  • 10% thuộc về nhà đầu tư cá nhân.
  • 33% còn lại là các quỹ ETF của công ty.

Trong đó, nếu dựa trên số lượng phí thu được:

  • 30% thuộc về các nhà đầu tư tổ chức.
  • 31% thuộc về các nhà đầu tư cá nhân.
  • 39% là các quỹ ETF.

Như vậy có thể thấy rằng, các nhà đầu tư cá nhân của BlackRock chỉ chiếm 10% trong AUM nhưng lại đóng góp 31% lượng phí thu được. Do đó, chúng ta có thể đưa ra dự đoán rằng đây là những nhà đầu tư cá nhân có giá trị tài sản ròng lớn.

Nhìn chung, về cơ cấu khách hàng, BlackRock sẽ có xu hướng tập trung vào phân khúc:

  • Chủ yếu là tổ chức và các khách hàng cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
  • Các khách hàng cá nhân nhỏ thường sẽ được công ty cung cấp các dịch vụ trực tiếp thông qua các quỹ ETF hay gián tiếp thông qua tổ chức.

Về cơ cấu doanh thu, trong Q2 năm 2022, doanh thu từ các loại phí cơ bản (phí quản lý quỹ) vẫn chiếm phần lớn (78% trên tổng doanh thu). Do đó, doanh thu của BlackRock phụ thuộc nhiều vào quy mô AUM.

Về cơ cấu tài sản, BlackRock chủ yếu phân bổ vốn vào cổ phiếu (thông thường khoảng hơn 50%), khoảng 30% là trái phiếu. Theo dữ liệu 12 năm trở lại đây, cơ cấu này không có sự thay đổi quá đáng kể.

Multi Asset và Alternatives sẽ thường chiếm khoảng 10%, còn lại hầu hết là Cash Management. Và tỷ lệ này từ năm 2010 đến năm 2022 không có sự thay đổi nhiều. 

Dường như BlackRock luôn có một mục tiêu phân bổ vốn nhất định đối với từng loại tài sản khác nhau. Sau những thay đổi về tỷ lệ của các loại tài sản trong AUM (do biến động về giá), công ty sẽ thực hiện tái cấu trúc danh mục để đạt được mục tiêu kể trên.

BlackRock đang hướng tới crypto như thế nào?

Tiếp cận thông qua Coinbase

Vào ngày 11/08 vừa qua, BlackRock đã đưa ra thông báo sẽ gia nhập thị trường crypto thông qua việc thành lập một quỹ Bitcoin (Private Bitcoin Trust) dành cho khách hàng là các nhà đầu tư tổ chức.

Nguồn: Financial Times

Sàn giao dịch mà BlackRock lựa chọn để thực hiện các giao dịch crypto là Coinbase. Trước đó vào ngày 03/08, Coinbase cũng đưa ra tin tức rằng họ sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan cho khách hàng của BlackRock.

Có hai điểm đáng chú ý đối với những tin tức này bao gồm:

  • Quỹ Bitcoin Private Trust của BlackRock sẽ cho phép khách hàng của mình tiếp cận với Bitcoin spot. Điều này có nghĩa là các giao dịch sẽ trực tiếp tác động tới giá cả cũng như dòng tiền sẽ chảy trực tiếp vào thị trường.
  • Coinbase là cái tên được lựa chọn. Như phân tích ở trên, BlackRock là một công ty có xu hướng cung cấp các giải pháp tài chính trong dài hạn, do đó Coinbase trong dài hạn nếu vẫn được BlackRock tin tưởng thì sẽ nhận được nhiều lợi ích.

Tìm hiểu thêm: Toàn tập về Coinbase

Mặc dù trước đó, BlackRock đã đưa ra những quan điểm không mấy tích cực đối với crypto. Vào năm 2017, Larry Fink, CEO của công ty, còn gọi Bitcoin là “index of money laundering” một biểu tượng cho các hoạt động rửa tiền. Có nghĩa là giá cả và các hoạt động trên mạng lưới Bitcoin có sự tương quan mật thiết với hoạt động rửa tiền. 

Tuy nhiên, với các động thái kể trên chúng ta có thể thấy được rằng:

  • Nhu cầu của thị trường và khách hàng của BlackRock là đủ mạnh để họ thay đổi quan điểm và cung cấp các dịch vụ liên quan.
  • Hoặc rất có thể rằng BlackRock nhìn thấy được tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của thị trường crypto, bởi đây là một tổ chức hướng tới những lợi ích tài chính lâu dài cho khách hàng của mình.

Sau khi tin tức này được đưa ra, đã có rất nhiều dấu hiệu lạc quan về tương lai của thị trường và những dự đoán về việc bao nhiêu phần trăm trong khối lượng AUM khổng lồ hiện nay của BlackRock sẽ được công ty phân bổ vào crypto. 

Một vài con số kỳ vọng như 1% hay 5% đã được đưa ra (tương đương với khoảng 85 tỷ hay 425 tỷ USD). Vậy liệu có thực sự có khả năng cho điều đó? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần dưới đây.

Tác động từ BlackRock trong thời gian ngắn có đáng kể?

Để xác định một cách tương đối mức phân bổ vốn của BlackRock vào Bitcoin, phương pháp so sánh tương đương dựa trên vốn hoá với các tài sản như cổ phiếu, cổ phiếu công nghệ và vàng sẽ được áp dụng trong bài viết. 

Hiện tại, BlackRock tiếp cận với crypto thông qua cung cấp dịch vụ đầu tư Bitcoin. Bitcoin đang có hệ số tương quan cao so với chứng khoán nên đầu tiên chúng ta sẽ so sánh với lớp tài sản này.

Theo dữ liệu BlackRock công bố (cập nhật đến hết Q2 năm 2022), AUM của BlackRock đạt khoảng 8,500 tỷ USD. Trong đó cổ phiếu chiếm khoảng 51%, tương đương với khoảng 4,328 tỷ USD.

Nếu so sánh tương đối với vốn hoá khoảng 409.3 tỷ USD (Coinmarketcap, ngày 24/08/2022) của Bitcoin và 84,387 tỷ USD của cổ phiếu toàn cầu (nguồn: companiesmarketcap), mức phân bổ cho crypto sẽ chiếm 0.25% AUM của BlackRock (tương đương với 21 tỷ USD).

Tuy nhiên, Bitcoin hiện thường được các nhà đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống so sánh với cổ phiếu công nghệ do có sự tương quan cao.

Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành so sánh với việc phân bổ vốn của BlackRock cho các cổ phiếu công nghệ để ước lượng nguồn vốn có khả năng sẽ phân bổ vào thị trường crypto. Theo dữ liệu thu thập được từ Website của BlackRock, với từ khoá “Technology” khu vực Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thu được 11 kết quả về các quỹ đầu tư cổ phiếu công nghệ. 

Nguồn: BlackRock

Tổng AUM của các quỹ kể trên là 13.4 tỷ USD, chiếm 0.16% tổng AUM của BlackRock. Khi so sánh với mức vốn hoá của cổ phiếu công nghệ (tại Mỹ) là 15,118 tỷ USD (nguồn: companiesmarketcap), chúng ta sẽ có được kết quả mức phân bổ cho Bitcoin của BlackRock sẽ khoảng 890 triệu USD. 

Khi so sánh với vàng, với bộ lọc tương tự với từ khoá “Gold” tại khu vực Hoa Kỳ. Kết quả thu được 4 quỹ đầu tư liên quan tới vàng với tổng AUM là 29.4 tỷ USD, chiếm 0.35% tổng AUM của BlackRock.

Nguồn: BlackRock

Với mức vốn hoá của vàng là 11,635 tỷ USD, chúng ta sẽ có mức phân bổ vốn (khi so sánh tương đương với vàng) của BlackRock vào Bitcoin sẽ là 1.03 tỷ USD, tương đương 0.01% AUM.

Nếu lấy số trung bình của việc so sánh tương đương với vàng và cố phiếu công nghệ, chúng ta sẽ có con số 961.7 triệu USD ước tính sẽ đổ vào Bitcoin.

Một điểm khác cần lưu ý đó là hiện tại BlackRock chỉ cung cấp sản phẩm này cho các tổ chức. Tính đến Q2 năm 2022, các tổ chức chiếm tỷ trọng 57% trong tổng AUM của BlackRock. Do vậy, con số kể trên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

⇒ Theo đó, 57% của 961.7 triệu USD sẽ tương ứng với 548 triệu USD, đây là kết quả ước tính khối lượng vốn sẽ chảy vào Bitcoin từ BlackRock khi so sánh tương đương với vàng và cổ phiếu công nghệ.

Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa đánh giá cả tiêu chí khác như mức độ rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận, thanh khoản, nhu cầu của thị trường,… nên nhìn chung con số kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Bên cạnh đó, mức độ tương quan hiện tại của Bitcoin và cổ phiếu và vàng hiện tại đang khá cao. Theo The Block, mức độ tương quan (trung bình 30 ngày) của Bitcoin với vàng và chứng khoán hiện nay trên mức 0.6.

Nguồn: The Block

Đây là một con số khá cao. Cộng thêm với mức độ rủi ro của Bitcoin so với các tài sản trên, sẽ ảnh hưởng tới quyết định phân bổ AUM của BlackRock vì đây là một công ty quản lý tài sản với rất nhiều phương pháp định lượng và mức độ phân bổ vốn cao vào cổ phiếu.

Tóm lại:

  • Nếu so sánh tương đương với vốn hoá của vàng hay cổ phiếu công nghệ (chưa tính các yếu tố khác), mức độ phân bổ vốn vào Bitcoin của BlackRock sẽ là 548 triệu USD (dựa trên các con số trên thị trường Mỹ, thị trường chủ yếu của BlackRock).
  • Còn rất nhiều các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới con số này như tính thanh khoản, nhu cầu của khách hàng, mức độ rủi ro và lợi nhuận,…

Thị trường crypto sẽ diễn biến ra sao?

Như vậy, trong khoảng thời gian ngắn hạn chúng ta vẫn chưa thể kỳ vọng nhiều tỷ USD sẽ được đổ vào thị trường thông qua BlackRock. 

Tuy nhiên, nếu con số 548 triệu USD được các tổ chức chi ra để mua vào Bitcoin trong thời gian tới thì giá cả sẽ biến động như thế nào?

Trong trường hợp nếu họ mua trực tiếp trên sàn giao dịch Coinbase, nhiều khả năng sẽ xảy ra điều này do BlackRock đã hợp tác với Coinbase để cung cấp các dịch vụ liên quan đến mua bán và lưu trữ Bitcoin cho khách hàng của mình.

Nhìn vào độ sâu thanh khoản của Coinbase hiện nay, một lệnh thị trường (market buy) với khối lượng khoảng 10.4 triệu USD sẽ làm cho giá trên sàn biến động tăng 2%.

Nguồn: Coinmarketcap

Với mức biến động 10%, chỉ cần sử dụng 31.52 triệu USD, theo dữ liệu từ coinpaprika.

Nguồn: coinpaprika

Do vậy, khối lượng mua hơn 500 triệu USD kể trên nếu đặt lệnh market buy sẽ làm giá cả biến động rất lớn. Và tất nhiên, điều đó sẽ không xảy ra do mức độ trượt giá cao. Trên thực tế, với khối lượng lớn như vậy, họ buộc phải chia nhỏ ra hàng chục lần để tránh trượt giá nhiều nhất có thể.

Dựa theo dữ liệu độ sâu thanh khoản, nếu BlackRock đổ hàng trăm triệu USD vào Bitcoin trong thời gian ngắn sẽ tạo hiệu ứng tích cực làm giá cả tăng trưởng.

Bên cạnh nhu cầu từ BlackRock, điều này cũng sẽ tạo sự FOMO cho nhà đầu tư cá nhân. Cùng nhìn lại các sự kiện liên quan đến việc mua bán Bitcoin của Tesla để đánh giá sơ bộ các tác động này:

  • Vào tháng 2 năm 2021, Tesla đã đưa ra thông báo đã mua vào 1.5 tỷ USD giá trị Bitcoin.
  • Sau đó, Elon Musk đã đưa ra nhiều thông báo về việc chấp nhận Bitcoin hay Dogecoin làm phương tiện thanh toán cho các dịch vụ của mình.
  • Các động thái “shill” crypto của Elon Musk đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng của thị trường nói chung và các meme coin nói riêng. Giá 
  • Trong báo cáo tài chính Q2 năm 2022 vừa qua, Tesla đã cho thấy động thái bán 75% số lượng Bitcoin của mình thu về 936 triệu USD.

Hiện nay, Tesla đang nắm giữ khoảng 10,800 BTC (theo Bitcointreasuries), điều này có nghĩa là trong Q2 năm 2022, Tesla đã bán 75% số lượng Bitcoin nắm giữ tại mức giá khoảng 30,000 USD.

Hoạt động mua bán hay các động thái trên Twitter của Elon Musk đã khiến giá cả có sự biên động (pump dump) lớn. Nhiều người còn cho rằng, nguyên nhân khiến thị trường có những sự sụp đổ dây chuyền từ Three Arrows Capital, Celsius,… là do Tesla bán Bitcoin.

Với BlackRock, có thể các tác động trong ngắn hạn sẽ không lớn như Tesla dựa trên các cơ sở:

  • Market sentiment vào thời điểm Tesla mua Bitcoin là rất tích cực.
  • BlackRock có khả năng sẽ không hoạt động trên Twitter nhiều như Elon Musk.
  • Dựa trên ước tính kể trên thì lực mua của BlackRock cũng sẽ thấp hơn Tesla khoảng 3 lần.
  • Vẫn có một điểm tích cực đó là nhiều khả năng BlackRock sẽ mua Bitcoin thông qua sàn giao dịch Coinbase, sẽ tạo lực mua ảnh hưởng trực tiếp tới giá, điều mà Tesla (có thể) đã không làm khi vào thời điểm đó nhiều người cho rằng họ đã mua 1.5 tỷ USD giá trị Bitcoin thông qua OTC.

BlackRock là một tổ chức lớn có tầm ảnh hưởng về tài chính lẫn chính trị do đó các tác động tích cực sẽ có tính chất khác so với Tesla. Một ví dụ có thể kể tới như các tác động về mặt chính trị sẽ xúc tiến các khung pháp lý phù hợp tạo điều kiện cho crypto phát triển trong dài hạn.

Hệ quả mà BlackRock có thể mang lại cho crypto

Củng cố cho sự phát triển dài hạn của thị trường

Trong dài hạn, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng BlackRock sẽ mở rộng sản phẩm đầu tư không chỉ giới hạn ở Bitcoin mà toàn thị trường crypto. Khách hàng được tiếp cận với sản phẩm này cũng sẽ được mở rộng ra cả khách hàng cá nhân.

Như dữ liệu lịch sử đã phân tích kể trên, kể từ khi ra mắt các sản phẩm iShare ETF, AUM của BlackRock đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng một chiến lược tương tự sẽ được áp dụng cho các sản phẩm liên quan tới crypto của BlackRock, ra mắt các quỹ ETF liên quan tới crypto.

Là một nhà quản lý tài sản với mục tiêu xây dựng kế hoạch tài chính trọn đời cho khách hàng. Rất có khả năng, sự tham gia của BlackRock sẽ thúc đẩy các quỹ lương hưu (pension fund) phân bổ vốn vào thị trường crypto.

Trong báo cáo thường niên của BlackRock cũng đề cập đến việc phần lớn tài sản của các tổ chức do họ quản lý thuộc về các quỹ lương hưu. Tính đến hết năm 2021, con số này chiếm 65% tổng AUM của các tổ chức do BlackRock quản lý.

Nguồn: BlackRock

Tính đến Q1 năm 2022, các quỹ lương hưu nắm giữ tổng tài sản 27,213 tỷ USD (gấp hơn 3 lần so với AUM của BlackRock). 

Nguồn: FRED

Bên cạnh đó một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các quỹ lương hưu sở hữu tới 20% thị trường cổ phiếu tại Mỹ.

Nguồn: CNBC

Như vậy, các quỹ lương hưu góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán tại Mỹ do các đặc điểm như:

  • Có ưu đãi về thuế
  • Dòng tiền chảy vào đều đặn
  • Thời gian đầu tư dài hạn

Do đó, nếu Bitcoin hay crypto được thêm vào danh mục của các quỹ lương hưu thì đó sẽ là động lực cho sự tăng trưởng trong dài hạn.

Vấn đề về pháp lý sẽ được thông suốt

Ngoài sự ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính, BlackRock cũng sở hữu một nguồn lực để có thể tác động tới giới chính trị, các nhà lập pháp, đặc biệt tại thị trường Mỹ.

Một số nhân vật đã từng được BlackRock chiêu mộ về có thể kể tới:

  • Brian Deese: Từng là cố vấn cấp cao cho cựu tổng thống Barack Obama và phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia.
  • Wally Adeyemo: Từng được đề cử làm phó thư ký Bộ Tài chính Mỹ trong thời kỳ tổng thống Biden. Trước đó, ông đã từng làm việc cho đội ngũ tư vấn kinh tế của tổng thống Obama.
  • Thomas Donilon: Đã từng đảm nhiệm vị trí cố vấn an ninh quốc gia dưới thời tổng thống Obama.
  • Dalia Blass: Một cựu quan chức lâu năm của Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC), điều hành bộ phận quản lý đầu tư.
  • Coryann Stefansson: Trước đây đã từng làm việc về các vấn đề giám sát ngân hàng tại Cục Dự trữ Liên bang và giữ các vị trí cấp cao tại Cục Dự trữ Liên bang New York.

Các thông tin trên được thu thập qua Business Insider.

Bên cạnh đó, BlackRock còn đóng vai trò hỗ trợ cho FED trong một vài quyết định chính sách.

Có thể thấy rằng, các tác động tới giới chính trị của BlackRock là không hề nhỏ.

Do đó, nếu công ty có ý định mở rộng các sản phẩm đầu tư liên quan tới crypto như việc thêm vào danh mục của các quỹ lương hưu hay phát triển các sản phẩm ETF spot để tiếp cận nhiều khách hàng hơn thì sẽ là một tin tức tích cực.

Theo đó, dưới sức ảnh hưởng của mình, rất có thể việc thông qua các vấn đề trên sẽ dễ dàng hơn, phục vụ cho sự tăng trưởng trong dài hạn đối với thị trường crypto.

Crypto sẽ liên quan nhiều hơn tới cổ phiếu

Tuy có thể kỳ vọng vào những kịch bản tích cực như: Crypto sẽ có một dòng tiền chảy vào trong dài hạn, các khuôn khổ pháp lý phục vụ sự tăng trưởng được đưa ra,… nhưng chúng ta cũng cần nhìn vào một số hệ quả có thể diễn ra.

Với sự tham gia của BlackRock, nhiều khả năng crypto sẽ có diễn biến giá tương đồng với thị trường cổ phiếu. Do BlackRock là một công ty tài chính truyền thống nên các mô hình, lý thuyết đầu tư trước đó sẽ được áp dụng vào việc đầu tư crypto. 

Và cuối cùng dưới nguồn vốn khổng lồ của BlackRock sẽ dẫn tới một hệ quả là crypto sẽ có thể có diễn biến giống với cổ phiếu, và biến động theo chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Tuy có sức ảnh hưởng không nhỏ tới chính trị, nhưng BlackRock không thể kiểm soát hoàn toàn được chính phủ. Nếu phổ cập các sản phẩm đầu tư crypto rộng rãi thì các vấn đề như KYC, stablecoin hay chống rửa tiền sẽ tiếp tục được các nhà lập pháp điều chỉnh trong tương lai.

Điều này nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng tới tính phi tập trung của crypto (đặc biệt có thể thấy thông qua sự kiện Tornado Cash).

Kết luận

BlackRock là một công ty quản lý tài sản hàng đầu trên phạm vi toàn cầu với kinh nghiệm dày dặn và uy tín cao trong ngành quản lý tài sản. Việc tiếp cận với crypto cho thấy công ty thấy được tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn đối với thị trường này.

Tuy nhiên nếu dựa trên ước tính một cách tương đối, chúng ta chưa thể kỳ vọng dòng tiền nhiều tỷ USD chảy vào thị trường trong thời gian ngắn. Nhưng dựa trên những phân tích kể trên, rất có thể lợi ích trong dài hạn mà BlackRock mang lại sẽ rất đáng kể.

Triết lý đầu tư Electric Capital: Kỹ sư quan trọng hơn chuyên gia đầu tư

Xét về độ nổi tiếng, quỹ đầu tư Electric Capital có vẻ không bằng Alameda Research hay Multicoin… Tuy nhiên, quỹ này có triết lý đầu tư khá thú vị. Vậy đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

Bài viết này có tham khảo từ trang web của Electric Capital, cũng như buổi phỏng vấn giữa người dẫn chương trình Jason Choi và khách mời Avichal Garg – nhà sáng lập của Electric Capital.

Sơ lược về Electric Capital và Avichal Garg

Electric Capital là quỹ thành lập năm 2018 từ một số vốn nhỏ. Sau 4 năm hoạt động, tài sản được quản lý (AUM – Asset Under Management) của quỹ đã gấp 100 lần. Hiện quỹ đầu tư đang quản lý tổng số tài sản trị giá 1 tỉ USD.

Trước khi thành lập Electric Capital, Avichal từng có 5 năm kinh nghiệm làm việc cho Facebook với vai trò Director of Product Management (Giám đốc Quản lý sản phẩm). Trước đó, anh cũng sở hữu một công ty công nghệ riêng, nhưng đã bán cho Facebook vào năm 2012.

Lần đầu Avichal biết đến Bitcoin là vào năm 2010, nhưng lúc đó anh chỉ nghĩ đây là công cụ thanh toán hoàn hảo cho sức mạnh tính toán trên mạng lưới phân tán. Tuy nhiên, sau khi thấy mạng lưới phân tán không có ý nghĩa, Avichal bắt đầu ngừng bán Bitcoin.

Triết lý đầu tư Electric Capital: Coi trọng kỹ sư hơn người chuyên đầu tư

Khoảng 70% đội ngũ dự án của Electric Capital là kỹ sư – những người chuyên viết code, lý do là vì quỹ theo đuổi triết lý “Software Eating Money” (có thể hiểu là sau cùng, phần mềm mới là thứ tạo ra tiền).

Cụ thể, triết lý “Software Eating Money” cho rằng những con số nhị phân (1 và 0) đang dần trở nên phổ biến. Chúng không chỉ tồn tại trên máy tính, mà còn là hình thái của tiền tệ (form of money), phương tiện lưu trữ giá trị… thậm chí các tài sản điện tử (hiện thân của những con số nhị phân này) cũng dần được nhiều người sử dụng hơn, NFT là một ví dụ.

Electric Capital không phải là bên phát minh ra chiến lược này, Avichal đã biết về nó khi còn là thực tập sinh ở Amazon. Tại đây, những kỹ sư không chỉ cặm cụi trên máy tính, mà còn tham gia vào nhiều quyết định ở công ty. Bởi những người giỏi code mới có khả năng biết được tiềm năng thực sự của một dự án. Họ hiểu rõ từng ưu, nhược điểm của các blockchain, hay các cách thức tối ưu để giải quyết cho cùng một vấn đề.

Vì thế, Avichal cho rằng quỹ đầu tư thế hệ tiếp theo sẽ không do những người giỏi đầu tư dẫn dắt, mà do các kỹ sư.

Kỹ sư làm gì ở Electric Capital?

Đội ngũ kỹ sư của công ty sẽ làm ra các sản phẩm sử dụng trong nội bộ. Các sản phẩm này giúp công ty vận hành thuận lợi hơn. Tiếp theo, họ xây dựng sản phẩm cho cộng đồng. Phương thức hoạt động này giống với cách mà Ethereum và Optimism đang làm – đó là cống hiến, tạo giá trị cho mọi người.

Theo Avichal, đây là cách marketing tốt để mọi người biết đến quỹ, cốt lõi của cách thức này là tạo ra giá trị thực cho cộng đồng. Thực tế, Electric Capital đã cho ra mắt các sản phẩm miễn phí như Taxonomy trên Github, hay đôi khi họ chia sẻ dữ liệu của mình cho các dự án Layer 1, Layer 2, DAOs, NFT…

Cuối cùng, như đã đề cập bên trên, đội ngũ kỹ sư có thể tham gia vào các quyết định đầu tư của quỹ. “Tham gia” ở đây không phải là lên tiếng cho vui, mà các kỹ sư thực sự được tham dự các buổi họp ra quyết định, hay những lúc Electric Capital có các đợt triển khai vốn mới.

Electric Capital tập trung vào những mảng nào?

Dưới đây là 5 mảng Electric Capital cho rằng sẽ phát triển mạnh trong tương lai:

  • DAO
  • NFT
  • DeFi
  • Cơ sở hạ tầng phi tập trung
  • Cách để mang người dùng vào web3.

DAO

Sở dĩ công ty “bullist” về DAO là vì họ nhận ra tầm quan trọng của loại hình mới này từ việc kết nối các dữ liệu trong quá khứ về cách hình thành tổ chức. Vào những năm 1650, để hình thành một tổ chức, bạn phải trình báo với vua chúa, quá trình này không chỉ tốn thời gian, mà còn phải chịu sự kiểm soát gắt gao. (1)

Đến những năm 1800, để lập ra một tổ chức, bạn không cần gặp vua, chỉ cần trình giấy tờ cho bên có thẩm quyền. Tuy nhiên, cũng mất nhiều thời gian để hình thành tổ chức và sau đó gọi vốn một cách thủ công. (2)

Từ giai đoạn (1) đến giai đoạn (2), quy trình đã được cải thiện 100x. Từ bước (2) đến DAO, sự cải thiện sẽ đạt 100x khác. Bởi vì với hợp đồng thông minh và công nghệ hiện tại, chúng ta chỉ cần bấm một nút là có thể hình thành ngay một tổ chức (DAO). Với việc gọi vốn, chúng ta chỉ cần chia sẻ trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, cách quản trị của DAO hiện tại gặp nhiều vấn đề, điển hình như việc tập hợp nhiều người trên thế giới vào một tổ chức sẽ dễ tạo ra nhiều quan điểm trái chiều, từ đó khiến các ý kiến đưa ra không đạt hiệu quả như mong muốn.

Vài ý tưởng tiềm năng trong DAO mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Hệ thống dựa trên thành tích để thu hút thành viên.
  • Trình tổng hợp quản trị.
  • Cơ chế đền bù cho người đóng góp tích cực…

NFT

NFT không đơn thuần là các bức tranh, ảnh như chúng ta nhìn nhận hiện tại. NFT có thể đại diện cho thông tin đăng nhập, tư cách thành viên, tình hình tài chính, vé, nhạc, vật phẩm trong trò chơi, bất động sản, mạng xã hội, danh tính…

Do đó, dù NFT đang có khối lượng giao dịch không kém các token khác, Electric Capital cho rằng NFT vẫn đang ở thời kỳ đầu.

Vài ý tưởng tiềm năng trong NFT mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Cơ chế định giá NFT.
  • Cơ sở hạ tầng cho NFT.
  • Công cụ phái sinh cho NFT…

DeFi

Từ một tập hợp các dịch vụ tài chính thử nghiệm được xây dựng bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh, DeFi đã phát triển trở thành các giao thức hoàn thiện đang chứa hàng tỷ USD. Do đó, Electric Capital cho rằng DeFi vẫn là mảng đầu tư tiềm năng trong thời gian tới.

Vài ý tưởng tiềm năng trong DeFi mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Phát triển DeFi trên các hệ sinh thái không phải Ethereum.
  • Bridge.
  • Cơ chế bootstrap mới…

Cơ sở hạ tầng phi tập trung

Để hiện thực hóa một tương lai phi tập trung, phải có cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó. Electric Capital đang tập trung vào việc tạo ra các cơ sở hạ tầng để cộng đồng có thể xây dựng các dự án mà không bị kiểm soát.

Vài ý tưởng tiềm năng trong mảng cơ sở hạ tầng phi tập trung mà Electric Capital muốn đầu tư:

Cách để mang người dùng vào web3

Để web3 phát triển, người dùng phải có khả năng sử dụng các sản phẩm của web3 một cách dễ dàng. Vì thế, Electric Capital đang đầu tư vào những phương thức giúp “onboard” hàng tỉ người vào web3.

Theo Avichal, hiện tại, vấn đề lớn nhất ngăn cản người dùng đến với web3 chính là UI/UX khó sử dụng. Ví dụ như khi sử dụng một số dự án wallet (ví) để mint NFT, người dùng phải thao tác quá nhiều (chấp nhận giao dịch, kiểm tra phí gas…). Và khi mint thất bại, họ cũng không biết nguyên nhân nằm ở đâu.

Tham khảo thêm: So sánh Web2 và Web3

Electric Capital sở hữu đội ngũ thiết kế toàn thời gian, trong đó một số thành viên từng làm ở Youtube và Facebook. Họ sẽ làm việc với các dự án trong danh mục đầu tư để cải thiện giao diện của từng dự án.

Vài ý tưởng tiềm năng trong mảng mang người dùng vào web3 mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Trải nghiệm DeFi trên điện thoại.
  • Ví Multichain hỗ trợ xác minh hợp đồng…

Lời kết

Trái ngược với quan điểm cho rằng quỹ đầu tư nên tập hợp nhiều tên tuổi đầu tư lớn, Electric Capital ưu tiên tuyển chọn kỹ sư. Triết lý đầu tư, cũng như góc nhìn về các vấn đề trong thị trường của Electric Capital không chỉ các quỹ đầu tư khác, mà cả các cá nhân, cũng có thể dùng để tham khảo cho hành trình đầu tư của mình.

Nhà sáng lập 3AC trở lại thị trường trong sự cười nhạo và chỉ trích

Su Zhu và Kyle Davis, hai nhà sáng lập của quỹ đầu tư Three Arrows Capital (đã phá sản) đang trở lại thị trường với dự án mới. Tuy nhiên, hầu như không ai đón nhận và ủng hộ bộ đôi này.

Chuyện gì đang diễn ra?

Quy ẩn một thời gian sau khi quỹ đầu tư Three Arrows Capital sụp đổ, 2 founder tai tiếng Su Zhu và Kyle Davis bắt tay với 2 nhà sáng lập của CoinFLEX, kêu gọi 25 triệu USD để bắt đầu xây dựng sàn giao dịch có tên GTX.

Theo lời giới thiệu từ dự án, GTX mang một “lý tưởng cao đẹp”, ra đời để lấp đầy vết thương cho các chủ nợ là nạn nhân trong các vụ sụp đổ của FTX, Celsius, BlockFi và Mt.Gox… 

Cụ thể, các nạn nhân (và đang là chủ nợ) của FTX, Celsisus… thay vì chỉ giữ số nợ tới ngày nhận đền bù (chưa rõ khi nào), sàn GTX cung cấp cho các chủ nợ hai lựa chọn khác: bán lại số nợ để đổi lấy tiền mã hóa USDG – một dạng tài sản tín dụng hoặc dùng để giao dịch đòn bẩy.

Sản phẩm GTX cung cấp cho người dùng. Ảnh chụp từ tài liệu của GTX.

Sự xuất hiện của GTX có lẽ đã không trở nên rầm rộ nếu founder của sàn không phải hai gương mặt Su Zhu và Kyle Davis, cùng với đó là một “pitch deck” (file giới thiệu dịch vụ của mình cho khách hàng, đối tác) kém thuyết phục, bị “ném đá” không tiếc.

Tìm hiểu thêm Su Zhu và Kyle Davies là ai?

Bê bối và những lùm xùm trong quá khứ với Three Arrows Capital chưa giải quyết triệt để, Su Zhu và Kyle Davis bị cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cáo buộc, điều tra về vi phạm pháp lý tiềm ẩn, theo Bloomberg.

Không chỉ founder của Three Arrows Capital dính tai tiếng, CoinFLEX cũng từng gặp vấn đề về tài chính và nộp đơn xin tái cấu trúc vào tháng 8/2022 sau khủng hoảng crypto, khiến công ty này buộc phải trì hoãn việc rút tiền.

Ngoài tâm điểm chú ý về Su Zhu và Kyle Davis, cái tên GTX cũng là thứ được cộng đồng bàn tán bởi nó gần giống với tên FTX. Có lẽ vì chữ cái G đứng sau chữ cái F, và GTX tự xưng là ra đời để khắc phục hậu quả của FTX.

Tuy tỏ ra thân thiện, nhưng cái tên GTX vẫn mang lại nỗi ám ảnh vì gần giống với FTX. Với phản ứng của cộng đồng, sàn lên tiếng xác nhận chưa phải là tên chính thức và sẽ thay đổi.

GTX chưa ra mắt đã bị cười cợt, chỉ trích thậm tệ

Ngay từ khi thông tin sàn GTX xuất hiện, Su Zhu đã liên tục nhận những lời châm biếm từ dư luận của những nhà đầu tư, những người đứng đầu dự án trong ngành và cả giới truyền thông.

Lời giới thiệu đầu về GTX.

Trong bảng trình bày về dự án GTX, Su Zhu ước tính giá trị thị trường nợ mà anh ta nhắm tới có giá trị 20 tỷ USD, và “sứ mệnh” của sàn này là mở rộng lĩnh vực hoạt động từ thị trường nợ cho đến crypto, cổ phiếu và nhiều hơn nữa. Những vòng tròn không đồng tâm này gợi nhớ đến phong cách mở màn của series điệp viên 007. 

Mổ xẻ file giới thiệu của GTX, Financial Times không ngại ngần ví von FTX như xác chết khổng lồ và là nguồn thức ăn của những dự án kiểu GTX. 

@foobar, một nhà đầu tư nổi tiếng hơn 100,000 người follow trên Twitter mỉa mai Su Zhu và Kyle Davis.

Tyler, một trader có hơn 60,000 người theo dõi đã bàn tán trong một bài viết trên twitter:

CHADLY – một nhà đầu tư khác trên twitter ngụ ý những Quỹ đầu tư vào GTX là những Quỹ đầu tư thực tập sinh.

Thậm chí có những nhà đầu tư chẳng hạn như Garlam, dành hẳn thời gian để châm biếm từng trang một trong phần trình bày về dự án của GTX với những nội dung tương tự.

Garlam còn mỉa mai mô hình hoạt động của sàn GTX như việc “tôi dùng gậy đánh vào mặt bạn và sau đó bán gói thẩm mỹ”.

Satvik Sethi, một nhà đầu tư có tên tuổi đã nhận ra một vấn đề bất thường nằm ở vòng gọi vốn của sàn GTX. Cụ thể, Satvik nói “Điều hài hước nhất là họ thậm chí còn chưa có công nghệ hay đã hoạt động ngoài thị trường nhưng chẳng hiểu sao lại được xem là ở vòng gọi vốn seed ground”.

Thông thường, một startup gọi vốn sẽ có những những giai đoạn tương ứng thứ tự các vòng:

  • Vòng Pre-Seed: Đây là lúc dự án đang nằm ở ý tưởng.
  • Vòng Seed: Ý tưởng lúc này đã thành hình và đưa vào hoạt động.
  • Series A: Mô hình hoạt động dự án đã được chứng minh.
  • Tiếp đến là các vòng Series B, C, D,… nếu dự án cần thêm tiền để phát triển.
  • Do đó, với những gì đang có trong tay, lẽ ra GTX phải ở vòng Pre-Seed.

Đến thời điểm viết bài, số lượng người châm chọc Su Zhu và GTX vẫn chưa dừng. Ngoài những lời dè bỉu trên, có những người cho thấy rõ sự mất niềm tin đối với sự xuất hiện của Su Zhu và Kyle Davis.

“Founder của Quỹ đầu tư đã phá sản – Three Arrows Capital muốn ra mắt sàn crypto mới. Tôi sẽ không bao giờ tin vào Su Zhu và Kyle”, trang Twitter của Whalechart.org với hơn 200K người theo dõi, thể hiện quan điểm thẳng thắn.

Một nhà đầu tư khác tin GTX là viết tắt của Grand Theft Exchange – Sàn giao dịch của những tên trộm vĩ đại và kêu gọi mọi người đừng rời bỏ Binance, Bitget và Bitmex.

Không chỉ vậy, CEO của Wintermute, nhà tạo lập thị trường nổi tiếng giới Crypto đã tuyên bố trên Twitter như một lời răn đe, cảnh báo đến những cộng đồng trong thị trường nói chung.

Nếu bạn đầu tư vào sàn của CoinFLEX và 3AC, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc làm ăn, hợp tác với Wintermute trong tương lai – CEO của Wintermute.

Có một điểm thú vị nằm trong bản giới thiệu về GTX. Su Zhu đã thành thật khai ở dòng cuối:

“Three Arrows Capital từng thắng gấp 40 lần trong thị trường Forex và 80 lần trong thị trường Crypto trước khi Quỹ phá sản năm 2022”

Trước sự thành thật này, không rõ Su Zhu liệu có lấy lại được thiện cảm với dư luận hay không. Tuy nhiên, người đăng bức ảnh này – ALFIE vừa bị Su Zhu chặn tài khoản.

Qua những lời bàn tán, chỉ trích, có thể thấy những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong thị trường Crypto đều đang khước từ và quay lưng lại với Su Zhu và Kyle Davis, cũng như cười nhạo vào cách mà GTX xuất hiện. 

Đây cũng là thực tế phũ phàng khi một founder trong ngành crypto khó có cơ hội thứ hai nếu mắc phải sai lầm lớn và đánh mất hoàn toàn niềm tin, sự tôn trọng từ cộng đồng.

Đây là những gì tôi đúc kết sau khi đọc hơn 300 trang báo cáo từ các quỹ lớn

Một năm 2022 đầy biến động chính thức khép lại, một chặng đường mới tiếp tục được mở ra. Sau bao sóng gió và những vết thương mà Fed cùng các dự án trong thị trường tiền mã hóa để lại, các tên tuổi lớn trong thị trường dường như đều đang nhìn về một hướng.

Tôi là nhà đầu tư vói gần 3 năm trong thị trường tiền mã hóa. Tôi dành phần lớn thời gian nghiên cứu thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền mã hóa nói riêng thông qua các bài phân tích từ những người nổi tiếng cho tới những ông lớn khác trong ngành.

Với những dịp đặc biệt như cuối năm, không thể nào tôi bỏ qua được những báo cáo của các tên tuổi lớn trong ngành. Bài viết này là những điều mà tôi đã đúc kết được sau khi đọc hơn 300 trang các bài nghiên cứu, dự phóng về năm 2023 của các Ngân hàng và Quỹ đầu tư lớn hàng đầu thế giới.

Quỹ lớn cũng chật vật

Không giống 2020 – 2021, thay vì một năm đại khởi sắc, 2022 lại là năm với hàng loạt biến cố xảy ra với thị trường tiền mã hóa.

Vụ hack chấn động của tựa game Việt Nam – Axie Infinity mất hơn nửa tỷ đô tài sản ($624M). Kế đến, Terra (LUNA & UST) và FTX, hai đế chế tỷ đô đứng trong Top của thị trường sụp đổ trước sự ngỡ ngàng của rất nhiều người, dẫn đến một chuỗi domino đổ vỡ trong thị trường.

Quỹ đầu tư nổi tiếng Three Arrows Capital tuyên bố phá sản vì Terra. Voyager Digital phá sản vì khoản nợ 1 tỷ đô và các dự án cho vay lớn khác như Celsius, BlockFi cũng đã ngã xuống. 

Một mớ hỗn độn xuất hiện. Tính đến thời điểm viết bài, không ít những tên tuổi khác trong thị trường vẫn đang trong tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.

Tất nhiên, không phải chỉ thị trường tiền mã hóa, kinh tế thế giới cũng trải qua một năm “bầm dập” với làn sóng sa thải nhân sự kể từ khi sức nóng lạm phát tăng cao, buộc Fed bắt đầu phải vào cuộc với những đợt tăng lãi suất. Điều đó khiến không chỉ tôi mà cả thị trường tài chính đều phải hồi hộp nín thở mỗi lần Fed ra quyết định.

Tôi đã thử “điều tra” về tình hình làm ăn của các Tổ chức và Quỹ đầu tư và đây là một số thông tin tôi gom nhặt được:

  • Hashed, Quỹ đầu tư tiền mã hóa tiếng tăm từ Hàn Quốc mất 3.5 tỷ đô từ vụ Terra – cái mà Economic Times gọi là “vụ thảm sát” trong thị trường tiền mã hóa.
  • Hashed không cô đơn, Quỹ đầu tư Delphi Digital không tiết lộ con số cụ thể nhưng đồng LUNA chiếm 13% danh mục đầu tư của họ. Nhìn vào số phần trăm cũng đủ thấy họ mất mát cỡ nào.
Hashed và Deplhi Digital thiệt hại bởi sự sụp đổ của Terra
 
  • Ngoài ra, Binance từng đầu tư 3 triệu đô vào LUNA nhưng sau “vụ thảm sát” đó, CZ (CEO Binance) còn vỏn vẹn 2000 đô.
  • Multicoin Capital cay đắng hơn khi dính đòn từ khủng hoảng thanh khoản do đợt sập FTX cuốn đi 55% tài sản.
Quỹ đầu tư BlackRock cũng nếm đòn trong năm 2022

Tuy không phải nạn nhân của bất kỳ vụ sụp đổ nào kể trên nhưng phần tài sản mà tôi “cất làm của” đều đã bị vạ lây theo nhịp sóng của thị trường. 

Quả là một năm khó quên!

Trải qua một năm với nhiều biến động và mất mát, những tổ chức quỹ đầu tư đang trong tâm thế như thế nào để đón năm mới 2023?

Những tên tuổi lớn đang nghĩ gì về 2023?

Khép lại 2022 đầy sóng gió, tôi đã dành nhiều thời gian chiêm nghiệm những diễn biến trên thị trường để tìm hướng đi cho bản thân trong năm mới và tất nhiên với một thói quen đọc các bài nghiên cứu, tôi không thể bỏ qua được các bài báo cáo và dự phóng từ các tên tuổi lớn trong thị trường tài chính.

Các bài báo cáo gốc sẽ có nhiều từ ngữ chuyên ngành khó hiểu với một số người nên tôi sẽ tóm tắt lại nội dung cốt lõi mà những tổ chức đó đã nêu ra.

Link chi tiết các bài báo cáo tôi sẽ để ở phần cuối cùng của bài viết, sẽ là một điều tuyệt vời nếu các bạn chịu khó bỏ thời gian ra để xem chi tiết hơn họ đang nghĩ gì về các thị trường tài chính.

BlackRock

Báo cáo đầu tiên tôi quan tâm là từ BlackRock, Tổ chức quản lý quỹ lớn nhất thế giới với hơn 10 nghìn tỷ đô có một cái nhìn ảm đạm dành cho 2023 và không kỳ vọng thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ (Bull Market) sẽ quay lại trong 2023 cùng lời nhắn nhủ tập quen sống với thời kỳ lạm phát trên 2%.

Nguyên văn từ Blackrock:

Thời kỳ kinh tế và lạm phát ổn định đã không còn. Biến động lớn hơn về kinh tế Vĩ mô và thị trường đang diễn ra. Suy thoái được cảnh báo khi các ngân hàng đang ra sức kìm hãm lạm phát. Điều này khiến chúng tôi giảm tỷ trọng cổ phiếu ở thị trường phát triển. Chúng tôi kỳ vọng trở nên tích cực hơn với những tài sản rủi ro trong 2023 vào một thời điểm nào đó không phải bây giờ. Và đến lúc đó, chúng ta cũng không thấy được thị trường tăng trưởng mạnh mẽ như trong quá khứ. Đó là lý do cần phải thay đổi chiến thuật đầu tư.

Goldman Sachs

Thay vì tự tin một năm 2023 phục hồi trước những dấu hiệu Fed đang hạ lãi suất, Goldman Sachs kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu khiêm tốn ở mức 1.8% do các thách thức từ suy thoái ở Châu Âu và một giai đoạn không êm đềm do Trung Quốc mở cửa trở lại.

Tuy nhiên có một sự thật thú vị, dự báo từ Goldman Sachs khiêm tốn nhưng lại ở mức kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu cao hơn những ngân hàng còn lại.

Có vẻ như những người trong cuộc – những nhóm đứng đầu nền kinh tế tài chính ai nấy cũng đều giữ phong thái khá bi quan.

Kỳ vọng tăng trưởng của Goldman Sachs so với ngân hàng khác

JP Morgan Chase

Tiếp theo, tôi đã lần đến báo cáo của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ – JP Morgan với một câu nói nằm ngay ở trang đầu tiên tóm gọn cho cả bài.

Ngắn gọn và súc tích!

Dự đoán từ ngân hàng JP Morgan cho năm 2023

Sau khi có được những góc nhìn đến từ 3 ông lớn trong thị trường truyền thống, tôi đã tìm đến những cái tên trong thị trường tiền mã hóa. Thứ nhất, để xem họ đang kỳ vọng 2023 có giống với những ông lớn truyền thống hay không. Thứ hai, tôi muốn xem rằng đâu sẽ là mảng mà họ hướng tới trong năm 2023 này.

Coinbase

Tương tự JP Morgan, Quan điểm của Coinbase được thể hiện ngay trang đầu của bài báo cáo:

Cụ thể hơn, khi tôi đọc đến trang số 5 trong bài báo cáo, Coinbase tin rằng những điều tồi tệ trong thị trường vẫn chưa kết thúc, ít nhất là vài tháng nữa trong 2023 bởi ảnh hưởng từ các sự kiện đổ vỡ trong năm 2022.

Ngoài ra, đọc báo cáo của Coinbase, tôi nhận thấy một quan điểm rất thú vị và tôi đã “gật gù” về nó:

“Nhiều nhà đầu tư dài hạn nhận thấy tính chu kỳ của thị trường. Thay vì rời bỏ ở những lúc chán nản như vậy thì bây giờ họ đang củng cố kiến thức và cố trụ để chuẩn bị cho tương lai”.

Thế mới nói, cuộc chơi bây giờ sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều vì ai cũng đang cố gắng trở thành “Sói già”.

Bên cạnh những suy đoán về tình hình thị trường, Coinbase cũng đưa ra dự đoán khác như:

  • Những hoạt động cho vay nhắm vào tổ chức sẽ có xu hướng phát triển mạnh.
  • NFT sẽ trưởng thành hơn với nhiều tính năng và công dụng.
  • Xu hướng chuyển thành tiền mã hóa của các tài sản bên ngoài đời thực (RWAs).
  • Trải qua mùa tăng trưởng điên cuồng với nhiều dự án không chất lượng, thời gian tới nguồn vốn sẽ đổ về các dự án với thiết kế mô hình hoạt động Tokenomics chất lượng.

Delphi Digital

Quỹ Delphi Digital phóng tầm nhìn 2023 là giai đoạn tích lũy. Xu hướng tăng nếu sớm nhất có thể xảy ra giữa năm 2023. Còn xác xuất cao hơn sẽ diễn ra vào 2024 – 2025.

Bên cạnh đó, mảng game tiềm năng nhưng 2023 không phải là năm dành cho chúng. Thay vào đó, những dự án thuộc lớp cơ sở hạ tầng (infrastructure) sẽ là điểm sáng của năm.

Những điều tôi rút ra sau khi đọc hàng loạt báo cáo

Sau khi đọc qua hàng loạt các báo cáo trên của các Quỹ đầu tư lớn từ mảng truyền thống cho tới trong thị trường tiền mã hóa, tôi đã nhận thấy những điểm chung đáng chú ý giữa họ.

Gần như ai cũng đều nhìn vào 2023 phần lớn đều là năm của sự tích lũy, thị trường chưa thể nào khởi sắc ngay được sau những “vết thương” mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và chính những dự án trong thị trường tiền mã hóa đã và vẫn còn đang gây ra.

Với góc nhìn cá nhân, tôi đồng ý với suy nghĩ này. Trong lịch sử, để đưa lạm phát về mức 2%, Fed đã mất khoảng 2 năm. Bây giờ, mọi thứ biến chuyển có thể sẽ không lâu đến như vậy nhưng điều quan trọng vết thương nào cũng cần thời gian để chữa lành.

Bên cạnh đó, như Coinbase có nói, khác với giai đoạn thị trường đi xuống trước. Thay vì ai nấy cũng rời bỏ, bây giờ họ đều ra sức củng cố kiến thức và cố trụ lại giữa mùa đông khắc nghiệt vì niềm tin thị trường phát triển mỗi lúc một mạnh mẽ hơn. 

Ai nấy cũng đều cố gắng trở thành “sói già”. Vì thế, câu nói của BlackRock dường như không sai kể cả khi dùng trong trường hợp này “Đó là lúc cần thay đổi chiến thuật đầu tư”.

Nếu tôi ỉ i, lười biếng lúc này, có lẽ sự dằn vặt sẽ theo tôi suốt đời. 

Hiểu rõ về những công nghệ giúp Blockchain hoạt động tốt hơn, nghiên cứu về NFT sâu hơn và những kỹ năng phục vụ cho việc đầu tư như phân tích Onchain, phân tích cơ bản chắc chắn sẽ là thứ mà tôi ưu tiên làm trong năm 2023.

Về chuyện đầu tư trong năm nay, sau khi đọc qua các báo cáo, tôi giữ tâm thế là một năm không vội vã, cứ bình tĩnh đãi cát tìm vàng.

Tất nhiên, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền mã hóa nói riêng không bao giờ chịu ngồi yên để dễ đoán. Nếu có những biến chuyển bất ngờ, chắc chắn chiến thuật của tôi cũng sẽ thay đổi. Đó là sự linh hoạt tất yếu mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải có.

Phần này mang tính quan điểm cá nhân. Tôi muốn lưu ý tới các bạn đọc giả chỉ nên tiếp nhận với tâm thế là những chia sẻ thay vì là một lời khuyên đầu tư.

Nguồn báo cáo của các Tổ chức: BlackRockGoldman Sachs, JP Morgan ChaseCoinbaseDelphi Digital

Góc nhìn của các ông lớn về thị trường crypto năm 2023

Tham khảo các nhận định và dự đoán từ các bên nghiên cứu thị trường, quỹ đầu tư, các sàn giao dịch sẽ giúp những nhà đầu tư nhỏ lẻ có cái nhìn tổng quan về thị trường.

Thị trường crypto sẽ hồi phục hay tiếp tục giảm sâu? Các quỹ đầu tư sẽ rót vốn vào mảng nào trong 2023? Nền kinh tế sẽ có diễn biến ra sao trước mức lạm phát như hiện nay? Độc giả có thể tìm ra câu câu trả lời thông qua góc nhìn của những nhà đầu tư lớn trong thị trường. 

Bài viết chia sẻ góc nhìn về thị trường crypto trong năm 2023 từ các quỹ đầu tư do đội ngũ Coin98 Insights tổng hợp.

Sàn giao dịch tập trung 

Coinbase 

Coinbase có cái nhìn lạc quan về thị trường trong năm 2023, đặc biệt là Bitcoin, Ethereum và các ứng dụng của NFT. 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Coinbase nhận định trong năm 2023, những tài sản có cấu trúc token bền vững, hệ sinh thái trưởng thành và có thanh khoản cao như Bitcoin, Ethereum sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư. NFT sẽ được sử dụng rộng rãi hơn thông qua các tiện ích như nhận dạng ID, bán vé, token hóa tài sản trong thế giới thực hay áp dụng trong logistics. 

Dù thị trường crypto có độ biến động cao cùng khối lượng giao dịch giảm, nhiều tổ chức tài chính truyền thống đã ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động của mình và hợp tác với nhiều đối tác mới. Stablecoin sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư định giá tài sản và giữ tài sản onchain trong thời kỳ biến động của thị trường.

Crypto.com 

Crypto.com cũng có cái nhìn lạc quan về thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực GameFi và Soulbound tokens. 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Crypto.com nhận định số lượng chủ sở hữu crypto toàn cầu có thể đạt mức 600-800 triệu người vào 2023, tùy điều kiện thị trường. Trong lĩnh vực GameFi, nhiều dự án đạt chất lượng AAA sẽ xuất hiện, đem lại trải nghiệm mới cho người chơi với hiệu suất cao. 

Soulbound Tokens (SBTs) sẽ có nhiều ứng dụng hơn và có thể là một nhân tố tiềm năng thúc đẩy thị trường phát triển. Việc áp dụng SBTs có thể hướng cộng đồng đến một xã hội phi tập trung (DeSoc). 

Ngoài ra, tính năng bảo mật và giáo dục trong lĩnh vực blockchain sẽ mở rộng và phát triển trong năm 2023. Các lĩnh vực khác bao gồm cơ sở hạ tầng, bản nâng cấp Ethereum Shanghai, ứng dụng của dự án DeFi, ZK proofs sẽ tiếp tục được thị trường chú ý. 

Huobi 

Đầu năm 2023 sẽ là một năm tiêu cực với thị trường trước khi khởi sắc vào cuối năm. Đặc biệt, Layer 2 và ZK sẽ là mảng thu hút được nhiều sự chú ý. 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Huobi dự đoán thị trường crypto sẽ chạm đáy đầu năm 2023. Các ông trùm trong Web2 như Twitter sẽ tiếp tục phát triển theo hướng Web3 và giới thiệu mô hình SociaFi mới. Layer 2, mạng ZK và Dapps sẽ phát triển mạnh mẽ.

Nhu cầu lưu trữ tài sản on-chain sẽ tăng nhanh. Nhiều quy định on-chain sẽ được phát hành và tài sản điện tử sẽ được nhiều quốc gia chấp nhận làm phương thức thanh toán hoặc được ủy quyền làm tiền pháp định.

Các trang nghiên cứu thị trường crypto

Messari  

Nền tảng phân tích Messari cho rằng thị trường đang trong giai đoạn mùa đông tiền số và là thời điểm tuyệt vời để phát triển. Xu hướng NFT, DeSo, Ethereum, DAO và Web3 sẽ tiếp tục được chú ý. 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Messari có góc nhìn lạc quan khi nhận định “mùa đông tiền số” đã ở đây và giờ là thời điểm tuyệt vời để xây dựng dự án. Sự phát triển và hiện diện của crypto trong tương lai là điều chắc chắn dù việc thanh lọc đã và đang diễn ra. Đặc biệt, khi thị trường vĩ mô phục hồi, thị trường crypto sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ. 

Một số nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường được Messari gợi ý theo dõi bao gồm CZ, Brian Armstrong, Patrick MCHenry, Sheila Warren, Citizen Jopurnalists, Anatoly Yakovenko… 

Nhiều sự kiện đã diễn ra khiến việc xây dựng một hành lang pháp lý cho crypto trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Xu hướng NFT và DeSo sẽ phát triển vượt trội, điển hình như dịch vụ hỗ trợ đăng ký tên miền ENS hay công nghệ ChatGPT. Các Layer 1 và hệ sinh thái Ethereum sẽ tiếp tục phát triển và nhận được nhiều chú ý. 

Xu hướng DAO và Web3 cũng phát triển nổi bật, đặc biệt trong mảng ví giữ tài sản, quản lý nhân sự và hoạt động, trách nhiệm pháp lý, quản lý quỹ… Ở lĩnh vực DeFi, các dự án thế chấp, vay mượn, quản lý tài sản, kiểm duyệt… chiếm phần lớn thị trường. 

Delphi Digital 

Công ty phân tích này cho rằng thị trường crypto diễn ra tiêu cực vào đầu 2023 và tích cực về cuối năm. Đặc biệt, Ethereum và DeFi sẽ là những nhân tố chính thúc đẩy thị trường. 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Năm 2022 là một năm thanh lọc cho thị trường crypto khi trước đó nhiều xu hướng bị thổi phồng giá trị một cách quá mức, hoạt động đầu cơ xảy ra ồ ạt khiến thị trường crypto vượt xa giá trị của nó vào 2021. Các đợt điều chỉnh lớn của crypto là cần thiết cho sự phát triển trong dài hạn. 

Năm 2023 sẽ là giai đoạn tích lũy, tạo tiền đề cho chu kỳ tiếp theo. Nếu lịch sử lặp lại, thị trường sẽ có khả năng hình thành đáy vào Q1/2023 trước khi đi vào xu hướng tăng giá vào giữa 2023. Thị trường sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng thời gian 2024 – 2025 khi khẩu vị rủi ro và đầu cơ mạnh mẽ trở lại. Trong đó, thị trường crypto và chứng khoán sẽ tiếp cục có mối tương quan tích cực. 

Những dấu hiệu cho thấy sự tích cực của thị trường bao gồm sự nới lỏng tín dụng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ổn định thanh khoản ròng của FED, sự suy yếu của USD hay các điều kiện nới lỏng tài chính gần đây. 

The Block 

The Block có cái nhìn lạc quan về tương lai của thị trường. Các lĩnh vực DeFi, Web3, NFT, Gaming và Metaverse sẽ tiếp tục phát triển bên cạnh cơ sở hạ tầng. 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

DeFi

Việc triển khai các ứng dụng DeFi trên cùng chain làm giảm chất lượng trải nghiệm người dùng khi những ứng dụng này yêu cầu không gian block lớn hơn. Những blockchain dành riêng cho ứng dụng DeFi sẽ giúp cải thiện điều này.

Tài sản điện tử sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong thị trường truyền thống, dù nhiều thể chế truyền thống vẫn đang do dự về việc tích hợp blockchain vào hoạt động của mình khi chưa có đủ khung pháp lý cụ thể. DeFi có thể mở ra một kỷ nguyên mới của tài chính mở, tạo điều kiện cho việc giao dịch xuyên biên giới, gần như ngay lập tức cùng sự minh bạch.

Web3

Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đóng vai trò mật thiết trong sự phát triển của Web3, đặc biệt trong việc giúp người dùng có trải nghiệm Web3 dễ dàng, an toàn và tiết kiệm.

Trải nghiệm người dùng thường là bước cuối cùng để mở khóa việc áp dụng rộng rãi Web3. Việc áp dụng hàng loạt sẽ mang lại lợi ích cho cả người dùng và nhà sản xuất thông qua việc tăng doanh thu, tính thanh khoản và hiệu ứng kết nối mạng, đây đều là những động lực chính của toàn bộ nền kinh tế Web3.

NFT

Nếu 2021 là năm của PFP NFT (Profile Picture NFT), thì năm 2022 là năm mở rộng của thị trường NFT. Đặc biệt sau khi các dự án GameFi, metaverse xuất hiện. Thế nhưng, năm 2023 lại là một năm thử thách cho những dự án NFT với sự thanh lọc diễn ra mạnh mẽ. 

Các dự án NFT sẽ cần phải điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của thị trường với những sáng kiến, thử nghiệm mới. 

Gaming & Metaverse

Việc tích hợp công nghệ blockchain vào trò chơi là trở ngại mà nhiều nhà phát triển trò chơi truyền thống gặp phải. Điều này ngăn cản các nhà phát triển mở rộng quy mô hoạt động của mình. Do đó, vấn đề cơ sở hạ tầng vẫn là một vấn đề bức thiết trong lĩnh vực GameFi. 

Hoạt động phát triển metaverse vẫn còn chậm. Mối quan tâm đến metaverse gần đây đã tăng lên sau khi Facebook đổi tên thành Meta vào cuối 2021. Người dùng hy vọng rằng VR sẽ thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số phát triển. Trong đó, các tài sản mã hóa, bao gồm cả NFT và tiền điện tử sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế này. 

Quỹ đầu tư liên quan tới crypto

A16z 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Quỹ đầu tư mạo hiểm A16z đưa ra những ý tưởng đột phá sẽ phát triển trong 2023 là công nghệ ZK knowledge, Multi-Partutation, Post-Quantum Crypto, trò chơi on-chain, token không thể chuyển nhượng (Soulbound) và năng lượng phi tập trung.

VeradiVerdict 

VeraditVerdict dự đoán trong năm 2023, DeFi sẽ tiếp tục phát triển trong khi CeFi được củng cố. Công nghệ ZK knowledge sẽ được chấp nhận rộng rãi cùng nhiều tính năng mới. Các tổ chức sẽ tăng cường mã hoá tài sản, nhiều công ty sẽ xuất hiện để tận dụng dữ liệu chuỗi khối. 

Công cụ dành cho nhà phát triển sẽ tiếp tục phát triển khi các kỹ sư blockchain liên tục tìm kiếm những cách dễ dàng và hiệu quả để triển khai các dự án Web3. Bên cạnh đó, ứng dụng của NFT sẽ được mở rộng. 

Arca 

Arca nhận định crypto sẽ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai. Các chính phủ trên thế giới sẽ tiếp tục khuyến khích blockchain phát triển. Các công ty truyền thống sẽ tham gia thị trường crypto nhiều hơn.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Arca cũng cho rằng những khu vực có thị trường tài chính kém phát triển sẽ tăng cường áp dụng tài sản crypto. Các tiện ích của tài sản crypto sẽ giúp thúc đẩy việc người dùng sử dụng lâu dài. Thị trường TraFi sẽ bắt đầu mất thị phần vào DeFi. Các trường đại học hàng đầu sẽ cung cấp những khóa học về công nghệ blockchain. 

Bên cạnh đó, các chính phủ trên thế giới sẽ tiếp tục khuyến khích áp dụng blockchain với các phương thức tài trợ và thúc đẩy giáo dục. Các công ty Web2 sẽ tiếp tục sử dụng NFT để củng cố mối quan hệ với khách hàng. Ngành công nghiệp trò chơi sẽ tiếp tục áp dụng Web3. 

Các công ty TradFi sẽ tập trung vào việc token hóa các tài sản truyền thống, đặc biệt là ở các thị trường tư nhân. Ngoài ra, các công ty dịch vụ tài chính truyền thống sẽ tiếp tục công bố kế hoạch tham gia hệ sinh thái blockchain trong mùa đông tiền điện tử này. 

New Order 

New Order tin tưởng vào sự phát triển của DeFi, Ethereum và thị trường NFT trong năm 2023.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây

New Order là một Venture DAO (quỹ đầu tư phi tập trung) được dẫn dắt bởi cộng đồng, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực DeFi. Quỹ này cũng đã đưa ra các dự đoán về thị trường crypto cũng như xu hướng đầu tư chủ đạo trong năm 2023:

  • Công nghệ ZK-Rollups sẽ không thu hút được sự chú ý do chưa có đủ sự chuẩn bị về mặt sản phẩm.
  • Các ứng dụng Layer 3s trên Ethereum (các app-chain được xây dựng trên Layer 2) sẽ trở thành đối thủ của Cosmos, vốn là nơi tập hợp của nhiều app-chain riêng biệt.
  • Đồng thời, mục tiêu Interchain Security của Cosmos sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi cộng đồng Cosmos Hub không đồng ý với Atom 2.0 Vision.
  • Vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong 2023 là Exclusive Orderflow (EOF), các vấn đề liên quan tới thứ tự giao dịch và MEV trên Ethereum.

Về DeFi, New Order dự đoán các loại wrapped assets (WETH, WBTC…) sẽ giảm dần mức độ được sử dụng và thay thế chúng là các loại tài sản cross-chain native (USDC, EUROC…) và các omnichain token (LayerZero). 

Các DeFi dapp lớn sẽ tiếp tục khẳng định vị thế và gia tăng thị phần trong năm 2023. Với sự ra đời của nhiều app-chain, một cấu trúc thị trường độc quyền của các dapp hàng đầu sẽ dần được hình thành.

Về NFT, quỹ đầu tư này dự đoán sẽ có nhiều hình thức hedging (phòng ngừa rủi ro) và đầu cơ mới được tạo ra nhờ giao dịch phái sinh NFT, cùng với đó là nhiều hình thức tăng thanh khoản mới cho thị trường này.

VanEck

VanEck dự đoán thị trường nửa cuối 2023 sẽ tích cực trở lại. Các quốc gia, nhà đầu tư tổ chức sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường crypto.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

VanEck là một công ty quản lý tài chính, hỗ trợ các quỹ hoán đổi danh mục và quỹ tương hỗ cho người dùng trên toàn cầu. Công ty này cũng đưa ra các dự đoán khá cụ thể về thị trường crypto năm 2023:

  • Giá BTC sẽ giảm về 10,000 – 12,000 USD vào Q1/2023 khi các thợ đào phá sản, đây sẽ là mức giá thấp nhất của mùa đông này.
  • Từ nửa sau của 2023, VanEck dự đoán thị trường sẽ khởi sắc trở lại. Lạm phát sẽ giảm dần, thoả thuận ngừng bắn có thể được đồng ý tại Ukraine, từ đó làm vấn đề liên quan tới năng lượng hạ nhiệt, Bitcoin trở về mốc 30,000 và thị trường tăng trưởng trở lại.
  • Các nhà đầu tư tổ chức sẽ token hoá hơn 10 tỉ USD các loại tài sản thực (real world asset) lên blockchain.
  • Brazil sẽ vươn lên trở thành quốc gia thân thiện với crypto nhất. Các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ có thể sẽ thêm Bitcoin vào quỹ đầu tư quốc gia.
  • Twitter có khả năng tích hợp với một phương tiện thanh toán crypto nào đó, tương tự như cách WeChat Pay hoạt động.
  • Một stablecoin phi tập trung mới sẽ xuất hiện và đạt được mức vốn hoá hơn 1 tỉ USD. (có thể là GHO của Aave).
  • Lượng người chơi các thể loại game Web3 hàng tháng sẽ tăng từ 2 triệu lên 20 triệu do sự xuất hiện của các game xếp hạng AAA. Việc các công ty liên tục tuyển nhân sự làm game, các quỹ đầu tư rót vốn hơn 9 tỉ USD cho các dự án game Web3 trong năm vừa qua cho thấy điều này là khả thi.

Khác 

DeFiLlama 

Bảo mật là mảng các thành viên DefiLlama quan tâm nhất trong 2023, trong đó nổi bật là dự án Aztec.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Các thành viên trong đội ngũ DefiLlama đã đưa ra dự phóng về xu hướng trong năm 2023. Dưới đây là các mảng được đề cập:

  • Công nghệ bằng chứng không kiến thức (ZK proof) 
  • Bảo mật và quyền riêng tư được các thành viên nhắc tới nhiều nhất. Các ứng dụng kết hợp DeFi với quyền riêng tư (ví dụ như Aztec) cũng được các thành viên chú ý nhất.
  • Các dự án Real Yield (tạo ra doanh thu thực lớn hơn lượng phát thải token).
  • Các dự án cung cấp chiến lược farming kiếm lợi nhuận từ Delta Neutral.
  • Các dự án cung cấp giải pháp Uncollateralized Lending (khoản cho vay không bảo đảm)
  • Prediction markets (các thị trường dự đoán)
  • Các dự án crypto gaming

Cointelegraph 

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Cointelegraph – trang tin tức hàng đầu của thị trường crypto cho rằng nửa đầu năm 2023 thị trường sẽ tương đối ảm đạm, tuy vậy, sẽ có nhiều xu hướng mới xuất hiện, những dự án Web2 quan tâm nhiều hơn tới Web3:

  • Các khoản đầu tư mạo hiểm vào crypto sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2023, trong đó tỉ trọng đầu tư của các quỹ sẽ tập trung vào các nền tảng Layer 1, Layer 2 và bridge.
  • Các thương hiệu, công ty lớn ở thị trường truyền thống sẽ tiếp tục tiếp cận thế giới Web3 qua cánh cổng NFT. Ngoài ra, chi phí để các dự án thu hút người dùng Web3 sẽ tăng lên, do đó các dự án cần tập trung vào chất lượng sản phẩm. 
  • Cointelegraph dự đoán các sản phẩm Web3 mới sẽ sử dụng mô hình kinh doanh truyền thống nhưng có thêm các yếu tố blockchain. Về mảng game, các dự án phát triển sẽ tập trung vào tính ổn định và bền vững.
  • Stablecoin trong năm 2023 sẽ có nhiều công dụng hơn, vượt ra khỏi khuôn khổ thị trường, góp phần giúp crypto được chấp nhận nhiều hơn.
  • Do vấn đề về những vụ hack, sự kiện sụp đổ lớn xảy ra trong năm 2022 các nhà lập pháp sẽ tập trung vào các quy định cho thị trường crypto.
  • Nhiều dự án tiếp tục phát triển cho dù thị trường giảm, năm 2023 có thể sẽ chứng kiến những dự án tạo ra xu hướng mới, mở ra chu kỳ tăng trưởng tiếp theo. Các dự án về quản trị, blockchain riêng tư sẽ được chú trọng phát triển.

Quỹ đầu tư truyền thống 

Ngoài các dự đoán về thị trường crypto, nhận định về nền kinh tế vĩ mô cũng vô cùng quan trọng, là nền tảng cho các cơ hội đầu tư trong năm 2023. Dưới đây là nhận định của các quỹ đầu tư truyền thống.

Goldman Sachs 

Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm và năm 2023 là khoảng thời gian các quốc gia phục hồi phát triển kinh tế. Mọi thứ sẽ không quá tồi tệ và kịch bản lãi suất “hạ cánh mềm” được kỳ vọng ở nhiều quốc gia.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Các chuyên gia từ Goldman Sachs kỳ vọng mức tăng trưởng toàn cầu năm 2023 chỉ ở mức 1.8% do sự phục hồi của Hoa Kỳ lại tương phản với sự suy thoái kinh tế ở các nước châu Âu và quá trình mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ còn gặp nhiều thách thức.

Goldman Sachs cũng dự đoán Hoa Kỳ sẽ tránh được suy thoái trong gang tấc khi Chỉ số giá PCE đo lường mức độ lạm phát giảm từ 5% xuống 3% vào cuối 2023 cùng với việc tỉ lệ thất nghiệp tăng nhẹ. Về lãi suất, FED sẽ tiếp tục tăng 125bp, mức lãi suất cao nhất sẽ rơi vào khoảng 5 – 5.25% và không có dấu hiệu suy giảm trong 2023.

Kinh tế của khu vực các quốc gia EU và Vương Quốc Anh khả năng cao sẽ bước vào suy thoái, chủ yếu là do thu nhập thực tế bị ảnh hưởng từ hóa đơn năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là một đợt suy thoái nhẹ do các nước EU đã cố gắng cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga. 

Rủi ro suy thoái sâu, lạm phát kéo dài đã giảm, các chuyên gia kỳ vọng các đợt tăng lãi suất chỉ kéo dài đến tháng 5 với mức cao nhất là 3% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu.

Về Trung Quốc, quốc gia này có khả năng chỉ tăng trưởng chậm trong nửa đầu 2023 do việc mở cửa trở lại vào tháng 4 gây ra sự gia tăng ca nhiễm COVID-19 khiến nền kinh tế cần thận trọng. Đến nửa cuối 2023, Trung Quốc sẽ tăng tốc khi đã ổn định việc mở cửa trở lại. 

Quan điểm về Trung Quốc trong dài hạn của các chuyên gia là vẫn cần thận trọng do thị trường bất động sản trượt dài và tiềm năng tăng trưởng chậm hơn.

Một số ngân hàng trung ương ở Trung/Đông Âu và Mỹ Latinh đã bắt đầu tăng lãi suất trước các quốc gia phát triển khác. Những quốc gia này chưa có dấu hiệu giảm lãi suất rõ ràng, tuy nhiên hoạt động vẫn ổn định và lạm phát hiện đang giảm ở một số quốc gia, đặc biệt là Brazil. Các quốc gia Trung/Đông Âu đang ở tình trạng khó khăn hơn do lạm phát cao và các chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn đang diễn ra.

JPMorgan 

Các chuyên gia từ JPMorgan có chung quan điểm với Goldman Sachs về các nền kinh tế rơi vào suy thoái nhẹ trong năm 2023. JPMorgan cũng chú ý đặc biệt tới trái phiếu và một vài nhóm cổ phiếu.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Các chuyên gia từ hãng dịch vụ tài chính lâu đời JPMorgan cũng đưa ra những dự đoán về tổng quan nền kinh tế trong 2023.

  • Kịch bản chính từ các chuyên gia của JPMorgan là các nền kinh tế phát triển rơi vào suy thoái nhẹ trong năm 2023.
  • Cho dù hiện tại lãi suất vẫn đang ở mức cao hơn so với mục tiêu của các trung ương, các chuyên gia cho rằng lãi suất sẽ điều chỉnh do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường lao động suy yếu, áp lực chuỗi cung ứng được giảm bớt và châu Âu có thể xoay sở để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng.
  • Việc bán tháo trên diện rộng trên thị trường chứng khoán đã làm cho một số cổ phiếu có tiềm năng thu nhập cao được giao dịch ở định giá rất thấp. Các chuyên gia cho rằng sẽ có nhiều cơ hội trong các cổ phiếu liên quan đến khí hậu và các thị trường mới nổi. Ngoài ra họ cũng quan tâm đặc biệt tới trái phiếu trong năm 2023.

Morgan Stanley 

Morgan Stanley cho rằng trong năm 2023 nền kinh tế sẽ chịu tổn thất trong ngắn hạn để phát triển trong dài hạn, đồng thời họ vẫn có niềm tin với cổ phiếu trong dài hạn.

Xem toàn bộ báo cáo tại đây.

Morgan Stanley – một trong những thể chế tài chính lớn nhất Hoa Kỳ, đưa ra dự đoán về 2023 theo từng lĩnh vực.

Theo góc nhìn của các chuyên gia thuộc Morgan Stanley, đường cong lợi suất đảo ngược gợi ý về việc nền kinh tế phát triển chậm vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Tăng trưởng chậm và tỉ lệ mất việc làm đáng kể có thể là kết quả của cuộc chiến chống lạm phát, những tổn thất ngắn hạn sẽ mở đường cho những lợi ích dài hạn cho nền kinh tế. 

Các chuyên gia cũng nhận định một cuộc suy thoái sâu sẽ khó xảy ra trong điều kiện thị trường lao động mạnh mẽ như hiện tại. Đồng thời tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm, kết hợp với sự suy giảm đáng kể của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Sự phục hồi của thị trường tín dụng và cho vay có khả năng thúc đẩy hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập, qua đó tăng giá trị và lợi nhuận tiềm năng cho các nhà đầu tư REIT (Quỹ tín thác bất động sản).

Nhiều xu hướng gần đây cũng tỏ ra tích cực với hoạt động tín dụng, bao gồm các dấu hiệu lạm phát được điều chỉnh của Mỹ, nhu cầu về năng lượng ở châu Âu phần nào được giảm nhẹ và khả năng mở cửa trở lại ở Trung Quốc, làm cho giá năng lượng thấp hơn.

Các chuyên gia từ Morgan Stanley vẫn luôn cho rằng cổ phiếu sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể hơn trong dài hạn vì chúng mang lại quyền sở hữu đối với sự sáng tạo và năng suất của hàng trăm nghìn người lao động có kĩ năng.