Polkadot (DOT) xuất hiện tín hiệu tăng giá, nhắm mức tăng hơn 50%


Giá Polkadot (DOT) đã bật lên từ vùng hỗ trợ ngang quan trọng và hình thành một mô hình tăng giá. Nó có khả năng sẽ tiếp tục phục hồi trong thời gian tới.

Triển vọng hàng tuần

Giá Polkadot (DOT) đã bắt đầu xu hướng giảm dài hạn kể từ khi đạt mức cao nhất mọi thời đại ở $55 vào tháng 11 năm 2021. Trong quá trình này, giá đã giảm hơn 90% và chạm tới vùng hỗ trợ dài hạn $4,2 vào tháng 12 năm 2022. Mặc dù giá đã phục hồi sau đó, nhưng nó đã bị từ chối bởi vùng kháng cự $7,8 (mũi tên màu đỏ) và giảm xuống vùng hỗ trợ $4,2 một lần nữa vào tuần trước (mũi tên màu xanh).

Giá đã phục hồi kể từ đó và đang trong quá trình hình thành mô hình hai đáy. Đây là một mô hình tăng giá, thường dẫn đến sự đảo ngược xu hướng sang tăng.

Ngoài ra, nó còn được kết hợp với sự phân kỳ tăng giá trên chỉ báo RSI hàng tuần (đường màu xanh), càng làm tăng thêm ý nghĩa của nó.

Do đó, giá DOT có khả năng sẽ tăng trở lại vùng kháng cự $7,8, đánh dấu mức tăng hơn 50% trong thời gian tới.

dot-tang

Biểu đồ DOT/USDT hàng tuần | Nguồn: TradingView

Kênh song song tăng dần

Biểu đồ 4 giờ cho thấy giá DOT đang tăng bên trong một kênh song song kể từ khi phục hồi từ vùng hỗ trợ $4,2 vào ngày 10 tháng 6. Đây là một mô hình giảm giá, thường dẫn đến sự cố trong phần lớn các trường hợp.

Tuy nhiên, chỉ báo RSI 4 giờ đã hình thành nên cấu trúc tăng và bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự ngang của nó. Những đột phá như vậy trong chỉ báo RSI thường dẫn đến những đột phá tương tự trong hành động giá. 

Thực tế là giá đang giao dịch ở phần trên của kênh, càng củng cố thêm cho khả năng này.

Do đó, giá DOT có khả năng sẽ bứt phá lên trên mô hình giảm giá này và tăng tới vùng kháng cự gần nhất ở $5,5 trong vài ngày tới.

Biểu đồ DOT/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Kết luận

Triển vọng có khả năng nhất cho thấy rằng giá DOT sẽ tiếp tục phục hồi trong thời gian tới. Mục tiêu gần nhất là $5,5 và cao hơn tới $7,8.

Quan điểm này sẽ bị vô hiệu khi giá phá vỡ xuống dưới vùng hỗ trợ ngang $4,2.

Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

SN_Nour

Theo AzcoinNews

Thông tin giá trị từ portfolio của Paradigm 3 năm qua

Nếu bạn đang tìm một quỹ đầu tư có nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính lớn mạnh,  thường đi đầu trong các trend, luôn tích cực hỗ trợ phát triển dự án để theo dõi và học hỏi, tìm kiếm cơ hội thì Paradigm là cái tên không thể bỏ qua.

Tổng quan về tầm nhìn của Paradigm 

Paradigm là một VC (venture capital) thuần crypto, luôn tỏ ra tích cực khi có thể hỗ trợ các dự án trong thị trường crypto từ kỹ thuật (thiết kế cơ chế, bảo mật hợp đồng thông minh…) đến hoạt động vận hành (tuyển dụng, chiến lược, quy định…).

Xem thêm: Paradigm là gì?

Paradigm đã từng công bố quỹ đầu tư khủng trị giá 2.5 tỉ USD dành cho các dự án crypto vào tháng 11/2021 như một lời khẳng định cho tiềm lực tài chính vững vàng của quỹ đầu tư này.

Paradigm là quỹ đầu tư lớn, lâu năm, đã gây dựng được uy tín, danh tiếng trong thị trường khi đã từng đầu tư các dự án core của Ethereum như Uniswap, Lido, Compound, MakerDAO, Optimism, StarkWare… từ rất sớm.

Hoạt động đầu tư

Một vài điểm nhấn

Đi sâu vào phân tích các hoạt động đầu tư, có thể thấy gần đây Paradigm khá dè dặt trong việc xuống tiền đầu tư. Từ đầu năm 2023 mới chỉ có 2 deal được ghi nhận. Q3, Q4/2022 cũng chỉ có 6 deal thành công.

Số tiền gọi vốn của các dự án có Paradigm tham gia đầu tư (tính theo tháng).

Giai đoạn tích cực nhất của Paradigm là từ tháng 1/2021 tới tháng 2/2022, khi thị trường ở cuối chu kỳ tăng trưởng. Giai đoạn từ tháng 3/2022 tới tháng 10/2023 Paradigm vẫn thực hiện deal nhưng đã có phần dè dặt hơn, số tiền chi ra ít hơn. Đến đầu năm 2023 con số này giảm đáng kể.

Số tiền gọi vốn của các dự án có Paradigm đầu tư và số thương vụ mỗi năm.

Số lượng deal hoàn thành trong 2021 và 2022 gần bằng nhau nhưng số tiền bỏ ra cho các deal trong 2021 cao vượt trội.

Các deal của Paradigm thường ít ra token, hoặc ra token chậm. Chỉ có 23/68 (khoảng 33%) deal đã có token. Các dự án gọi vốn từ tháng 4/2022 tới nay chưa có dự án nào launch token (trừ Uniswap & Axie đã có sẵn). Cho thấy Paradigm thường có xu hướng đi lâu dài cùng dự án, ra token khi dự án đủ mạnh.

Portfolio tổng hợp Paradigm’s coin: https://crypto.com/price/categories/paradigm

Những dự án đã ra token của Paradigm.

Hầu hết trong các thương vụ VC này thực hiện họ đều là Lead Investor. Có tới 51/68 (tương đương 75%) deal Paradigm thực hiện đồng thời là Lead Investor, điều này cho thấy Paradigm là nhà đầu tư quan trọng và mang lại nhiều giá trị chiến lược, đóng góp cho start-up.

Các dự án có sự đầu tư của Paradigm thường airdrop hậu hĩnh cho người dùng khi phát hành token. Một vài dự án đã từng airdrop nghàn USD trước đó: Uniswap, dYdX, Optimism, Gitcoin, Blur. Do đó, cũng có thể săn airdrop tiềm năng qua portfolio của Paradigm (một vài dự án đáng chú ý bao gồm StarkWare, Magic Eden, Aztec Network, OpenSea…).

Trừ những trường hợp đặc biệt (phá sản/hack), các dự án mà Paradigm big bet (đầu tư ít nhất hơn 10 triệu USD) rất ít khi thua lỗ. Paradigm thường bắt đầu đầu tư dự án từ khá sớm, thường là vòng Seed và Series A. Sau đó vẫn có thể sẽ tái đầu tư nếu dự án phát triển tốt (Optimism, StarkWare, Uniswap, CoinSwitch Kuber…)

Tỉ lệ tham gia đầu tư tại mỗi vòng của Paradigm

Nhóm dự án được Paradigm tập trung đầu tư chính là DeFi, NFT (Marketplace, game, collection…), và Layer 2. Từ tháng 1/2022 tới nay, Paradigm thực hiện 26 deal trong đó đã có 10 deal liên quan tới NFT, chiếm tỉ lệ cao nhất ~38.4%. Trong khi đó, DeFi và Layer 2 (đặc biệt là ZK-Proof) đã là khẩu vị ưa thích của Paradigm trong suốt chiều dài hoạt động.

Các deal liên quan tới NFT của Paradigm.

Đào sâu vào các thương vụ được thực hiện

Ở giai đoạn đầu (2018 – 2020), Paradigm khá tích cực đầu tư vào các dự án Layer 1 (Mina, Siacoin, Cosmos…). Tuy nhiên sau giai đoạn này không có bất kì deal nào liên quan tới Layer 1 nữa mà thị hiếu chuyển qua L2. Số tiền chi cho các dự án thời điểm đó cũng chưa nhiều.

Các deal trong năm 2020 của Paradigm.

Tới năm 2021, Paradigm bắt đầu chi nhiều hơn, các dự án nhận đầu tư thường có mức định giá sau gọi vốn cao hơn 1 tỉ USD. Deal lớn nhất (không tính FTX và BlockFi) quỹ này tham gia là Moonpay, một dự án hỗ trợ thanh toán & mua crypto khá nổi tiếng. Ngoài ra, Paradigm chi khá nhiều tiền cho các dự án CEX và L2 trong giai đoạn này.

Các deal trong năm 2021 của Paradigm.

Tới năm 2022, số lượng deal vẫn Paradigm thực hiện tương đối nhiều và vẫn đóng vai trò Lead Investor. Tuy nhiên, số tiền trên các deal không ấn tượng như thời điểm 2021, mức định giá của các dự án cũng khiêm tốn hơn do thị trường đi xuống. 

Các deal trong năm 2022 của Paradigm.

OpenSea, Optimism, Limit Break là các dự án nhận được số tiền đầu tư lớn nhất từ Paradigm. 2022 cũng chứng kiến bước chuyển mình của Paradigm, quỹ này đã nhắm tới các dự án NFT/game nhiều hơn.

Phân bổ các deal của Paradigm theo các category.

Dù có tỉ lệ deal cao nhất thuộc mảng DeFi, nhưng những dự án gọi được nhiều vốn nhất có sự tham gia của Paradigm lại là NFT và Gaming, 2 mảng này cũng chiếm số lượng deal nổi bật trong gian đoạn gần đây. CEX (không tính số tiền đầu tư FTX) và Payment là 2 mảng được đổ tiền nhiều tiếp theo do tính chất không cần ra token vẫn có thể có doanh thu bền vững.

Các mảng được đầu tư nhiều dựa theo số tiền gọi vốn.

Các deal của Paradigm chủ yếu được thực hiện trên chain Ethereum, điều này là do các dự án L2 và DeFi Paradigm đầu tư đa phần đến từ hệ sinh thái Ethereum. Polygon và Solana là 2 hệ được chú ý tiếp theo, các hệ còn lại đa phần không nhận được sự chú ý, các deal đa phần là multi-chain mà không phải native.

Phân bổ portfolio của Paradigm theo hệ sinh thái.

Tracking ví On-chain

Hiện tại các ví của Paradigm đã được cộng đồng phát hiện (tổng 8 ví) không còn nắm giữ nhiều loại altcoin. Trong số dư ~380 triệu hiện tại, khoảng ½ là ETH và ½ là LDO khi Paradigm là một trong những VC đổ nhiều tiền vào Lido nhất (51 triệu USD).

Các ví của Paradigm theo tracking của Watcher.pro (tại đây).

Các ví của Paradigm theo tracking trên Dune (tại đây).

Các deal gần đây của Paradigm chưa ra token nên rất khó tracking được các ví mới.

Lý do PEPE tăng 88% trong vài ngày qua


Pepe (PEPE), memecoin theo chủ đề ếch, đã phá vỡ một cột mốc quan trọng về số lượng hodler. Tài khoản Twitter chính thức của PEPE cho biết rằng hodler tài sản tiền điện tử đã vượt qua con số 125.000. Hiện tại, có tổng cộng 128.600 hodler: 121.900 trên mạng Ethereum; 5.700 trên BNB Chain và 997 trên Arbitrum.

Số lượng hodler vẫn là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ quan tâm đối với một tài sản tiền điện tử cụ thể. Số lượng hodler ngày càng tăng có thể gợi ý sự phát triển và hỗ trợ của cộng đồng, do đó cho thấy thành công trong thời gian dài. PEPE là một memecoin không có giá trị nội tại hoặc kỳ vọng về lợi nhuận tài chính.

“Không có đội ngũ hoặc lộ trình chính thức nào. Coin này hoàn toàn vô dụng và chỉ dành cho mục đích giải trí”, trang web của dự án cho biết. Do đó, có thể nói rằng hầu hết những hodler PEPE chủ yếu tham gia vào hoạt động đầu cơ.

Số lượng hodler tăng lên khi PEPE thực hiện một bước chuyển giá lớn, tăng 88% chỉ trong vài ngày. Dựa trên biểu đồ, PEPE đang đánh dấu ngày tăng thứ năm liên tiếp kể từ ngày 19 tháng 6.

PEPE bắt đầu tăng từ mức thấp $0,00000091 vào ngày 19 tháng 6 lên mức cao nhất trong ngày là $0,0000016 vào ngày 22 tháng 6.

Nguồn: TradingView

PEPE được giao dịch ở mức $0,0000015 tại thời điểm viết bài, tăng 51% so với ngày hôm trước. Trên khung thời gian hàng tuần, token này đã tích luỹ được khoản lợi nhuận 88%.

Khối lượng giao dịch trong 24 giờ cho PEPE đã tăng 319% và chứng kiến ​​các giao dịch trị giá 900 triệu đô la trong thời gian đó. Điều này xảy ra khi các trader tìm cách kiếm lời từ sự biến động của thị trường gần đây.

Nhóm Santiment đã chỉ ra một lý do có khả năng kích hoạt sự tăng trưởng của PEPE — cá voi đã “tham gia tích cực vào quá trình phát triển của nó”.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiền điện tử và lĩnh vực memecoin nói riêng về giá cả và khối lượng giao dịch là do Bitcoin tăng vọt trên mức 30.000 đô la sau khi một số công ty lớn ở Phố Wall, bao gồm cả Fidelity, ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử của riêng họ. Bên cạnh đó, một số công ty tài chính lớn, bao gồm BlackRock và Invesco, đã nộp đơn xin phê duyệt theo quy định để triển khai Bitcoin ETF giao ngay.

PEPE đã chứng kiến ​​​​sự tăng giá theo cấp số nhân một tháng sau khi ra mắt vào cuối tháng 4 năm 2023. Nó nhanh chóng tăng cao hơn trong bảng xếp hạng vốn hóa thị trường, đảm bảo vị trí trong top 100. Mặc dù giá giảm sau đó, nhưng PEPE đã chứng kiến ​​sự trở lại đáng ngạc nhiên với đợt tăng giá gần đây nhất. Token đã tăng vọt trong bảng xếp hạng tiền điện tử, đứng ở vị trí thứ 65 với vốn hóa thị trường là 662 triệu đô la.

Itadori

Tạp chí Bitcoin

Báo cáo thị trường M&A Crypto nửa đầu năm 2022

Bài viết sẽ cung cấp những thông tin tổng hợp và phân tích chuyên sâu về thị trường crypto M&A trong nửa đầu năm 2022 (H1 2022).

Báo cáo sẽ sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ Dovemetrics cùng với một vài nguồn thông tin khác để thực hiện phân tích và đưa ra Insights về thị trường M&A trong nửa đầu năm 2020 (H1 2022).

Kiến thức trọng tâm:

  • Có tổng cộng 63 thương vụ M&A được ghi nhận kể từ đầu năm.
  • Animoca Brands là công ty thực hiện nhiều thương vụ mua lại nhất với 6 thương vụ, kế tiếp là FTX với con số 4.
  • Các thương vụ có tần suất xuất hiện cao hơn vào tháng 1 (với 15 deals được ghi nhận).
  • Số lượng M&A được ghi nhận trong H1 2022 cao hơn 50% so với H2 2021 và gần gấp đôi so với H1 2021.
  • ~18.2 tỷ USD là tổng giá trị được ghi nhận từ các thương vụ M&A, tuy nhiên đây vẫn chưa phải con số chính xác hầu hết các công ty không công bố thông tin về số tiền họ đã sử dụng để thực hiện sáp nhập.

Tổng quan thị trường M&A crypto trong H1 2022

Nửa đầu năm 2022 ghi nhận 63 thương vụ M&A (theo Dovemetrics). Trong đó, CEX, GameFi và NFT chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, trong số 63 thương vụ được ghi nhận, có 11 thương vụ thuộc category CEX, 14 thương vụ thuộc các dự án NFT và 11 thương vụ có liên quan tới GameFi.

Số lượng các công ty mua bán và sáp nhập trong tháng 1 được ghi nhận cao nhất trong H1 2022 với 15 thương vụ. Bên cạnh đó, mặc dù giá BTC có xu hướng giảm từ đầu năm nhưng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới xu hướng M&A của các tổ chức.

Tổng giá trị các thương vụ M&A trong nửa đầu năm 2022 được ghi nhận ở mức ~18.2 tỷ USD (theo Dove Metrics). Tuy nhiên, thương vụ sáp nhập Zynga vào Take-Two đã có giá trị 12.7 tỷ USD (chiếm gần 70% tổng giá trị). Bên cạnh đó đây cũng là hai công ty không có liên quan quá nhiều hay ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường crypto.

Về tốc độ tăng trưởng theo số lượng, từ năm 2018 – 2021, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 42.04%. Trong năm 2022, chỉ tính riêng nửa đầu năm thì số lượng các thương vụ đã lớn hơn trong cả năm 2021.

Đây là một dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng về tiềm lực tài chính của các tổ chức trên thị trường crypto. Bên cạnh đó cũng là sự mở rộng adoption vì trên thực tế các thống kê của Dove Metrics tính cả các bên có ảnh hưởng không trực tiếp hoặc chỉ liên quan khá ít tới crypto.

CEX và NFT/GameFi là hai category với nhiều điểm đáng chú ý. Hai mảng này chiếm lần lượt 22.2% và 17.5% trên tổng số lượng các thương vụ.

Trong mảng CEX nổi bật nhất có thể kể tới FTX với 4 thương vụ được thực hiện trong năm nay. Còn đối với NFT/GameFi, Animoca và Yuga Labs là các tổ chức lớn với các thương vụ nổi bật trên thị trường.

Ngoài ra, thông qua các thương vụ M&A chúng ta cũng thấy được tham vọng của các tổ chức:

  • FTX với những thương vụ mua lại sau những lùm xùm về Celsius và Three Arrows Capital, với mục tiêu sở hữu một lượng khách hàng lớn và tăng sự uy tín của mình.
  • Animoca, một quỹ đầu tư lớn tiếp tục mở rộng quy mô để trở thành leader trong mảng GameFi/NFT/Metaverse.
  • Yuga Labs với các mục tiêu trở thành NFT/Metaverse builders hàng đầu sau thương vụ mua lại Larva Labs.

Chi tiết về từng sector sẽ được phân tích cụ thể dưới đây.

Xu hướng M&A đối với các sàn giao dịch tập trung (CEX)

Thường trên thị trường M&A, các thương vụ M&A sẽ được thực hiện bởi các sàn giao dịch tập trung (CEX). Đây là các công ty với nguồn lực tài chính lớn và mô hình kinh doanh truyền thống do đó việc mua lại các công ty khác sẽ thường diễn ra với nhóm này.

Một vài cái tên nổi bật có thể kể tới như FTX, Blockchain.com, Gemini, Coinbase, … đều là những sàn giao dịch hàng đầu trên thị trường.

Binance

Trong nửa đầu năm 2022, Binance không thực hiện một thương vụ M&A nào. Tuy vậy, trước đó họ đã thực hiện 7 thương vụ M&A với những cái tên nổi bật như Trust Wallet, WazirX, Coinmarketcap, Swipe.io, …

Các thương vụ này đều được thực hiện vào khoảng thời gian thị trường không diễn biến tích cực, giá cả đi ngang ở những vùng thấp.

Điều này chứng tỏ rằng:

  • Binance đã tận dụng những thời điểm thị trường không tích cực để có thể mua vào những công ty với mức giá tốt.
  • Binance cũng là một công ty có khả năng điều tiết tốt dòng tiền để có thể thực hiện các thương vụ M&A với giá trị lớn.
  • Ngoài phát triển các sản phẩm centralized, Binance cũng rất quan tâm tới tính minh bạch của thị trường crypto thông qua các thương vụ mua lại các công ty về dữ liệu hay ví non-custodial.

FTX 

FTX trong nửa đầu năm 2022 đã thực hiện tổng cộng 4 thương vụ mua lại và 3 trong số đó là các sàn CEX (Embed Financial, Bitvo và Liquid), cụ thể:

  • Embed Financial: Một công ty cung cấp dịch vụ mua bán cổ phiếu.
  • Bitvo: Sàn giao dịch crypto tại Canada.
  • Liquid Group: Một hệ thống nhiều công ty có liên quan tới dịch vụ giao dịch crypto tại thị trường Nhật Bản.

Với việc mua lại các sàn giao dịch với những lợi thế cạnh tranh khác nhau, FTX đang mở rộng doanh nghiệp của mình qua nhiều thị trường khác như Canada và Nhật Bản thậm chí là vươn tầm tới thị trường cổ phiếu.

Dường như bối cảnh thị trường không có sự tăng trưởng là cơ hội tốt để FTX, với nguồn lực tài chính dồi dào, thực hiện các thương vụ mua lại vì lúc này họ có thể đàm phán với một mức giá thấp hơn so với giai đoạn trước.

Bên cạnh đó, FTX còn đang nhằm tới rất nhiều công ty sau các drama liên quan tới Celsius, Three Arrows Capital, … một vài cái tên có thể kể tới như Voyager, BlockFi, …

Nguồn: Bloomberg

Do vậy, nhiều khả năng trong H2 2022 Sam Bankman-Fried cùng với FTX sẽ tiếp tục gia tăng số lượng các thương vụ mua lại các công ty khác.

Gemini

Gemini trong tháng 1 đã mua lại Omniex, nâng tổng số lượng công ty mà sàn giao dịch này đã mua lại từ trước tới nay lên con số 4:

  • Omniex: Một nền tảng giao dịch crypto cung cấp nhiều tính năng và giải pháp cho các nhà đầu tư tổ chức.
  • Shard X: Thương vụ mua lại nhằm cải thiện tốc độ xử lý giao dịch và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản cho khách hàng.
  • Nifty Gateway: Một nền tảng cho phép người dùng sử dụng thẻ tín dụng và ghi nợ để mua bán NFT.
  • Blockrize: Một công ty cung cấp thẻ tín dụng đối với tài sản crypto.

Khi Gemini mua lại nhiều dự án và công ty mới, họ đang mở rộng dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn bằng cách cải tiến công nghệ giao dịch, tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với NFT và tài sản tiền điện tử từ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Coinbase

Nửa đầu năm 2022, Coinbase chỉ sở hữu thêm FairX – sàn giao dịch phái sinh đã được cấp phép bởi CFTC, đã huy động được 27.5 triệu USD trong vòng Series B (theo Crunchbase).

Theo báo cáo luân chuyển dòng tiền được Coinbase công bố, khoản mục “Business Combination” gây ra khoản âm ~186 triệu USD. Do đó đây có thể là cái giá để Coinbase mua lại FairX.

Nguồn: Coinbase

Đây là một nước đi nhằm thực hiện tham vọng mở rộng kinh doanh qua mảng phái sinh của Coinbase để cạnh tranh với đối thủ trực tiếp là FTX US trên lãnh thổ nước Mỹ.

Tuy vậy tốc độ M&A trong năm 2022 nói riêng và sau khi IPO nói chung của Coinbase có sự sụt giảm mạnh.

Cụ thể sau IPO, Coinbase chỉ thực hiện 5 thương vụ M&A mặc dù tình hình tài chính khá tốt do sự kiện IPO tạo được nhiều tiếng vang.

Trước IPO, số lượng các thương vụ M&A được công bố bởi Coinbase là 10. Qua đó, có thể thấy sự “hụt hơi” hoặc thay đổi định hướng phát triển hay góc nhìn của Coinbase về việc mua bán sáp nhập.

Xu hướng M&A đối với các công ty GameFi & NFT

Trong nửa đầu năm 2022, có 25 thương vụ liên quan tới GameFi và NFTs, với số lượng deals thực hiện nhiều nhất thuộc về Animoca Brands.

Tốc độ tăng trưởng số lượng thương vụ M&A của category này duy trì ổn định từ đầu năm trở lại đây và đạt đỉnh trong tháng 6 với 8 thương vụ được thực hiện. Đây là số liệu tích cực trong bối cảnh thị trường GameFi & NFT không có nhiều khởi sắc.

Tại thị trường Fundraising, GameFi và NFT đều nhận được sự chú ý từ dòng tiền. Theo đó, số lượng các thương vụ gọi vốn trong H1 2022 tại category này đạt 309 chiếm 27% trên tổng toàn bộ thị trường. Tổng vốn huy động đạt 5.4 tỷ USD chiếm 20% toàn bộ thị trường.

NFT Marketplace

NFT Marketplace thu hút sự chú ý của thị trường với nhiều thương vụ M&A được thực hiện:

  • Uniswap mua lại Genie (NFT marketplace aggregator). Đây là nước đi nhằm mở rộng sản phẩm của mình qua mảng NFT. Với thương vụ này, người dùng có thể mua bán NFTs trực tiếp trên website của Uniswap.
  • KnownOrigin được mua lại bởi eBay. đây là một thương vụ nổi bật trong mảng NFT bởi eBay, một công ty thương mại điện tử truyền thống đã bắt đầu bày tỏ sự hứng thú với thị trường crypto thông qua NFT ⇒ Tiếp tục một dấu hiệu của crypto mass adoption.
  • NFTrade được mua lại bởi BNB Chain. Dựa trên thực tế hiện nay chưa có một NFT Marketplace nào lớn và đủ uy tín trên hệ sinh thái BNB, đội ngũ phát triển đã tiến hành mua lại NFTrade để hiện thực hoá điều này. Đồng thời, đây cũng là một động thái thể hiện sự ủng hộ và cam kết phát triển đối với NFT trên BNB Chain.
  • Open tiếp tục mở rộng độ phủ qua việc mua lại Gem và Dharma Labs. Một công ty cung cấp giải pháp thanh toán NFT thông qua các hình thức thanh toán truyền thống còn lại là một nền tảng tổng hợp thông tin NFT.

Có thể thấy rằng, dù khối lượng giao dịch NFT không mấy tích cực, nhưng các builders trong mảng này vẫn tiếp tục cải thiện sản phẩm để cạnh tranh. Điều này cho thấy rằng họ vẫn đề cao tiềm năng tăng trưởng của thị trường NFT.

Nguồn: The Block

Khi một sản phẩm đang ở trong giai đoạn tăng trưởng thì thường sẽ có nhiều các thương vụ gọi vốn cũng như launching sản phẩm hơn là M&A. Đối với NFT Marketplace, xu hướng M&A gia tăng cho thấy một sự chuyển biến trong giai đoạn phát triển của sản phẩm này.

Do đó, NFT Marketplace hiện tại đang ở trong trạng thái cạnh tranh khá khốc liệt và nhiều khả năng chỉ những tổ chức với nguồn lực lớn mới có thể trở thành người chiến thắng trong một hệ sinh thái. Điều này đặc biệt được thể hiện trên hệ sinh thái Ethereum và Solana và rất có thể sắp tới sẽ là BNB Chain.

Animoca Brands

Với việc mua lại rất nhiều dự án GameFi và NFT, Animoca Brands đang xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình. Chi tiết về các thương vụ:

  • TinyTap: Một công ty giáo dục dựa trên nền tảng công nghệ.
  • Notre Game: Một công ty phát triển và xuất bản game.
  • Be Media: Một công ty digital marketing tại Úc tập trung vào phát triển trong lĩnh vực blockchain.
  • Darewise Entertainment: Một nhà phát triển game được thành lập từ người có kinh nghiệm trong việc phát triển các thể loại game AAA chất lượng cao như Life Beyond, Assassin’s Creed IV: Black Flag, Assassin’s Creed Unity, Dying Light 2, Black & White, Tom Clancy’s The Division, và series Fable.
  • Eden Games: Nhà phát triển của tựa game Need for Speed: Porsche Unleashed, F1® Mobile Racing, Gear.Club, và Test Drive.

Có thể thấy rằng, Animoca Brands đã chiêu mộ rất nhiều nhà phát triển từ những tựa game đình đám. Điều này cho thấy được ý định của họ trong việc phát triển một hệ sinh thái game chất lượng cao dựa trên nền tảng Blockchain trong tương lai.

Sau vòng gọi vốn với giá trị 75 triệu USD vừa qua, Animoca Brands đã được định giá 5.9 tỷ USD. Với mức định giá kể trên, trong danh mục của Animoca Brands bắt buộc phải có từ một đến một vài thương vụ đầu tư thắng lớn (exit được tại mức định giá nhiều tỷ USD).

Do vậy đây sẽ là builders chúng ta cần chú ý tới trong mùa tăng trưởng mới đặc biệt trong mảng GameFi & NFT vì rất có thể Animoca Brands sẽ cho ra đời những Axie Infinity hay Yuga Labs mới trong tương lai.

Yuga Labs

Một thương vụ đình đám khác trong mảng NFT đó là Yuga Labs đã mua lại Crypto Punks và Meebits từ Larva Labs. Tuy không công bố giá trị nhưng đây được cộng đồng xem như một cột mốc lớn đối với thị trường NFT.

Với những thành công vang đội trước đó với các bộ sưu tập BAYC, MAYC, … Yuga Labs đã có những bước đi tiếp theo với việc phát triển Metaverse Otherside.

Theo đó, Otherside nhanh chóng nhận được sự chú ý từ cộng đồng và có một lượng lớn địa chỉ ví tham gia vào việc mint Otherside NFT. Sau đó, dự án đã phá mọi kỷ lục của cả giới Crypto về các chỉ số liên quan đến phí.

Cụ thể với việc gas có lúc lên 8,000 GWEI:

  • Chi phí để thực hiện một giao dịch giao động từ $3,849 đến 4,832 USD.
  • Thợ đào Ethereum thu về 264 triệu USD vào ngày hôm đó (mức cao nhất lịch sử).
  • 71,700 ETH bị đốt, trị giá khoảng 200 triệu USD.
  • Ngày mint Otherside trở thành ngày giảm phát nhất lịch sử của mạng Ethereum.

Như vậy, thương vụ mua lại này sẽ càng củng cố vị thế vững mạnh của Yuga Labs trong thị trường NFT. Đồng thời, đây cũng là đòn bẩy để đội ngũ phát triển triển khai mở rộng đế chế của mình trong tương lai

Xu hướng M&A đối với một số mảnh ghép khác

Một số nét chính đối với các thương vụ M&A thuộc category khác:

  • 3 deals thuộc mảnh ghép DeFi trong tháng 1 và tháng 2: Bao gồm Tap Finance được mua lại bởi PsyOptions, Avari được mua lại bởi Maple và Votemak được mua lại bởi [REDACTED] Cartel.
  • 6 deals thuộc category cơ sở hạ tầng: Một vài thương vụ từ những cái tên nổi tiếng có thể kể tới như Nansen, Chart Prime, Kaiko, …
  • 5 dự án trong mảng payment: Đây là một mảnh ghép giúp dòng tiền từ thị trường tài chính truyền thống thuận lợi chảy vào crypto hơn. Bolt, Circle, Elrond, Blockdaemon và Fireblocks là những công ty payment đã thực hiện M&A trong H1 2022.

Payment

Do là một cầu nối để thu hút dòng tiền mới vào thị trường crypto nên sự phát triển của lĩnh vực này có thể là dấu hiệu tốt cho crypto mass adoption.

Cụ thể trong H1 2022 có 5 thương vụ được thực hiện liên quan tới payment:

  • Circle (công ty phát hành đồng USDC) mua lại Cybavo, một công ty cung cấp dịch vụ custody cho các tổ chức.
  • Blockdaemon (infrastructure platform) mua lại Gem, công ty cung cấp dịch vụ tổng hợp thông tin và các sản phẩm về KYC.
  • Utrust được mua lại bởi Elrond Foundation. Với thương vụ này, Elrond đang thực hiện tham vọng chiếm lĩnh thị trường thanh toán tại châu Âu với các dịch vụ nạp rút tiền trên sàn giao dịch qua Visa và tài khoản ngân hàng.
  • Wyre được mua lại bởi Bolt với giá trị 1.5 tỷ USD. Đây là thương vụ duy nhất trong mảng payment có thông báo giá trị.
  • Silvergate mua lại Diem để tiếp tục hiện thực hoá tham vọng thâm nhập vào thị trường payment với việc phát triển một stablecoin của riêng mình.

Thị trường Stablecoin là nền tảng cho mảng Payment trong crypto space. Tuy vậy trong năm 2022 vốn hoá của thị trường này chịu sự ảnh hưởng nặng nề sau sự kiện Terra. Các Stablecoin lớn khác như USDT hay DAI đều có sự sụt giảm về mặt vốn hoá.

Trái lại, USDC (đồng stablecoin do Circle phát hành) lại có sự tăng trưởng về mặt vốn hoá. Nhìn tổng quan chung toàn bộ thị trường stablecoin vẫn ghi nhận mức tổng vốn hoá giảm 8.3% (theo DeFi Llama) kể từ đầu năm tới nay. Dữ liệu này hoàn toàn không tốt cho sự tăng trưởng của mảng crypto payment.

Dù có mức tăng trưởng vốn hoá ấn tượng nhưng chỉ số Velocity (được tính bằng Volume/Cap, dữ liệu từ Coinmarketcap) từ đầu năm tới hết tháng 6/2022 cho thấy USDC được ứng dụng ít hơn BUSD và USDT trong lĩnh vực giao dịch crypto.

Do vậy, Circle sẽ cần phải tăng độ phủ về use case của USDC trong lĩnh vực thanh toán trong thực tiễn lẫn trên các giao dịch crypto để có thể thực sự dẫn đầu trong mảng stablecoin.

Trong H1 2022, Circle cũng thực hiện một thương vụ mua lại Cybavo, một công ty hoạt động trong lĩnh vực institutional custody. Do đó, việc mua lại này nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới tốc độ tăng trưởng và ứng dụng của USDC.

Một thương vụ khác cũng đáng chú ý đó là Bolt. Dù là một thương vụ lớn về quy mô tuy nhiên với sự tăng trưởng chậm lại của thị trường stablecoin thì khả năng cao chúng ta phải cần thời gian để thấy những thay đổi đáng kể trong mảng crypto payment.

DeFi  

Theo dữ liệu từ Dovemetrics, trong H1 2022, chỉ có 3 thương vụ M&A liên quan đến DeFi được thực hiện.

Sau những sự kiện gây tác động tiêu cực dây chuyền như Terra, Celsius hay Three Arrows Capital, TVL của toàn bộ thị trường DeFi có sự sụt giảm lớn (từ khoảng 200 tỷ USD xuống 61 tỷ USD, tương đương với mức giảm khoảng 67%).

Khi TVL có sự suy giảm thì sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của các protocols. Và rất có thể đây là một lý do giải thích cho việc các thương vụ M&A trong mảng DeFi ít xảy ra trong H1 2022.

Mặt khác, M&A đối với mảng DeFi thực tế vẫn chưa được áp dụng quá nhiều ngay cả trong thời kỳ chúng có sự phát triển mạnh nhất (giai đoạn 2020-2021). Một vài lý do khác có thể được đưa ra như sau:

  • Việc hợp nhất các DAO trong thị trường crypto sẽ khá phức tạp và nặng về vấn đề kỹ thuật và có thể tồn tại những rủi ro trong quá trình hợp nhất.
  • Ngoài ra, yếu tố quản trị cũng sẽ là một bài toán nan giải gây cản trở trong việc hợp nhất các protocols,.

Về cụ thể các thương vụ M&A trong mảng DeFi:

  • PsyOption, nền tảng giao dịch Options trên Solana đã mua lại Tap Finance, một protocols làm về sản phẩm DOVs. Trên thực tế, dù Options là một niche mới trên thị trường DeFi tuy nhiên do sự phức tạp cũng như tồn tại nhiều hạn chế nên dường như thương vụ này không nhận được sự chú ý từ thị trường.
  • Redacted Cartel mua lại Votemak. Một bước đi quan trọng để chiếm lĩnh thị trường bribing đối với các dự án sở hữu veTokenomics như Curve, Frax Finance, Balanacer, …
  • Maple Finance mua lại Avari để chạy sản phẩm của mình trên Solana. Chỉ sau 6 tháng, TVL của Maple trên Solana đã đạt 133 triệu USD (chiếm 10% tổng TVL của Maple), giúp dự án tăng trưởng hơn về mặt doanh thu.

Nhìn chung, đối với DeFi thì dường như các thương vụ M&A chưa được thực hiện nhiều bởi những nguyên nhân khác nhau.

Infrastructure

Không có quá nhiều deals được thực hiện đối với mảng Infrastructure. Trong H1 2022, chúng ta chỉ thấy một vài thông tin mua bán sáp nhập từ các nền tảng Data Analytics (Nansen, Chart Prime, Kaiko, Quicknode, …), Ví non-custodial (Consensys) và một số các sector khác.

Tuy không có deals nào thực sự nổi bật nhưng từ đây cũng có thể thấy được tầm quan trọng của tổng hợp và minh bạch thông tin kể cả đối với thị trường crypto.

Nhìn chung, trong nửa đầu năm 2022 không có thương vụ thâu tóm các nền tảng Infrastructure quá nổi bật như trong giai đoạn trước.

Một vài thương vụ M&A trong mảng cơ sở hạ tầng nổi bật trong quá khứ có thể kể tới:

  • Polygon mua lại 2 công ty phát triển giải pháp Zk-Rollups (Hermez và Mir Protocol) trong năm 2021.
  • Consensys (đơn vị phát triển Metamask) trong năm 2020 cũng đã thực hiện 4 thương vụ M&A.

Khi so với thị trường Fundraising, có thể thấy rằng dù thị trường từ đầu năm cho tới nay không mấy tích cực, Infrastructure vẫn luôn là nơi đón nhận dòng tiền đầu tư.

Do đó, chúng ta có thể đưa ra được kết luận rằng hiện nay Infrastructure vẫn đang trong quá trình phát triển thị trường vẫn chưa đủ trưởng thành và sự cạnh tranh chưa quá khốc liệt để các thương vụ M&A được thực hiện nhiều hơn.

Đây là một dấu hiệu cho tiềm năng tăng trưởng vẫn còn lớn của thị trường crypto.

Đánh giá thị trường M&A

Nhìn chung, thị trường M&A nửa đầu năm 2022 có những điểm nhấn chính như sau:

  • Các thương vụ M&A đang xuất hiện thường xuyên hơn với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy vậy do các vấn đề liên quan tới thống kê nên có thể có sai số (do nhiều công ty/thương không có hoặc rất ít ảnh hưởng tới thị trường crypto).
  • M&A được thực hiện chủ yếu trên các công ty CeFi, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy việc Merge các DAO (thực hiện on-chain) trở thành xu hướng.
  • Xu hướng M&A xuất hiện nhiều tại những niches có sự cạnh tranh cao như CEX và NFT Marketplace.
  • Khi thị trường rơi vào trạng thái “Bear”, định giá của các dự án cũng sẽ trở nên hợp lý hơn. Từ đó đây là lúc thích hợp cho các tổ chức lớn thực hiện các thương vụ M&A để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
  • Dường như GameFi & NFT vẫn nhận được nhiều sự chú ý dựa trên dữ liệu từ cả thị trường Fundraising và M&A.

Ngoài ra, khi các thương vụ M&A xuất hiện với cường độ ngày càng cao ở một số category nhất định thì rất có khả năng sản phẩm/thị trường đó đang tiến tới giai đoạn bão hoà.

Do vậy, khi đó nhiều khả năng những retail sẽ có ít cơ hội để đầu tư với mức ROI tốt đối với các category như vậy.

Một vài dự phóng đối với thị trường M&A trong nửa cuối năm 2022 dựa trên bối cảnh thị trường hiện tại:

  • Số lượng M&A sẽ có thể giảm do nguồn lực của các công ty bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình vĩ mô. Hơn nữa mức độ hứng thú đối với crypto cũng đã có dấu hiệu suy giảm.
  • Các tổ chức crypto-native với nguồn lực dồi dào tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ⇒ Trong H2 2022 có thể sẽ có các thương vụ mua lại từ những cái tên không mới.
  • Theo đó, dựa trên những phân tích kể trên thì FTX, Binance, Animoca Brands, Opeasea, Uniswap, Yuga Labs, … sẽ là những cái tên chúng ta cần chú ý trong thời gian tới.

Nhìn chung, khi so sánh với dữ liệu quá khứ, thị trường M&A hiện nay hoạt động sôi động hơn. Theo đó số lượng cũng như giá trị tổng các thương vụ đều có tốc độ tăng trưởng cao trong H1 2022. Một dấu hiệu cho thấy sự phát triển, mở rộng cũng như chuyển tiếp giai đoạn đối với thị trường crypto.

Tổng kết

Qua thống kê và phân tích các thương vụ M&A, chúng ta có thể thấy rằng xu hướng M&A đối với các công ty crypto ngày càng phổ biến hơn với sự tăng trưởng về số lượng và giá trị.

CEX và NFT/GameFi là những sector chứng kiến hoạt động sáp nhập sôi động trong nửa đầu năm 2022 với những thương vụ của những cái tên lớn như FTX, Animoca Brands, Yuga Labs, Opensea, …

Bên cạnh đó, mảnh ghép payment cũng có những deals đáng chú ý như Elrond, Circle và Bolt. Còn những sectors khác như DeFi hay Infrastructure thì không có nhiều điểm nổi bật.

Mặc dù thị trường crypto đang bước qua khoảng thời gian khó khăn nhưng tốc độ phát triển của các thương vụ M&A vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Chứng tỏ một điều đã có những tổ chức vẫn còn sở hữu nguồn lực mạnh mẽ, và rất có thể đây sẽ là những cái tên cần lưu ý và là nền tảng của mùa tăng trưởng tiếp theo.

Hành trình phát triển USDT: Stablecoin đứng đầu thị trường

USDT là đồng stablecoin đứng đầu thị trường. Bài viết này sẽ tập trung phân tích sự phát triển của USDT, tình hình hoạt động của Tether và USDT.

Series “Growth of Crypto” sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin tổng quan, hành trình và hướng phát triển của các dự án và ý tưởng crypto trên thị trường. Bài viết này sẽ tập trung phân tích tình hình hoạt động của Tether và USDT.

Key Insights:

  • USDT có vị thế là một stablecoin được sử dụng rộng rãi trong thị trường. USDT đang có nguồn cung lớn nhất thị trường, chủ yếu ở blockchain Ethereum, Tron và BNB Chain.
  • Sự xuất hiện của USDC và BUSD đang đe dọa vị thế dẫn đầu của USDT. Khối lượng giao dịch USDC đang có xu hướng lấn áp USDT từ giữa năm 2022.
  • Tether nhiều lần sử dụng “cơ chế tập trung” của USDT nhằm bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại Tether có thể lạm dụng cơ chế này.
  • Nhiều tổ chức đưa thông tin thiếu căn cứ về công ty Tether. Bên cạnh đó, công ty đã bị thiệt hại hơn 70 triệu USD. Tuy nhiên, Tether và USDT tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu.
  • Tether tích hợp USDT trên 14 blockchain lớn. Ngoài ra, USDT còn có mặt ở hầu hết các blockchain khác nhờ công nghệ bridge.

USDT là gì?

USDT là một fiat-backed stablecoin được đảm bảo bằng USD theo tỷ lệ 1:1, do công ty Tether phát hành vào năm 2014. USDT được tạo ra với mục đích gia tăng thanh khoản của thị trường và giảm thiểu rủi ro từ biến động giá của các crypto khác. Qua hơn 8 năm phát triển, USDT đang là stablecoin có market cap (vốn hóa thị trường) khoảng 68 tỷ USD, cao nhất nhóm stablecoin.

Bên cạnh USDT, Tether còn phát triển các sản phẩm stablecoin khác như XAUT, EURT, MXNT và CNHT. Những sản phẩm trên tuy có market cap không đáng kể so với USDT, nhưng chúng đóng vai trò đa dạng hóa sản phẩm cho công ty Tether. Bài viết này sẽ tập trung vào công ty Tether và sản phẩm chủ đạo của họ là USDT.

Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích những con số đáng chú ý của USDT.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động USDT

Phân tích stablecoin USDT

Market cap USDT áp đảo thị trường stablecoin

Thị trường crypto hiện nay đang rất đa dạng các loại stablecoin. Có tất cả 5 stablecoin (USDT, USDC, BUSD, DAI, FRAX) đang có market cap trên 1 tỷ USD, trong đó USDT đang dẫn đầu với market cap khoảng 68 tỷ USD.

USDT không chỉ là một trong những stablecoin được tạo ra đầu tiên vào năm 2014 mà còn dẫn đầu thị trường stablecoin từ lúc ra mắt cho đến bây giờ. Đến nay, USDT đã có “tuổi đời” hơn 8 năm và luôn là stablecoin đứng đầu về market cap. Các stablecoin khác mặc dù có nhiều cải tiến về mặt kỹ thuật nhưng khó lòng vượt qua USDT về chỉ số này.

Có thể thấy, thị trường stablecoin biến động cực mạnh trong tháng 5/2022 khi stablecoin UST mất peg. Sức ảnh hưởng của UST và Terra (LUNA) cũng lan tới các stablecoin khác khiến market cap của chúng bị giảm mạnh. Trong tháng 5, market cap của USDT giảm từ 83 tỷ USD xuống 63 tỷ USD (giảm 24%).

Mặc dù xuất hiện nhiều stablecoin khác, dominance (sự áp đảo) của USDT vẫn luôn ở mức cao nhất thị trường.

Cụ thể, USDT có market cap chiếm khoảng 75% thị trường stablecoin vào đầu năm 2021 và còn số này giảm dần còn khoảng 46% ở hiện tại. Do vậy, những biến động của USDT trong tương lai sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho toàn bộ thị trường.

USDT là một trong những stablecoin được phát triển sớm nhất thị trường crypto và hiện tại vẫn hoạt động ổn định. Mặc dù không phải là stablecoin xuất hiện đầu tiên nhưng USDT đang có vị thế dẫn đầu thị trường stablecoin và được nhiều bên tích hợp.

Cụ thể, USDT được chấp nhận giao dịch ở hơn 350 sàn giao dịch, trong khi đó USDC được hơn 310 sàn chấp nhận và BUSD được hơn 110 sàn chấp nhận.

Nguồn cung USDT chủ yếu ở Tron, Ethereum, BNB Chain và Solana

Nguồn cung của USDT đang tập trung nhiều nhất trên Tron (khoảng 30 tỷ USDT), Ethereum (28 tỷ USDT), BNB Chain (5 tỷ USDT), Solana (1.8 tỷ USDT).

Số lượng USDT tại các blockchain còn lại (Polygon, Avalanche…) đang có market cap khoảng 3.2 tỷ USD. Có thể thấy, USDT có độ bao phủ lớn trong thị trường crypto khi có mặt ở tất cả các blockchain phổ biến.

Bên cạnh việc Tether liên tục tích hợp USDT tại nhiều blockchain, người dùng có thể chuyển USDT bằng các bridge để phục phụ nhu cầu sử dụng stablecoin của mình.

Tether phát hành USDT trên Ethereum và Tron với tốc độ nhanh. Từ đồ thị trên, có thể thấy USDT trên Ethereum và Tron tăng mạnh trong giai đoạn 2020 tới hết năm 2021. Mặc dù trước đó USDT trên Tron được phát hành với tốc độ chậm hơn trên Ethereum, nhưng hiện tại số lượng USDT lưu hành tại hai blockchain này đang tương đương nhau.

Số địa chỉ ví sở hữu USDT và nguồn cung trên các sàn tập trung

Số địa chỉ ví sở hữu trên 1,000 USDT trên mạng Ethereum tăng mạnh trong giai đoạn 2020 tới cuối 2021. Qua 2022, con số này đang trên đà giảm từ hơn 380,000 ví xuống dưới 200,000 ví.

Trong khi đó, các ví sở hữu hơn 10,000 USDT, 100,000 USDT cũng giảm tương tự. Nhìn chung, chỉ số này cho chúng ta biết hành động của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

USDT Exchange Reserve

USDT đã có những con số ấn tượng như tổng cung lưu hành và khối lượng giao dịch on-chain. Vậy USDT đang ở trong trạng thái như thế nào với các CEX như Binance, Coinbase Exchange, Huobi, Gate.io? Hãy cùng tìm hiểu exchange reserve (số token được lưu trên sàn tập trung) của các stablecoin.

Tổng lượng stablecoin được lưu trữ trên các sàn tập trung đang trên xu hướng tăng, từ vài triệu USD năm 2020 lên gần 30 tỷ USD vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, con số này đang đi ngang ở mức 26-30 tỷ USD từ đầu năm 2022 đến nay. Có thể xu hướng giảm của thị trường crypto trong năm 2022 đã ảnh hưởng tới lượng stablecoin được lưu trữ trên sàn.

Phân tích chi tiết hơn, có thể thấy trên sàn số lượng stablecoin của BUSD đang có xu hướng tăng, USDC đang xu hướng giảm và USDT đang đi ngang. Tìm hiểu thêm tại sao BUSD tăng trưởng: Hành trình phát triển BUSD

Từ giữa năm 2021 đến nay, số lượng USDT trên các sàn tập trung biến động trong khoảng 5 tỷ USD đến 10 tỷ USD. Lý do cho sự biến động này có thể đến từ 2 nguyên nhân chính: USDT được rút ra khỏi sàn tập trung hoặc người dùng mua crypto bằng USDT.

Có thể thấy số lượng USDT được lưu trữ trên các CEX không có sự tăng trưởng rõ rệt như BUSD. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng USDT có thể đang bị chững lại.

Vị thế của USDT đang bị đe dọa?

Monthly trading volume (khối lượng giao dịch hàng tháng) của USDT trên blockchain Ethereum tăng mạnh từ năm 2017 lên hơn 250 tỷ USD vào năm 2021-2022. Có thể thấy, USDT có khối lượng giao dịch lớn và áp đảo thị trường stablecoin.

Tuy nhiên, monthly trading volume của USDT đang có tỷ lệ giảm dần trong thị trường stablecoin khi USDC và BUSD xuất hiện.

Từ giữa năm 2022, có sự chênh lệch rất nhỏ giữa monthly trading volume của USDT và USDC trên blockchain Ethereum. Thậm chí có những tháng (tháng 7, 8, 9) khối lượng giao dịch của USDC còn lớn hơn cả USDT. Điều này cho thấy USDT đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sự biến động thị trường và các bên stablecoin khác.

Chỉ số stablecoin velocity (tốc độ stablecoin) được tính bằng daily volume/supply (khối lượng giao dịch hàng ngày chia cho nguồn cung). Hiểu đơn giản, velocity càng cao thì token càng được ứng dụng nhiều.

Cụ thể, USDT có velocity cao nhất là 0.3 và dao động quanh mức 0.1-0.2. Trong khi đó, USDC có mức velocity cao nhất là 0.5 và hiện tại đang vượt velocity của USDT.

Số ví bị USDT cấm và quyền thu hồi của Tether

Tether là công ty đứng sau USDT và có quyền điều hành hoạt động của USDT, điều này khiến USDT là một stablecoin tập trung. Trong quá trình hoạt động của mình, Tether và USDT bị cộng đồng nghi ngờ về rủi ro tập trung, nghĩa là Tether sẽ “nắm đằng chuôi” sản phẩm USDT.

Từ năm 2017, Tether liên tục đưa nhiều ví crypto vào danh sách những ví không thể sử dụng USDT. Đặc biệt mỗi lần có vụ hack liên quan tới USDT, công ty trên sẽ nhanh chóng xử lý theo quy trình của Tether.

Ví dụ, trường hợp cầu nối của BNB Chain bị hack khiến 580 triệu USD giá trị BNB rơi vào tay hacker, ngay lập tức, Tether đã đưa địa chỉ ví sở hữu lượng BNB đó vào danh sách đen.

Những lần tiêu biểu Tether tác động tới các ví chứa USDT:

  • Tháng 7/2020, Tether đưa 39 ví Ethereum chứa hàng triệu USDT vào danh sách đen, có nghĩa là người sở hữu ví sẽ không thể gửi hay nhận USDT.
  • Tháng 9/2020, Tether giúp lấy lại 1 triệu USDT sau khi một nhóm nhà giao dịch DeFi người Trung Quốc gửi nhầm stablecoin tới một địa chỉ ví clone (giả mạo) của Curve Finance.

Từ lúc thành lập tới nay, Tether đã giúp khôi phục khoảng 87 triệu USD giá trị stablecoin khi người dùng gửi nhầm stablecoin. Điều này cho thấy Tether sẵn sàng bảo vệ người dùng khi họ mắc sai lầm trong quá trình tham gia thị trường.

Mặt khác, việc Tether có khả năng ngăn cấm hoạt động của các ví blockchain với sản phẩm stablecoin cũng làm dấy lên nhiều lo lắng trong cộng đồng. Nhưng điều này tạo động lực giúp công ty Tether chuyển mình để tăng sức cạnh tranh với các stablecoin khác như USDC, BUSD, DAI…

Vậy những yếu tố nào đã giúp USDT đạt được những kết quả này? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Chặng đường phát triển của USDT

USDT ra đời trong bối cảnh nào?

Tether bắt đầu phát hành USDT vào năm 2014 trong bối cảnh vốn hoá thị trường crypto đạt mức cao nhất trong năm là 11 tỷ USD, nhỏ hơn khoảng 100 lần so với vốn hóa hiện tại. Tại thời điểm đó, chưa có nhiều stablecoin được ra mắt và khái niệm stablecoin còn khá mới mẻ với người tham gia crypto.

Bên cạnh stablecoin USDT được ra đời vào năm 2014 còn có BitUSD và NuBits. BitUSD, có giá trị tương đương 1 USD, được phát hành trên blockchain Bitshares (BTS) và được bảo chứng bởi crypto BTS. Tuy nhiên, BitUSD mất peg vào năm 2018 và từ đó không có thêm nhiều tin tức xuất hiện. Tương tự, NuBits, stablecoin với cơ chế seigniorage (chênh lệch giá phí), đã có lần mất 94% giá trị trong năm 2016, và sự kiện đã khiến stablecoin này gần như biến mất.

Năm 2014, 3 stablecoin kể trên có giá trị tương đương USD ra đời và sau nhiều năm, mô hình fiat-backed stablecoin của USDT đã chứng minh được tính ổn định của mình, trong khi 2 stablecoin còn lại đã không còn xuất hiện.

Đội ngũ Tether đã thành công trong việc duy trì và phát triển một fiat-stablecoin stablecoin USDT từ 2014 tới nay. Do vậy, việc các bên khác cũng tạo ra những phiên bản stablecoin khác dựa trên cơ chế fiat-backed là điều dễ hiểu. Ví dụ, điển hình là Circle tạo ra USDC vào năm 2018 và Binance tạo ra BUSD vào năm 2019.

Hiệu quả của mô hình USDT đã được chứng minh nhưng tương lai vẫn còn nhiều thử thách chờ đợi Tether và USDT. Trong bối cảnh có thêm đối thủ cạnh tranh như USDC và BUSD, Tether và USDT sẽ phải có thêm nhiều chiến lược để duy trì vị thế của mình và phát triển cùng với thị trường.

Tether kiên quyết bảo vệ USDT

Kể từ khi thành lập đến nay, Tether và USDT đã trải qua nhiều giai đoạn của thị trường crypto. Đồng thời, Tether cũng gặp không ít khó khăn khi cơ chế pháp lý của crypto vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, Tether và USDT không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi những tin tức tiêu cực.

Các kênh thông tin không ít lần đưa ra những bài viết không hay về Tether và USDT, tuy nhiên Tether luôn có những phản biện để bảo vệ USDT.

Dưới đây là những phản hồi của Tether thông tin tới các bên đưa tin về USDT và thị trường crypto:

  • 11/2019: Tether phản hồi bài nghiên cứu của hai tác giả John M. Griffin and Amin Shams, nói rằng nghiên cứu của họ chưa đầy đủ dữ liệu cần thiết.
  • 06/2020: Tether và Bitfinex phản đối những cáo buộc vô căn cứ của Toà án quận phía Nam New York nhắm tới USDT và cộng đồng crypto.
  • 08/2020: Tether và Bitfinex bị cáo buộc liên quan tới việc thao túng thị trường tài chính và họ cho rằng những cáo buộc đó là vô căn cứ.
  • 07/2021: Tether phản đối những bài viết thiếu chính xác của Financial Times gây ra làn sóng bài xích thị trường crypto.
  • 07/2021: Tether phản hồi bài viết của Bloomberg, cho rằng bài viết đó có nguồn gốc không rõ ràng và chứa những cáo buộc đã cũ. Công ty đứng sau USDT cho rằng Bloomberg dùng bài viết đó để “câu view”.
  • 10/2021: Tether phản hồi bài viết BusinessWeek của Bloomberg, nói rằng họ sử dụng những mẩu tin cũ nhằm định hướng người đọc.
  • 10/2021: Tether phản hồi Hindenburg Research, nói rằng họ đã làm mất uy tín của Tether và cả cộng đồng crypto nhằm thu hút sự chú ý.
  • 12/2021: Tether và Bitfinex tiếp tục bị kiện và họ phản hồi rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm về vụ việc trên.
  • 12/2021: Financial Times có bài viết liên quan tới đời tư của những thành viên công ty Tether và đã bị công ty phản hồi lại quyết liệt.
  • 02/2022: Tet her và Bitfinex phản đối chiến dịch của Coindesk, cho rằng nó có thể làm lộ những thông tin quan trọng của hai công ty này.
  • 06/2022: Tether đề nghị điều chỉnh bài viết của Financial Times vì bài viết bao gồm những thông tin đã cũ.
  • 07/2022: Tether thông báo rằng họ đang “chiến đấu” chống lại những thông tin sai lệch về thị trường crypto.
  • 08/2022: Tether phản hồi về thông tin sai lệch trong bài viết của Wall Street Journal.

Qua những lần Tether phản hồi những bên cáo buộc mình, có thể thấy công ty cương quyết bảo vệ những sản phẩm của mình và thị trường crypto. Những bên như Bloomberg, Financial Times, Wall Street Journal… đã đưa ra các bài viết gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của Tether và USDT. Hơn nữa, Tether không ít lần bị kiện cáo, nhưng theo công ty thì những cáo buộc này đều vô căn cứ.

Vị trí dẫn đầu của Tether và USDT trong thị trường crypto hiện tại cho thấy rõ ràng những nỗ lực của toàn bộ đội ngũ thành viên và các đối tác của công ty.

Vụ hack 31 triệu USD và án phạt 42.5 triệu USD

Từ lúc bắt đầu hoạt động đến nay, Tether vướng vào không ít những vụ việc gây xôn xao dư luận và cả những “cuộc chiến” pháp lý không hồi kết. Vì vậy, công ty đã phải chịu những tổn thất về mặt tài chính và hoạt động bị rối loạn. Điển hình có 2 vụ việc khiến Tether bị tổn thất tổng cộng hơn 70 triệu USD.

Năm 2017, quỹ treasury của Tether bị hacker tấn công và bị chiếm đoạt gần 31 triệu USDT. Phía công ty đã có những hành động kịp thời nhằm ngăn chặn thất thoát và đưa những địa chỉ ví hacker sử dụng vào danh sách đen (blacklist). Do đó, số USDT hacker đánh cắp sẽ không thể được chuyển thành USD.

Tháng 10/2021, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (Commodity Futures Trading Commission – CFTC) đưa ra mức án phạt 42.5 triệu USD với hai công ty Tether và Bitfinex. Trong đó:

  • Tether sẽ phải trả 41 triệu USD tiền phạt vì đã đưa thông tin sai lệch rằng USDT hoàn toàn được bảo chứng bởi USD.
  • Công ty Bitfinex bị phạt 1.5 triệu USD vì thực hiện những giao dịch bất hợp pháp trong khi vận hành sàn Bitfinex.

Có thể thấy, công ty Tether đã tiêu tốn hơn 70 triệu USD để có thể ổn định lại tình hình hoạt động của mình. Hiện tại, một năm sau mức án phạt 41 triệu USD. Tether vẫn hoạt động bình thường và không có dấu hiệu bất ổn về tài chính, điều này được chứng minh qua báo cáo hàng quý của công ty.

USDT cross-chain

Hiện tại, thị trường crypto đang có hàng trăm blockchain với nhiều cấu trúc kỹ thuật khác nhau. Vốn hóa thị trường được phân chia cho những nền tảng đứng đầu như Ethereum, BNB Chain, Solana, Cardano…

Việc giành thế áp đảo tại một blockchain sẽ không mang tới thành công chắc chắn về lâu dài cho stablecoin. Vì vậy, các stablecoin sẽ phải có mặt ở nhiều blockchain để củng cố sức ảnh hưởng của mình.

Theo thông tin từ Tether, USDT hiện được phát hành chính ở những blockchain sau: Tron, Ethereum, Solana, Omni, Avalanche, Algorand, Tezos, EOS, Liquid, SLP, Near, Statemine, Statemint và Polygon.

Ngoài 14 blockchain trực tiếp có mặt USDT, stablecoin này còn được người dùng bridge tới các blockchain khác và sử dụng dưới dạng wrapped USDT.

Trong năm 2022, Tether liên tục thông báo sẽ tích hợp USDT với nhiều blockchain khác như Kusama, Polygon, Tezos, Near và Polkadot.

Đặc biệt, tháng 8/2022, Tether thông báo sẽ hỗ trợ USDT trên mạng Ethereum Proof-of-Stake. Có thể thấy Tether đang có những bước tiến nhanh cho USDT trong bối cảnh các stablecoin khác cũng đang “đổ bộ” tới nhiều blockchain.

Ví dụ, có thể kể tới việc USDC đang gấp rút tích hợp thêm blockchain sau tin tức bị hai sàn giao dịch Binance và WazirX hạn chế.

Tháng 9/2022, Circle thông báo tích hợp USDC vào 5 blockchain bao gồm Arbitrum, Optimism, Polkadot, Near và Cosmos. Điều này càng “tiếp lửa” thêm cho cuộc đua cross-chain của stablecoin.

Hiện tại, USDT có mặt ở khoảng 60 blockchain, trong khi USDC là 58 và BUSD là 33. Điều này củng cố vị thế của USDT so với các stablecoin khác trong xu hướng cross-chain. Tuy khoảng cách này cũng không quá cách biệt nhưng việc có mặt ở nhiều blockchain sẽ giúp một stablecoin có lợi thế dẫn trước vì đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong hệ sinh thái.

USDT đã bao phủ gần như toàn bộ thị trường crypto, điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho bản thân stablecoin nhưng cũng đem đến nhiều thách thức từ phía pháp lý và thị trường.

Tether minh bạch hóa USDT

Theo blog từ Tether (tham khảo tại đây), ngày 13/10 công ty đã giảm tỷ lệ Thương phiếu (Commercial paper) giữ trong Tether Reserves xuống 0% và thay bằng Tín phiếu kho bạc (Treasury bills còn gọi là T-bills) nhằm gia tăng tính minh bạch, an toàn và thanh khoản cho USDT.

Tỷ lệ T-bills trong Tether Reserves là 43.5% trong tháng 7 và 54.5% trong tháng 10 (tăng 11%). Điều này cho thấy Tether đang tích cực cải thiện USDT để gia tăng tính ổn định và uy tín của stablecoin trong thị trường. Đặc biệt, sau án phạt 41 triệu USD vào năm 2021, Tether càng quyết tâm minh bạch hóa hoạt động kinh doanh của công ty.

Bên cạnh yếu tố biến động của thị trường, Tether và USDT đang bị những đối thủ mạnh theo rất sát, chẳng hạn như USDC, BUSD, DAI…

Hiện nay, đồng USD đang giữ vị thế số một và những chính sách tiền tệ của Mỹ với đồng USD sẽ ảnh hưởng lớn tới các đồng tiền của các quốc gia khác trên thế giới. Tương tự như thế, nếu stablecoin nào chiếm được vị thế áp đảo trong nhóm stablecoin, stablecoin đó sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường.

Tổng kết

Tether thành công phát triển USDT trở thành stablecoin đứng đầu thị trường crypto với nhiều chỉ số nổi bật. Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn của thị trường và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nhưng Tether luôn bảo vệ người dùng trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Hiện tại, Tether đang cố gắng minh bạch hóa hoạt động của công ty và tập trung phát triển USDT trên nhiều blockchain hơn. Tuy nhiên, USDT cũng đang có rất nhiều “đối thủ” stablecoin khác như USDC, BUSD, DAI… và điều này sẽ khuyến khích sự cải tiến và tăng tính cạnh tranh của các stablecoin trong tương lai.

Hành trình phát triển USDC: Stablecoin tăng trưởng nhanh nhất 2021

Theo dữ liệu thống kê, có thể thấy USDC là stablecoin tăng trưởng nhanh nhất 2021. Bài viết này sẽ tập trung phân tích tình hình hoạt động của USDC, Circle và Coinbase.

Series “Growth of Crypto” sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin tổng quan, hành trình và hướng phát triển của các dự án và ý tưởng crypto trên thị trường.

Key insights:

  • USDC có market cap đứng thứ hai thị trường stablecoin và tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021.
  • USDC đang có market cap cao nhất tại nhiều blockchain như Ethereum, Solana, Avalanche, Optimism, Polygon và Arbitrum.
  • Circle tích hợp USDC ở nhiều blockchain để phục vụ nhu cầu của người dùng và mở rộng thị phần cho USDC.
  • Coinbase và Circle đồng sáng lập tổ chức CENTRE và tạo ra stablecoin USDC vào năm 2018 trong bối cảnh USDT phát triển mạnh mẽ.
  • Hai sàn giao dịch Binance và WazirX thông báo sẽ tự động chuyển USDC thành BUSD và các cặp giao dịch cặp với USDC sẽ cặp với BUSD. Điều này hạn chế sự phát triển của USDC và làm giảm số lượng USDC lưu trữ trên các sàn tập trung.

Giới thiệu USDC

USDC là một fiat-backed stablecoin ra mắt vào tháng 10/2018 (Fiat-backed stablecoin là những stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định – fiat). Có thể hiểu, USDC có giá trị tỷ lệ 1:1 với USD và được bảo chứng bởi USD. Hiện tại, stablecoin này đang có market cap (vốn hóa thị trường) đứng thứ hai thị trường, sau USDT.

Hành trình của USDC vào giai đoạn đầu rất thuận lợi khi các bên lớn trong ngành crypto đều hỗ trợ stablecoin tích cực. Cụ thể, Coinbase hỗ trợ nạp rút và các gặp giao dịch với USDC từ tháng 10/2018 vì Coinbase cũng là một trong những đồng sáng lập của CENTRE (tổ chức phát triển USDC). Chỉ một tháng sau, sàn Binance hỗ trợ nạp rút USDC và bắt đầu niêm yết các cặp giao dịch với USDC.

Việc USDC được các bên hỗ trợ tốt từ những ngày đầu tiên đã tạo tiền đề cho sự phát triển của stablecoin này. Hiện tại, USDC là stablecoin cạnh tranh trực tiếp với USDT về hầu hết các mặt. USDC đã đạt được những chỉ số tích cực, nhưng stablecoin cũng đang gặp nhiều thách thức ở phía trước. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu USDC qua các con số và hành trình phát triển của nó.

Phân tích tình hình hoạt động USDC

USDC đứng thứ hai thị trường stablecoin

Thị trường crypto có 4 stablecoin nổi bật với market cap hàng tỷ USD như USDT, USDC, BUSD và DAI. Trong đó, USDC đứng vị trí thứ hai về market cap, sau USDT. Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy những stablecoin trên có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021.

Market cap USDC tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021, từ 4 tỷ USD lên 38 tỷ USD (tăng 850%). Mặc dù tổng market cap của USDT luôn cao hơn USDC, nhưng trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng của USDT chỉ đạt 270%, từ 21 tỷ USD lên hơn 80 tỷ USD. Do vậy, USDC là stablecoin có mức tăng trưởng nổi bật nhất năm 2021.

Bước sang năm 2022, hầu hết stablecoin có xu hướng đi ngang hoặc giảm, chỉ một số ít stablecoin như BUSD có market cap tăng. Nguồn cung USDC từ đầu năm 2022 dao động trong khoảng 40-48 tỷ USD và đang có dấu hiệu giảm. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng USDC của người dùng giảm và số lượng USDC được rút để chuyển thành USD nhiều hơn số USDC được tạo ra.
USDC áp đảo tại nhiều blockchain.

Có thể thấy, market cap của USDC chủ yếu nằm ở Ethereum, với hơn 33 tỷ USD. Trong khi đó, USDC tại các blockchain khác chỉ dao động quanh mức 500 triệu đến 2 tỷ USD giá trị USDC. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng USDC tại Ethereum cao hơn so với các blockchain khác.

Tiếp theo, hãy tìm hiểu vị thế của USDC tại nhiều blockchain khác như Ethereum, Solana, BNB Chain, Avalanche, Optimism, Polygon…

Tại nhiều blockchain, USDC có market cap lớn hơn USDT và BUSD – hai đối thủ chính của USDC. Cụ thể:

  • Ethereum: USDC có market cap là 33.9 tỷ USD, USDT là 28.1 tỷ USD.
  • Solana: USDC có market cap là 2.1 tỷ USD, USDT là 1.8 tỷ USD.
  • Avalanche: USDC có market cap là 1.1 tỷ USD, USDT là 650 triệu USD.
  • Optimism: USDC có market cap là 444 triệu USD, DAI là 120 triệu USD.
  • Polygon: USDC có market cap là 940 triệu USD, USDT là 660 triệu USD.
  • Arbitrum: USDC có market cap là 870 triệu USD, USDT là 215 triệu USD.
  • BNB Chain: USDC có market cap là 1.2 tỷ USD, BUSD là 4.75 tỷ USD.

Có thể thấy market cap của USDC đang đứng đầu tại Ethereum, Solana, Avalanche, Optimism, Polygon và Arbitrum. Chỉ có tại BNB Chain market cap của USDC thấp hơn USDT và BUSD. Vì vậy có thể thấy, USDC có độ phủ rộng tại nhiều blockchain lớn.

Từ năm 2017, USDT luôn là stablecoin có khối lượng giao dịch áp đảo trong thị trường crypto. Trading volume của các stablecoin trong thị trường tăng mạnh từ 2021-2022. Có thể kể ra những cái tên nổi bật có nhiều trading volume như USDT, USDC, DAI và BUSD. Bộ tứ stablecoin trên được sử dụng rộng rãi nhất trong thị trường.

USDC vượt USDT về khối lượng giao dịch trên mạng Ethereum từ cuối năm 2022. Cụ thể, khối lượng giao dịch trong tháng 7/2022 của USDC là 270 tỷ USD, trong khi USDT là 245 tỷ USD. Trước đó, khối lượng giao dịch hàng tháng của USDT luôn cao hơn USDC.

USDC tiến nhanh tới các blockchain

Trong bối cảnh thị trường crypto đang tồn tại hàng trăm blockchain khác nhau, việc các stablecoin chỉ hoạt động tại một blockchain duy nhất sẽ làm hạn chế sự phát triển của mình.

Ví dụ, nếu một stablecoin chỉ phát hành ở Ethereum, thì stablecoin đó chỉ có thể phát triển tối đa trong phạm vi blockchain Ethereum. Do vậy, việc các stablecoin bao phủ tại nhiều blockchain khác nhau sẽ tạo cho chúng lợi thế phát triển về dài hạn.

USDC ra mắt vào cuối năm 2018 và chỉ phát hành trên mạng Ethereum. Theo thời gian, USDC được tích hợp thêm nhiều mạng như Algorand, Solana, Tron… Có thể thấy, tần suất tích hợp blockchain của USDC tăng mạnh trong năm 2022, với 7 blockchain bao gồm: Flow, Near, Arbitrum, Optimism, Cosmos và Polkadot.

Circle đang mở rộng về chiều ngang giữa các hệ sinh thái hỗ trợ USDC trong bối cảnh stablecoin này bị hệ sinh thái Binance hạn chế. Cụ thể, để hỗ trợ BUSD, hai sàn giao dịch Binance và WazirX (do Binance Labs đầu tư) đã đưa ra những chiến lược hạn chế USDC và các stablecoin khác. Tháng 9/2022, hai nền tảng trên đưa ra tính năng tự động chuyển USDC nạp vào thành BUSD, và các cặp giao dịch có USDC sẽ được cặp với BUSD.

Binance hỗ trợ nạp rút và các cặp giao dịch USDC vào tháng 11/2018 – thời điểm USDC ra mắt. Có thể thấy thời gian này mối quan hệ giữa USDC và Binance diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, có thể Binance lo ngại sự phát triển “thần tốc” của USDC giai đoạn 2021-2022 sẽ làm ảnh hưởng tới sản phẩm BUSD của Binance.

Hơn nữa, đối thủ chính của Binance là Coinbase cũng là đồng sáng lập tổ chức CENTRE, đơn vị đứng sau USDC. Do vậy, USDC đang bị hạn chế quyết liệt tại hệ sinh thái Binance.

Bên cạnh việc được các công ty tích hợp vào các blockchain mới, các fiat-backed stablecoin còn được chuyển tới nhiều blockchain khác qua các bridge. Ví dụ: USDT đang được sử dụng tại 60 blockchain khác nhau, trong khi đó con số này ở USDC là 58 blockchain. Do vậy, cuộc đua crosschain giữa hai stablecoin USDT và USDC đang rất sát sao.

Từ góc độ người dùng, USDC có thể được xem là sự thay thế của USDT, vì hiện tại mức adoption (sự chấp nhận) của USDC cũng gần ngang với USDT. Đặc biệt, việc USDC được Coinbase hỗ trợ mạnh mẽ sẽ mang lại nhiều lợi thế cho stablecoin này tại thị trường Mỹ.

Hành trình của USDC

Bối cảnh ra đời của USDC

Công ty Circle công bố kế hoạch ra mắt USDC vào tháng 5/2018, và vào tháng 9/2018 USDC chính thức được phát hành và hoạt động trên Ethereum. Bên cạnh USDC, có nhiều stablecoin khác được khai sinh trong giai đoạn 2018 như UST (Terra LUNA), TUSD (True USD)… Có thể thấy, cuộc đua giữa các stablecoin đã bắt đầu từ nhiều năm trước.

Thị trường stablecoin ngày càng cạnh tranh khi ngày càng có nhiều đơn vị ra mắt stablecoin với các cơ chế hoạt động khác nhau. Điều này tạo động lực phát triển cho các sản phẩm stablecoin, song cũng làm dấy lên nhiều nghi ngờ về độ an toàn của chúng.

Có thể nhắc tới sự sụp đổ của UST và hệ sinh thái Terra (LUNA) khiến hàng chục tỷ USD vốn hóa “bốc hơi”. Điều này ảnh hưởng lớn tới niềm tin của cộng đồng vào tương lai của thị trường stablecoin.

Ở giai đoạn 2017-2018, thị trường crypto tồn tại nhiều stablecoin nhưng chỉ có USDT áp đảo thị phần của các stablecoin khác. Market cap USDT vào cuối năm 2018 khoảng 2.6 tỷ USD, trong khi tổng market cap của các stablecoin khác (USDC, GUSD, TUSD và USDP) chỉ khoảng 700 triệu USD. Thị phần stablecoin của USDT chiếm hơn 78% vào cuối năm 2018. Do đó, nhiều nhà phát triển đã tạo ra các stablecoin mới nhằm cạnh tranh với USDT.

Hơn nữa, USDT – đối thủ chính của USDC – gặp phải rất nhiều thách thức trong suốt quá trình phát triển từ 2014 đến nay. Có thể kể tới việc USDT bị nhiều bên nghi ngờ về tính minh bạch của USDT Reserves (nơi lưu trữ tài sản đảm bảo). Hơn nữa, hai sự kiện gồm vụ hack USDT Reserves gây tổn thất 31 triệu USDT và án phạt 41 triệu USD của Tether đã hạn chế sự phát triển của USDT.

USDC do CENTRE tạo ra, với sự tham gia của Circle và Coinbase, hướng đến tham vọng thay thế USDT trong tương lai. Đây cũng là một công cụ chính để Coinbase cạnh tranh với BUSD của Binance.

Vào tháng 5/2022, UST mất peg và sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra (LUNA) đã gây chấn động thị trường stablecoin. Hàng tỷ USD vốn hóa của UST bốc hơi trong thời gian ngắn khiến các nhà đầu tư nghi ngờ sự ổn định của các stablecoin khác như USDT, USDC, BUSD, DAI…

Dựa vào ảnh trên, có thể thấy giá của USDT, USDC, BUSD và DAI biến động ra khỏi mức 1 USD. Đặc biệt, chỉ có giá của USDT biến động dưới 1 USD, trong khi USDC, BUSD và DAI đều biến động trên 1 USD. Điều này cho thấy trong giai đoạn thị trường diễn ra sự kiện sụp đổ của UST và Terra (LUNA), các nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ USDC, BUSD và DAI hơn USDT.

Đặc điểm then chốt của stablecoin là tính ổn định. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Terra (LUNA) và UST, các nhà đầu tư càng băn khoăn về tính ổn định của các stablecoin khác về lâu dài.

Tìm hiểu thêm: Phân tích mô hình hoạt động USDC

CENTRE và Circle

CENTRE là một tổ chức công nghệ do công ty Circle và sàn Coinbase thành lập. Tổ chức sẽ có trách nhiệm phát triển và điều hành USDC. Với vai trò phát triển công nghệ, CENTRE có trách nhiệm tích hợp USDC vào các blockchain hiện nay trong thị trường crypto.

Circle cũng tích cực tham gia vào thị trường M&A (mua và sáp nhập công ty). Trong năm 2017-2018, Circle đã mua lại 3 công ty bao gồm Trigger Finance (ứng dụng theo dõi chứng khoán), Poloniex (sàn crypto) và SeedInvest (nền tảng gọi vốn).

Sau đó, phải tới năm 2022, Circle mới tiếp tục tham gia vào 2 thương vụ M&A để mua lại công ty CYBAVO (quản lý tài sản) và Elements (ứng dụng thanh toán crypto).

Circle đang mở rộng sức ảnh hưởng của mình bằng những thương vụ M&A. Những công ty được Circle mua lại đều liên quan tới mảng tài chính và thanh toán – điều này càng giúp USDC gia tăng adoption.

Coinbase và USDC

Coinbase là sàn giao dịch crypto có khối lượng lớn nhất tại Mỹ và có quan hệ chiến lược với USDC. Với tư cách là thành viên đồng sáng lập CENTRE, tổ chức đứng sau USDC, Coinbase đã đồng hành cùng USDC từ những ngày đầu tiên. Có thể nói, Coinbase đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của stablecoin này.

Do Coinbase đi cùng với USDC từ những ngày đầu, nên hãy cùng điểm qua những sự kiện quan trọng của mối quan hệ này:

  • 10/2018: Sàn Coinbase tích hợp USDC và gia nhập CENTRE với tư cách là thành viên đồng sáng lập.
  • 4/2019: Coinbase mở cổng thanh toán quốc tế cho USDC.
  • 5/2019: Coinbase hỗ trợ giao dịch USDC tại 85 quốc gia.
  • 5/2019: Coinbase Commerce, kênh thanh toán của Coinbase, hỗ trợ USDC với chính sách miễn phí giao dịch.
  • 9/2019: Coinbase nạp 2 triệu USDC vào Compound và dYdX.
  • 10/2019: Coinbase trả 1.25% lãi suất cho người nắm giữ USDC trên nền tảng của mình.
  • 2/2020: Người dân New York có thể giao dịch USDC trên Coinbase.
  • 4/2020: Coinbase nạp 1.1 triệu USDC vào Uniswap và PoolTogether.
  • 6/2020: Circle và Coinbase tích hợp USDC vào blockchain Algorand.
  • 8/2020: Coinbase và Circle tiết lộ về kế hoạch “USDC 2.0”. Nếu thành công, thay vì dùng ETH hoặc các crypto khác, người dùng có thể sử dụng USDCđể trả phí giao dịch on-chain.
  • 6/2021: Coinbase ra mắt sản phẩm Savings với 4% APY cho USDC.
  • 8/2021: Coinbase và Circle sẽ rút USDC Reserves (quỹ USDC) ra khỏi các khoản đầu tư có rủi ro cao.
  • 6/2022: Coinbase tích hợp nạp rút USDC trên mạng Polygon.

Tương tự như Binance có BUSD, Coinbase có USDC là stablecoin được hỗ trợ chính trên nền tảng này. Từ năm 2018, USDC được Coinbase tích cực hỗ trợ thông qua các hoạt động hợp tác và các incentive (chương trình thúc đẩy người dùng sử dụng USDC).

Binance hạn chế sự phát triển của USDC

Binance, sàn giao dịch lớn nhất thị trường crypto về khối lượng giao dịch, gần đây đã có những hành động hạn chế sự phát triển của USDC. Cụ thể, trong tháng 9/2022, Binance và WarziX đã đưa ra tính năng tự động chuyển đổi USDCnạp vào thành BUSD và loại bỏ các cặp giao dịch cặp với USDC.

Hai sàn giao dịch trên không chỉ hạn chế USDC mà còn các stablecoin khác như Pax Dollar (USDP) và TrueUSD (TUSD). Hành động của Binance và WazirX được cho là để thúc đẩy sự phát triển của BUSD tại hệ sinh thái Binance và BNB Chain. Mặc dù USDT vẫn phát triển ổn định tại Binance và BNB Chain nhưng không loại trừ khả năng Binance sẽ có những hành động tương tự với USDT trong tương lai.

Từ những dẫn chứng ở phần trước, có thể thấy USDC đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và có một vài chỉ số đã vượt qua USDT và BUSD. Có lẽ Binance nhận ra sản phẩm BUSD của họ có thể bị đe dọa trong tương lai nên đã có chiến lược nhằm hạn chế USDC.

Vậy những hành động của Binance và WazirX đã ảnh hưởng như thế nào tới USDC?

Số lượng các stablecoin lớn (USDT, USDC và BUSD) được lưu trữ trên các sàn CEX tăng mạnh từ năm 2020 đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, sang năm 2022, chỉ số này có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể:

  • BUSD tiếp tục xu hướng tăng từ 9.5 tỷ USD lên 15 tỷ USD.
  • USDT đi ngang trong khoảng 7 – 10 tỷ USD.
  • USDC trên các sàn CEX đạt mức cao nhất ở 6 tỷ USD và hiện tại còn khoảng 2.9 tỷ USD (giảm 52%).

Từ đầu năm 2022, số lượng USDC lưu trữ trên các sàn tập trung giảm, trong khi USDT đi ngang còn BUSD tăng trưởng. Chiến lược của Binance và WazirX đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của USDC.

Người dùng mới sẽ có xu hướng dùng CEX hơn DEX vì CEX dễ tiếp cận. Đặc biệt, sàn giao dịch lớn như Binance sẽ thu hút nhiều người dùng mới và do đó  hạn chế sự tiếp cận USDC của người dùng trên Binance và thay đổi thói quen của họi. Do vậy, USDC đang gặp thử thách lớn sau khi bị Binance và WazirX hạn chế.

Tham khảo thêm: Hành trình phát triển BUSD

Kết luận

Circle và Coinbase thành công xây dựng USDC giữ vị thế số 2 trong thị trường stablecoin. Mặc dù chỉ mới hoạt động từ năm 2018, USDC đã đạt được những con số ấn tượng và “vượt mặt” nhiều cái tên khác trong thị trường. Tuy nhiên, USDC đang gặp nhiều khó khăn do bị Binance hạn chế. USDC cũng đang có nhiều thay đổi nhằm thích nghi và tăng tính cạnh tranh trong tương lai.

Báo cáo Thị trường Crypto Việt Nam 2022

Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022 được biên soạn bởi Coin98 Insights.

Năm 2022 chứng kiến một “mùa đông tiền số” với ảnh hưởng từ sự suy yếu và lạm phát của nền kinh tế toàn cầu. Thế nhưng đây cũng là điều kiện cần và đủ để hệ sinh thái crypto có thể phát triển mạnh mẽ hơn sau khi các dự án kém chất lượng bị loại bỏ.

Năm 2023 có thể chưa là một năm có quá nhiều thay đổi tích cực, nhưng đây sẽ là một năm bản lề quan trọng để chuẩn bị cho những bùng nổ trong tương lai.

Để giúp độc giả có góc nhìn toàn cảnh về thị trường Crypto năm 2022 và dự phóng cho năm 2023, Coin98 Insights đã phát hành Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022.

Tải toàn bộ báo cáo tại đây.

Cụ thể, người đọc sẽ được cung cấp thông tin chi tiết vị trí của crypto trên bản đồ tài chính thế giới, sự tương quan của crypto với nền tài chính truyền thống cũng như hiện trạng, tương lai của crypto tại Việt Nam.

So sánh vốn hóa của Bitcoin với vàng và S&P500. Nguồn: Báo cáo Thị trường Crypto Việt Nam 2022

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế, chính trị ổn định. Với lợi thế nguồn nhân lực trẻ và nắm bắt công nghệ nhanh, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển, chấp nhận crypto hàng đầu thế giới.

Nếu biết nắm bắt cơ hội, Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một trong những cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực tài chính công nghệ.

Bài báo cáo nhận định: “Nếu lịch sử lặp lại, thị trường crypto sẽ tạo đáy vào cuối 2022 hoặc đầu 2023, trước khi đi vào giai đoạn tích lũy vào nửa sau 2023 và 2024”.

Chân dung nhà đầu tư crypto tại Việt Nam. Nguồn: Báo cáo Thị trường Crypto Việt Nam 2022

Báo cáo này đặc biệt dành riêng cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các công ty tài chính truyền thống đang có ý định đầu tư crypto hay tích hợp công nghệ blockchain vào hoạt động của mình. Báo cáo cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường crypto nói chung và thị trường crypto ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, giúp người đọc có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm 2023.

Một số ý chính: 

  • Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ chấp nhận crypto hàng đầu thế giới. Nhiều dự án crypto Việt Nam ghi dấu trên toàn cầu với mức vốn hóa vượt 1 tỷ USD.
  • Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định. Chính phủ Việt Nam có nhiều động thái hỗ trợ phát triển lĩnh vực blockchain.
  • Hầu hết dự án crypto Việt Nam tập trung vào mảng Gaming/Metaverse, DeFi và NFT.
  • Vốn hóa thị trường crypto tương đối nhỏ so với thị trường tài chính truyền thống, nhưng đang được chấp thuận ở nhiều quốc gia.
  • Thiếu nhân sự có chuyên môn là mối lo ngại hàng đầu của các dự án crypto Việt Nam, dù mức lương được đưa ra cao hơn nhiều so với lĩnh vực IT truyền thống.
  • Tình trạng lạm phát và căng thẳng địa chính trị tăng cao cũng khiến thị trường crypto bị ảnh hưởng.
  • Nhiều dự án, quỹ đầu tư lớn trong crypto bị phá sản vì thiếu khả năng quản lý rủi ro, sử dụng quá nhiều đòn bẩy, điển hình là Terra, quỹ 3AC hay sàn FTX.
  • Nếu lịch sử lặp lại, thị trường crypto sẽ tạo đáy vào cuối 2022 hoặc đầu 2023, trước khi đi vào giai đoạn tích lũy vào nửa sau 2023 và 2024. Các nhà đầu tư Việt Nam có cái nhìn lạc quan về tương lai thị trường và dự định sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng đầu tư của mình.
  • Khó khăn luôn đi đôi với cơ hội. Năm 2023 là thời điểm tuyệt vời để xây dựng sản phẩm, tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị cho thời kỳ bùng nổ tiếp theo.

Từng đạt mức vốn hóa 3 nghìn tỷ USD, thị trường crypto vẫn còn rất nhiều cơ hội lớn để các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia trong 2023.

Đâu là rào cản lớn nhất ngăn cản giới tổ chức chấp nhận DeFi?


Joseph Charom, trưởng bộ phận đối tác hệ sinh thái chiến lược tại BlackRock, đã làm sáng tỏ một rào cản lớn ngăn cản giới tổ chức chấp nhận hoàn toàn DeFi. Phát biểu tại State of Crypto Summit ở New York, Charom nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác minh danh tính đối với những người chơi tổ chức khi tham gia vào các giao dịch song phương trong không gian DeFi.

Là công ty quản lý tài sản lớn nhất ở Hoa Kỳ, sự quan tâm của BlackRock đối với DeFi là rất lớn. Charom chỉ ra rằng đối với các nhà đầu tư tổ chức như BlackRock, mối quan tâm chính là biết rõ các đối tác mà họ đang giao dịch, vì nếu không, có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Thật không may, việc thiếu cơ sở hạ tầng cho danh tính kỹ thuật số hiện tại là một trở ngại đáng kể đối với các nhà đầu tư tổ chức muốn tham gia vào lĩnh vực DeFi.

Từ góc độ chống rửa tiền và xác minh danh tính khách hàng (KYC), Charom nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu rõ những người chơi trong nhóm DeFi. Trong khi thừa nhận những lợi ích tiềm năng của DeFi, ông bày tỏ sự hoài nghi về một giải pháp tức thời cho thách thức nhận dạng kỹ thuật số. Tuy nhiên, Charom nhấn mạnh vai trò quan trọng của token hóa trong việc định hình hệ sinh thái về lâu dài, khẳng định rằng sự hợp tác với các thực thể đáng tin cậy và thiết lập cơ sở hạ tầng mạnh mẽ là rất quan trọng.

Sự quan tâm của BlackRock đối với tiền điện tử và công nghệ blockchain đã được thể hiện rõ ràng từ năm ngoái. Vào tháng 3, CEO Larry Fink đã nhận ra tầm quan trọng của thanh toán kỹ thuật số toàn cầu và tuyên bố ý định khám phá các loại tiền kỹ thuật số và stablecoin để đáp ứng sự quan tâm ngày càng tăng của khách hàng. BlackRock sau đó đã đầu tư vào Circle, công ty phát hành stablecoin USDC và tham gia hợp tác với sàn giao dịch Coinbase, cung cấp dịch vụ giao dịch, lưu ký và dữ liệu thị trường Bitcoin cho khách hàng của mình.

Annie

Theo AZCoin News

Hơn 100.000 thông tin đăng nhập ChatGPT bị rò rỉ và giao dịch trên dark web


Trong năm qua, hơn 100.000 thông tin đăng nhập vào chatbot trí tuệ nhân tạo phổ biến ChatGPT đã bị rò rỉ và giao dịch trên dark web, theo một công ty an ninh mạng của Singapore.

Một bài đăng trên blog Group-IB vào ngày 20 tháng 6 đã tiết lộ hơn 101.000 thiết bị chứa thông tin đăng nhập bot hàng đầu của OpenAI  bị xâm phạm và được giao dịch trên các thị trường dark web từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023.

Nguồn: Group-IB

Trưởng bộ phận tình báo mối đe dọa của Group-IB, Dmitry Shestakov, nói rằng con số này là “số lượng nhật ký từ các thiết bị bị nhiễm độc mà Group-IB đã phân tích. Mỗi nhật ký chứa ít nhất một kết hợp thông tin xác thực đăng nhập và mật khẩu cho ChatGPT”.

Tháng 5 năm 2023 chứng kiến ​​mức cao nhất với gần 27.000 thông tin xác thực liên quan đến ChatGPT được cung cấp trên thị trường chợ đen trực tuyến.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số lượng thông tin đăng nhập bị xâm phạm cao nhất trong năm qua, chiếm khoảng 40% trong số gần 100.000.

Nguồn: Group-IB

Thông tin đăng nhập từ Ấn Độ chiếm vị trí hàng đầu với hơn 12.500 và Hoa Kỳ có nhiều thông tin đăng nhập bị rò rỉ trực tuyến nhiều thứ sáu với gần 3.000. Pháp đứng thứ bảy sau Mỹ và dẫn đầu khu vực châu Âu.

Nguồn: Group-IB

Tài khoản ChatGPT có thể được tạo trực tiếp thông qua OpenAI. Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn sử dụng tài khoản Google, Microsoft hoặc Apple để đăng nhập và sử dụng dịch vụ.

Mặc dù việc phân tích các phương thức đăng ký nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của công ty, Shestakov cho biết chủ yếu các tài khoản sử dụng “phương pháp xác thực trực tiếp” đã bị xâm phạm. Tuy nhiên, OpenAI không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trong bài đăng trên blog của mình, Group-IB cho biết họ nhận thấy sự gia tăng số lượng nhân viên sử dụng ChatGPT cho công việc. Nó cảnh báo thông tin bí mật về các công ty có thể bị lộ bởi những người dùng trái phép vì các truy vấn của người dùng và lịch sử trò chuyện được lưu trữ theo mặc định.

Những thông tin như vậy sau đó có thể bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công chống lại các công ty hoặc chính nhân viên.

Annie

Theo Cointelegraph

Exit mobile version