Phân tích mô hình hoạt động của Blend – NFT Lending trên Blur

Blend là sản phẩm được phát triển bởi Blur trong mảng NFTfi. Dự án cho phép người dùng vay vốn sử dụng NFT làm tài sản thế chấp. Blend hoạt động ra sao và đóng vai trò gì trong thị trường NFT, cùng Coin98 Insights tìm hiểu trong bài viết.

Mô hình hoạt động của Blend

Cơ chế cho vay

Quy trình người dùng vay tiền sử dụng NFT để thế chấp (borrower) trên Blend diễn ra như sau:

Người cho vay (lender) sẽ đặt các các lending offer của họ theo nhu cầu, thiết lập các tiêu chí họ mong muốn khi cho vay bao gồm:

  • Bộ sưu tập (trong giới hạn những bộ sưu tập mà Blend hỗ trợ).
  • Số lượng token (ETH) họ muốn cho vay (max borrow) với mỗi NFT thế chấp.
  • Số lượng NFT cho vay tối đa.
  • Mức lãi suất (APY) mong muốn.
Giao diện tạo offer cho vay trên Blend

Ở phía ngược lại, nếu người có nhu cầu vay sẽ lựa chọn các khoản vay tương ứng được đề xuất bởi người cho vay.

Một điểm lưu ý của mô hình vay peer-to-peer này đó là người cho vay có thể đóng khoản vay bất kỳ lúc nào và khi đó người đi vay thế chấp NFT phải tìm ra một người cho vay mới trong một khoảng thời gian nhất định nếu không vị thế của họ sẽ bị thanh lý và NFT thuộc về người cho vay.

Hiện tại Blend chưa thu phí từ lender và borrower tuy nhiên điều này có thể được thay đổi trong quá trình governance của dự án.

Đọc thêm: NFT Finance (NFTFi) là gì? Mang thế giới tài chính vào NFT

Cơ chế đấu giá nợ và thanh lý

Vào thời điểm khoản nợ đáo hạn (khi người cho vay hiện tại quyết định đóng khoản vay lại) mà người thế chấp NFT để vay (borrower) chưa trả hết nợ thì họ sẽ có một khoản thời gian nhất định để tìm ra người cho vay khác. 

Cụ thể, borrower sẽ có tổng cộng tối đa 30 tiếng để tìm ra lender mới cho khoản vay. Vào thời điểm này, cơ chế tìm lender mới tự động sẽ diễn ra trong 6 tiếng (với điều khoản lãi suất không đổi). Khi đó, nếu lender nào đang có offer tốt hơn hoặc bằng lender cũ (lãi suất bằng hoặc thấp hơn và mức repayment amount/max borrow cao hơn hoặc bằng) thì khoản vay sẽ lập tức được chuyển qua lender mới.

Trong trường hợp không tìm được lender mới trong 6 tiếng thì một cơ chế đấu giá khoản vay được gọi là “refinancing auction” sẽ diễn ra trong 24 tiếng để tìm lender mới (với điều khoản lãi suất thay đổi để khiến khoản vay hấp dẫn hơn).

Do đó, vị thế của vay của borrower vẫn chưa bị thanh lý ngay lập tức.

Cơ chế diễn ra như sau.

Nguồn: Paradigm

Trong quá trình đấu giá diễn ra trong 24 giờ, mức lãi suất của khoản vay sẽ tăng dần dần (tối đa đến 1,000% APY) theo thuật toán của Blend. Quy trình đấu giá diễn ra thành công khi có lender mới chấp nhận lấy khoản vay đó, khi đó:

  • Lender cũ sẽ nhận được đầy đủ (tiền lãi và tiền gốc) của khoản vay trước.
  • Lender mới là bên chịu trách nhiệm thanh toán khoản tiền này (chi phí mua khoản nợ).
  • Đổi lại lender mới sẽ có khoản nợ với mức lãi suất lớn hơn.

Quy trình đấu giá được coi là thất bại khi đến thời điểm 24 giờ hoặc khi mức APY đạt 1,000% mà không có lender mới tham gia thì Blend sẽ tiến hành thanh lý khoản vay.

Trả nợ một phần

Tại thời điểm đáo hạn, borrower có thể trả một phần nợ để khiến khoản vay bớt rủi ro hơn để có thể kéo dài thời hạn vay.

Ví dụ: bạn vay 10 ETH và giá sàn của NFT (floor price) rơi xuống mốc 10.5 ETH. Lúc này, Lender sẽ tiến hành đóng khoản vay để phòng ngừa rủi ro. Bạn có thể trả 1 ETH và kéo dài khoản vay với số lượng ETH vay còn 9 ETH. 

Trong trường hợp không có lender mới tham gia lấy khoản nợ trên (đấu giá thất bại) thì quá trình thanh lý sẽ diễn ra. NFT được dùng để thế chấp chính thức thuộc sở hữu của lender.

Ngoài ra, borrower sẽ nhận được thông báo qua email khi lender tiến hành đóng khoản vay.

Các đặc điểm cơ bản của NFT Lending trên Blend

Giao dịch vay nợ trên Blend được thực hiện theo hình thức peer-to-peer (không giống như AAVE hay Compound) do đó dự án không chịu các rủi ro trong các sự kiện thanh lý.

Thay vào đó, rủi ro này được chuyển cho các lender. 

Bên cạnh đó, điều này cũng cho phép Blend không cần sử dụng oracle giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn dữ liệu của các dự án oracle và chi phí vận hành.

Do Blur cũng là một NFT aggregator nên các mức giá và thanh khoản NFT được tổng hợp từ nhiều nguồn NFT Marketplace khác nhau. Vì vậy, các lender có thể biết được thông tin “khá chính xác” về giá sàn và thanh khoản hiện tại của NFT. 

Các khoản vay không có thời gian đáo hạn và không thanh lý ngay lập tức tạo điều kiện thuận lợi cho lender hơn khi họ không cần tốn chi phí để đảo nợ (thay vào đó quy trình này sẽ được thực hiện tự động).

Buy now pay later (BNPL)

Blend cũng cung cấp cho người dùng dịch vụ sử dụng đòn bẩy để mua NFT với tài sản thế chấp là chính NFT đó (Buy now pay later – BNPL).

Người có nhu cầu sử dụng BNPL sẽ cần phải trả trước một khoản tiền (down payment) để có thể mua NFT này và đặt bản thân vào vị thế vay nợ.

Giao diện của Blur đối với bộ sưu tập BAYC. Người dùng có thể mua NFT với giá sàn 45.5 ETH hoặc trả tối thiểu 2.4 ETH và vay số còn lại để mua NFT này

Bản chất của giao dịch này là dựa trên cơ sở trả nợ một phần đã được đề cập kể trên.

Lúc này, người mua sẽ có vai trò tương tự như borrower. Trong trường hợp giá NFT tăng, họ có thể bán NFT đó, trả nợ (cả gốc và lãi) và hưởng phần lãi từ việc NFT tăng giá.

Ngược lại, khi giá NFT giảm, họ chịu rủi ro thanh lý và mất khoản tiền down payment kể trên.

Lợi ích và rủi ro từ mô hình của Blend đối với thị trường NFT

Blend nói riêng và NFT Lending nói chung giúp NFT có thêm nguồn thanh khoản:

  • Người bán có thể thế chấp NFT của họ để vay vốn dùng cho các mục đích khác
  • Người mua với cơ chế BNPL có thể dễ dàng tiếp cận với các NFT blue-chip hơn

Blend không phải là đơn vị đầu tiên làm NFT Lending. Trên thực tế, đã có những dự án khác như BendDAO, NFTfi, X2Y2, Paraspace, … đã ra mắt trước đó từ rất sớm (NFTfi hoạt động từ năm 2021).

Tuy vậy, điểm chung của các dự án này đó là nhận thu hút được traction khá tốt. Theo đó, trong bối cảnh khối lượng giao dịch NFT PFP vẫn chưa có chuyển biến tích cực thì sản phẩm này vẫn được nhà đầu tư sử dụng nhiều.

Khối lượng giao dịch NFT trên Ethereum vẫn chưa quay trở. Nguồn: The Block

Ngược lại, khối lượng vay trên các nền tảng NFT Lending chứng kiến xu hướng tăng với sự ra mắt của Blend.

Khối lượng vay (tính theo USD) trên các nền tảng NFT Lending. Nguồn: Dune Analytics

Có thể thấy mức tăng trưởng khối lượng vay được thúc đẩy bởi sự ra mắt Blend. Tuy nhiên, hiện tại, đội ngũ phát triển đang thúc đẩy khối lượng bằng liquidity mining (cho phép người cho vay khả năng nhận BLUR khi cung cấp lending offer). 

Vì thế, nhiều khả năng nhu cầu thực sự đối với sản phẩm này trên Blend không lớn như số liệu kể trên. Ngoài ra, việc này cũng sẽ đặt ra dấu hỏi cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai khi dự án dần cạn token cho liquidity mining.

Bên cạnh các lợi ích kể trên, mô hình NFT lending cũng tồn tại các rủi ro đối với cả người dùng lẫn thị trường NFT.

Cụ thể, do chuyển rủi ro thanh lý về phía lender kèm theo quy trình thanh lý có thể kéo dài tới 30 tiếng nên họ sẽ phải chịu rủi ro thua lỗ khi giá NFT giảm nhanh và mạnh.

Bên cạnh đó, trong trường hợp giá giảm mạnh, lender cũng sẽ cần phải thanh lý khoản vay, rao bán NFT của họ để thu hồi vốn. Điều này sẽ tạo áp lực bán lớn lên thị trường NFT vốn đã có lượng thanh khoản không cao càng trở nên tồi tệ.

Ngoài ra, nếu các dự án NFT Lending triển khai permissionless listing thông qua governance thì cũng sẽ xảy ra các rủi ro về việc thao túng giá (như đã diễn ra với Curve Finance khi dự án Mochi Inu thực hiên tấn công quản trị). Điều này sẽ khiến dự án và người dùng chịu tổn thất.

So sánh Blend với các giải pháp NFT Lending khác

Hiện tại, các nhà phát triển thiết kế sản phẩm NFT Lending theo 3 hướng:

  • Peer-to-peer lending: Như mô hình hoạt động của Blend. Theo đó, các khoản vay sẽ hoạt động độc lập với nhau. Nền tảng có thể thu một phần phí giao dịch. Ví dụ cho mô hình này là các dự án Blend, X2Y2, NFTfi.
  • Lending Pool: Dự án hoạt động giống như AAVE và Compound nhưng tài sản thế chấp là NFT. Nếu có nhu cầu vay vốn, người dùng chỉ cần thế chấp NFT vào trong một pool thanh khoản và vay tiền từ pool tương ứng với bộ sưu tập đó. Ví dụ điển cho mô hình là là các dự án Paraspace, BendDAO, Pine. 
  • CDP: Hoạt động giống như MakerDAO nhưng tài sản thế chấp là NFT. Dự án sẽ cho phép người dùng mint stablecoin từ NFT của họ. Ví dụ cho mô hình này có thể kể tới JPEGd.

Ở hai mô hình Lending Pool và CDP, dự án sẽ cần phải có Oracle để theo dõi giá sàn (floor price) của các NFT để có thể thực hiện quy trình thanh lý khi cần thiết.

Ngược lại với mô hình peer-to-peer lending của Blend kể trên, Lending Pool và CDP cũng sẽ cần phải có mô hình quản trị rủi ro tốt để tránh tổn thất (vì trách nhiệm thanh lý tài sản thuộc về họ).

Cụ thể các dự án này sẽ cần tính toán nhiều yếu tố như dữ liệu giá lịch sử, thanh khoản lịch sử, … của các NFT để có thể đưa ra được tỷ lệ Collateral ratio hợp lý (vì tính toán thanh khoản của NFT phức tạp hơn fungible token khá nhiều).

Bên cạnh đó đối với dự án triển khai theo hình thức CDP như JPEGd, họ cũng sẽ phải đảm bảo thanh khoản và peg cho stablecoin CDP để có thể đảm bảo nhu cầu vay vốn.

Tuy vậy, trong peer-to-peer lending khi xảy ra sự kiện thanh lý, borrower sẽ phải tự chịu trách nhiệm thanh khoản NFT của họ vì họ sẽ nhận về tài sản thế chấp là NFT thay vì các loại tài sản thanh khoản cao hơn (ETH, Stablecoin, …) như 2 giải pháp còn lại.

Nhìn chung, giải pháp nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng.

So sánh từng giải pháp

Tuy nhiên, hiện tại tính theo tổng khối lượng vay thì 4 dự án đang chiếm phần lớn thị phần đó là BendDAO, NFTfi, Blend và Paraspace.

Thị phần khối lượng vay theo từng dự án. Nguồn: Dune Analytics

Còn lại JPEGd chỉ chiếm 0.4%. Do đó, peer-to-peer lending và lending pool vẫn đang là giải pháp chính đối với snar phẩm NFT lending hiện nay.

Tóm lại, Blend là sản phẩm không mới trên thị trường, đội ngũ phát triển cũng chưa triển khai thu phí từ nền tảng Lending. Nhưng, Blend có thể sẽ là một mảnh ghép quan trọng giúp Blur chiếm thị phần NFTfi với chiến lược Vampire attack.

Những điều tôi ước mình biết sớm hơn khi làm Airdrop

Những đợt airdrop thường miễn phí nên vài cá nhân vẫn chưa “toàn tâm toàn ý” mỗi khi trải nghiệm sản phẩm. Thói quen làm hời hợt, thiếu nghiêm túc sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận nhà đầu tư nhận về trong tương lai.

“Zero-to-Hero” – Khi mới bước vào thị trường, giống như bao nhà đầu tư khác, tôi từng mong muốn cụm từ này có thể áp dụng cho bản thân trong tương lai. Tuy vậy, khởi điểm tại năm 2021-2022 khiến tôi cảm thấy trở thành “Hero” thật khó biết bao. Năm 2022, những UST, LUNA, FTT…đã thay phiên “nhắc nhở” tôi rất nhiều. 

May mắn thay, trong thị trường crypto đầy sóng gió, còn có APT, BLUR, ARB…hỗ trợ các nhà đầu tư non trẻ tiếp tục bám trụ nhờ airdrop.

Nhiều nhà đầu tư khởi đầu với 100 – 200 USD nhờ nguồn airdrop có thể nhanh chóng thay đổi vị thế và tạo bước đà cho những khoản đầu tư mới. Airdrop đã tạo ra nhiều cơ hội cho nhiều người tôi quen.

Với vai trò là một người chia sẻ kiến thức và trải nghiệm trên Coin98 Insights, việc làm airdrop đối với tôi như một công việc và giúp tôi nhanh chóng hiểu được cách các hệ sinh thái, sản phẩm DeFi vận hành như nào, “cơn sốt” của các thợ săn airdrop ra sao và dòng tiền đang chảy về đâu. Nhưng khi nhìn lại, tôi đã để những thói quen xấu lấn át, khiến cho bản thân chưa thể tối ưu hóa lợi nhuận mỗi đợt airdrop. 

Đừng để ý chí làm giảm lợi nhuận của bạn

Bất cẩn và chủ quan khiến chúng ta trả giá bằng rất nhiều tiền

Từng dự án sẽ có điều kiện khác nhau khi trả airdrop, nhưng có một thời gian, tôi luôn nghĩ những chiếc OAT trên Galxe đều vô dụng. Cho đến khi Space ID (ID) trả thưởng, các OAT chỉ nhận được trong khung thời gian tương ứng sẽ ảnh hưởng đến số lượng token trả về. Tác giả đã mất “vài tô phở” cho những lần chủ quan không claim OAT, hành động tự rút gọn phần thưởng của bản thân khiến tôi nhận về chẳng được bao nhiêu. 

Hay lần mint NFT testnet của Aptos, cứ ngỡ “mấy tấm ảnh” này chỉ để cho vui, việc tương tác trên mạng lưới mới quan trọng. Ai ngờ rằng, những NFT testnet tôi tưởng để cho vui lại đáng giá hàng ngàn USD. Hết chủ quan cái này lại đến lượt điều khác, mint 5 ví nhưng chỉ điền email và liên kết Discord 2 tài khoản. Sáng 24/10, lúc APT niêm yết thì mọi chuyện cũng đã an bài. Sự cố kể trên đã khiến tôi tự rút ra nhiều điều và được đúc kết trong bài viết tại đây

Có thể thấy, bất cẩn kết hợp cùng chủ quan có thể khiến chúng ta đánh đổi bằng hàng ngàn USD. Nhiều nhà đầu tư khác còn “khổ” hơn tôi, họ không mint NFT nào, khiến mọi người khắc cốt ghi tâm lần airdrop của Aptos. Vài tháng sau, tôi mới được hiểu cảm giác nhìn người khác nhận tiền mà mình chẳng được gì trong đợt IEO của Sui. 

NFT Aptos Testnet đã khiến nhiều nhà đầu tư đổi vị thế.

Dù khi làm airdrop, tôi vẫn tuân thủ các quy tắc bài viết kể trên, nhưng những phút lơ đãng kể trên đã khiến bản thân phải suy nghĩ lại. Không coi trọng một số vật phẩm quá dễ dàng từ dự án tiềm năng, chủ quan và mất tập trung khi làm airdrop là những điều nên bỏ trong bất cứ trường hợp nào. Để cải thiện vấn đề này, các nhà đầu tư nên tạo sheet quản lý hỗ trợ cập nhật về quá trình làm airdrop và tránh nhầm lẫn các ví với nhau. 

Có thể tham khảo sheet ví dụ trong tweet dưới đây.  

Trì hoãn khiến cơ hội một đi không trở lại

“Chuyện hôm nay chớ để ngày mai” – Mọi vấn đề trong cuộc sống chúng ta đều không nên trì hoãn, ngay cả việc làm airdrop cũng thế. Thói quen này tác giả không mắc phải, nhưng bạn bè và những người tôi quen thì có. 

Bạn bè khi thấy tôi viết bài về airdrop trên Coin98 Insights đã hỏi hạn rất nhiều về vấn đề này. Tôi không ngần ngại gì khi chia sẻ về kinh nghiệm và các cơ hội tiềm năng trên thị trường cho họ. Nhưng nhiều đợt trả thưởng khi hỏi đến, vài người bạn của tôi lại ngậm ngùi do trì hoãn không làm. Trong khi đó, điều kiện airdrop của những “kèo” hàng nghìn USD chẳng hề khó, năm – sáu giao dịch hay vài lần tương tác cũng đã khiến vị thế của nhà đầu tư thay đổi trên thị trường. 

Điều kiện nhận airdrop hết sức đơn giản từ Arbitrum.

Cuộc sống của nhà đầu tư thì mỗi người một vẻ, ai cũng có những khoảng thời gian bận rộn của riêng mình. Nhưng để thắng lớn, chúng ta cần đầu tư thời gian và chất xám vào trong từng giao dịch. Bởi nhiều đợt thắng lớn, có thể giúp các nhà đầu tư thay đổi vị thế cả cuộc đời. Nhìn vào những tweet như thế này của Lookonchain, hẳn nhiều nhà đầu tư sẽ cảm thấy thèm thuồng vì khoản lợi nhuận kếch xù mỗi cá nhân nhận được. 

Chúng ta trì hoãn thời gian làm airdrop có thể không phải vì bận. Có thể do những đợt trải nghiệm kéo dài rất lâu mới ra token, khiến mọi người nghĩ còn cả đống thời gian để làm. Suy nghĩ đó tiếp tục lặp lại, cứ thế sự trì hoãn lại kéo dài hơn. Để rồi khi nhìn lại, cơ hội đã không còn ở đây với chúng ta nữa. 

Thị trường crypto không bao giờ ngủ, chuyển động của thị trường khiến cơ hội đến và đi rất nhanh chóng. Với từng cơ hội nhỏ chúng ta bỏ qua, dần dần tích tụ thành khoản tổn thất lớn. Rất nhiều cảm xúc được sản sinh khi nhìn những nhà đầu tư khác “chiến thắng” trong những đợt airdrop, đặc biệt với những ai bỏ lỡ cơ hội. Vừa không nhận được tài chính lại còn tiếc nuối sinh ra tổn thất về tinh thần.

Do đó, để tránh trì hoãn, chúng ta nên sắp xếp thời gian phù hợp và cẩn thận hơn khi trải nghiệm cơ hội trên các hệ sinh thái ngay trong những ngày sắp tới. Dù testnet hay mainnet, nhà đầu tư vẫn không nên để hành vi trì hoãn điều hướng bản thân. Khi thói quen này được xóa bỏ, không chỉ crypto mà mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với chúng ta.  

Làm chủ nguồn thông tin để đưa ra lựa chọn đúng đắn

Bỏ đi sự bị động, hãy làm chủ nguồn thông tin 

Trước khi “nhập tâm” vào các bài viết trong mục Kiếm tiền, tôi chỉ làm airdrop qua ngày dựa trên những thông tin vô tình bắt gặp hoặc tín hiệu trên Săn Gem hay Alpha Drops. Chỉ cần vậy, tôi vẫn nắm bắt được thông tin để làm airdrop. Nhưng những người sống bằng nghề airdrop lại không như thế, họ rất chủ động trong quá trình tìm mục tiêu. 

Các nhà đầu tư này không bị động trước những kênh tín hiệu, ngược lại, họ làm chủ được nguồn tin của bản thân. 

Đọc thêm: Thiết kế tokenomic theo Binance Labs

Bởi ngoài các kênh tín hiệu, họ còn tham khảo cả on-chain ví smart money hoặc dòng tiền của quỹ đầu tư. Trong thị trường, chắc hẳn ai cũng biết các dự án tiềm năng thường đi kèm với dòng tiền “khủng”. Rót tiền vào chúng có thể là “bàn tay Midas” của crypto như Binance Labs, a16z hay Hashed – những quỹ đầu tư nổi danh trong cộng đồng, khi nhiều dự án được họ “nhúng tay” đã tăng trưởng vượt trội.

Tabi – Dự án NFT Marketplace được nhiều nhà đầu tư quan tâm do được Binance Labs đầu tư.

Để nhận biết các dự án này, nhà đầu tư nên theo dõi thống kê gọi vốn hàng tuần trong thị trường crypto. Chúng ta sẽ thấy được nhiều dự án tiềm năng được rót vốn hàng chục triệu USD từ những vòng đầu tư như seed round hay series A. Để được các quỹ trao niềm tin, dự án hẳn đã phải chứng minh được giá trị tương xứng. 

Thông thường, tôi kiểm tra các thông tin đầu tư trên Coin98 Analytics vào mỗi đầu tuần, từ đó sẽ đi tìm hiểu dần các cơ hội trên thị trường. Đến cuối tuần, thông tin và các cơ hội sẽ được tôi tổng hợp lại trong chuỗi bài Cryptobucks

Càng về sau, tôi dần nhận ra tầm quan trọng của việc chủ động nắm bắt thông tin: 

  • Chủ động nắm bắt thông tin về dự án mình sẽ đầu tư thời gian vào chính là cách tốt nhất để tiết kiệm tinh thần và sức lực của chúng ta. 
  • Càng kỹ lại càng tốt. Cần tìm hiểu các thông tin như định hướng phát triển, tokenomic, mối quan hệ với các đối tác xung quanh, audit…trước khi thực hiện giao dịch trên mạng lưới. Không phải đợi ai bày sẵn ra cho, việc tự tìm hiểu sẽ không chỉ giúp tối ưu hóa lợi nhuận khi săn airdrop mà còn hỗ trợ nhà đầu tư tránh khỏi những “phi vụ” lừa đảo trên thị trường. 
  • Chủ động nắm bắt thông tin từ sớm sẽ giúp chúng ta không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào từ dự án.

Đọc thêm: Cách để giúp bạn tránh xa các dự án DeFi nguy hiểm

Trong vài năm gần đây, các dự án được đầu tư hàng trăm triệu USD đã giúp các nhà đầu tư kiếm về hàng ngàn USD từ airdrop. Khi dự án bắt đầu chạy truyền thông, lượng fomo rất lớn vào dự án sẽ cho chúng ta thấy khởi đầu sớm là điều đúng đắn.  

Điển hình như trước 31/8/202, nếu các nhà đầu tư phát hiện và làm airdrop Arbitrum lợi nhuận thu về đã gấp đôi so với những ai làm sau thời điểm đó. Ví dụ: Nhà đầu tư đáng lý ra sẽ nhận về 2250 ARB, nhưng vì thực hiện giao dịch sau mốc 31/8/2022 nên chỉ được trả 1125 token. 

Dù trước đấy đã có nhiều tin đồn về Arbitrum airdrop nhưng phải sau sự kiện Optimism và Aptos, sức nóng từ việc săn retroactive trên hệ sinh thái này mới thực sự bùng nổ. 

Tuy nhiên, sau sự kiện SUI nhất quyết không airdrop cho nhà đầu tư, tôi lại càng phải chủ động theo dõi kỹ hơn các động thái của các dự án bản thân quan tâm. Bởi nếu thông tin về việc dự án không có ý định trả thưởng hoặc có động thái không phù hợp, chúng ta cần xem xét việc trải nghiệm để tránh tốn thêm tiền bạc và thời gian.

Không nên quá vồ vập và tham lam 

Nhìn vào xu hướng memecoin trong suốt một tháng qua, đã không ít lần tôi đã tự nhủ giống như tiêu đề. Chỉ cần sở hữu chiếc ví đã claim ARB hay tương tác với zkSync, nhà đầu tư có thể nhận về cả trăm triệu memecoin từ các mạng lưới này. Nhiều nhà đầu tư mới nhận được AIDOGE, cứ ngỡ trường hợp nào tiếp theo cũng giúp họ gia tăng lợi nhuận cho bản thân. 

Nhưng thực tế nào có dễ dàng như vậy, đảo lướt trên các trang bảo mật uy tín trong giới crypto, nhà đầu tư sẽ nhanh chóng gặp những thông báo tương tự như tweet dưới đây. 

Thậm chí, trong hơn một tháng, có tin tặc đã tạo hơn 114 memecoin chỉ để lừa đảo và rugpull cộng động. Nhiều nhà đầu tư thực sự cần lo ngại trong mỗi lần tương tác với các trang airdrop memecoin. 

Lòng tham có thể chuyển hóa thành động lực giúp chúng ta làm việc và phát triển mỗi ngày. Nhưng các nhà đầu tư hãy luôn tỉnh táo đối với những gì miễn phí. 

Vấn nạn lừa đảo luôn gây nhức nhối trong thị trường phi tập trung này, kẻ xấu thường nhắm vào những tâm lý và lòng tham của nhà đầu tư để chiếm đoạt đoạt tài sản. Do đó, nhà đầu tư cần phải tỉnh táo khi làm và nhận airdrop để không bị ảnh hưởng đến tài sản của bản thân. 

Cạnh tranh mảng Derivatives: GMX đang bị hụt hơi?

Tại sao GMX bị Synthetix bắt kịp và bị dYdX tiếp tục bỏ xa về khối lượng giao dịch? Liệu tương lai mảng giao dịch phái sinh sẽ có gì thay đổi?

Cạnh tranh tại mảng giao dịch phái sinh on-chain (perpetual DEX) đang chứng kiến sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các đối thủ. Dưới tác động của chương trình incentives, các đối thủ đang đuổi kịp và vượt qua GMX.

Cạnh tranh thị phần tại mảng Derivatives

GMX là dự án đã mang lại trend Real Yield và luôn là dự án hàng đầu mỗi khi người dùng nghĩ tới mảng giao dịch phái sinh on-chain. Tuy nhiên, vị thế của GMX đã không còn được như trước, dự án này đã bị dYdX bỏ xa về khối lượng giao dịch, tổng doanh thu trong nhiều tháng trở lại đây, cũng như để cho các dự án được coi là “cửa dưới” bắt kịp.

Thị phần khối lượng giao dịch của các sàn Perp DEX theo tháng trong 180 ngày vừa qua. Nguồn: Token Terminal.

Tạm thời không tính dYdX, khối lượng giao dịch trên GMX trước đó thường cao hơn hơn so với các sàn giao dịch còn lại. Trong khi dYdX vẫn luôn là đối thủ trực tiếp của GMX suốt quãng thời gian qua, các dự án thuộc mảng Perp DEX khác thường ít được chú ý hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây những dự án này đã bắt kịp thậm chí vượt qua GMX, khiến GMX đang đánh mất vị thế. 

Các dự án tích hợp Perps của Synthetix.

Kwenta – phiên bản front-end tích hợp với giao thức Synthetix Perps của Synthetix để xây dựng hợp đồng thông minh cho việc giao dịch phái sinh đa dạng các loại tài sản tổng hợp (synthetic assets). Ngoài Kwenta, trên Optimism còn có Polynomial cũng là một Perp DEX sử dụng “công nghệ lõi” của Synthetix.

Trong tháng 5, Kwenta đã ghi nhận số liệu cho thấy dự án đã bắt kịp với GMX khi tăng gấp đôi khối lượng giao dịch trong một tháng, nhiều lần vượt qua GMX về khối lượng giao dịch hằng ngày, tổng số người dùng mỗi ngày trên Kwenta và Polynomial cũng đã có thời điểm vượt qua GMX. GMX cũng ghi nhận khối lượng giao dịch thấp hơn chính Synthetix.

Kwenta, Synthetix vượt qua GMX về khối lượng giao dịch hằng ngày. Nguồn: Token Terminal (dữ liệu tới ngày 31/5/2023).

Vậy điều gì dẫn đến sự thất thế hiện tại của GMX trước các đối thủ như dYdX hay các dự án tích hợp với Synthetix?

Lý giải sự vươn lên của các dự án Perp DEX 

Để cạnh tranh thị phần trong mảng Derivatives, các dự án chủ yếu sử dụng 3 phương án chính:

  • Tung ra các chương trình trading incentives
  • Giảm phí giao dịch trên nền tảng
  • Hỗ trợ nhiều loại tài sản khác nhau

Hỗ trợ nhiều loại tài sản

Dù là dYdX hay các sản phẩm của Synthetix, các dự án này đều hỗ trợ nhiều loại tài sản hơn so với GMX. Đặc biệt là Synthetix, Kwenta khi cho phép người dùng trading đa dạng các loại tài sản trên thị trường crypto, thậm chí còn có thể giao dịch với giá vàng, AUD, GBP… 

Các loại tài sản được hỗ trợ trên Kwenta.

Trong khi đó GMX chỉ tập trung đơn thuần vào 4-5 loại tài sản lớn. Trading trên các nền tảng này cho phép người dùng có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn.

Giảm phí giao dịch

GMX có phí giao dịch cố định là 0.1% và phụ thu thêm phí khi người dùng sử dụng một vài hoạt động (stake, nạp rút tài sản đảm bảo…) trên GMX, khi đó phí giao dịch có thể lên 0.2-0.8% trên tổng tài sản đảm bảo. Điều này khiến cho phí giao dịch trên GMX cao hơn tương đối so với các dự án cạnh tranh.

Với dYdX, người dùng sẽ được chia thành nhiều mức, mỗi mức có phí trên mỗi lần long/short khác nhau. Người dùng có khối lượng giao dịch nhỏ hơn 100,000 USD hoặc lớn hơn 50 triệu USD mỗi tháng sẽ được hưởng mức phí bằng không hoặc rất nhỏ.

Phí giao dịch trên dYdX.

Mới đây, Synthetix cũng đã điều chỉnh mức phí giao dịch cho các cặp BTC, ETH, và nhiều cặp khác trên nền tảng xuống còn 0.02% cùng mức phí thực hiện lệnh cố định 2 USD/lệnh. Đồng thời sử dụng cơ chế tính funding rate dựa theo thời gian để khuyến khích SNX liquidity provider, trong khi đó GMX không có cơ chế funding rate, điều này có thể khiến nền tảng gặp vấn đề khi trực tiếp chịu lỗ khi các trader có lời.

Chương trình incentives

Lý do quan trọng nhất để các nền tảng này đang vượt lên so với GMX phải kể tới các chương trình incentives. Để có được khối lượng giao dịch lớn như hiện tại, dYdX đã sử dụng chương trình trade mining, trao thưởng cho người dùng qua token DYDX theo khối lượng giao dịch. Điều này đã khiến DYDX trở thành token có tỷ lệ lạm phát cao, có những thời điểm có tới hơn 4 triệu USD giá trị USD được sử dụng cho mục đích incentives trong 1 ngày.

Mức độ phát thải token để sử dụng làm incentives của các nền tảng. Nguồn: Token Terminal

Trong 30 ngày vừa qua, dYdX đã sử dụng 6 triệu USD giá trị DYDX để làm incentive, nhưng chỉ tạo ra 4.8 triệu USD doanh thu. Điều này có nghĩa dự án đang sử dụng token để khuyến khích người dùng trading và mô hình này sẽ không bền vững.

Nhận thấy vấn đề này, dYdX đang cố gắng giảm mức phát thải của token DYDX từ 5.8 triệu DYDX xuống còn 2.7 triệu DYDX và tăng công dụng cho token bằng cách tách sang một chain riêng trên Cosmos. Dự kiến dYdX sẽ triển khai chain riêng vào tháng 9 tới.

Với Synthetix và các sản phẩm được xây dựng trên Synthetix Perp, các dự án này đang được hưởng lợi từ chương trình Optimism Trading Incentives. Mỗi tuần, trader trên các nền tảng này sẽ nhận được khoảng 300k OP, trị giá khoảng 450k-500k USD ở thời điểm hiện tại. Con số này tương đương với mỗi 1 USD phí giao dịch trader trả cho nền tảng, trader sẽ được nhận lại khoảng ~1.4 USD.

OP airdrop trên Synthetix. Nguồn: Dune

Những người dùng trade trên Kwenta sẽ còn được nhận thêm phần thưởng bonus là OP và KWENTA token. Chương trình incentive này sẽ kéo dài cho tới tháng 9, nhiều người trong cộng đồng nghi ngờ khả năng giữ vững phong độ của Kwenta, tuy nhiên phía dự án lại tỏ ra khá tự tin.

Vấn đề các dự án Derivatives đang gặp phải

Dù các chỉ số thể hiện mức độ phát triển của GMX thua kém so với các dự án như dYdX hay Synthetix, tuy nhiên, có thể thấy các dự án này phần nhiều vượt lên nhờ chương trình incentive. GMX đang là dự án ít phụ thuộc vào sự phát thải của token nhất, đồng thời chia sẻ lợi nhuận cho GLP & GMX staker dưới dạng ETH/AVAX.

Doanh thu và token incentive của một số dự án. Nguồn: Token Terminal

Dễ thấy tỷ lệ revenue/incentive của GMX trong 30 ngày đạt ~11, cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này chỉ ra GMX đang phát triển theo hướng organic và bền vững hơn so với các dự án như dYdX hay Synthetix, Kwenta.

Các dự án cạnh tranh trong mảng này cũng gặp phải đôi chút vấn đề về thanh khoản. dYdX sau khi triển khai token và các chương trình trading incentive, sau cùng vẫn rơi vào tình trạng sụt giảm liên tục về TVL. 

Ở khía cạnh này, GMX đang làm tốt hơn dYdX, TVL trên GMX đã có đà tăng trưởng khá dài, hiện số tiền trong pool GLP của GMX đã gần gấp đôi số TVL trên dYdX.

TVL trên GMX và dYdX. Nguồn: DefiLlama

Synthetix cũng gặp phải một vấn đề nho nhỏ liên quan tới thanh khoản. Dường như dự án đã đạt tới giới hạn của mình khi SNX staker – những người cung cấp thanh khoản cho toàn bộ các dự án xây trên Synthetix, đang chững lại ở mức ~60k, TVL của dự án cũng đi ngang trong một khoảng thời gian dài. Thể hiện không có SNX staker mới, người dùng không muốn stake/cung cấp thanh khoản thêm, dự án khó mở rộng hơn.

Số lượng người stake SNX riêng biệt trên Synthetix. Nguồn: Dune.

Tháng 6 tới, Synthetix sẽ cho ra mắt phiên bản V3 nhiều khả năng sẽ giúp dự án giảm phí xuống thấp hơn nữa và giải quyết vấn đề thanh khoản, cũng như tìm thêm cách thu hút người cung cấp thanh khoản (bằng cách chấp nhận stake các loại tài sản khác ngoài token SNX). 

Xem thêm: Phân tích mô hình hoạt động Synthetix

GMX cũng không phải là không có rủi ro, mô hình hoạt động thiết kế liquidity provider là bên giao dịch đối xứng (counter party) với trader, khi các trader càng có lãi, yield cho GLP staker sẽ càng ít dẫn tới người dùng ít động lực cung cấp thanh khoản hơn, khi đó GMX cũng có thể rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản.

Xem thêm: Rủi ro từ mô hình hoạt động của GMX

Như vậy, trên thực tế GMX đang tạm thời bị các dự án cạnh tranh bắt kịp và vượt qua về khối lượng giao dịch cũng như số lượng người dùng hàng ngày, tuy nhiên nếu xét kĩ hơn, GMX hiện vẫn là dự án phát triển bền vững nhất cũng như vẫn đang có thể đảm bảo nguồn thanh khoản tối ưu cho người dùng.

Dù vậy, việc để mất thị phần vào tay đối thủ dù chỉ một khoảng thời gian cũng là rất rủi ro, do đó GMX đã phải thanh đổi thích ứng với thị trường, chuẩn bị ra mắt phiên bản GMX V2. Cùng chờ đón những sự đổi mới và phát triển để tiếp tục duy trì cạnh tranh của các dự án Perp DEX trong thời gian tới.

Thẩm phán từ chối yêu cầu của SEC, Binance US tạm thoát lệnh đóng băng

Buổi ra tòa tranh luận về yêu cầu đóng băng tài sản trên sàn Binance US giữa SEC và Binance sẽ được Coin98 Insights bắt đầu cập nhật trực tiếp diễn biến và quan điểm chính ở trên thị trường vào 1h sáng ngày 14/6.

Sau hơn 1 tuần kể từ khi SEC tuyên chiến với Binance, sàn giao dịch sẽ cùng SEC ra tòa tranh luận về yêu cầu đóng băng tài sản trên sàn Binance US. Yêu cầu này được SEC đưa ra sau cáo buộc Binance cố tình trộn chung tài sản riêng với tài sản của khách hàng cùng nhiều cáo buộc khác.

Lưu ý lần ra tòa này chỉ xoay quanh nội dung về đề nghị đóng băng tài sản, những cáo buộc có tính nghiêm trọng khác mà SEC đã đưa ra vào ngày 5/6 chưa được tranh luận trong phiên tòa lần này với thẩm phán.

23:36 – Thẩm phán phiên toà Binance và SEC, bà Amy Berman Jackson vừa yêu cầu hai bên cung cấp thông tin thay đổi (nếu có) một tiếng trước khi phiên tòa diễn ra chính thức lúc 2 giờ sáng 14/6 (Theo giờ Việt Nam). Mục đích nhằm chốt thông tin cuối cùng trước khi sử dụng trong phiên tòa từ bị cáo và phía SEC. Đây là một thủ tục thông thường vì có thể đôi bên đã có những bước tiến mới thông qua thương lượng trước khi bước vào điều trần. Tuy nhiên, đôi bên đều không đưa ra bất kỳ sự thay đổi nào so với những gì đã nộp lên tòa trước đó.

Gary Gensler, chủ tịch SEC, người từng dạy học về blockchain lại đang tiên phong tấn công vào cả thế giới crypto. Ảnh: Bloomberg.

23:46 – Khoảng 2 tiếng trước khi phiên điều trần giữa Binance US và SEC diễn ra, BNB có mức tăng khoảng 1.35% trong khi nhiều đồng vẫn đang giữ sắc đỏ. Trước đó, khoản vay 200 triệu BNB có sức ảnh hưởng lớn sắp chạm ngưỡng thanh lý, Binance và BNB Chain đã chung tay khéo léo xử lý khoản vay này, đồng thời tung ra thông tin Launch pool dự án Maverick Protocol (MAV) để nhà đầu tư có thể mua vào BNB, góp phần đỡ giá token này. 

00:40 – Phiên tòa trước đó giữa SEC và Ripple đã dẫn đến một kết quả bất lợi cho SEC. Dựa vào bằng chứng trong email, tuyên bố xem Ethereum không phải là chứng khoán của Cựu Giám Đốc SEC Hinman không phải là ý kiến cá nhân ông, mà do cả tập thể SEC dưới thời Hinman cùng xác lập. Họ thậm chí đã tìm gặp Vitalik Buterin để hiểu hơn về Ethereum. 

00:45 – SEC cùng Binance đang đàm phán để giảm nhẹ yêu cầu đóng băng tài sản trên sàn Binance US. 

01:00 – Theo thẩm phán Amy Berman Jackson, không bên nào được đưa thêm bất cứ lập luận nào kể từ sau thời điểm này. Trước đó, Thẩm phán của Tòa án quận Washington DC, đã yêu cầu Binance và Binance US tóm tắt xem liệu có thay đổi gì trong đề xuất của đôi bên trước khi phiên tòa bắt đầu hay không. Theo CoinDesk, thẩm phán dường như không muốn ký vào lệnh đóng băng Binance US nhưng sẵn sàng đưa ra những hạn chế dành cho sàn giao dịch này. 

01:15 – SEC cùng Binance đồng thuận đệ trình lên tòa mong muốn giảm bớt một số hạn chế trong yêu cầu đóng băng tài sản trước đó của SEC. Đổi lại, Binance US cần chuyển toàn bộ tài sản của họ sang địa chỉ ví mới và CZ không được quyền truy cập vào nguồn tiền này.   

Trước khi Binance US bị SEC đệ đơn kiện, có tin đồn cho rằng CZ sẽ thoái lui để Richard Teng, một nhân vật có nhiều năm kinh nghiệm trong môi trường chính quyền Mỹ, đảm đương thay vai trò CEO hiện tại.

Changpeng Zhao (CZ), CEO Binane, có thể đối mặt với trận chiến pháp lý lớn nhất kể từ khi sáng lập ra sàn tiền số. Ảnh: Getty.

01:20 – Theo John Reed Stark, Cựu trưởng phòng Thực thi Internet của SEC, hiện có rất nhiều lập luận khác nhau giữa hai phía nhưng điều đó không có nghĩa Thẩm phán không thể tìm ra điểm chung giữa SEC và Binance trong hai bản dự thảo này. Thẩm phán có thể yêu cầu thêm các bản tóm tắt hay một phiên điều trần khác hoặc bất kỳ hành động nào khác bà Amy Berman Jackson cho là phù hợp. 

Đọc thêm: Liệu SEC đang để dành BTC và ETH cho trận chiến cuối cùng  

01:50 – Song song với cuộc đối đầu trước tòa giữa SEC và Binane, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện cũng tổ chức phiên điều trần về tương lai của tài sản kỹ thuật số. Phiên điều trần bao gồm lời khai từ các nhà lãnh đạo trong không gian tiền điện tử, chẳng hạn như Giám đốc điều hành Circle Jeremy Allaire, Giám đốc điều hành và người sáng lập Ava Labs Emin Gün Sirer.

02:00 – Phiên điều trần giữa SEC và Binance chính thức bắt đầu.  

02:15 – Dường như, CZ đang không có mặt tại phiên điều trần. CEO của Binance vừa trả lời tweet của một nhà đầu tư trên Twitter.  

Tại buổi điều trần với chủ đề ” Tương lai tài sản số” do Hạ viện Mỹ chủ trì diễn ra song song với buổi điều trần giữa SEC và Binance, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Patrick McHenry cho rằng “Mỹ luôn dẫn đầu về phát minh công nghệ, và nếu không triển khai phát minh ngày nay chúng ta có nguy cơ bị tụt hậu so với các đối thủ trên toàn cầu”.

4:31 – Sau nhiều giờ điều trần kín, thẩm phán liên bang giám sát trong vụ kiện của SEC và Binance US đã từ chối ra lệnh tạm thời đóng băng tài sản của sàn giao dịch Binance US. Điều này cho phép chi nhánh ở Mỹ của sàn Binance tiếp tục hoạt động bình thường trong quá trình đi đến thỏa thuận với cơ quan quản lý.Thẩm phán yêu cầu Binance US cung cấp danh sách cung cấp danh sách các chi phí kinh doanh của họ cho tòa án và ra lệnh các bên tiếp tục việc đàm phán. Bản cập nhật sẽ đến hạn vào cuối ngày thứ 5.

Trong phiên tòa, thẩm phán đã yêu cầu SEC phân biệt giữa “tài sản tiền điện tử” và “chứng khoán tài sản tiền điện tử”. Câu trả lời từ SEC không đủ thuyết phục và thậm chí thẩm phán còn đặt ra câu hỏi “Những thứ mà SEC cho không phải chứng khoán, vậy chúng là gì?” Luật sư đại diện phía Binance khẳng định “Đó là một tài sản tiền điện tử”.

5 giờ sáng VN – Thẩm phán giải thích về việc bác bỏ đề nghị đóng băng Binance US của SEC vì muốn SEC có thể chứng minh rằng không ai từ nền tảng toàn cầu của Binance, kể cả Changpeng “CZ” Zhao, có quyền truy cập vào các khóa riêng tư của họ. 

Trước đó, thẩm phán Amy Berman Jackson liên tục hỏi các luật sư của SEC rằng có bằng chứng nào cho thấy tài sản của người dùng Binane US bị chuyển ra khỏi nước Mỹ, hoặc bằng chứng về việc Binance US có thể làm như vậy hay không. Tuy nhiên, không ai trả lời thỏa đáng.  

Thị trường đã xanh nhẹ trở lại sau tin CPI và thắng lợi ban đầu của Binance US.

Đây là một thắng lợi ban đầu, giúp Binance US thoát hiểm trong gang tấc. Thị trường crypto sau một ngày dông bão đã hồi phục nhẹ, nhưng chưa bật tăng trở lại.

48h sau khi SEC kiện Binance & Coinbase: Các quỹ đầu tư đang muốn bắt đáy

Sự kiện SEC kiện Binance và Coinbase tuy có ảnh hưởng tới 2 sàn giao dịch này nhưng cũng mở ra cơ hội với các sàn giao dịch khác, cũng như các nhà đầu tư có niềm tin vào thị trường.

Thị trường đã chịu không ít ảnh hưởng khi SEC lần lượt kiện các ông lớn trong thị trường crypto như Binance và Coinbase, cũng như cáo buộc nhiều loại token khác nhau là chứng khoán trái quy định. Sự kiện này ít nhiều ảnh hưởng tới các sàn giao dịch nói riêng và toàn bộ thị trường nói chung nhưng lại là cơ hội cho một vài sàn giao dịch khác và các quỹ đầu tư muốn “bắt đáy”.

Thông tin chính:

  • Tỷ lệ nạp rút ròng cho thấy sự kiện này thực tế chưa có sức ảnh hưởng lớn như một vài sự kiện trước đó.
  • Binance US là đối tượng chính bị nhắm tới, Binance tại các quốc gia khác ít bị ảnh hưởng.
  • Coinbase chịu ảnh hưởng nặng nề hơn Binance, nhà đầu tư tổ chức đang tháo chạy
  • OKX là sàn đang giữ phong độ tốt, có thể chiếm thị phần của Binance trong thời gian tới.
  • Một vài quỹ đầu tư lớn cho thấy hoạt động gửi tiền lên sàn bắt đáy.

Binance và Coinbase bị ảnh hưởng

Ngay sau khi SEC tung cáo buộc đối với Binance và CEO Changpeng Zhao, đã có 231 triệu USD được rút ròng ra khỏi sàn giao dịch này chỉ trong 1 giờ. Xu hướng tiêu cực này vẫn tiếp tục trong 48h sau đó, sàn giao dịch Coinbase cũng bị SEC “gọi tên”, Binance và Coinbase nhanh chóng trở thành các sàn giao dịch có tỉ lệ rút ròng cao nhất thị trường.

Dòng tiền trong các sàn giao dịch 7 ngày qua. Nguồn: Nansen

Tổng số tiền được rút ra khỏi Binance trong 7 ngày qua là 6.4 tỷ USD, riêng trong 24h giờ qua có 1.4 tỷ USD. Tỷ lệ rút ròng trong 7 ngày của Binance đã lên mức hơn 1.6 tỷ USD. Đây đã là mức rút ròng cao nhất của Binance kể từ tháng 3, tuy nhiên có thể thấy mức độ hoảng loạn của cộng đồng sau sự kiện này vẫn chưa nghiêm trọng bằng những thời điểm trước đó.

Lịch sử dòng tiền trên sàn giao dịch Binance. 

Trước đó, thị trường từng hoảng loạn khi các ngân hàng liên quan tới crypto sụp đổ hay đỉnh điểm là sự kiện các nhà lập pháp của New York cấm phát hành BUSD. Tại thời điểm đó, Binance chứng kiến tỷ lệ rút ròng 830 triệu USD chỉ trong vòng 24h và sàn giao dịch này vẫn có thể hoạt động.

Theo dữ liệu từ Proof of Reserve của Binance, sàn giao dịch này vẫn đang nắm giữ hơn 50 tỷ USD các loại tài sản crypto, đây vẫn là sàn giao dịch có thanh khoản tốt ở thời điểm này. Mức độ nạp rút ròng như hiện tại vẫn chưa ảnh hưởng quá nhiều tới các hoạt động của người dùng trên Binance.

Bằng chứng dự trữ của một số sàn giao dịch lớn. Nguồn: Watchers.

Trên thực tế, người dùng trên Binance có thể phải đối mặt với rủi ro bị đóng băng tài sản trên sàn nếu Binance thua kiện. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra nhiều khả năng sẽ chỉ xảy ra với Binance US, các sàn giao dịch Binance tại các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng ít hơn. 

Sàn giao dịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trong các vụ kiện vừa qua phải kể đến Coinbase. Không chỉ là sàn giao dịch có tỷ lệ rút ròng cao (gần 600 triệu USD trong 7 ngày qua), Coinbase Custody (phiên bản dành riêng cho nhà đầu tư tổ chức) chứng kiến tỷ lệ rút ròng 7 ngày gần ngang ngửa Binance, lên tới hơn 1.3 tỷ USD trong khi tổng quỹ dự trữ hiện tại chỉ là 4.66 tỷ. Đáng chú ý, số dư stablecoin chỉ còn hơn 65 triệu USD, chứng kiến mức giảm tới 69% trong 7 ngày qua. Điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức dường như đang “tháo chạy” khỏi Coinbase do những rủi ro về pháp lý có thể gặp phải.

Thay đổi số dư stablecoin trong 7 ngày qua. Nguồn: Nansen

Coinbase dù có tình tiết nhẹ hơn nhưng mức độ ảnh hưởng lại lớn hơn. Dù vậy, theo những động thái mới nhất từ Coinbase, sàn giao dịch này khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh với SEC và duy trì các dịch vụ staking tại Mỹ. 

Nguồn: Coindesk

Sàn giao dịch khác hưởng lợi

Sự kiện này của Binance và Coinbase cũng mở ra cơ hội cho những sàn giao dịch khác. Các sàn giao dịch khác đang nhận được dòng tiền đổ ra từ Binance và Coinbase có thể kể tới KuCoin, OKX, Bitfinex…

Các sàn giao dịch có netflow dương trong 7 ngày vừa qua. Nguồn: Nansen

Trong số các sàn giao dịch được hưởng lợi, OKX là sàn giao dịch đáng chú ý nhất khi có số lượng stablecoin nạp ròng nhiều nhất, cũng là sàn giao dịch duy nhất duy trì được đà tăng của số dư tài sản trên sàn. Những hoạt động sắp tới của OKX sẽ trở nên đáng chú ý hơn khi sàn giao dịch này có cơ hội vượt mặt hoặc chiếm thị phần của Binance.

Số dư tiền gửi của OKX liên tục trong đà tăng. Nguồn: Dune

Tuy nhiên, số tiền chảy vào các sàn này vẫn nhỏ hơn nhiều số với số tiền đã được rút ra khỏi Binance và Coinbase, có thể dòng tiền này đã rời khỏi thị trường hoặc vẫn chưa quyết định được điểm đến tiếp theo. Dù hiện tại TVL trên các hệ sinh thái DeFi chưa có dấu hiệu tăng mạnh nhưng đây có thể là điểm đến sáng giá nhất trong tương lai gần.

Một vài quỹ lớn đang muốn bắt đáy?

Sự kiện này cũng kéo theo thị trường đi xuống, tâm lý nhà đầu tư có phần hoảng loạn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm một vài quỹ lớn bắt đầu quay lại gom hàng. 

Xem thêm: Buồn của Binance hay sai lầm của SEC?

FalconX là một trong những market maker năng nổ nhất trong giai đoạn này, ngay sau khi tin tức SEC kiện Binance được công bố, FalconX đã rút 37 triệu USDC từ Circle, sau đó chuyển sang một ví khác, dùng ví này gửi lên sàn giao dịch Binance. Sau khi có thêm tin tức về Coinbase, FalconX vẫn tiếp tục gửi tiền lên Binance.

Giao dịch gửi USDC lên Binance qua ví trung gian của FalconX. Nguồn: Etherscan

Một Market-maker (MM) khác cũng tích cực gửi stablecoin lên sàn giao dịch là Genesis Trading. Trong khoảng 2 ngày vừa qua, một trong những ví tích cực nhất của Genesis Trading là Genesis Trading 0x6d2 đã liên tục nhận tiền sau đó nạp lên Coinbase, tổng số tiền đã nạp đạt mức ~7 triệu USDC.

Các giao dịch nạp tiền lên Coinbase của Genesis Trading. Nguồn: Arkham

Crypto trading firm GSR Markets đang cho thấy dấu hiệu muốn gom hàng khi tích cực gửi stablecoin (USDT, USDC) lên các sàn giao dịch khác nhau theo từng đợt nhỏ giọt. Hiện tại portfolio của ví GSR Markets 0xD8D6 này cũng đang nắm giữ đa dạng các loại token và có tổng giá trị hơn 53.7 triệu USD.

Hoạt động gửi stablecoin lên sàn giao dịch liên tục trong 2 ngày gần đây của GRS Markets. Nguồn: Arkham

Ngoài ra, theo dữ liệu từ tài khoản @Lookonchain, Cumberland – một crypto trading firm khác cũng đã rút 67.9 triệu USDC từ Circle về ví sau đó nạp 67.1 triệu USDC lên Coinbase. FBG Capital – quỹ đầu tư blockchain cũng đã nạp 44 triệu USDT lên sàn giao dịch Binance dù vừa mới rút về ví số tiền này từ Binance và OKX. Các hoạt động nạp tiền trên đều được thực hiện ngay sau tin tức liên quan tới SEC được công bố. 

Có thể thấy dù thị trường đang khá ảm đạm và có nhiều tin tức tiêu cực, đây lại là cơ hội cho một vài sàn giao dịch khác vươn lên và cũng là cơ hội cho một vài quỹ lớn, nhà đầu tư dành sự tin tưởng cho Binance & Coinbase muốn tranh thủ thời điểm này để bắt đáy.

3 điều khiến phe gấu đặt cược vào thị trường giảm

Bitcoin đã chính thức thủng mốc 25,000 lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm nay mặc cho quyết định giữ nguyên lãi suất đến từ Fed. Phe “gấu” lại có thêm cơ sở để bám vào mỗi khi đặt lệnh trên thị trường.

Bitcoin lại giảm khi lãi suất ngừng tăng

Ngày 15/6, Fed đã tuyên bố ngừng tăng lãi suất như dự báo của đa số các chuyên gia và thị trường. Những tưởng đây sẽ là tin vui cho crypto, nhưng mấu chốt lại nằm ở biên bản cuộc họp và bài phát biểu của ông Jerome Powell – Chủ tịch SEC. Chỉ vỏn vẹn 30 phút sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed, giá Bitcoin đã giảm 4% từ 25,867 USD xuống còn 24.819 USD.  

Dù biến động này vẫn không phải lớn khi nhìn lại lịch sử những lần nâng lãi suất trước của Fed, nhưng đây có thể trở thành cơ sở để nhà đầu tư tin rằng Bitcoin khó về lại mốc 30,000 trong một vài tháng tới. 

Trong cuộc họp FOMC, Jerome Powell – Chủ tịch Fed nói rằng phạm vi 5 – 5.25% chỉ là điểm dừng tạm thời. Điều này như muốn ám chỉ, những kỳ họp tới có thể đe dọa sự phát triển của crypto trong dài hạn. 

Những chỉ số như PPI hay CPI khá tích cực cho thấy lạm phát đang đi đúng hướng, nhưng xét trên bình luận của ông Powell, lãi suất có thể tăng và duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn. Điều này khiến Bitcoin gặp nhiều khó khăn trong những kỳ họp tới của Fed. Xét trên biểu đồ Dotplot, các thành viên của Fed muốn lãi suất tăng lên mốc 5.5 – 5.75%, tức là khoảng 2 lần tăng nữa. Nhận thấy rủi ro vẫn còn hiện diện, Bitcoin giảm mạnh và khiến hơn 147 triệu USD tài sản đã bị thanh lý bởi thông tin trên. 

15/6 lại là một đêm đỏ lửa của những vị thế long. Nguồn: Coinglass

Theo báo cáo của CoinShare, 88 triệu USD đã bị chảy ra khỏi thị trường trong tuần trước. Qua đó, nâng tổng số tài sản bị rút ra trong 8 tuần liên tiếp lên con số 417 triệu USD. Những chuyên viên phân tích tại CoinShare cho rằng, xu hướng trên xảy ra do các nhà đầu tư nhận thấy lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến họ ngày càng thận trọng trong quyết định đầu tư vào thị trường. 

Ngoài ra, dòng tiền chảy ra cũng đến từ phía các thợ đào Bitcoin, khi thị trường hạ nhiệt khiến doanh thu của họ cũng vì thế giảm theo. Một số thợ đào đã quyết định giảm tải và bán ra BTC ngay từ những ngày đầu tháng 6.

Bên cạnh vấn đề sụt giảm doanh thu, các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực bán có thể đến từ độ khó trong việc khai thác và tỷ lệ băm (hashrate) đạt đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Theo Glassnode, vào ngày 3/6, dòng tiền gửi lên sàn của giới thợ đào tăng vọt lên mức cao nhất trong ba năm trở lại. 

Rào cản pháp lý ngày càng lớn tại Mỹ 

Trải qua gần hai tuần với lịch trình sự kiện pháp lý dày đặc, các nhà đầu tư hẳn cảm thấy ngột ngạt với những cơ quan như SEC hay CFTC bởi họ luôn vòng vo trong pháp lý về crypto. Cáo buộc vẫn được gửi liên tục, nhưng khi đối chất trước tòa hay các bên yêu cầu pháp lý SEC thường không đưa ra quy định thuyết phục cho vấn đề liên quan đến crypto. 

Gần đây nhất, Coinbase đã kiến nghị SEC đưa ra khung pháp lý dành cho crypto. Cơ quan yêu cầu hơn 120 ngày để quyết định có hay không việc chấp nhận kiến nghị của Coinbase. Gary Gensler – Chủ tịch SEC sẽ giữ nguyên lập trường của ông khi quyết không ban hành quy tắc mới. Dù ý kiến của ông Gensler không đại diện cho SEC, nhưng với tư cách là người đứng đầu cơ quan, chắc chắn vị chủ tịch sẽ quyết không để kiến nghị được thực thi. 

Cho đến khi có quy định mới, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ tiếp tục phải chứng kiến nhiều cơn “đau tim” khác như khi Bitcoin giảm đột ngột vào ngày ⅚ vừa qua. Đây cũng chính là cú “đề pa” khiến Bitcoin giảm hơn 4% vào đầu tuần trước. 

Đọc thêm: Động cơ thực sự của SEC và nước Mỹ

Dường như, Gary Gensler và SEC đã trở thành những thực thể phản diện trong mắt nhà đầu tư crypto lẫn các chính trị gia bảo vệ ngành công nghiệp tiềm năng này. Dù trước đó vào năm 2018, ông Gensler từng có những nhận định hoàn toàn trái ngược với bản thân ở hiện tại.  

Đối đầu với SEC rất gian nan, nhưng những công ty như Ripple, Binance, Coinbase vẫn chấp nhận đương đầu để bảo vệ quyền lợi của họ. Trong tuần này, Binacne đã nhận được tín hiệu tích cực khi tòa án từ chối lệnh đóng băng tài sản Binance US của SEC. Thậm chí, SEC không thể đưa ra những lập luận thuyết phục trước nghi vấn của cơ quan này về việc Binance US chuyển tài sản ra nước ngoài. 

Cuộc chiến với SEC để tìm kiếm khung pháp lý cho crypto có thể còn kéo dài rất lâu nữa, thậm chí cho đến khi ông Gensler hết nhiệm kỳ. Có lẽ cho đến lúc Mỹ phát triển được khung pháp lý riêng, dòng tiền chảy vào từ xứ sở cờ hoa mới có thể dạt dào như trước. Theo CryptoQuant, nguồn cung chảy từ Mỹ vào thị trường đã giảm kể từ tháng 4/2021 do những vấn đề pháp lý. Dù muốn hay không, nguồn tiền từ Mỹ vẫn rất quan trọng, bởi USD là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá Bitcoin.

Như đã đề cập trong bài viết trước, kinh tế vĩ mô cùng chính sách pháp lý tại Mỹ hiện là rào cản khiến Bitcoin không thể bứt phá và thực tế hiện đang chứng minh điều đó. Thị trường đang khát khao những xu hướng mới để dòng tiền tiếp tục được luân chuyển, có lẽ khi chúng xuất hiện Bitcoin mới thực sự có cơ hội để bứt phá. 

Đọc thêm: Lý do Bitcoin liên tục có những ‘cú lừa’ trong tháng 5   

Khác hẳn với Mỹ, tại Hong Kong lại giang rộng vòng tay với các công ty crypto. Không chỉ mời gọi Coinbase về lập trụ sở tại đây, Ngân hàng Trung ương Hong Kong còn yêu cầu các tổ chức hỗ trợ công ty hoạt động trong ngành công nghiệp crypto với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số. Qua đó, các công ty sẽ nhận được quyền truy cập vào dịch vụ ngân hàng. 

Còn tại Châu Âu, các quy định MiCA đang dần thành hình, phía Cơ quan Tài chính của EU đang trong quá trình chuẩn bị cho việc tư vấn vào tháng 7 tới. Các vấn đề tư vấn xoay quanh MiCA như thủ tục cấp phép, quản trị, xung đột lợi ích và xử lý khiếu nại sẽ được phải nhận được sự chấp thuận của Ủy ban, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu.

Dự kiến, các quy định MiCA phải mất khoảng 18 tháng để có hiệu lực hoàn toàn, điều này cho thấy các cơ quan quản lý đang từng bước chuẩn bị để quá trình phổ biến luật không gặp phải bất cứ trục trặc nào. 

Stablecoin trong vòng nguy hiểm  

Các stablecoin không chỉ cung cấp tính ổn định và thanh khoản, mà từ lâu chúng luôn được xem như hầm trú ẩn an toàn của nhiều nhà đầu tư mỗi khi thị trường xảy ra biến động mạnh. Do đó, những tin xấu bủa vây quanh stablecoin chắc chắn sẽ khiến thị trường khó lòng phát triển được. 

Kể từ đầu năm 2023, các stablecoin liên tục “gặp hạn” khi vướng vào từ khủng hoảng ngân hàng cho đến vấn đề pháp lý: 

  • Tháng 2: SEC cáo buộc BUSD là chứng khoán, khiến Paxos phải ngừng đúc stablecoin này. Qua đó, nguồn cung của BUSD liên tục sụt giảm trên thị trường. 
  • Tháng 3: Khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ gây ảnh hưởng trực tiếp khiến USDC mất peg, do công ty chủ quản Circle không thể rút được tài sản ra khỏi nhà băng. Dù đã lấy lại peg nhưng uy tín của USDC bị suy giảm phần nào. 
  • 14 Tháng 6: TUSD ngừng mint stablecoin trên PrimeTrust do vấn đề của công ty đối tác.   
  • 15 Tháng 6: USDT mất peg (xuống  0.997 USD) do 3pool trên Curve mất tỷ lệ lý tưởng 33.33% cho mỗi stablecoin. Tỷ lệ của USDT đã bị đẩy lên 70%, cho thấy các nhà đầu tư đã đổi hàng triệu stablecoin này để lấy DAI và USDC. 

Theo Paolo Ardoino – CTO của Tether, trong bối cảnh thị trường đang có những diễn biến phức tạp như hiện tại, những kẻ xấu đã lợi dụng 3pool trên Curve để lũng đoạn giá USDT. Ông Ardoino khẳng định Tether luôn sẵn sàng chi tiền để tránh ảnh hưởng xấu đến USDT. 

Những tin xấu bủa vây các stablecoin khiến cho nguồn cung của chúng cũng bị ảnh hưởng. Theo DeFiLlama, marketcap của stablecoin vẫn luôn trong chiều giảm kể từ đầu năm đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các nhà đầu tư dường như đang chờ đợi những tín hiệu tốt hơn từ onchain của stablecoin để biết được sức mua trên thị trường, qua đó xuống tiền một cách hợp lý hơn trong mục tiêu dài hạn. 

Tuy nhiên, theo quan sát của Nhà đầu tư nổi tiếng Miles Deutscher, việc stablecoin gặp biến cố thường sẽ là dấu hiệu để thị trường có tăng trưởng nhẹ. Do đó, nếu các nhà đầu tư nhắm đến mục tiêu ngắn hạn, đây có thể là thời cơ để chúng ta “hành động”.  

Dòng tiền thông minh đã làm gì trong những ngày giông bão của Binance

SEC buộc tội ông chủ Binance với tội danh sở hữu bất hợp pháp 12 tỷ USD từ khách hàng, tương tự với vụ kiện FTX

Sau một thời gian tạm lắng, Chủ tịch SEC Gary Gensler tiếp tục trở lại với những cáo buộc mang tính nghiêm trọng dành cho Binance, CZ và kể cả sàn giao dịch Coinbase. Danh sách những đồng coin được xem vi phạm luật chứng khoán tiếp tục nối dài lên con số 52.

Vẫn như mọi khi, những đồng Coin có mặt trong danh sách ấy không thể vững được trước tâm bão mà chủ tịch SEC tạo ra. Vốn hóa thị trường nhanh chóng sụt giảm hơn 50 tỷ USD sau khi thông tin tiêu cực được lan truyền.

Nguồn: Trading View

Nguyên nhân chính lý giải cho tâm lý thị trường chuyển biến cực kỳ xấu như trên xuất phát từ Binance và CZ. Cụ thể, SEC buộc tội ông chủ Binance với tội danh sở hữu bất hợp pháp 12 tỷ USD từ khách hàng, tương tự với vụ kiện FTX. Do đó, SEC đang yêu cầu việc đóng băng tài sản trên Binance nhằm mục đích điều tra thêm.

Tuy nhiên, câu chuyện on-chain thực sự đang nói lên điều gì? Những địa chỉ Smart Money phản ứng ra sao trước sự kiện như thế này?

Chớp cơ hội giữa tâm bão

Chỉ sau 1 ngày SEC “khiêu chiến”, nhiều cá mập đã nhận thấy cơ hội và ngay lập tức nạp lên Binance với con số hàng trăm triệu USD. Theo trang Lookonchain, cá mập đầu tiên hành động là quỹ đầu tư Cumberland khi họ đã rút 67.9 triệu USDC từ Circle và chuyển qua Binance.

3 tiếng sau, địa chỉ ví mang tên FalconX cũng rút từ Circle 37 triệu USDC và nạp lên Binance con số 29.5 triệu đô. 

Tương tự như 2 cá mập trên, FBG Capital – một quỹ đầu tư tiếng tăm, quyết định di dời 44 triệu USD lên Binance nhằm mục đích ủng hộ CZ trong cuộc chiến dài hơi này.

Không chỉ dừng lại ở đó, đã có 2 ví Smart Money nhân cơ hội thị trường giảm mạnh đã bắt đầu thu gom ETH ở mức giá trung bình $1810 với tổng số hơn 20 triệu USD. Nhìn chung, giữa lúc thị trường đang trầm xuống thì đối với các smart money thì cơ hội bắt đáy đang cao hơn.

Đầu tư hay chỉ là đầu cơ

Không lâu sau khi nhận lời khen từ CZ nhờ thể hiện thái độ ủng hộ tin tưởng nạp tiền lên sàn Binance, ngày 7/6 Cumberland rút 27 triệu USD từ Binance và 42 triệu USD từ Coinbase về ví.

Hành động trên như đang chứng tỏ cho việc Cumberland nhắm tới việc đầu cơ thay vì sự ủng hộ, tin tưởng dành cho Binance.

Andrew Kang – một nhân vật nổi tiếng lẫn tai tiếng trong cộng đồng Crypto, đã mở một lệnh short BTC vào ngày 6/6 trên sàn Mux Protocol. Ngay sau đó, nhà đầu tư này đã đóng lệnh với mức lãi khoảng 2,000 USD và mở một lệnh long đánh cược vào sự phục hồi của ETH.

Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở mức đầu cơ, đã có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường nói chung và Coinbase, Binanace nói riêng.

Ngay sau khi Coinbase bị kiện về những vấn đề liên quan tới staking service, sàn giao dịch đã chứng kiến vụ unstaking lớn thứ 2 trong lịch sử khi có tới 32,000 cbETH ( xấp xỉ 64 triệu USD) bị rút ra.

Theo trang phân tích Nansen, Coinbase bị ảnh hưởng rất lớn khi 24h vừa qua công ty đã chứng kiến lượng tài sản rút khỏi sàn lên tới 600 triệu USD không lâu sau khi SEC “gõ cửa”.

Đối với Binance, sự kiện này còn nghiêm trọng hơn so với Coinbase khi nền tảng đang có khả năng bị đóng băng tài sản. Sự việc này cũng dấy lên nỗi sợ hãi dành cho các smart money.

Bằng chứng cho thấy, lượng outflow của Binance gấp đôi Coinbase và đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ sau vụ kiện.

Niềm tin của cộng đồng liệu có bền vững?

Đối với cộng đồng, Binance đã và đang ở một vị thế hoàn toàn khác trong thị trường. Việc nhiều người tin tưởng ở sàn giao dịch top một này là điều hiển nhiên.

Điển hình là ngày 6/6/2023, một cá voi đã chuyển 10 triệu USDT lên Binance và ngay sau đó là sử dụng giao thức Aave vay thêm 20 triệu USD để tiếp tục thể hiện sự ủng hộ dành cho CZ.

Đối chiếu lại lịch sử, trong sự kiện Binance tố FTX, sàn giao dịch của Sam Bankman- Fried chỉ mất 10 ngày đã gặp cảnh tháo chạy của hàng loạt nhà đầu tư. Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của FTX.

Trái ngược với tình thế trên, dù bị rút đi 1 tỷ USD, Binance vẫn giữ vững vị trí top đầu về lượng tài sản lưu trữ trên các sàn. Sự hoảng loạn là có nhưng đang có dấu hiệu nguội dần.

Trữ lượng tài sản của Binance. Nguồn: Defillma

Đứng trước những diễn biến tiêu cực dồn dập liên quan tới sàn giao dịch phi tập trung, nhà đầu tư nổi tiếng – foobar với hơn 130,000 người theo dõi bày tỏ:

Tuy nhiên, theo Glassnode, số lượng stablecoin được giữ trên các sàn tập trung giảm từ 32 tỷ USD xuống còn 19 tỷ USD chỉ trong vòng 1 năm (1/2022-6/2023). Đồng thời giá BTC và ETH giảm hơn 50% trong khoảng thời gian này.

Trữ lượng Stablecoin. Nguồn: Glassnode

Đây là minh chứng cho thấy cộng đồng đang thực sự thiếu kiên nhẫn và dần dần rời bỏ khỏi thị trường.

Và cuối cùng, liệu niềm tin sẽ được duy trì hay sụp đổ khi mà đã có một ví nắm giữ 1433 BTC hoạt động trở lại, trùng hợp với thời điểm SEC kiện Binance và Coinbase đang diễn ra.

 

Curve Finance liệu có sống sót trước cơn bão?

CEO Curve Finance sử dụng hơn 200 triệu CRV để thế chấp trên các nền tảng cho vay. Vì vậy, nếu khối lượng CRV đó bị thanh lý, liệu Curve Finance có bị ảnh hưởng?

Curve Finance là một ông lớn trong ngành DeFi khi có TVL đạt gần 4 tỷ USD. Tuy nhiên, ngày 9/6 CEO Curve Finance – Michael Egorov, bị kiện bởi 3 quỹ đầu tư là ParaFi Capital, Framework Ventures và 1kx với tội danh lừa đảo.

Cụ thể, theo trang báo Coindesk, ba nhà đầu tư kiện Egorov với lý do thực hiện các giao dịch bí mật và làm ảnh hướng tới khả năng tài chính của quỹ. Tuy nhiên, luật sư của CEO CRV cho rằng đây chỉ là những cáo buộc sai sự thật.

Những giao dịch bí mật của CEO Curve Finance

Theo trang Lookonchain, Egorov đã bắt đầu vay stablecoin trên Aave vào tháng 4, với 37 triệu USDT được gửi đến sàn giao dịch Bitfinex trong khi 51 triệu USDC được gửi đến Wintermute.

Ngoài ra, theo Debank ví của Egorov đã thế chấp 432 triệu CRV để vay 92 triệu USD từ 4 nền tảng khác nhau bao gồm Aave V2, Abracadabra, Fraxlend và Inverse. Hiện tại, trung bình health ratio (Chỉ số sức khỏe được tính bằng cách tài sản thế chấp chia giá trị tài sản vay) của 4 nền tảng này đang ở mức 1.6 và nếu chỉ số này xuống thấp hơn một, khoản vay sẽ bị thanh lý.

Khoản vay của CEO trên Aave, Source: Debank

Và nếu số lượng CRV thế chấp (xấp xỉ chiếm 30% tổng cung) bị thanh lý, khả năng cao token của Curve Finance sẽ giảm rất sâu và khó quay trở lại thị trường.

Vì vậy, cộng đồng hiện đang đặt câu hỏi “Curve Finance sẽ trôi dạt về đâu?”

Curve Finance sẽ trôi dạt về đâu?

Cộng đồng phần lớn đều hoảng sợ trước sự kiện này vì số lượng thanh lý quá lớn. Vì vậy, họ cũng đã có rất nhiều đề xuất nhằm mục đích bảo toàn giá cho CRV và số lượng token bị thế chấp.

Động thái đầu tiên đến từ @gauntletnetwork, họ có đề xuất dành cho Aave với tiêu đề “Đóng băng CRV và đặt LTV bằng 0 trên Aave v2”.

Cụ thể, mục đích của ý tưởng này đến từ việc lo lắng Aave có thể gặp phải “nợ khó đòi” khi thanh khoản trên thị trường không đủ bù đắp số lượng CRV thế chấp.

Thanh khoản không đủ để có thể mua lại số lượng CRV thế chấp

Tương tự Aave, nếu số lượng CRV trên Aave bị thanh lý,những khoản vay trên FRAX, Abracadabra,… cũng sẽ bị ảnh hưởng và khiến cho các dự án cho vay gặp tình trạng khó khăn khi thanh toán số CRV. Nhà phân tích của quỹ đầu tư Thanefield – @apesprologue đăng tải dòng tweet đề cập tới lịch token unlock của CRV và chỉ ra rằng khối lượng bán tháo có thể ngày một tăng.

Không những vậy, nếu số lượng CRV của CEO bị thanh lý, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hệ sinh thái Curve. Theo DeFi_Made_Here –  KOL được CZ theo dõi, cho rằng sự kiện này sẽ có khả năng đưa dự án Curve sụp đổ. Cụ thể, tài khoản twitter này chỉ ra tất cả hoạt động trên hệ sinh thái Curve đều có liên quan với CRV bởi CRV là một farming token, tương tự với LUNA.

Cuối cùng, theo DegenSpartan – KOL được CZ theo dõi, số tiền được vay trên Aave khả năng cao được sử dụng để mua căn nhà trị giá 40 triệu USD. Đây là động thái bị cộng đồng cho rằng CEO muốn từ bỏ các khoản nợ trên Aave.

Vấn đề vẫn chưa phải quá lớn

Tương tự sự kiện 200 BNB được thế chấp tại Venus, health ratio của các khoản vay còn rất cao, trung bình khoảng 1.6. Vì vậy, để có thể chạm mức thanh lý, thị trường phải có một cú sập lớn mới có thể đạt ngưỡng thanh lý.

Ngưỡng thanh lý của CRV, source: Defillma

Vậy còn về đề xuất của @gauntletnetwork trên Aave? Có rất nhiều ý kiến không đồng tình về ý tưởng này. Cụ thể, theo Chaos Labs, họ cho rằng Egorov đang rất tích cực trong việc giữ thanh khoản cho CRV để tránh khoản vay không bị thanh lý.

Health factor khoản vay của Egorov

Và đúng như Chaos Labs đề cập, CEO của Curve chứng minh rằng ông chưa hề từ bỏ khoản nợ trên Aave, điển hình là vào ngày 15/6, Egorov hoàn trả 1.3 triệu USD cho Aave nhằm giảm nợ và giảm thiểu khả năng bị thanh lý. 
Đồng ý với Chaos Labs, Zer0dot – từng là developer tại Aave và Lens Protocol, nói rằng việc đóng băng là hoàn toàn chưa đúng. Tuy nhiên, nhằm tối ưu hóa việc quản lý rủi ro và bị hack, ông cho rằng nên chuyển khoản vay của Egorov lên Aave V3 thay vì V2.

Ý kiến của Zer0dot

Nhìn chung, đề xuất của tài khoản gauntletnetwork trên Aave đang có tỉ lệ thông qua là rất thấp khi đa phần mọi người đều muốn một giải pháp an toàn hơn.
Cuối cùng, Egorov được cho đã rất nỗ lực khi cố gắng hợp tác với Aave trong việc dừng cho vay CRV nhằm mục đích hạn chế người dùng short đồng coin này và đưa vị thế của CRV vào mức nguy hiểm.

Việc số lượng CRV thế chấp bị thanh lý là điều khó xảy ra khi cộng đồng Aave và Curve đều nỗ lực không ngừng trong vụ FUD này. Tuy nhiên, thị trường crypto là nơi nổi tiếng với nhiều biến động, vì vậy nếu thị trường còn xu hướng giảm và CRV bị áp lực bán tháo từ người dùng, token của Curve Finance vẫn có khả năng chạm được mức thanh lý.

 

Sự phát triển của NFT Music

Âm nhạc luôn luôn là một chủ đề hot trong thị trường này và đang nhận được sự chú ý ngày một nhiều từ cộng đồng. Vậy liệu năm 2023 có phải là một năm dành cho “narrative” này?

Tổng quan music NFT

Âm nhạc luôn luôn là một thị trường béo bở bởi khả năng tăng trưởng mạnh và lượng người dùng đông đảo. Hiện tại, các nền tảng phát nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music,.. đang có doanh thu lên tới hàng tỷ đô cùng lượng người dùng ngày một tăng.

Doanh thu và người dùng của Spotify và Apple Music

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển vượt bậc này, thị trường âm nhạc vẫn luôn có nhiều vấn đề tồn đọng bấy lâu nay. Vậy liệu Web 3music NFT có phải là giải pháp không?

Vấn đề của music truyền thống

Tài chính

Đối với ca sĩ, vấn đề của họ nằm ở vốn ban đầu và bản quyền. Thông thường, khi một ca sĩ muốn ra mắt bài hát, họ sẽ phải thuê studio để thu âm và thuê producer. Từ đó, dẫn tới việc quá trình ra mắt một bài hát dài 3 phút có thể tiêu tốn 20-100 triệu VND của các ca sĩ.

Vì vậy, để giải quyết những vấn đề này, các ca sĩ sẽ phải hợp tác với các hãng studio để bù đắp về các chi phí thuê, chi phí marketing,…Tuy nhiên, vấn đề này lại phát sinh ra một vấn đề khác đó chính là phí bản quyền và quyền sở hữu.

Lấy ví dụ về vụ việc Taylor Swift với hãng thu âm Big Machine Record. Năm 2019, hãng thu âm Big Machine được mua lại bởi Scooter Braun cùng với sự tranh chấp bản quyền 6 album ca nhạc của Taylor Swift. 

Kết quả hẳn mọi người cũng đoán được, Scooter Braun thắng kiện và ông đã bán 6 album với giá hơn 300 triệu USD. Và Taylor Swift – người làm ra 6 bản album, thì lại nhận về con số không và mất đi quyền sở hữu.

Rào cản đầu tư

Ở thị trường âm nhạc truyền thống, vấn đề đầu tiên được đề cập là khả năng thu hồi vốn đầu tư dành cho các hãng âm nhạc là rất thâp:

Theo một bài phỏng vấn Tóc Tiên năm 2017  

Không những thế, vấn đề thứ hai là khả năng khó tiếp cận đầu tư ca sĩ dành cho người dùng thông thường vì lý do pháp lý và đa phần những ca sĩ đều chịu sự quản lý của các hãng ghi âm. Cho nên nếu muốn đầu tư ca sĩ, họ phải đầu tư vào các hãng ghi âm.

NFT Music có giải quyết vấn đề?

Đối với ca sĩ

Music NFT đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các ca sĩ mà không phải quan tâm tới thuế. Điển hình có thể kể đến thành viên trong ban nhạc Linkin Parks, Mike Shinoda khi ra mắt bản NFT đầu tiên và thu về 11,000 USD.

Ngoài ra, Music NFT cũng đem lại cho các ca sĩ nhỏ lẻ về khả năng tài chính . Lấy ví dụ về ca sĩ Green Ring, ông ra mắt track “Clouded” trên Sound và thu về hơn 2,000 USD. Sau đó, Green Ring sử dụng số tiền đó để chi trả cho việc marketing và đưa bài hát Clouded lên Spotify. Kết quả là tác phẩm Clouded đã thành công rực rỡ với hơn 200,00 lượt views.

Ngoài ra, NFT có thể giúp các ca sĩ gọi vốn từ cộng đồng cho việc sản xuất các sản phẩm âm nhạc. NFT đóng vai trò chứng thực góp vốn và có thể xác định để chia sẻ doanh thu trong tương lai.

Đối với thị trường

Đối với fan khi sở hữu một NFT Music, họ mong đợi từ việc thỏa mãn khi trở thành một “early fan” đối với các ca sĩ. Ngoài ra, NFT Music cũng chứng minh người dùng trong việc họ đang sở hữu bản quyền âm nhạc và được hưởng một phần lợi nhuận của bản nhạc đó (Royal, Sound xzy,…)

Tuy nhiên, vấn đề bản quyền dành cho người mua vẫn chưa được thực sự giải quyết triệt để. Để dễ hình dung, người dùng mua NFT Music với mong muốn là được chia lợi nhuận bài hát với các ca sĩ. Nhìn chung, đây là một use case tương đối tốt đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, NFT Music chỉ đơn giản là những NFT có chứa bản nhạc mà không hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Cho nên, nếu người mua sử dụng NFT Music cho mục đích như kinh doanh hay sử dụng bản nhạc đều bị cho là “dính bản quyền”.

Bối cảnh NFT Music

NFT Music đang có bước chạy đà khá tốt khi mà dòng tiền đầu tư cũng đang dần đổ vào hệ sinh thái. Trong 6 tháng gần nhất, đã có hơn 8 dự án về music gọi vốn thành công với số tiền là 67 triệu USD từ những nhà đầu tư như DWF Labs (đầu tư nền tảng Label) hay Solana Ventures (đầu tư vào Blockstars),.. 

Nếu so sánh với mảng nghệ thuật khác là Art thì dòng tiền đầu tư chỉ xấp xỉ khoảng 26 triệu đô trong 6 tháng gần nhất. Tuy nhiên, nếu so sánh NFT Music với các mảng NFT truyền thống thì dòng tiền của music vẫn còn khá ít.

Ngoài ra, về khía cạnh số lượng người dùng và creators, các nền tảng Web3 chuyên về âm nhạc đang có số lượng tăng trưởng mạnh vào đầu năm 2023. Tiêu biểu có thể kể đến các dự án như Sound, Audius,…

Growth of NFT music

Tổng quan hệ sinh thái

Khác với hệ sinh thái của NFT thông thường, music NFT có hệ sinh thái khá nhỏ và chưa có thực sự nhiều dự án đến với cộng đồng. Tuy nhiên, hệ sinh thái của music NFT lại khá đa dạng so với các loại NFT khác.

Hệ sinh thái NFT Music

Lấy ví dụ như GrooveTime, nền tảng chuyên hỗ trợ và tập trung vào mảng nhạc Dance. Royal với khả năng chia sẻ các phí royalty của một số album hoặc bài hát trong tương lai (đây cũng có thể được coi là một hình thức cho vay dành cho các nghệ sĩ khi mà họ chưa có vốn để sản xuất những tác phẩm đầu tay), hoặc Oneof – nền tảng dành cho các nghệ sĩ hạng A như Rihanna, Doja Cat, Alesso,…

Còn một điểm lưu ý ở hệ sinh thái là mảng Streaming có rất ít dự án. Ở web2, chúng ta có Apple Music trả cho nghệ sĩ $0.01/ stream và Spotify $0.003/ stream, nhưng số lượng stream ở web2 kiếm $1 chỉ có khoảng 2000 stream. Trong khi đó, Audius lại dành cho nghệ sĩ tới $0.35/ stream (tương đương 4 stream kiếm được $1).

Source: Nft now

Tuy vậy, các ca sĩ vẫn lại có xu hướng tiếp tục trên nền tảng streaming trên web2 mà không di dời lên web3. Đó là vì có thể có quá ít lựa chọn cho ca sĩ khi thực hiện streaming trên Web3, hiện tại số lượng dự án cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay (Audius, Cybertune,…)

Rào cản NFT Music

Rào cản Web 2 đến Web3

Đầu tiên là yếu tố về rào cản Web3, thông thường, các nghệ sĩ hạng A có xu hướng tiếp cận Web3 thông qua PFP NFTs, nhằm mục đích dễ dàng tương tác với người hâm mộ cũng như giúp họ dễ dàng hơn trong việc sản xuất âm nhạc. Từ đó, có thể thấy việc sử dụng PFP NFTs gần như là điều bắt buộc dành cho các nghệ sĩ nếu muốn di dời lên Web3. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng PFP NFTs này lại không dành cho các nghệ sĩ nhỏ lẻ và chưa có nhiều tiếng tăm.

Pháp lý

Vấn đề của việc pháp lý phần lớn đến từ việc bản quyền ở âm nhạc truyền thống hiện tại quá phức tạp mà smart contract chưa xử lý nổi. Một bản nhạc hiện tại được cấu thành 2 bản quyền chính đó là: Bản quyền sáng tác thuộc về các ca sĩ và bản quyền sở hữu thuộc về các hãng ghi âm/studio. Chính vì vậy, dẫn tới  việc đăng tải và buôn bán quyền sở hữu những NFT Music cần có sự đồng ý tới 3 bên: Người mua, ca sĩ và hãng ghi âm.

Phí giao dịch

Yếu tố thứ 3 là phí giao dịch đắt đỏ trên mạng lưới Ethereum đi cùng với các music NFT có lượng thanh khoản ít và kén người dùng. Hiện tại, đa phần các sản phẩm bài hát đều đang được xây dựng trên Ethereum và ít được trọng dụng trên những layer 1 khác hay thậm chí những layer 2 khác.

Tuy nhiên, vấn đề về phí giao dịch đang được dần dần cải thiện khi có nhiều dự án âm nhạc chuẩn bị xây dựng trên những layer 2. Điển hình có thể kể đến Zora – khi họ đang xây dựng layer 2 dành riêng cho mình, hoặc Sound cũng đang xây dựng trên các công nghệ L2.

Đối với góc nhìn cá nhân tác giả, NFT Music trong năm 2023 sẽ có nhiều biến chuyển hơn với những dự án mới như Corite, Cybertune,… cùng với đó là sự góp mặt của các nền tảng streaming Web2 như Spotify, Napster,… và các nghệ sĩ nổi tiếng như Kanye West, Rihanna,… 

Các vấn đề bản quyền hoặc chia sẻ doanh thu vẫn cần có một bên thứ 3 hỗ trợ. Các cơ quan pháp lý vẫn chưa có luật cụ thể công nhận quyền sở hữu với NFT. Hay đúng hơn là crypto vẫn chưa được công nhận là một loại tài sản.

Ứng dụng của NFT trong lĩnh vực âm nhạc còn rất nhiều hướng khai phá mới, thậm chí có thể lớn hơn cả thị trường sưu tập tranh NFT hiện tại.

Tuy nhiên, để phát triển tương tự như Gaming hay PFP  thì âm nhạc vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Exit mobile version