Bitcoin xuất hiện tín hiệu phục hồi sau khi $ 26.000 được xác nhận là ngưỡng hỗ trợ mạnh cho thị trường.

Biểu đồ giá BTC – 1 giờ | Nguồn: TradingView

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số S&P 500 khởi sắc vào ngày thứ Hai (25/09) để khởi động tuần giao dịch cuối cùng của tháng 9, vốn đã chứng kiến mức giảm mạnh từ đầu tháng đến nay.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 4.337,44 điểm; Nasdaq Composite cộng 0,45% lên 13.271,32 điểm và Dow Jones tăng 43,04 điểm (tương đương 0,13%) lên 34.006,88 điểm. Cả 3 chỉ số chính đều chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 10 điểm cơ bản lên 4,542%, từng chạm mức cao nhất kể từ năm 2007 khi đạt 4,57%.

Chứng khoán Mỹ dường như phớt lờ những động thái diễn ra trên thị trường trái phiếu. Cổ phiếu tập đoàn hoá chất Dow là cổ phiếu hoạt động tốt nhất thuộc Dow Jones, tăng 1,7% sau khi được JPMorgan nâng bậc tín nhiệm. 8/11 lĩnh vực thuộc S&P 500 ghi nhận sắc xanh, với năng lượng dẫn đầu đà tăng, cộng 1,3%.

Cổ phiếu Amazon tăng hơn 1% sau khi gã khổng lồ ngành bán lẻ trực tuyến cho biết vào ngày thứ Hai sẽ đầu tư tới 4 tỷ USD vào công ty trí tuệ nhân tạo Anthropic.

Chứng khoán Mỹ đã gặp khó khăn trong tháng này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, làm lợi suất trái phiếu tăng cao. Thị trường cũng phải đối mặt với đà leo dốc của giá dầu và đồng USD trong tháng. Năng lượng là lĩnh vực hoạt động mạnh mẽ nhất thuộc S&P 500 trong tháng 9, tăng hơn 2%.

S&P 500 đã giảm gần 4% từ đầu tháng 9 đến nay, sắp ghi nhận tháng giảm thứ 2 liên tiếp và là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2022. Nasdaq Composite sụt 5,4% trong tháng 9 khi các cổ phiếu tăng trưởng phải gánh chịu hậu quả của đợt bán tháo, đồng thời hướng đến việc ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2022. Dow Jones mất 2% trong tháng này.

Nhà đầu tư cũng theo dõi sát sao tiến độ giải quyết vấn đề ngân sách tại Washington. Vào cuối tuần qua, các nhà lập pháp đã bày tỏ một số dấu hiệu tiến triển về thoả thuận sẽ giữ cho Chính phủ Mỹ được tài trợ trong thời gian còn lại của năm. Vào ngày thứ Hai, Moody’s Investors Service đã cảnh báo việc đóng cửa chính phủ sẽ là sự kiện “tiêu cực về tín dụng” đối với Mỹ.

Giá vàng giảm vào ngày thứ Hai (25/09), khi đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng nhờ quan điểm lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.915,61 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai mất 0,5% còn 1.936,6 USD/oz.

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên biến động ngày thứ Hai (25/09), khi Nga nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu và nhà đầu tư chú ý đến sự gia tăng lãi suất có thể làm hạn chế nhu cầu.

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent nhích 2 cent lên 93,29 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 35 cent còn 89,68 USD/thùng.

Bitcoin và Altcoin

Bitcoin (BTC) dường như đang chuẩn bị cho một đợt phục hồi, với mức tâm lý $ 26.000 là ngưỡng hỗ trợ mạnh mẽ cho loại tiền điện tử hàng đầu. Áp lực mua gia tăng trên mức này có thể đẩy BTC hướng lên, đối mặt với vùng kháng cự hợp lưu giữa Đường EMA 200 và 50 ngày tại khoảng $ 26.933, trước khi tiến lên EMA 100 ngày ở mức $ 26.962.

Tuy nhiên, sẽ cần nhiều động lực hơn để đẩy giá Bitcoin vượt lên phía trên, xét đến mức độ biến động thấp trên thị trường. Với Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) tăng, động lượng đang tăng lên. Sự quan tâm này có khả năng giúp phe bò BTC phát động một cuộc tấn công tiếp theo nhắm mục tiêu là các đường EMA trước khi hình thành breakout.

Nếu thành công breakout và đóng cửa trên mức $ 27.771, sự lạc quan có thể đưa BTC đến mức thoái lui Fib lui 50% trong khoảng từ $ 28.208 đến $ 28.215.

Biểu đồ BTC/USDT – 1 ngày | Nguồn: TradingView

Ngược lại, áp lực bán từ các khu vực tắc nghẽn quanh EMA có thể kéo dài xu hướng giảm giá của Bitcoin, với khả năng kiểm tra lại phạm vi $ 25.613. Trong trường hợp xấu hơn, đà sụt giảm có thể đưa giá quay về hỗ trợ $ 25.100, được thử nghiệm lần cuối vào giữa tháng 6, tương ứng mức giảm hơn 5% so với giá hiện tại.

Về phía Altcoin, thị trường tăng trưởng nhẹ sau khi BTC thành công trụ vững trên mốc $ 26.000 sau đợt giảm giá.

Các dự án trong top 100 như Frax Share (FXS), Chainlink (LINK), GMX (GMX), Pepe (PEPE), Maker (MKR), Klaytn (KLAY), 1inch Network (1INCH), Bitcoin Cash (BCH), Avalanche (AVAX), Aptos (APT), Injective (INJ)… tăng nhẹ từ 2-4% trong 24 giờ qua.

Nguồn: Coinmarketcap

Ethereum (ETH) xuất hiện tín hiệu hồi phục, được hỗ trợ bởi triển vọng đầy hứa hẹn của chỉ báo RSI, sắp báo hiệu lệnh mua khi nó nằm gần với đường tín hiệu (dải màu vàng) trong quỹ đạo tăng.

Nếu trader ủng hộ có thể đẩy giá Ethereum hướng đến mức kháng cự $ 1.650. Trong trường hợp lạc quan hơn, đợt phục hồi có thể kéo dài đến đường EMA 50 ngày quanh $ 1.672, tăng 5% so với mức hiện tại.

Biểu đồ ETH/USDT – 1 ngày | Nguồn: TradingView

Mặt khác, việc chốt lời có thể đẩy giá Ethereum trở lại $ 1.551 hoặc thấp hơn để thu thanh khoản bên bán nằm bên dưới.

Chuyên mục “Giá Coin hôm nay” sẽ được cập nhật vào lúc 9:00 hàng ngày với các tin tức tổng hợp về thị trường, kính mời bạn đọc theo dõi.

Xem bảng giá coin trực tuyến tại đây: https://tienmahoa.net/bang-gia

Việt Cường

Tạp Chí Bitcoin

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *