Chuyên mục lưu trữ: Pháp Lý

Tin tức về Pháp lý Blockchain ở Việt Nam và trên thế giới

4 tỷ USD rút ròng khỏi các sàn giao dịch, chỉ có một cách để ngăn chặn điều này

Cuộc đối đầu giữa SEC với Binance, Coinbase khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ khi gửi tài sản của họ lên các sàn giao dịch. Chỉ khi Tòa án tối cao đưa ra kết quả có lợi cho các sàn giao dịch, niềm tin và dòng tiền mới có thể trở lại mạnh mẽ.

Bất ổn về pháp lý khiến dòng tiền rời khỏi sàn giao dịch

Quý 2 đã kết thúc, tâm lý trong thị trường dần được cải thiện, khi Bitcoin quay về mốc 31,000 USD và vốn hóa cũng có sự tăng trưởng nhẹ. Công lớn trong lần tăng này không thể kể đến các quỹ như BlackRock, Fidelity, Charles Schwab…tham vọng chiếm lấy một phần thị trường crypto rộng lớn của họ thông qua ETF Bitcoin đã khiến giá của BTC tăng ở nửa cuối tháng 6/2023. 

Đọc thêm: Lý do các ông lớn đăng ký quỹ ETF Bitcoin

Đây là niềm vui dành riêng cho Bitcoin và các nhà đầu tư trên thị trường, còn các sàn giao dịch lại không có thời gian để làm điều đó, khi vấn đề pháp lý vẫn bủa vây quanh họ.

Với Binance, cuộc chiến pháp lý vào đầu tháng 6 với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã khiến nhiều người dùng quay lưng với sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Theo DeFiLlama, dòng tiền chảy ra từ Binance trong tháng 6 ở mức 3.8 tỷ USD, gấp hai lần so với tháng 5 và cao nhất tính từ đầu năm cho đến nay.  

Một số sàn giao dịch khác như OKX, Crypto.com hay Kucoin cũng chịu cảnh tương tự, nhưng họ chỉ bị “đỏ” vài chục cho đến vài trăm triệu USD. Giá Bitcoin đã tăng hơn 40% so với đầu năm 2023, nhưng hoạt động kinh doanh vẫn còn khó khăn đối với các sàn giao dịch.

Hơn 4 tỷ USD dòng tiền chảy ra khỏi CEX trong tháng 6. Nguồn: DeFiLlama

Không chỉ khó khăn tại Mỹ, Binance còn gặp rắc rối tại nhiều quốc gia. Từ Brazil, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ cho đến Pháp, Binance đều đối mặt với những thử thách đến từ nhà làm luật.

Theo dữ liệu của The Block, thị phần của Binance trên thị trường spot đã giảm từ khoảng 60% xuống 42%. Ngoài ra, tổng thị phần của sàn giao dịch này giảm xuống 7% chỉ tính riêng tháng 6/2023. 

Theo Riyad Carey – Chuyên viên nghiên cứu thị trường tại Kaiko, Binance có thể dễ dàng vượt qua được những cáo buộc dân sự từ phía SEC. Đã từng có ví dụ điển hình cho trường hợp này, vào tháng 2/2023, sàn giao dịch Kraken đã từng đóng phạt 30 triệu USD và đóng của vĩnh viễn dịch vụ stake để tránh vướng vào vấn đề pháp lý với SEC. 


Vụ kiện dân sự không phải án tử đối với Binance, có thể họ sẽ nộp tiền hoặc làm một điều gì đó tương tự. Đó là cách các vụ kiện được dễ dàng xử lý 
Riyad Carey, Chuyên viên nghiên cứu tại Kaiko

Nhưng những bản cáo trạng về hình sự đã đưa vụ việc lên một mức độ khác biệt, nhà đầu tư và các quốc gia nhìn vào Binance với nhiều nghi ngại về mức độ trong sạch của sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Dù cho trước đó, ông Pattrick Hilman – CSO của Binance đã khẳng định công ty luôn tuân thủ và phối hợp với các cơ quan chính quyền Mỹ, nhưng sự kiện FTX năm ngoái vẫn khiến các nhà đầu tư lo ngại. 

Người dùng vẫn sợ kịch bản xấu đến với Binance hay Coinbase dù các sàn liên tục đưa ra tuyên bố trấn an. Cứ mỗi tin xấu trên truyền thông, nhà đầu tư sẽ lại thêm phần lo âu về tài sản họ gửi trên các sàn giao dịch. Do đó, khó có thể ngăn cản được hiệu ứng rút tiền hoặc luân chuyển sang các sàn giao dịch khác, nơi đem lại cho nhà đầu tư cảm giác an toàn hơn. 

Đọc thêm: Sự trỗi dậy và lụi tàn của đế chế FTX

Khi Binance, Coinbase vướng vào vấn đề pháp lý, nhiều sàn giao dịch cũng tranh thủ cơ hội để cạnh tranh “ngôi vương”. Những cái tên như Bybit, Huobi, OKX…mong muốn chiếm lĩnh thị phần trong cơn bão pháp lý của Binance và Coinbase. Trước đây khi FTX sụp đổ, các sàn giao dịch khác cũng được hưởng lợi rất nhiều từ việc này.

Theo DeFiLlama, sau khi không còn sự hiện diện của FTX, OKX đã nhận về hơn 4.1 tỷ USD tài sản gửi vào. Theo thời gian, OKX dần chiếm được lòng tin của nhiều người dùng crypto, đặc biệt là tại Châu Á. 

Nhưng nhìn chung, vấn đề pháp lý vẫn đang đem lại xu hướng tiêu cực cho phần lớn các sàn giao dịch trên thị trường. Theo Kaiko, xu hướng suy giảm không chỉ diễn ra ở sàn giao dịch gặp vấn đề pháp lý, ngay cả Kraken, OKX hay Huobi cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Hoạt động giao dịch spot của các nền tảng trên đã giảm hơn 50% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020.

Tòa án Tối cao có thể ngăn chặn dòng tiền liên tục chảy ra 

Các nhà đầu tư luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho Binance bởi nguồn thanh khoản dồi dào và vị thế lớn nhất thế giới của sàn giao dịch này. Còn đối với Coinbase, ngoài việc được niêm yết chứng khoán tại Mỹ, tinh thần thép – luôn đứng lên đấu tranh vì crypto của sàn luôn được công đồng nể phục và trông theo.

Do nắm được lòng tin của đông đảo người dùng, rất khó để Binance và Coinbase rời khỏi “vũ đài” nếu không có một đòn giáng cực mạnh đến từ tòa án Mỹ. Đây chắc chắn là kịch bản không ai trên thị trường mong muốn, nên chúng ta sẽ bàn về hướng ngược lại. 

Tiền từ các sàn giao dịch lớn sẽ không còn chảy ra thành dòng nếu Coinbase hay Binance thắng SEC. Theo Cointelegraph, Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh hay Amy Coney Barrett – những cá nhân thuộc Tòa án Tối cao có thể đang không hài lòng với cách giải thích luật của SEC. Họ có thể chuyển hướng vụ việc sang chiều tích cực cho các sàn giao dịch nếu xét theo ví dụ dưới đây. 

Đọc thêm: Động cơ thực sự của SEC và nước Mỹ 

Theo J.W. Verret – Phó giáo sư tại Trường Luật George Mason, Tòa án Tối cao đã nhấn mạnh, khi các cơ quan cố gắng điều chỉnh vấn đề vươn tầm quốc tế, họ cần được Quốc hội cho phép rõ ràng. Điều này đã được áp dụng trong các vụ kiện gần đây nhằm hạn chế sự lạm quyền của cơ quan hành pháp thuộc chính quyền Obama hay Biden. 

Đơn cử như khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cố gắng điều chỉnh thuốc lá, FDA xác định chúng thuộc thẩm quyền của họ đối với các loại thuốc. Tòa án Tối cao không nghĩ vậy và đã bác bỏ lập luận của cơ quan FDA. Dù xét về mặt kỹ thuật nicotin như một loại thuốc, nhưng theo Tòa án Tối cao chúng không thuộc nhóm thuốc được Quốc hội phê duyệt khi thành lập FDA. 

Tương tự như vậy, Tòa án Tối cao đã quyết định hủy bỏ chương trình xóa nợ cho sinh viên của Tổng thống Joe Biden đề xuất vì vấn đề thẩm quyền không phù hợp. Paul Grewal – Cố vấn pháp lý của Coinbase đã xem xét và đặt crypto thay cho sinh viên hoặc thuốc lá trong trường hợp trên để hình dung về một kết quả tương tự. 

Về phía lập luận của Gary Gensler – Chủ tịch SEC, Luật Chứng khoán từ năm 1930 đã thích nghi được với thời đại Internet nên có thể làm điều tương tự cho crypto. Lập luận này sẽ có trọng lượng nếu SEC thực hiện điều chỉnh dành cho crypto, tương tự với những việc họ đã làm với Internet. 

Điển hình như trong nhiều năm qua, SEC đã cho phép gửi cáo trạng qua Internet và có tác động tuyên truyền hoặc xử phạt lên nhiều phương tiện truyền thông. Nhưng khi nhắc đến crypto, SEC thể hiện sự kiên quyết và khẳng định rằng các công ty hay nhà phát triển phải tuân thủ Luật Chứng khoán. Mặc dù họ biết rằng, nếu không có sự điều chỉnh sắc thái thì các công ty hay nhà phát triển không thể nào tuân thủ được.

Gary Gensler, Vị chủ tịch SEC nhận về nhiều chỉ trích khi trở thành đầu tàu khiến cơ quan này “tuyên chiến” với crypto. Nguồn: CoinDesk

Câu nói “chỉ cần đăng ký” của ông Gensler kèm theo thái độ ngang nhiên phớt lờ nhiều câu hỏi về việc Xây dựng quy tắc vào năm 2022 của Coinbase cho thấy, trường hợp này khá phù hợp với ví dụ của FDA kể trên.

Cụ thể, Tòa án Tối cao sẽ bác bỏ vụ kiện nếu các cơ quan cố gắng điều chỉnh những thứ lẽ ra chưa bao hàm hoặc được Quốc hội Mỹ đề cập cụ thể trong phạm vi thẩm quyền của họ.

Những vụ việc này thường được gọi là Major Questions Doctrine (MQD). Đây không phải lần đầu MQD được các nhà nghiên cứu kiểm chứng, họ cho rằng chúng như một kim chỉ nam về hiến pháp hay định hướng của chính quyền nhằm hạn chế sự lạm quyền của các cơ quan khác nhau. 

Những lập luận trên chỉ nhằm tham khảo một hướng đi giúp sớm đưa vụ kiện đến hồi kết và đem lại sự phát triển ổn định cho các sàn giao dịch. Các đối tượng như Binance hay Coinbase có thể nhìn vào tấm gương của Ripple để nhận thấy sự chững lại rõ rệt do những cáo buộc pháp lý dai dẳng từ SEC gây ra.

Do đó, hiện tượng dòng tiền chảy ra khỏi các sàn giao dịch sẽ còn tiếp diễn, nhưng chúng sẽ nhỏ giọt dần khi vụ kiện đi vào giai đoạn chững lại để chờ những động thái rõ ràng hơn. 

Giới tội phạm đang rời bỏ Bitcoin

Giới tội phạm đang từ bỏ Bitcoin để chuyển sang các tài sản kỹ thuật số khác, điều này tạo ra các mối đe dọa mới cho dự án và nhà đầu tư.

Dù giá giảm mạnh trong mùa đông crypto, mạng lưới Bitcoin vẫn tương đối ổn định. Lý do có thể vì đồng tiền này không còn là “game” duy nhất của giới tin tặc, lừa đảo và khủng bố.

Tội phạm bắt kịp xu hướng

Khi thế giới tiền điện tử phát triển đa dạng hơn, với việc Bitcoin không còn thống trị toàn diện thị trường như trước, những kẻ ở thế giới ngầm cũng thay đổi chiến thuật theo.


Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển đổi dần từ Bitcoin sang các tài sản và blockchain mới. Chúng ta thấy điều này ở người dùng bình thường cho đến giới hoạt động bất hợp pháp
Sondra Magness, người đứng đầu bộ phận truyền thông của công ty tình báo blockchain TRM Labs

Tỷ lệ khối lượng Bitcoin giao dịch bất hợp pháp đã giảm từ 97% vào năm 2016 xuống chỉ còn 19% tính đến năm 2022. Điều này cho thấy giới tội phạm đã bắt kịp xu hướng multi-chain. Trong cùng thời gian, khối lượng tiền điện tử bị hack trên Ethereum và BNB Chain lần lượt đạt 68% và 19%. Những tên khủng bố, vốn hầu như chỉ dựa vào Bitcoin vào năm 2016, hiện thực hiện 92% giao dịch thông qua tài sản trên blockchain TRON.

Đây là một số phát hiện từ báo cáo mới của TRM Labs – một nỗ lực để lập bản đồ các hoạt động tội phạm liên quan đến crypto. Cụ thể, báo cáo cho thấy giới tội phạm kỹ thuật số đã chuyển hướng khỏi Bitcoin để đi trước các cơ quan thực thi pháp luật một bước và tung ra những chiêu thức mới để tấn công dự án và nhà đầu tư.


Việc giới tội phạm chuyển hướng khỏi Bitcoin đã bắt đầu dần từ 2021, nhưng trong khoảng năm ngoái chúng ta đã thấy một thay đổi ngoạn mục
Ari Redbord – trưởng bộ phận chính sách của TRM

Trò mèo vờn chuột trong thời kỳ hậu Bitcoin

Tội phạm mạng thay đổi chiến thuật cũng bởi vì lực lượng cảnh sát đã tăng cường nỗ lực truy bắt của mình.

“Giống như trò mèo vờn chuột lâu đời, trong khi chúng ta chứng kiến tội phạm chuyển từ Bitcoin sang các chain khác, chúng ta cũng thấy các cơ quan chức năng điều chỉnh và thích ứng”, Magness nói.


Trong thời kỳ hậu Bitcoin, một số những sự vụ tai tiếng nhất – từ Ponzi trong DeFi, tài trợ khủng bố, tấn công bridge đến việc sử dụng stablecoin để chuyển tiền – đều được cơ quan thực thi pháp luật theo dấu chặt chẽ
Sondra Magness, người đứng đầu bộ phận truyền thông của công ty tình báo blockchain TRM Labs

Việc tội phạm chuyển hướng khỏi Bitcoin cũng làm nảy sinh các mối đe dọa mới, chẳng hạn tấn công bridge. Theo dữ liệu của TRM, năm ngoái là năm bùng nổ các vụ tấn công vào các cầu nối cross-chain, khiến 2 tỷ USD tài sản bị đánh cắp.

Tháng Tám năm ngoái, Chainalysis – đối thủ cạnh tranh của TRM, cũng báo cáo con số tương tự. Họ lưu ý rằng những vụ hack này chiếm 69% tổng số tiền bị đánh cắp vào năm 2022.

Lazarus Group của Bắc Triều Tiên đứng sau nhiều vụ tấn công bridge, bao gồm vụ hack 600 triệu USD vào cầu nối Ronin và 100 triệu USD ở Horizon. Trong tháng này, Nhà Trắng cho biết các vụ hack tiền điện tử đã tài trợ cho khoảng một nửa chương trình tên lửa đạn đạo của các quốc gia vi phạm luật quốc tế, với tổng số tiền 3 tỷ USD.

Những hacker khác, chẳng hạn bên đã bỏ túi 325 triệu USD từ cầu nối “Wormhole” Ether-Solana, vẫn chưa được xác định danh tính.

Các vụ tấn công bridge lớn trong 2022.

Các cầu nối xuyên chuỗi cũng cung cấp cho giới tội phạm kỹ thuật số cơ hội “dắt mũi” các cơ quan chống tội phạm. Hacker có thể che đậy dấu vết và rửa tiền vì các bridge cho phép họ dễ dàng chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác.

Giới tội phạm cũng có thể sử dụng các phương pháp khác, chẳng hạn mixer (các nền tảng có thể xáo trộn nguồn gốc tiền) và các đồng coin riêng tư để “tung hoả mù”.

Các phương pháp che giấu này, cộng với thực tế không phải vụ hack nào cũng được báo cáo, cũng như không phải ví crypto nào cũng được xác định, khiến cơ quan chức năng gần như bất lực trong việc đưa ra bức tranh hoàn chỉnh về các hoạt động bất minh.

Tội phạm thách thức, các chính phủ trả lời

Dù có sự chuyển dịch rõ ràng khỏi Bitcoin, nhưng trong các cuộc tấn công với mã độc tống tiền (ransomware), đồng tiền này vẫn là phương thức thanh toán được lựa chọn hàng đầu, Kim Grauer – giám đốc nghiên cứu tại Chainalysis cho biết.


Ransomware vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Bitcoin mặc dù đã có những nỗ lực để chuyển sang các đồng coin riêng tư, bởi các nạn nhân bị tống tiền dễ dùng Bitcoin để thanh toán hơn
Kim Grauer – Giám đốc nghiên cứu tại Chainalysis

Tuy nhiên, bà cho biết thêm: “Chúng ta cũng thấy nhiều tay lừa đảo đã chuyển hướng sang stablecoin và những vụ tấn công trở nên đa dạng hơn do phần lớn nạn nhân là các nền tảng DeFi”.

Những người chỉ trích tiền điện tử, chẳng hạn Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đã chớp lấy các hoạt động bất hợp pháp trong crypto để vận động cho những quy tắc chống rửa tiền (AML) khắt khe hơn.

“Chúng ta cần xử lý những khoản thanh toán bằng crypto – vốn đã trở thành phương thức được những kẻ buôn bán ma túy lựa chọn”, Warren cho biết gần đây tại cuộc họp của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện về luật chống fentanyl (thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, thường được sử dụng phổ biến sau phẫu thuật).

Nhưng Redbord của TRM nói rằng các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động ở Mỹ và phương Tây bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc AML và KYC. Các nhà chức trách Mỹ và quốc tế sử dụng nguồn thông tin của mình để xác định và truy tố những kẻ làm sai. Họ đang tiếp tục làm như thế khi các dòng tiền bất hợp pháp rời khỏi Bitcoin.

“Mỹ và các chính phủ khác đã phản ứng với sự thay đổi chiến thuật của giới tội phạm bằng cách tiếp tục theo dấu dòng tiền”, Redbord nói.

Hacker 9x bị bắt vì nâng khống sổ tiết kiệm từ 1 triệu lên 51,2 nghìn tỷ đồng, chiếm đoạt 10 tỷ đồng tiêu xài, mua tiền ảo


Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can “siêu” hacker Dương Minh Tâm (27 tuổi – cư trú tại đường Giải Phóng, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM) vì can thiệp vào một ngân hàng lớn ở TP.HCM, chỉnh sửa mã lệnh tài sản cầm cố là sổ tiết kiệm trị giá 1 một triệu đồng thành trên 51.244 tỉ đồng.

Dương Minh Tâm bị cáo buộc “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Nạp 1 triệu đồng, 7 lần rút, cuỗm hơn 10.5 tỷ đồng

“Siêu” hacker Dương Minh Tâm khai đã can thiệp vào hệ thống một ngân hàng lớn ở TP.HCM, đổi mã lệnh, chuyển sổ tiết kiệm thành hàng chục nghìn tỷ đồng, sau đó thế chấp lấy hơn 10 tỷ đồng. Số tiền này Tâm khai với công an đã rút 6,5 tỷ đồng từ tài khoản của mình để tiêu xài cá nhân, mua tiền ảo… Hiện Tâm có ý định xin khắc phục hậu quả bằng nguồn tiền vay mượn từ gia đình.

Theo cáo buộc của công an, cuối năm 2022, Tâm mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng lớn. Sau đó, Tâm tải app của ngân hàng về điện thoại, xác thực thông qua phương thức e-KYC (hình thức định danh, xác thực khách hàng thông qua hình ảnh, video, giấy tờ tùy thân…).

Tiếp đó, Tâm mở sổ tiết kiệm online một triệu đồng trên app rồi can thiệp vào hệ thống tài chính của ngân hàng, chỉnh sửa mã lệnh để tài sản cầm cố tăng lên hơn 51.000 tỷ.

Cũng theo cáo buộc của công an, từ ngày 23/5 đến 9/6, Tâm đã 7 lần thực hiện việc rút tiền từ hệ thống ngân hàng, chuyển về tài khoản cá nhân hơn 10,5 tỷ đồng. Trong đó có giao dịch chuyển trả ngân hàng 500 triệu đồng, còn lại chiếm đoạt.

Có thể phạt tù “siêu” hacker Dương Minh Tâm đến 20 năm

Căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật và số tiền chiếm đoạt, luật sư Trương Văn Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của bị can Dương Minh Tâm là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm hoạt động bình thường trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông; trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý an ninh mạng, và quyền sở hữu tài sản của cơ quan, cá nhân, tổ chức cụ thể là xâm phạm hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng.

Bị can Dương Minh Tâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, theo quy định điều 290 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức hình phạt tối đa đến 20 năm tù giam.

Theo luật sư Tuấn, tội phạm và hình phạt được quy định cụ thể tại điều 290 như sau: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 173 và điều 174 của bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm…

Cũng theo luật sư Tuấn, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên… Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

“Như vậy trong trường hợp của Dương Minh Tâm, số tiền chiếm đoạt lớn, hành vi đặc biệt nghiêm trọng, có khung hình phạt từ 12 đến 20 năm. Tuy nhiên, tùy vào sự thành khẩn, khắc phục hậu quả từ đối tượng và các tình tiết giảm nhẹ khác Toà án sẽ cân nhắc khi lượng hình”, luật sư Tuấn nhận định.

Nguồn: T/H

Việt Nam tổng điều tra tiền ảo Pi

Hôm thứ Sáu, TienMaHoa đã báo cáo về việc công an tỉnh Bắc ninh vào cuộc xác minh sự kiện offline tiền ảo Pi với 1.500 người tham gia. Hôm nay, Thiếu tướng Lê Xuân Minh, Phó Cục trưởng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công An) cho biết trong một cuộc họp rằng cơ quan chức năng đang phối hợp với công an địa phương điều tra các hoạt động liên quan đến tiền ảo Pi.

“Việc các mô hình tiền ảo như Pi hoạt động thời gian qua rất phức tạp, chưa quản lý được. Không có hoạt động kinh doanh nào có được mức lợi nhuận cao như vậy trên môi trường không gian mạng”, thiếu tướng Lê Xuân Minh nhấn mạnh.

Thiếu tướng Lê Xuân Minh, Phó cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Theo ông Minh, thời gian qua có những dấu hiệu của hoạt động lôi kéo, tiền người trước trả cho người sau trong những mô hình kinh doanh theo dạng nhị phân, đa cấp.

“Đối với hoạt động tiền ảo Pi, A05 đang phối hợp với công an ở các địa phương điều tra. Cụ thể thế nào, chúng tôi sẽ có trao đổi khi giải quyết xử lý các vụ liên quan”.

Bên cạnh đó, A05 khuyến cáo người dân thận trọng trước hành vi lôi kéo tham gia mô hình tiền ảo có lợi nhuận cao bất thường, hoặc mô hình đa cấp. “Các hoạt động như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro”, ông Minh cho biết.

Pi Network ra đời đầu năm 2019 và rộ lên tại Việt Nam từ 2021. Tiền ảo này nhiều lần bị cảnh báo thiếu tính minh bạch của một dự án blockchain, thậm chí không loại trừ khả năng lừa đảo, có thể được tạo để thu thập thông tin người dùng.

Theo một chuyên gia về blockchain tại TP HCM, nhiều người vẫn tin vào Pi vì cho rằng họ không mất gì, dù phải đánh đổi là tài nguyên điện thoại, nguy cơ mất dữ liệu cá nhân và phải xem quảng cáo. Bên cạnh đó, một số mong chờ Pi có thể có giá nghìn USD như Bitcoin nên “không muốn mất cơ hội”.

Tiền ảo Pi hiện chưa có giá, nhưng thời gian qua, nhiều người được cho là đã giao dịch Pi theo dạng “đồng thuận”, tức tự thỏa thuận giá với nhau. Một số cửa hàng nhận thanh toán bằng Pi. Để lách luật, người chơi Pi chia sẻ nhau cách dùng từ “trao đổi” thay cho “thanh toán”.

Hồi tháng 3, một khách sạn ở Phan Thiết (Bình Thuận) bị yêu cầu dừng thanh toán bằng Pi. Tuần trước, hơn 1.500 người tổ chức offline tại Bắc Ninh để bàn về giá cho Pi. “Một số món hàng được trao đổi tại đây dựa trên sự đồng thuận, nhưng giá trị rất nhỏ. Mọi người định giá Pi tới hàng trăm nghìn USD, nhưng không ai giao dịch món gì quá vài chục USD”, một người tham dự sự kiện tiết lộ. “Trong khi đó, mọi người phải tốn gần một triệu đồng cho phí tham dự và mua đồng phục”.

Hiện việc giao dịch tiền ảo không được phép và vi phạm pháp luật tại Việt Nam.

Nguồn: T/H

Số vụ lừa đảo tiền điện tử sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của AI


Khi bàn luận về việc tích hợp AI và ngành công nghiệp tiền điện tử chủ yếu tập trung vào cách AI có thể giúp ngành chống lại các trò gian lận, các chuyên gia đã không chú ý đến thực tế là nó có thể có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Trên thực tế, Meta gần đây đã cảnh báo rằng hacker dường như đang lợi dụng ChatGPT của OpenAI để cố gắng truy cập vào tài khoản Facebook của người dùng.

Meta báo cáo rằng họ đã chặn hơn 1.000 liên kết độc hại được che giấu dưới dạng tiện ích mở rộng ChatGPT chỉ trong tháng 3 và tháng 4. Nền tảng này thậm chí còn gọi ChatGPT là “loại tiền điện tử mới” trong mắt những kẻ lừa đảo. Ngoài ra, khi tìm kiếm các từ khóa “ChatGPT” hoặc “OpenAI” trên DEXTools, một nền tảng giao dịch tiền điện tử tương tác theo dõi một số token, sẽ hiển thị chung hơn 700 cặp giao dịch token đề cập đến một trong hai từ khóa. Điều này cho thấy những kẻ lừa đảo đang sử dụng “độ hot” của công cụ AI mới này để tạo token, mặc dù OpenAI không đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về việc tham gia vào thế giới blockchain.

Các nền tảng truyền thông xã hội đã trở thành các kênh phổ biến để quảng cáo trực tuyến cho các coin lừa đảo mới. Những kẻ lừa đảo lợi dụng phạm vi tiếp cận và ảnh hưởng rộng của các nền tảng này để tạo ra lượng người theo dõi đáng kể trong một thời gian ngắn. Bằng cách tận dụng các công cụ do AI cung cấp, họ có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của mình hơn nữa và tạo ra một cơ sở người hâm mộ “trung thành” lên đến hàng nghìn người. Những tài khoản và tương tác giả mạo này có thể được sử dụng để đánh lừa “các con mồi” về độ tin cậy và mức độ phổ biến cho các dự án lừa đảo của chúng.

Phần lớn tiền điện tử hoạt động dựa trên PoW xã hội, cho thấy rằng nếu một loại tiền điện tử hoặc dự án xuất hiện phổ biến và có lượng người theo dõi lớn, thì phải có một lý nhất định đằng sau đó. Các nhà đầu tư và người mua mới có xu hướng tin tưởng các dự án có lượng người theo dõi trực tuyến lớn và trung thành hơn, cho rằng những người khác đã tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng AI có thể khiến giả định này sụp đổ và làm suy yếu PoW xã hội.

Giờ đây, chỉ vì thứ gì đó có hàng nghìn lượt thích và nhận xét chân thực không có nghĩa đó là một dự án hợp pháp. Đây chỉ là một vectơ tấn công và AI sẽ có thể tạo ra nhiều vectơ khác. Một ví dụ điển hình chính là trò lừa đảo “mổ lợn” (pig butchering), trong đó một phiên bản AI có thể dành vài ngày để kết bạn với ai đó, thường là người già hoặc người dễ bị dụ dỗ, chỉ để lừa đảo họ. Sự tiến bộ của công nghệ AI đã cho phép những kẻ lừa đảo tự động hóa và mở rộng quy mô các hoạt động lừa đảo, có khả năng nhắm mục tiêu vào các cá nhân “mỏng manh” trong thế giới tiền điện tử.

Những kẻ lừa đảo có thể sử dụng chatbot hoặc trợ lý ảo do AI điều khiển để tương tác với các “con mồi”, đưa ra lời khuyên đầu tư, quảng cáo token giả và dịch vụ coin ban đầu hoặc các cơ hội đầu tư béo bở. Những vụ lừa đảo AI như vậy cũng có thể rất nguy hiểm vì chúng có thể bắt chước các cuộc trò chuyện giống hệt như con người. Ngoài ra, bằng cách tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội và nội dung do AI tạo ra, những kẻ lừa đảo có thể dàn dựng các kế hoạch pump và xả phức tạp, thổi phồng giá trị của token và bán hết các khoản nắm giữ của họ để thu về lợi nhuận khổng lồ, khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ.

Các nhà đầu tư từ lâu đã được cảnh báo đề phòng các trò lừa đảo tiền điện tử deepfake, sử dụng công nghệ AI để tạo nội dung trực tuyến rất chân thực, có thể hoán đổi khuôn mặt trong video và ảnh hoặc thậm chí thay đổi nội dung âm thanh để làm cho nó có vẻ như những người có ảnh hưởng hoặc những nhân vật nổi tiếng khác đang ủng hộ các dự án lừa đảo.

Một deepfake rất nổi bật đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp tiền điện tử là video của cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried hướng người dùng đến một trang web độc hại hứa hẹn tăng gấp đôi số tiền điện tử của họ.

Đầu năm nay, vào tháng 3 năm 2023, dự án AI được gọi là Harvest Keeper đã lừa đảo người dùng của nó khoảng 1 triệu đô la. Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian đó, một số dự án bắt đầu xuất hiện trên Twitter tự gọi mình là “CryptoGPT”.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn tích cực hơn, AI cũng có khả năng tự động hóa các khía cạnh nhàm chán, đơn điệu của quá trình phát triển tiền điện tử, hoạt động như một công cụ thần kỳ cho các chuyên gia blockchain. Những thứ mà mọi dự án yêu cầu, như thiết lập môi trường Solidity hoặc tạo code cơ sở, đều được thực hiện dễ dàng hơn thông qua việc tận dụng công nghệ AI. Cuối cùng, rào cản gia nhập sẽ được “hạ xuống” đáng kể và ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ ít tập trung vào các kỹ năng phát triển mà quan tâm nhiều hơn đến việc liệu ý tưởng của một người có tiện ích thực sự hay không.

Trong một số trường hợp thích hợp, AI sẽ có thể đưa ra một cách không ngờ tới để dân chủ hóa các quy trình mà chúng ta hiện cho rằng chỉ dành cho tầng lớp ưu tú – trong trường hợp này là các nhà phát triển cấp cao được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhưng với việc tất cả mọi người đều có quyền truy cập vào các công cụ phát triển tiên tiến và bệ phóng bằng tiền điện tử, thì không có bất cứ giới hạn nào ngáng chân chúng ta cả. Với sự giúp đỡ của Ai, các dự án ma dường như có thể dễ dàng lừa đảo mọi người hơn; chính vì thế, người dùng phải thận trọng và xem xét kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào một dự án bất kỳ, chẳng hạn như để ý các URL đáng ngờ và không bao giờ đầu tư vào thứ gì đó tự dưng mọc lên, không rõ nguồn gốc.

Itadori

Theo Cointelegraph

56% token ERC-20 được niêm yết từ 2021 đều dính líu đến giao dịch nội gián


Công ty nghiên cứu Solidus Labs đã phát hành ‘Báo cáo thao túng thị trường tiền điện tử‘, phát hiện ra giao dịch nội gián tràn lan trong quá trình niêm yết token ERC-20 mới trên các sàn giao dịch tập trung lớn. Theo báo cáo, 56% trong số các token này đã bị phát hiện có giao dịch nội gián, phơi bày mặt tối của thị trường tiền điện tử.

Solidus Labs đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu tập trung vào các token được liệt kê sau tháng 1 năm 2021. Nghiên cứu liên quan đến việc xác định các ví tiền điện tử riêng lẻ và các nhóm ví được kết nối từ 51 thực thể đã mua ít nhất hai token sắp niêm yết để đổi lấy Ethereum (ETH), USDT và USDC thông qua các DEX.

Thông qua phân tích tỉ mỉ hồ sơ giao dịch trên DEX, Solidus Labs đã phát hiện ra 411 giao dịch liên quan được kết nối với nội gián. Đáng chú ý, hơn 100 thực thể (công ty) đã được phát hiện có liên quan đến các hoạt động đáng ngờ này.

Báo cáo nhấn mạnh thêm rằng 10 cá nhân đã tham gia giao dịch nội gián ngay trước và sau khi công bố niêm yết 10 token trở lên. Đáng chú ý, ba nội gián có khối lượng giao dịch cao nhất đã thực hiện các giao dịch liên quan đến hơn 25 token trước khi thông báo niêm yết.

Solidus Labs chỉ ra rằng 56% đáng kinh ngạc token ERC-20 có dấu hiệu giao dịch nội gián khi được liệt kê trên các sàn giao dịch tiền điện tử lớn, làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về hiệu quả của thị trường. Chen Arad, đồng sáng lập của Solidus Labs, cho rằng vấn đề này là do sự kém hiệu quả của chính thị trường tiền điện tử.

Nguồn: Solidus Labs

“Hơn một nửa số token được liệt kê trên các sàn giao dịch không thể mua được bằng quỹ ủy thác. Điều này có nghĩa là thị trường tiền điện tử không hiệu quả lắm. Vấn đề này sẽ tiếp tục tồn tại trừ khi tiền điện tử tăng lên một tầm cao mới”, Arad nhận xét.

Các chiến thuật được sử dụng bởi các nội gián rất đơn giản, nhưng lợi ích của họ là rất lớn. Thông thường, họ mua token vài giờ hoặc vài ngày trước khi niêm yết trên một sàn giao dịch tập trung, trong khi các nhà đầu tư thông thường mua token vào một thời điểm không xác định. Sau khi niêm yết, nội gián nhanh chóng bán cổ phần của họ trên DEX, tận dụng sự tăng giá sau đó.

Để che giấu những khoản thu nhập bất hợp pháp của mình, một số chủ sở hữu ví đáng ngờ thậm chí đã sử dụng các máy trộn như Tornado Cash để nhanh chóng chuyển số tiền họ kiếm được sang nơi khác.

Báo cáo cũng làm sáng tỏ danh tính của những người tham gia vào các hoạt động đáng ngờ này, tiết lộ sự đồng lõa của nhân viên CEX, nhà phát hành token, nhà tạo lập thị trường (MM) và nhà đầu tư mạo hiểm (VC) đã đầu tư vào các token này. Phong trào phối hợp giữa các bên liên quan của dự án, ngoại trừ các nhà đầu tư nói chung, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về tính toàn vẹn của thị trường.

“Vấn đề lớn nhất nằm ở sự non nớt của ngành công nghiệp tiền điện tử, cùng với việc không có một cơ quan nào có khả năng thực thi các quy định kịp thời và thực thi pháp luật trên toàn thị trường”, Arad nhấn mạnh.

Hành vi đạo đức của các tổ chức phát hành token cũng thường xuyên bị hoài nghi. Các nhà đầu tư tiền điện tử và cộng đồng đang ngày càng xem xét kỹ lưỡng tính liêm chính của các nhà điều hành và quan chức dự án, không chỉ về mặt tuân thủ lộ trình và duy trì giá token, mà còn do những lo ngại về giao dịch nội gián.

 

 

 

Itadori

Theo AZCoin News

Công an TP.HCM truy tìm 4 kẻ cầm đầu sàn ‘bao lời’ Busstrade


Công an TP.HCM đang truy tìm 4 kẻ cầm đầu liên quan đến sàn giao dịch tiền ảo Busstrade thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 29/6, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra thông báo truy tìm 4 người liên quan đến vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với hình thực giao dịch tiền ảo thông qua trang web www.busstrade.com.

Vụ án này đã được Công an TP.HCM khởi tố hình sự từ tháng 7/2022. 4 người được xác định cầm đầu trong vụ án này bị Công an TP.HCM truy tìm gồm: Hà Công Tài (32 tuổi, quê Thanh Hóa), Huỳnh Thích Nhân ( 28 tuổi, quê Bà Rịa – Vũng Tàu), Trịnh Thế Thăng (28 tuổi, quê Thanh Hóa) và Nguyễn Trần Xuân Trọng (25 tuổi, quê Bình Phước).

Theo Công an TP.HCM, 4 người nói trên là trưởng nhóm có dấu hiệu thành lập, điều hành sàn giao dịch tiền ảo Busstrade thông qua địa chỉ web www.busstrade.com. Đây là sàn giao dịch đầu tư tài chính bất hợp pháp, không được lập, đăng ký hoặc thông báo web thương mại điện tử theo quy định của pháp luật. Thế nhưng tổ chức này đã tiến hành kêu gọi đầu tư vào sàn giao dịch Busstrade.

Busstrade là biến tướng của loại hình đa cấp, lấy tiền người chơi sau trả cho người chơi trước; là sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động theo dạng BO, tức là một dạng giao dịch tài chính theo quyền chọn nhị phân phán đoán giá cả của tiền tệ, coin, cổ phiếu của thị trường tăng hay giảm, sử dụng đồng tiền ảo USDT, giao dịch trực tuyến tại trang web: http://www.busstrade.com có trụ sở tại nước Anh, bảo hiểm vốn 100%, người chơi chỉ cần đóng bảo hiểm 2%/tuần/vốn đầu tư. Với thủ đoạn lừa đảo tinh vi, các đối tượng lập và điều hành sàn Busstrade đã khiến hàng ngàn nạn nhân trên cả nước trắng tay.

Tên miền Busstrade.com được đăng ký qua Công ty GoDaddy.com, LLC; sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin. Đây là tên miền quốc tế, đăng ký trực tiếp với tổ chức quốc tế ở nước ngoài. Tại sàn này, đối tượng đưa ra 5 gói đầu tư gồm: gói Copytrade 100 (tương ứng 100 USDT); gói Copytrade 200 (tương ứng 200 USDT); gói Copytrade 500 (tương ứng 500 USDT); gói Copytrade 1000 (tương ứng 1000 USDT); gói Copytrade 2000 (tương ứng 2000 USDT); gói Copytrade 5000 (tương ứng 5000 USDT), tùy vào gói người chơi chọn đầu tư thì sẽ có lợi nhuận tương ứng từ khoảng 5% đến 7% mỗi tuần. Nhiệm vụ của người chơi chỉ cần mở tài khoản, nạp tiền vào tài khoản, thực hiện đặt lệnh Copytrade theo mục Copytrade của “chuyên gia” trên trang web: http://www.busstrade.com, không cần làm gì khác, tài khoản sẽ tự động đặt lệnh theo và sẽ thắng.

Hình dùng để quảng bá sàn Busstrade với nhiều thông tin ưu đãi hấp dẫn.

Sau khi người chơi đồng ý tham gia đầu tư, người mời chào sẽ gửi cho họ đường link của trang web này để truy cập, tạo tài khoản theo hướng dẫn, sau đó, để nạp tiền vào tài khoản, người chơi sẽ mua USDT từ người bán (có thể chính là người mời chào) bằng cách chuyển tiền Việt Nam cho người bán qua tài khoản ngân hàng, người bán sẽ chuyển USDT tương ứng tới tài khoản giao dịch Busstrade cho người mua theo tỉ giá 1 USDT giá 23.600 đồng hoặc 24.500 đồng tùy từng thời điểm. Việc rút tiền được thực hiện bằng cách tương tự là bán USDT cho người khác, tuy nhiên giá bán này sẽ thấp hơn, 1 USDT bằng khoảng 22.600 đồng.

Nhà đầu tư tham gia được hướng dẫn vào nhóm trên Zalo, Telegram do các trưởng nhóm điều hành. Người tham gia thực hiện việc chuyển, rút tiền thông qua tài khoản cá nhân là trưởng nhóm.

Quá trình tham gia đầu tư, người chơi chỉ thực hiện giao dịch, trao đổi qua mạng internet, các nhóm trên Zalo, Telegram của trưởng nhóm, không có gặp mặt, làm việc trực tiếp.

Đến ngày 23.4.2021, trang web www.busstrade.com thông báo quy đổi số tiền ảo trong tài khoản ra đồng tiền mã hóa Btoken. Sau đó web này ngưng hoạt động, người tham gia không truy cập được vào tài khoản, không thể rút, nhận tiền ảo trên web, không liên hệ được với những người cầm đầu. Nhóm người cầm đầu trốn tránh việc trả lại tiền cho nhà đầu tư, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.

Trước khi website của Busstrade “tạm ngừng hoạt động để bảo trì”, nhiều người chơi nhận được thông báo mời gọi nạp thêm tiền để được hưởng ngay lợi nhuận hấp dẫn.

Quá trình điều tra, Công an TP.HCM nhận thấy sàn giao dịch Busstrade thông qua kênh Youtube “đầu tư an toàn 5.0” (hiện đã bị xóa) của Trịnh Thế Thăng. Quá trình tham gia có những người phụ trách sàn giao dịch Busstrade gồm: Hà Công Tài (là chuyên gia đọc lệnh giao dịch); Nguyễn Trần Xuân Trọng (người thu tiền bảo hiểm); Huỳnh Thích Nhân và Trịnh Thế Thăng (đóng vai trò người hỗ trợ nhà đầu tư và quản lý, điều hành nhóm trên mạng xã hội).

Qua xác minh, Công an TP.HCM cho biết, 4 người cầm đầu nhóm đầu tư tiền ảo nói trên không có mặt tại địa phương, không biết làm gì, ở đâu. Công an TP.HCM đề nghị 4 người nói trên liên hệ Cơ quan CSĐT để phối hợp điều tra.

Nguồn: T/H

Hơn 204 triệu đô la đã bị đánh cắp từ các vụ hack và lừa đảo DeFi trong Q2


Theo một báo cáo ngày 27 tháng 6 từ ứng dụng danh mục đầu tư Web3 De.Fi, hơn 204 triệu đô la đã bị mất từ các vụ hack và lừa đỏa DeFi trong Q2/2023.

Báo cáo có tiêu đề “Q2 De.Fi Rekt Report”, một phần dựa trên dữ liệu từ “Rekt Database” của De.Fi. Hơn 208,5 triệu đô la ban đầu đã bị mất trong quý, nhưng 4,5 triệu đô la đã được phục hồi thông qua các vụ truy tố, thỏa thuận với hacker và các phương pháp phục hồi khác.

Số tiền điện tử bị mất và thu hồi vào Q2/2023 | Nguồn: De.Fi

Theo báo cáo, số vụ hack DeFi trong Q2 lên đến 117 vụ, tăng “gần 7 lần” so với cùng kỳ năm ngoái là 17 vụ.

Top 5 vụ hack trong Q2 là nhằm vào Atomic Wallet, Fintoch, MEV-Boost, Bitrue và GDAC. Vụ tấn công vào Atomic Wallet ngày 3 tháng 6 chiếm đến 35 triệu đô la, tương đương khoảng 17% tổng số. Tiếp đó là những cuộc tấn công nhắm vào Fintoch với 30,6 triệu đô la bị cáo buộc kéo thảm, MEV-Boost với 26,1 triệu đô la. Qua đó, ba cuộc tấn công này dẫn đến hơn 45% tổng thiệt hại trong Q2.

De.Fi đã báo cáo rằng nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tổn thất là “sự cố kiểm soát truy cập” hoặc sự cố mà kẻ tấn công giành được quyền kiểm soát trái phép đối với ví. Điều này gây ra khoản lỗ 75,8 triệu đô la, tương đương một phần tư tổng số thiệt hại. Nguyên nhân phổ biến thứ hai là khai thác lỗ hổng, với tổng trị giá 55,3 triệu đô la. Người dùng cũng đã mất 47,3 triệu đô la thông qua các màn kéo thảm hoặc exit scam trong Q2.

Tổn thất do hack và lừa đảo DeFi đã giảm trong Q2 so với Q1 (hơn 320 triệu đô la). Trong nửa đầu năm 2023, hơn 665 triệu đô la trên thị trường DeFi đã bị đánh cắp.

Ông Giáo

Theo Cointelegraph

Giá CHIBI giảm 99% sau khi Chibi Finance kéo thảm 1 triệu đô la


Theo công ty bảo mật blockchain CertiK, Chibi Finance dựa trên Arbitrum đã kéo thảm khoảng 1 triệu đô la vào ngày 27 tháng 6 thông qua một hợp đồng độc hại.

Token gốc của dự án – CHIBI – đã giảm gần 99% giá trị tính đến thời điểm viết bài. Đây là dự án Arbitrum thứ 12 lừa đảo người dùng trong sáu tháng qua.

Nguồn: Coingecko

Chibi Finance đã xóa tài khoản Twitter và các trang web khác sau vụ kéo thảm. Kẻ lừa đảo đã đánh cắp tổng cộng 256.012,95 USDC, 94,67 WETH, 4,25520843 WBTC, 115.049 USDT và 89.563,95 ARB.

Kẻ lừa đảo đã swap số tiền bị đánh cắp thành khoảng 555 ETH và sau đó chuyển chúng sang Ethereum.

Tất cả số tiền bị đánh cắp đã được chuyển đến máy trộn Tornado Cash vào thời điểm báo chí.

Theo CertiK, người triển khai Chibi Finance đã bắt đầu khai thác bằng cách tạo một hợp đồng độc hại thông qua “EOA 0x80c1ca8f002744a3b22ac5ba6ffc4dc0deda58e3 ” — ban đầu được tài trợ thông qua rút 10 ETH trên Tornado Cash.

Sau đó, người triển khai Chibi đã đưa ra hợp đồng độc hại — vai trò “_gov” — về cơ bản giống như các đặc quyền của quản trị viên trên mạng máy tính.

Điều này cho phép hợp đồng thực thi chức năng “hoảng loạn” trên giao thức, cho phép nó rút khẩn cấp tất cả tiền từ các hợp đồng Chibi.

Sau đó, hợp đồng đã chuyển tiền điện tử bị đánh cắp trở lại địa chỉ EOA.

Chibi Finance tuyên bố là một giao thức “tối ưu hóa lợi nhuận” cho phép người dùng gửi tiền và kiếm phần thưởng dưới dạng token CHIBI.

Dự án tuyên bố đã được kiểm toán bởi công ty bảo mật blockchain SolidProof — tuy nhiên, vì trang web đã bị gỡ xuống nên không thể xác minh tính xác thực của những tuyên bố này.

Annie

Theo Cryptoslate