Về cơ bản, không có sự khác biệt giữa ETH và WETH bởi vì WETH chỉ đơn giản là một phiên bản “được bao bọc” của ETH. Đối với tiền điện tử, wrapped token không khác gì “bình mới rượu cũ”. Token được wrapped để sử dụng trên bất kỳ blockchain nào mà nó không có nguồn gốc từ đó. Ví dụ, sử dụng BTC trên blockchain Ethereum.

WETH

Vì hầu hết các blockchain đều có cấu trúc silo nên chúng không cung cấp khả năng tương tác linh hoạt hoặc chuyển token gốc từ blockchain này sang blockchain khác. Do vậy, những người nắm giữ một loại tiền điện tử cụ thể có thể không thích điều này.

Nhưng tại sao chúng ta lại cần phiên bản WETH để sử dụng trên blockchain Ethereum?

ETH và WETH hoàn toàn giống nhau?

Điểm khác biệt lớn nhất là WETH được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC-20, trong khi ETH thì không. WETH được tạo ra vì không thể sử dụng ETH cho nhiều loại ứng dụng DeFi khác nhau. Do đó, “bao bọc” token ETH trong một tiêu chuẩn tương thích ERC-20 để dễ dàng sử dụng trên nhiều dApp (ứng dụng phi tập trung). Ngoài ra, người dùng có thể tạo các phiên bản token của riêng họ cho các ứng dụng DeFi tùy chỉnh.

Trong trường hợp của WETH, nó tương đương với ETH. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về giá giữa ETH và WETH. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng ETH để tham gia một dApp tùy chỉnh, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi nó thành WETH trên một dApp (chẳng hạn như 1inch) và sau đó tiếp tục sử dụng.

Hãy nhớ rằng ERC-20 là tiêu chuẩn kỹ thuật để phát hành token trên blockchain Ethereum nên nó ấn định các thuộc tính của token. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của token ERC-20 là có thể thay thế được, tức là một token sẽ luôn có thể trao đổi với một token khác có cùng giá trị.

Tại sao không thể sử dụng ETH cho dApp trên Ethereum?

ETH ra đời trước khi các tiêu chuẩn token được tạo ra. Điều này có nghĩa là nó không theo quy tắc ERC-20, nên khó sử dụng thường xuyên hơn. Do vậy, để loại bỏ sự cần thiết đến bên thứ ba, chỉ cần gửi ETH vào một hợp đồng thông minh và nhận lại WETH.

ETH có thể thay thế được vì nó là một loại coin.

Wrapped token hoạt động như thế nào?

Khi bạn muốn tạo phiên bản wrapped của bất kỳ token nào, bạn thường gửi tài sản gốc cho tổ chức lưu ký tập trung (lý tưởng là hợp đồng thông minh). Thực thể tập trung này có thể là ví đa chữ ký, DAO và thậm chí hợp đồng thông minh (trong trường hợp của Ethereum). Quy trình hoạt động như sau:

– Giả định bạn cần sử dụng WETH trên Ethereum, chỉ cần kết nối ví chứa ETH với một sàn giao dịch phi tập trung, chẳng hạn như 1inch.

– Khi đã kết nối ví, quyết định số lượng ETH muốn chuyển đổi thành WETH và hoán đổi các token.

– Sau đó, bạn nhận được WETH để đổi lại số ETH đã bán. Bạn có thể sử dụng hướng dẫn này trên bất kỳ ứng dụng phi tập trung nào mà bạn muốn.

Đối với thực thể tập trung, một khi họ nhận được tài sản gốc, họ sẽ đốt nó và đúc phiên bản wrapped trên blockchain không phải nơi tạo ra token ban đầu. Khi người dùng muốn lấy lại tài sản ban đầu, họ chỉ cần đốt wrapped token và đúc tài sản gốc trên mạng gốc.

Wrapped token là stablecoin?

Cơ chế này khá giống với cách thức hoạt động của stablecoin ở chỗ thực thể tập trung đúc, đốt tài sản gốc và ngoại lai tương ứng. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng cần phải lưu ý ở đây là trong trường hợp của stablecoin, tổ chức phát hành dễ dàng có được nhiều loại tài sản dự trữ khác nhau (ngoài tiền fiat) để phát hành stablecoin. Ngược lại, điều đó là không thể với các wrapped token. Tuy nhiên, ý tưởng khá giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Chúng ta có cần wrapped token không?

Câu trả lời là có. Đối với một không gian phi tập trung mà thế giới tiền điện tử đang tích cực xây dựng, chúng ta cần được sử dụng liền mạch các sản phẩm khác nhau trên nhiều mạng khác nhau – giống như chuyển tiền từ ngân hàng trong nước sang ngân hàng quốc tế nếu được hai thực thể chấp nhận. Mặc dù khả năng tương tác này chắc chắn dễ dàng với các thực thể tập trung liên quan, nhưng nó lại trở nên quá khó khăn đối với các thực thể hoạt động dựa trên blockchain vì có mạng lưới rộng lớn hơn nhiều và phần nào không đáng tin.

Khả năng chuyển các tài sản gốc từ mạng này sang mạng khác chắc chắn hữu ích khi người dùng không muốn bán tài sản của họ để mua những tài sản khác. Ví dụ, một người nắm giữ lượng lớn Bitcoin muốn sử dụng nó trên Ethereum thì trước tiên họ cần bán BTC để đổi lấy USDT. Sau khi có USDT, họ dễ dàng sử dụng nó để tham gia vào bất kỳ dApp nào mà họ chọn.

Wrapped token có thể được coi như công cụ phái sinh trong tài chính truyền thống, chủ yếu vì chúng theo giá của tài sản cơ bản. Do đó, chúng được gắn tỷ lệ 1:1 với tài sản. Mặc dù không hoàn toàn tương đồng với công cụ phái sinh truyền thống, nhưng wrapped token cung cấp khả năng tương tác cho người dùng trong hệ sinh thái.

Ethereum không phải là mạng duy nhất có tính năng tạo và áp dụng wrapped token. Bạn cũng có thể tạo wrapped token của các tài sản ngoại lai trên Binance Smart Chain (BSC).

Làm thế nào để gửi WETH đến Coinbase/MetaMask?

Gửi WETH cũng giống như gửi bất kỳ loại tiền điện tử nào khác giữa các ví khác nhau.

– Swap WETH tại các DEXs như 1inch, Uniswap, SushiSwap, vv…: Truy cập DEX và swap ETH để lấy số lượng WETH tương đương (trừ phí).

– Khi bạn thấy WETH trong ví của mình (chẳng hạn như Metamask), bạn có thể chuyển chúng sang ví khác mà bán muốn. Nếu không thấy WETH, chỉ cần chọn “Import Tokens” và bạn sẽ được yêu cầu xác nhận thêm WETH làm tài sản.

– Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần sao chép địa chỉ ví cá nhân của mình và dán vào ví Metamask để bắt đầu chuyển tiền. Một lần nữa, nếu ví chưa nhận được tài sản, bạn chỉ cần thêm thông tin chi tiết về token trên ví.

Kết luận

Tóm lại, mục đích của wrapped token là thêm một layer bổ sung khả năng tương tác giữa các mạng khác nhau. Đối với hầu hết người dùng, thật vô nghĩa nếu chuyển đổi tài sản ngoại lai như BTC sang một token tương thích ERC-20 (chẳng hạn như USDT) và sau đó tiếp tục đổi sang WBTC. Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ sử dụng USDT để thực hiện hầu hết giao dịch. Nhưng sứ mệnh của WETH là tạo ra trải nghiệm liền mạch cho người dùng ETH gốc.

Đình Đình

Theo CoinMarketCap

By Tiền Mã Hoá

Tienmahoa.net là đồng tác giả chính và chủ sở hữu của Website Tienmahoa.Net này. Tác giả có kinh nghiệm đầu tư hơn 8 năm tại thị trường Tiền mã hoá, Tiền điện tử. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về công nghệ Blockchain mà tác giả đã tiên phong giảng dạy tại các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam, qua đó có thể giải thích và tổng hợp thông tin đúng và chính xác hơn trong phạm vi hiểu biết của tác giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *