thumbnail
Những sự thật đằng sự kiện USDT mất peg đã dần được hé lộ. Hầu hết các quỹ/KOL đã đóng vị thế short cho thấy USDT vẫn đang ổn định, Tether lên tiếng khẳng định sự minh bạch và tố cáo USDT bị tấn công có chủ ý.

Chuyện gì đã xảy ra với USDT?

Vào khoảng 11h trưa ngày 15/6, USDT đã lệch nhẹ khỏi peg 1 USD do xuất hiện khối lượng bán lớn USDT trong 3pool (pool thanh khoản stablecoin lớn nhất của Curve Finance), khiến tỷ lệ USDT trong pool áp đảo 2 stablecoin còn lại. Khi đó USDT được giao dịch với khoảng 0.3% rẻ hơn so với USDC.

usdt trong 3pool
Sau 24h USDT vẫn đang chiếm hơn 50% tổng 3pool. Nguồn: Dune

Sự kiện này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia trading on-chain với 3pool. Chỉ trong 1 ngày, tất cả các chỉ số về khối lượng giao dịch, số lượng người dùng, phí giao dịch trên Curve đều tăng mạnh chỉ nhờ vào 3pool. Điều này giúp cho Curve là đơn vị được hưởng lợi trực tiếp từ sự kiện này.

curve tăng trưởng mạnh
Số lượng trader và phí giao dịch từ 3pool tăng mạnh. Nguồn: Delphi Digital

Các whale đóng vị thế short

Các trader phản ứng trước sự kiện USDT chia ra làm 2 xu hướng chính:

  • Nhóm nhà đầu tư muốn tạo vị thế short USDT qua các nền tảng lending như Compound, Aave
  • Nhóm nhà đầu tư mua vào USDT để tranh thủ cơ hội arbitrage

Dù chọn phương án nào, với mức lệch giá chỉ khoảng ~0.3%, nhà đầu tư cần sử dụng một khoản tiền tương đối lớn để thực hiện các thương vụ này. Sự kiện lần này chứng kiến hoạt động trading của một vài KOL và quỹ đầu tư, trong đó những cái tên đáng chú ý đã được dán nhãn on-chain bao gồm quỹ đầu tư Greenfund, Cumberland và KOL Czsamsun.eth.

Trong đó, ví 0x50F trước đó không hoạt động 3 tháng đã nhận 20 triệu USDC từ ví Cumberland 0xa6 ngay sau khi sự việc diễn ra, sau đó ví này đã bắt đáy và swap trực tiếp 15 triệu USDC sang USDT trên 3pool của Curve.

cumberland bắt đáy usdt
Hoạt động mua USDT giá thấp của Cumberland. Nguồn: Arkham

Greenfund 0xa53 cũng đã rất nhanh nhạy ngay thời điểm xảy ra vụ việc depeg đã thực hiện hàng loạt hoạt động: Rút 3 triệu DAI để swap qua USDC, sau đó cung cấp thanh khoản 3 triệu USDC trên Aave, vay ra USDT sau đó swap sang USDC để tạo vị thế short USDT. Tuy nhiên, khi nhận thấy giá USDT có xu hướng quay trở lại peg, ví này đã hoàn trả khoản vay gần 2 triệu USDT.

greenfund đóng vị thế short usdt
Hoạt động của ví Greenfund. Nguồn: Debank 

Czsamsun.eth cũng là một KOL nổi tiếng có hoạt động tương tự với ví Greenfund. Nhanh chóng nạp 54.4 triệu USD giá trị ETH & stETH để vay ra 31.5 triệu USDT, sau đó liên tục swap sang USDC, tiếp tục cung cấp thanh khoản USDC vay ra USDT tạo vị thế short. Tuy nhiên, sau đó vài giờ, ví Czsamsun.eth cũng đóng vị thế bằng hành động mua lại USDT bằng USDC và hoàn trả các khoản vay, rút tiền ra khỏi Aave.

czsamsun short usdt
Czsamsun.eth đóng vị thế short USDC. Nguồn: Debank

Sự kiện các quỹ hay KOL lớn đóng vị thế short USDT cũng phần nào cho thấy xu hướng phán đoán sự kiện lần này không có ảnh hưởng lớn tới USDT, đồng stablecoin này sẽ sớm trả lại peg 1 USD. Trên thực tế, sự kiện này phản ứng chủ yếu theo tin tức liên quan tới Tether.

Sự thật đằng sau FUD của USDT

Nguyên nhân được cho là đến từ một thông tin sai lệch mà Coindesk đã leak ra. Cụ  thể, Coindesk đã chia sẻ báo cáo tài chính của Tether trong đó có thông tin Tether nắm giữ nhiều thương phiếu (tính rủi ro cao), giai đoạn 2017-2018 đồng USDT không được đảm bảo đầy đủ… Thông tin này khiến nhóm nhà đầu tư lớn ồ ạt bán ra USDT.

tether blog
Tether đăng tải blog đáp trả Coindesk, khẳng định sự minh bạch

Tuy nhiên, Tether ngay lập tức đưa ra bài blog để lên tiếng khẳng định các báo cáo mà Coindesk nắm giữ là từ 2021 và đã quá lỗi thời. Hiện tại, Tether khẳng định hoạt động minh bạch với quỹ dự trữ đủ khả năng redeem tài sản cho tất cả người dùng. 

CTO (Giám đốc Công nghệ) của Tether cũng cho rằng đây là một sự kiện để tạo FUD hướng về Tether, đồng thời chỉ trích đây là một cuộc tấn công có dàn dựng khi sự việc diễn ra vào đúng ngày Coindesk được NYAG (New York Attorney General) bàn giao lại tài liệu của Tether. 

Theo báo cáo gần nhất vào ngày 21 tháng 3 vừa qua, Tether đang nắm giữ 81.3 tỷ USD tài sản bảo chứng với hơn 50% là trái phiếu kho bạc Mỹ. Hiện tại vốn hóa của USDT cũng ở mức 83.38 tỷ USD.

vốn hoá usdt
Vốn hóa thị trường USDT. Nguồn: CoinMarketCap

Sau khi phía Tether lên tiếng và khẳng định về sự minh bạch ở thời điểm hiện tại, USDT nhanh chóng cho thấy sự phục hồi về peg gần 1 USD, sự việc dường như không còn quá nghiệm trọng. 

Hiện USDT được giao dịch với mức discount chỉ khoảng ~0.12% so với USDC, trong khi phí redeem qua tiền pháp định là 0.1%, điều này khiến các nhà giao dịch chênh lệch giá không còn có lợi khi mua USDT ở mức giá ~0.999, giá USDT hồi phục ở giai đoạn này chậm hơn.

Những bên được hưởng lợi

Dù là một sự kiện tiêu cực cho thị trường crypto, nhưng đây cũng là sự kiện giúp một vài bên liên quan được hưởng lợi và là cơ hội cho các stablecoin khác. Bên được hưởng lợi nhiều nhất phải kể tới nền tảng Curve Finance. Như đã đề cập ở trên, chỉ trong một ngày khối lượng giao dịch của Curve đã tăng lên mức hơn 1.2 tỷ USD và thu về gần 300k USD tiền phí giao dịch.

Khi USDT bị tấn công, đây là thời điểm để một vài stablecoin khác tranh thủ cơ hội vươn lên. Trong đó có thể kể tới 2 stablecoin TUSD và USDC. TUSD là stablecoin được Binance lựa chọn để hậu thuẫn, trở thành sự thay thế BUSD. 

binance mint 1 tỷ tusd
Binance mint hơn 1 tỷ TUSD ngày 15/6 trên mạng TRX. Nguồn: Whale Alert

Ngay sau sự kiện USDT vừa qua, Binance đã tiếp tục mint hơn 1 tỷ TUSD khiến đồng stablecoin này tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn hóa, đạt mức hơn 3.1 tỷ USD. Thời gian đây sàn giao dịch nổi tiếng cũng mở thêm nhiều cặp giao dịch mới với TUSD để tăng thanh khoản cho stablecoin này. Trước đó, Binance từng mint 130 triệu TUSD trong vòng 1 tuần giúp stablecoin này có vị trí top 5 trên thị trường.

coin98
Vốn hóa TUSD. Nguồn: CoinMarketCap

Sau sự kiện USDT depeg nhẹ, sàn giao dịch Coinbase đưa ra chương trình gửi tiết kiệm cho USDC với mức lãi suất 4%, lãi suất được chi trả hoàn toàn từ quỹ marketing của Coinbase. 

Đây vừa là sự kiện thể hiện sự ủng hộ cho USDC, vừa là phương án vực dậy thanh khoản stablecoin cho Coinbase trong bối cảnh sàn giao dịch này bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các vụ kiện với SEC.

Nhà đầu tư liên tục rút tài sản ra khỏi Coinbase trước những lo ngại về pháp lý khiến số lượng stablecoin trên sàn giao dịch này rơi vào mức ít tới đáng báo động. Coinbase và Coinbase Custody (phiên bản dành cho nhà đầu tư tổ chức) chính là 2 sàn giao dịch có lượng stablecoin được rút ra cao nhất trong 7 ngày qua.

coinbase bị rút stablecoin
Các sàn giao dịch có stablecoin bị rút ròng nhiều nhất 7 ngày qua. Nguồn: Nansen

Xem thêm: 48h sau khi SEC kiện Binance & Coinbase

By Tiền Mã Hoá

Tienmahoa.net là đồng tác giả chính và chủ sở hữu của Website Tienmahoa.Net này. Tác giả có kinh nghiệm đầu tư hơn 8 năm tại thị trường Tiền mã hoá, Tiền điện tử. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về công nghệ Blockchain mà tác giả đã tiên phong giảng dạy tại các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam, qua đó có thể giải thích và tổng hợp thông tin đúng và chính xác hơn trong phạm vi hiểu biết của tác giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *