Vitalik Buterin mới đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm phí giao dịch trong hệ sinh thái Ethereum tại Token 2049 ở Singapore, trước khi hồi tưởng về những bài hát mang chủ đề tiền điện tử biểu tượng trong quá khứ.

Trong bối cảnh phát triển của ngành công nghiệp tiền điện tử, ông lưu ý rằng phí giao dịch cao trước đây là một trong những thách thức lớn cản trở việc áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, phí giao dịch trên mạng Ethereum layer 2 (L2) đã giảm xuống “về cơ bản là bằng 0”, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với tiền điện tử.

“Phí giao dịch đã giảm từ 10- 0,5 đô la xuống còn dưới 0,01 đô la, về cơ bản là bằng không. Đồng thời, Optimism và Arbitrum, hai layer 2 chính của Ethereum, đã đạt được cột mốc bảo mật quan trọng này… Do đó, các rollup đang nhanh chóng trở nên an toàn hơn và cuối cùng cũng có giá cả phải chăng.”

Phí gas Ethereum, hay phí giao dịch, trước đây đã tăng vọt lên hơn 200 đô la cho các giao dịch ưu tiên trong thời điểm tắc nghẽn mạng cao. Mạng L2 rất cần thiết để giúp Ethereum “hạ nhiệt” và có khả năng mở rộng hơn bằng cách chuyển một số giao dịch từ mainnet sang chain thứ cấp. Trước đây, Buterin đã từng phải trả hơn 800 đô la phí gas cho một giao dịch đơn lẻ để bảo vệ quyền riêng tư.

Bên cạnh việc giảm phí giao dịch L2, thời gian xác nhận của Ethereum cũng đã được cải thiện đáng kể. Cụ thể, thời gian xác nhận giao dịch đã được tối ưu hóa nhờ vào quá trình Merge, khi Ethereum chuyển sang mạng lưới PoS vào tháng 9 năm 2022. 

“Một trong những điều mà Merge đã làm là cắt giảm một nửa thời gian chờ trung bình cho đến block tiếp theo. Hiện nay, tôi có thể xác nhận giao dịch trong vòng 5 đến 15 giây.”

Nhìn về tương lai, Buterin nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp cần đáp ứng nhu cầu của người dùng chính thống trong khi vẫn giữ vững tinh thần phi tập trung.

“Chúng ta cần phấn đấu vì tính thực tiễn của ngành trong khi vẫn duy trì các giá trị nguồn mở và phi tập trung.”

Cuối cùng, Buterin kêu gọi những người tham gia ngành tìm kiếm các giải pháp thực tế để thúc đẩy làn sóng áp dụng đại trà tiếp theo mà không làm mất đi tính phi tập trung vốn có của ngành.

 

 

Itadori

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *