Việt Nam có thể mở rộng kênh huy động vốn từ thị trường tài sản kỹ thuật số, một thị trường tuy chưa được chính thức thừa nhận nhưng đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm nóng cho các hoạt động liên quan đến tiền điện tử. Theo số liệu từ Chainalysis, trong vòng 1 năm tính đến tháng 6/2023, có tới 120 tỷ USD tiền điện tử đã được chuyển vào Việt Nam, gần gấp 5 lần so với 25 tỷ USD vào qua đường FDI. Việt Nam đứng thứ hai toàn cầu về số người sở hữu tiền điện tử, chỉ sau Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), với 21,2% dân số (tương đương với khoảng 21 triệu người), theo dữ liệu từ Crypto Crunch App.

Viet Nam UAE coin

Nguồn: Crypto Crunch App

Tại Hội thảo “Cơ hội đầu tư cuối năm 2024” do Báo Đầu tư tổ chức, TS. Phạm Anh Khôi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Fintech, Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đã chia sẻ rằng ban đầu ông cũng hoài nghi về số lượng lớn nhà đầu tư tiền điện tử. Tuy nhiên, sau khi tham gia vào thị trường và các hội thảo quốc tế, ông đã bị thuyết phục bởi thực tế này. Ông nhận thấy rằng ở các diễn đàn lớn, chỉ có ba thứ tiếng được sử dụng: Anh, Nga và Việt Nam, cho thấy sự hiện diện đông đảo của nhà đầu tư Việt.

Cũng tại hội thảo, bà Lina Nguyễn, Giám đốc Phát Triển Kinh Doanh Exness Investment Bank, cho biết, theo khảo sát đối với các thị trường phát triển như Thuỵ Sỹ, Anh, Mỹ, các tổ chức tài chính/quỹ quản lý từ 1.000 tỷ USD trở lên, tại các thị trường lân cận như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) thì quản lý sức mua/mô hình quỹ từ 500 tỷ USD trở lên. Các định chế tài chính này sẽ đánh giá và liên tục phân bổ vào các danh mục tài chính mang lại lợi nhuận cao trong danh mục của mình. Họ luôn đánh giá và xem xét lại theo chu kỳ nhất định và thường nhìn xa hơn về 2025, hay tiếp theo nữa là 3 năm tới, 5 năm tới.

“Theo tôi nhìn nhận, ở thời điểm này, các tổ chức vẫn duy trì sự ưa chuộng với vàng vì các yếu tố như các chính sách lãi suất, giảm phát, tăng trưởng kinh tế gần cuối năm, địa chính trị, nhu cầu mua sắm, nhu cầu trang sức tại các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ… Vàng vẫn nằm trong nhóm tài sản an toàn và nằm đầu tiên trong danh mục các khoản đầu tư của họ. Bên cạnh đó là các dòng cổ phiếu, chứng khoán, nhưng họ sẽ tập trung vào các cổ phiếu với vốn hoá lớn hơn, đặc biệt tại thời điểm này, khi AI, công nghệ, chip phát triển, nhóm nhà đầu tư lớn luôn giữ tâm thế giữ các mã cổ phiếu này”.

Lina Nguyễn – Giám đốc Phát Triển Kinh Doanh Exness Investment Bank

Đáng chú ý, một diễn biến mới trên thị trường là nhóm định chế/nhà đầu tư tổ chức đã Họ chấp nhận khẩu vị rủi ro ở mức cao hơn để thực hiện đầu tư vào các tài sản mới, đó là tài sản số.

“Một diễn biến mới thể hiện sự năng động của dòng tiền tại thị trường Bitcoin, đó là trong 1-2 tuần vừa qua, hơn 1.200 tỷ USD đã rót vào các quỹ Bitcoin ETF. Ngày 23/7 vừa qua, Quỹ Ethereum ETF đã được SEC chấp thuận giao dịch. Theo đó, sự quan tâm của nhà đầu tư lớn với tài sản số sẽ còn tăng cao và dòng vốn rót vào các loại tài sản mới cũng gia tăng. Tiền số được xem là đã bước qua thời kỳ ngủ đông và các tín hiệu tích cực liên tục xuất hiện”, bà Lina Nguyễn cho biết.

Các nhà đầu tư trẻ tại Việt Nam thường đầu tư một khoản rất nhỏ vào thị trường tiền điện tử, điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất mát. Họ cũng thể hiện tính trách nhiệm cao khi tự bảo vệ mình trước những rủi ro như lừa đảo hay mất cắp, do không có sự bảo vệ từ các cơ quan chức năng.

Trên thế giới, nhiều chính phủ lớn như Mỹ, châu Âu và Úc đang cởi mở nhưng thận trọng với thị trường tài sản kỹ thuật số. Chính phủ Mỹ hiện đang dẫn đầu trong xu hướng token hóa tài sản thế giới thực (Real World Asset – RWA).

Theo báo cáo của Boston Consulting Group, quy mô thị trường RWA dự kiến đạt 16.000 tỷ USD, tương đương 10% GDP toàn cầu vào năm 2030. Thậm chí, theo Standard Chartered, thị trường này có thể tăng gấp đôi, lên tới 30.000 tỷ USD trong 4 năm tiếp theo. Các tài sản RWA bao gồm bất động sản, tác phẩm nghệ thuật, hàng hóa như vàng, dầu, cà phê, được mã hóa và đưa vào hệ sinh thái blockchain.

RWA có nhiều ưu điểm vượt trội, như đảm bảo giá trị từ tài sản thực, tốc độ giao dịch nhanh chóng, xuyên biên giới và được phát hành bởi các định chế tài chính khác nhau. Điều này giúp nâng cao tính minh bạch, tăng khả năng thanh khoản, chi phí giao dịch thấp và giúp nhà đầu tư dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Việt Nam có tiềm năng lớn trong thị trường tài sản kỹ thuật số. Thị trường chứng khoán hiện tại chưa đủ hấp dẫn và không đáp ứng được hết nhu cầu. Nếu thị trường chứng khoán phát triển hơn, với những sản phẩm phù hợp với đại chúng, thì nguồn vốn từ nhà đầu tư trẻ có thể được tận dụng vào nền kinh tế. Đồng thời, nếu Việt Nam theo xu hướng RWA, sẽ mở rộng được kênh huy động vốn lớn cho các doanh nghiệp bất động sản, trái phiếu và nhiều lĩnh vực khác.

Tham gia Telegram: 

 

   

Nguồn: T/H

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *