Cho đến thời điểm hiện tại của năm 2024, có vẻ Bitcoin không đạt được “Uptober” như nhiều người kỳ vọng.

Theo lịch sử, tháng 10 thường là thời điểm thuận lợi cho đồng tiền điện tử hàng đầu này. Thuật ngữ “Uptober” phản ánh hiệu suất trong quá khứ, khi Bitcoin ghi nhận mức tăng trung bình 22,9% trong tháng này kể từ năm 2013. Một số năm, như năm 2021, thậm chí chứng kiến mức tăng lên tới 40%.

Tuy nhiên, năm nay lại có vẻ không mấy suôn sẻ. Tính đến thời điểm viết bài, Bitcoin chỉ duy trì mức giá dưới 63.000 đô la, sau khi tăng 8% trong tháng 9.

Biểu đồ giá Bitcoin 1 ngày | Nguồn: TradingView

Những ai mong chờ Uptober cảm thấy lo lắng vì có nhiều yếu tố hiện đang đe dọa triển vọng này, phá vỡ chuỗi thành tích trước đó của Bitcoin.

Hoạt động thị trường giao ngay, hợp đồng tương lai và áp lực bán

OI (hợp đồng mở)* hợp đồng tương lai Bitcoin hiện đang ở mức cao 34,79 tỷ đô la, là một trong những thách thức lớn nhất mà thị trường phải đối mặt. Theo lịch sử, mức cao như vậy thường chỉ ra rằng thị trường đã đạt đỉnh.

OI hợp đồng tương lai Bitcoin | Nguồn: Coinglass

Khi các trader bắt đầu chốt lời, chúng ta thường thấy sự điều chỉnh, có thể kéo giá Bitcoin xuống. Bên cạnh đó, hoạt động thị trường giao ngay đang ở mức thấp. Sau giai đoạn mua mạnh sau đợt điều chỉnh tháng 9, động lực này đã phai nhạt, khiến các trader thận trọng và người mua không mấy mặn mà tham gia.

Sự yếu kém trong thị trường giao ngay cũng đồng nghĩa với việc ít người mua, dẫn đến ít hỗ trợ cho giá. Khi thị trường đang cân bằng giữa người mua và người bán, giá thường ổn định hoặc có thể giảm.

Áp lực bán cũng gia tăng do tâm lý nhà đầu tư đang thay đổi. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu chốt lời, đặc biệt là những người đã chứng kiến mức tăng khiêm tốn trong tháng 9. 

Các yếu tố vĩ mô và địa chính trị

Các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng đang tác động đến Bitcoin. Việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất đã tạo ra một số sự lạc quan, nhưng tỷ lệ lạm phát và dữ liệu việc làm vẫn còn nhiều bất ổn. Dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) không cung cấp định hướng rõ ràng, khiến Bitcoin kém hấp dẫn hơn như một công cụ phòng ngừa lạm phát.

Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị cũng làm rung chuyển thị trường. Các sự kiện gần đây, bao gồm xung đột ở Trung Đông và căng thẳng giữa các cường quốc, đã gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp diễn ra cũng đang tạo ra những biến động cho thị trường. Nghiên cứu từ XBTO cho thấy tính biến động của Bitcoin hiện tương quan với các thị trường tài chính truyền thống hơn so với các chu kỳ bầu cử trước, với mối tương quan với S&P 500 đạt +86%.

Nhìn chung, cơ hội để “Uptober” diễn ra dường như đang trở nên mong manh.

*OI (hợp đồng mở) là thước đo tổng giá trị của tất cả các hợp đồng tương lai đang lưu hành hoặc “chưa thanh toán” trên các sàn giao dịch, và đồng thời là một chỉ báo về sự tăng giá thị trường cũng như tâm lý của trader xung quanh một loại tài sản cụ thể.

Bạn có thể xem giá Bitcoin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Itadori

Theo Cryptopolitan

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *