Uniswap Labs, nhóm phát triển chính của sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hàng đầu, vừa công bố tính năng cầu nối không cần cấp phép (permissionless bridging) qua giao diện và ví Uniswap, hiện đã hoạt động trên 9 mạng lưới.

“Việc di chuyển tài sản giữa các chain luôn là một thách thức,” Uniswap Labs chia sẻ. “Người dùng thường phải dựa vào các cầu nối bên ngoài, đối mặt với giao diện không quen thuộc và thời gian giao dịch kéo dài.”

Việc ra mắt cầu nối không cần cấp phép của Uniswap nhằm giải quyết những bất tiện khi quản lý tài sản trên nhiều chain khác nhau. Điều này diễn ra trong bối cảnh Uniswap đang phải đối mặt với sự sụt giảm thị phần trong giao dịch phi tập trung thời gian gần đây.

Uniswap Labs ra mắt tính năng cầu nối không cần cấp phép trên chín mạng lưới blockchain

Hỗ trợ Ethereum, Base, Arbitrum và các giao thức phổ biến khác

Ban đầu, tính năng cầu nối này sẽ hỗ trợ một số giao thức blockchain phổ biến nhất. Theo Uniswap Labs, người dùng hiện có thể bắc cầu đến Ethereum, Base, Arbitrum, Polygon, OP Mainnet, Zora, Blast, World Chain và ZKsync. Cầu nối không cần cấp phép này, tích hợp trên cả giao diện và ví của Uniswap, được vận hành thông qua Across Protocol.

“Khác với các cầu nối truyền thống, Across là một cầu nối không cần cấp phép, hoạt động trên mạng lưới phi tập trung của các pool thanh khoản và relayers”.

Công ty cũng nhấn mạnh rằng cầu nối này là một trong những tính năng được người dùng mong đợi nhất. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên nền tảng X vào tháng 7 cho thấy, tính năng “cầu nối” đứng đầu danh sách yêu cầu, vượt qua cả “lệnh giới hạn trên Layer-2”.

Giá token gốc UNI của Uniswap đã tăng gần 4% và đang giao dịch ở mức 8 đô la vào thời điểm viết bài.

Nguồn: TradingView

 

 

 

Ông Giáo

Theo TheBlock

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *