Trang web Ethena dường như đã bị khai thác lỗ hổng bảo mật vào ngày 18 tháng 9, và Ethena Labs đã khuyến cáo người dùng không tương tác với bất kỳ trang web hoặc ứng dụng nào tự nhận là Ethena.

Theo thông báo trên mạng xã hội từ Ethena Labs, tài khoản đăng ký tên miền của trang web đã bị xâm phạm, dẫn đến việc trang web bị vô hiệu hóa cho đến khi sự cố được khắc phục. Ethena Labs cũng khẳng định rằng giao thức Ethena không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này, và tài sản của khách hàng vẫn an toàn.

Công ty bảo mật Blockaid cũng đã cảnh báo người dùng Ethena rằng những ai đang kết nối với trang web vào thời điểm xảy ra vụ tấn công không nên ký bất kỳ giao dịch nào và cần ngắt kết nối ví “ngay lập tức.”

MetaMask cũng đã đưa ra cảnh báo cho người dùng Ethena về các trang web giả mạo đang lợi dụng lỗ hổng này để lừa đảo, đánh cắp cụm từ hạt giống và xâm phạm mật khẩu. Ví tài chính phi tập trung này đã đánh dấu trang web Ethena là “trang web lừa đảo,” khuyến cáo người dùng không nên sử dụng cho đến khi có thông báo mới.

Các vụ hack tiền điện tử đã gây thiệt hại lên tới 1,2 tỷ đô la vào năm 2024

Theo báo cáo gần đây từ Immunfi, thiệt hại do các vụ hack tiền điện tử đã vượt quá 1,2 tỷ USD vào cuối tháng 8 năm 2024, cho thấy mức tăng đáng lo ngại 15,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vào ngày 3 tháng 9 năm 2024, giao thức Penpie — một nền tảng độc lập trên Pendle — đã bị exploit, dẫn đến thiệt hại 27 triệu USD cho khách hàng. Gần đây hơn, nền tảng tài chính phi tập trung Delta Prime cũng đã bị tấn công, với thiệt hại lên tới 6 triệu USD. Hacker đã sửa đổi các hợp đồng để rút sạch tài sản từ các nhóm Delta Prime trên mạng Arbitrum và ngay lập tức chuyển đổi 6 triệu USD stablecoin bị đánh cắp thành Ethereum.

 

 

Annie

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *