<!–

–>
<!–

–>

<!–

–>

<!–

–>

Open Network Foundation đã chọn Mobius Development Stack (MDS) của Axelar để tích hợp hệ sinh thái The Open Network (TON) với 68 mạng blockchain khác.

Lần hợp tác này hứa hẹn nâng cao khả năng mở rộng và tính ứng dụng của các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên nền tảng TON, đồng thời cải thiện khả năng kết nối trên các nền tảng Web3.

Anthony Tsivarev, Giám đốc phát triển hệ sinh thái tại TON Foundation, khẳng định Axelar là “lựa chọn lý tưởng” nhờ tính chất mở và thân thiện với các nhà phát triển.

TON Foundation chọn Axelar

Sau quá trình đánh giá kỹ lưỡng các nền tảng tương tác cross-chain, TON Foundation quyết định lựa chọn MDS của Axelar nhờ tính bảo mật cao, khả năng tích hợp linh hoạt và dễ dàng triển khai.

Công nghệ Interchain Amplifier của Axelar cho phép các nhà phát triển trên TON kết nối và tương tác dễ dàng với các blockchain khác. Điều này giúp việc chuyển giao tài sản và dữ liệu giữa TON và các mạng lớn như Ethereum, Cosmos, và Polkadot trở nên liền mạch hơn.

Việc tích hợp này sẽ giúp các nhà phát triển xây dựng dApp hoạt động trên nhiều blockchain, loại bỏ sự cần thiết của các giải pháp cầu nối truyền thống.

Đồng thời, nó cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng phân mảnh thanh khoản khi các tài sản được triển khai trên nhiều mạng khác nhau.

Người dùng TON sẽ có thêm nhiều lựa chọn tiếp cận các dịch vụ Web3, giao dịch mượt mà hơn và trải nghiệm đơn giản hóa mà không cần qua các cầu nối phức tạp.

Xu hướng tăng cường khả năng tương tác cross-chain

Việc TON hợp tác với Axelar là một phần của xu hướng mở rộng khả năng tương tác cross-chain trong lĩnh vực Web3, khi kết nối blockchain trở thành ưu tiên hàng đầu. Vào ngày 10 tháng 10, Ronin Network, từng bị tấn công mạng trị giá 625 triệu đô la vào tháng 3 năm 2022, cũng đã tích hợp thành công với Giao thức tương tác cross-chain (CCIP) của Chainlink.

Việc tích hợp CCIP của Chainlink đảm bảo tính hợp lệ của các tin nhắn giữa các chain trong hệ thống cầu nối cross-chain của Ronin Network. Mặc dù khả năng kết nối cross-chain giúp đơn giản hóa quy trình giao dịch, nhưng vấn đề bảo mật vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu đối với các mạng theo đuổi hướng đi này.

 

 

 

Itadori

Theo Cointelegaph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *