Bitcoin và S&P 500 hiện đang đi theo hai hướng khác nhau. Xu hướng này đã từng xảy ra trước đây, đáng chú ý nhất là vào năm 2019 trước đại dịch COVID-19. Trước đó, S&P 500 đã tăng từ khoảng 2.900 lên 3.400, trong khi Bitcoin giảm từ khoảng 11.000 xuống dưới 10.000 đô la. Tình trạng phân kỳ này bắt đầu vào tháng 6/2019 và cả hai tài sản cuối cùng đã hội tụ sau biến động thị trường vào tháng 3/2020.

bitcoin

S&P 500 và BTC vào năm 2019 | Nguồn: TradingView

Tình trạng phân kỳ hiện tại cũng bắt đầu vào tháng 6, lặp lại các mô hình trong quá khứ. Trong đó, căng thẳng thị trường, chẳng hạn như giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) đồng yên Nhật suy yếu, dẫn đến tình trạng bán tháo đáng kể tương tự như COVID-19. Với việc Bitcoin và S&P 500 đạt mức cao mới mọi thời đại vào tháng 3, câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Bitcoin có trở lại phù hợp với S&P 500 khi điều kiện thị trường phát triển hay không?

S&P 500 và BTC vào năm 2024 | Nguồn: TradingView

Lỗ thực ở mức tối thiểu mặc dù 80% nguồn cung STH đang thua lỗ

Các khoản lỗ “nông” cho thấy niềm tin của những người nắm giữ Bitcoin bất kể nguồn cung thua lỗ cao.

bitcoin

Nguồn cung của holder ngắn hạn (xanh) và nguồn cung của holder ngắn hạn thua lỗ (đỏ) | Nguồn: Glassnode

Để hiểu được tâm lý thị trường của Bitcoin, cần theo dõi tỷ lệ phần trăm nguồn cung của người nắm giữ ngắn hạn (STH) bị thua lỗ và tỷ lệ lợi nhuận đầu ra đã chi tiêu (SOPR). Các chỉ báo này cho chúng ta thấy những người mua gần đây đang hoạt động như thế nào và tác động tiềm tàng của họ đối với biến động giá. Trong khoảng thời gian từ ngày 28/7 đến ngày 20/8, nguồn cung STH bị lỗ tăng vọt từ 21,74% lên 94,21%, sau đó giảm nhẹ. Tuy số liệu này có vẻ đáng báo động nhưng quan sát SOPR cho thấy tình trạng không quá nghiêm trọng như vậy. SOPR hiện ở mức ngay trên 1, báo hiệu các coin đang được giao dịch ở mức giá xấp xỉ hoặc cao hơn giá mua trung bình.

bitcoin

Nguồn: Bgeometrics

Bạn có thể xem giá Bitcoin ở đây.

 

 

   

Minh Anh

Theo Tạp chí Bitcoin

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *