Với những gì đã và đang xảy ra, chắc chắn có sự quan tâm ngày càng tăng từ các công ty Wall Street đối với tiền điện tử.
Chiến thắng gần đây của Grayscale trước Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) và cuộc trò chuyện đang diễn ra xoay quanh quỹ Bitcoin ETF giao ngay của BlackRock làm thay đổi đáng kể tâm lý thị trường trong không gian tiền điện tử. Một số công ty, bao gồm Valkyrie, Bitwise, WisdomTree và Invesco, đã nhanh chóng làm theo và nộp đơn đăng ký quỹ ETF của riêng họ.
Những người chơi tài chính truyền thống cũng đã có những bước tiến đáng chú ý trong lĩnh vực. Deutsche Bank, công ty quản lý tài sản trị giá 1,4 nghìn tỷ đô la, đã nộp đơn xin giấy phép cung cấp dịch vụ lưu ký (custody) tiền điện tử, trong khi Citadel, Fidelity và Charles Schwab hỗ trợ sàn giao dịch EDX Markets mới được mới ra mắt gần đây. PayPal tiếp tục tham gia vào lĩnh vực bằng cách triển khai dự án stablecoin của riêng mình.
Tuy nhiên, nhiều người đang tự hỏi liệu crypto đã sẵn sàng để giữ lại dòng vốn tổ chức khổng lồ hay chưa?
Chắc chắn là vậy.
Sẵn sàng đến mức nào?
Việc xác định xem tiền điện tử đã sẵn sàng hay chưa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự rõ ràng về quy định cũng như sự vững mạnh của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, nhà tạo lập thị trường. Tất cả đều đóng vai trò then chốt trong việc giữ chân nhà đầu tư tổ chức vì họ đảm bảo duy trì thị trường lành mạnh, công bằng và hội nhập.
Hay nói một cách khái quát hơn, tài chính tập trung đã sẵn sàng cho Wall Street. Khi nói về CeFi, chúng ta đang nói về các nền tảng tiền kỹ thuật số nổi tiếng trông rất giống loại dịch vụ quen thuộc với những người chơi tài chính truyền thống. Đơn cử như những nền tảng Coinbase và Gemini.
Bằng cách phần lớn gắn bó với cơ sở hạ tầng Web2, họ có thể xử lý quy mô hoạt động của Wall Street. Các công ty CeFi này đã tính đến khối lượng thị trường lành mạnh và sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường. Ở hầu hết các khu vực pháp lý cũng ngày càng có sự rõ ràng quy định về cách làm việc với các dịch vụ này.
Tất nhiên, có một số chi tiết cần được giải quyết, chẳng hạn như thiếu nhà môi giới chính thực sự và bảo hiểm vững chắc theo quy mô. Tuy nhiên, nếu có đủ thời gian và bảng cân đối kế toán lớn hơn, những thứ này chắc chắn sẽ được thêm vào hệ thống. Chúng không phải là những vấn đề gây tắc ngẽn cơ bản.
Đưa DeFi vào cuộc chơi
Xem xét DeFi, chúng ta phải thấy không gian này có thể đóng hai vai trò khác nhau trong thị trường tiền điện tử. DeFi có thể được sử dụng làm layer thanh toán cho các dịch vụ không lưu ký (custody) làm hạn chế một số khía cạnh tập trung hóa (được gọi là “DeFi phụ trợ”). Nhưng nó cũng có thể được phân cấp hoàn toàn (“DeFi thuần túy”).
Trường hợp DeFi là layer thanh toán hay DeFi phụ trợ thì tương tự như CeFi. Những loại hoạt động này vẫn cung cấp một số giám sát tập trung, khiến chúng tương thích hơn với cách tiếp cận của tài chính truyền thống.
Một số ví dụ là các dịch vụ OTC có khả năng thanh toán nguyên tử thông qua Fireblocks, Copper hoặc các nhà lưu ký tài sản kỹ thuật số khác. Ngoài ra, còn có các nền tảng thanh toán tài sản kỹ thuật số dành cho giao dịch phái sinh, chẳng hạn như Paradigm để thanh toán các quyền chọn tài sản kỹ thuật số.
DeFi phụ trợ chắc chắn đi kèm với cơ sở hạ tầng cần thiết để hoạt động như một layer thanh toán. Nhiều dịch vụ DeFi layer 2 cung cấp tốc độ và mức chi phí cần thiết cho hoạt động của Wall Street. Đồng thời có các nhà tạo lập thị trường cung cấp thanh khoản lành mạnh và khả năng hấp thụ khối lượng lớn. Năng lực giám sát của họ cũng cho phép họ tuân thủ các quy định của địa phương.
Ở đây có thể sẽ cần quá trình thẩm định dài hơn khi được các tổ chức lớn bật đèn xanh. Tuy nhiên, việc các tổ chức chấp nhận hoàn toàn DeFi phụ trợ và hiểu về công nghệ cũng như bảo mật đằng sau nó chỉ là vấn đề nhận thức.
Chắc chắn có tiềm năng cho DeFi thuần túy. Tuy nhiên, tình hình ở đây có thể hơi khác một chút so với các lựa chọn thay thế ít phi tập trung hơn. Khi nói về DeFi thuần túy, chúng ta đang nói về các giao thức hoạt động theo cách hầu như không cần cấp phép và phi tập trung như Uniswap hoặc Curve Finance. Lĩnh vực này đại diện cho sự thay đổi mô hình lớn nhất, nhưng ngược lại vẫn là lĩnh vực còn lâu mới sẵn sàng được áp dụng ở các tổ chức.
Các giao thức DeFi thuần túy vẫn phải chịu quá nhiều yếu tố thiên nga đen do tính chất thử nghiệm của cơ sở hạ tầng. Vụ tấn công khai thác Curve Finance là một ví dụ đáng chú ý gần đây. Điều này đưa ra một kịch bản có vẻ quá rủi ro so với mong muốn của hầu hết các nhà đầu tư tổ chức, vì họ chưa sẵn sàng tin tưởng vào phần mềm để đảm bảo sự an toàn cho tiền của họ. Ngoài ra còn có những thách thức pháp lý đi kèm với bản chất không cần cấp phép của chúng.
Tuy vậy nhưng không có nghĩa là DeFi thuần túy không phải điểm khám phá thú vị cho tất cả những người tham gia thị trường – đây có lẽ thậm chí còn là lĩnh vực thú vị nhất để khám phá. Tuy nhiên, hiện tại nó nên được coi là bàn đạp cho các loại công cụ tài chính mới mà cuối cùng có thể đưa vào môi trường thân thiện hơn với tổ chức.
Đủ sẵn sàng
Nhìn chung, quan điểm thận trọng nhất về khả năng xử lý dòng tiền từ Wall Street của tiền điện tử là gần đến mức sẵn sàng hơn là không. Một số lĩnh vực sẵn sàng hơn những lĩnh vực khác, nhưng chúng ta chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực có khả năng thu hút sự quan tâm ban đầu.
Khi các tổ chức tài chính truyền thống tiếp tục tham gia, kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là họ sẽ bắt đầu bằng việc tham gia vào CeFi – một lĩnh vực đã được chuẩn bị sẵn sàng cho sự chú ý này. Thái độ của Wall Street đối với thị trường tiền điện tử sau đó sẽ tiếp tục được cải thiện theo thời gian khi DeFi phụ trợ và DeFi thuần túy phát triển.
Đình Đình
Theo The Block