Các quỹ ETF Bitcoin và Ethereum giao ngay tại Hoa Kỳ đã góp phần cải thiện tính thanh khoản trên thị trường crypto, nhưng vẫn chưa đủ để đối phó với các biến động lớn, theo báo cáo của Kaiko vào ngày 29 tháng 8.

Theo Kaiko, tính thanh khoản đã có sự cải thiện đáng kể kể từ khi FTX sụp đổ vào tháng 11 năm 2022, với khối lượng giao dịch hàng ngày của 10 nền tảng crypto hàng đầu tăng 30% trong năm qua.

Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng chỉ số khối lượng giao dịch không hoàn toàn phản ánh đúng tính thanh khoản, vì khối lượng có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các khoản phí và ưu đãi từ các nền tảng giao dịch.

Chưa sẵn sàng cho các cú sốc lớn

Các nhà phân tích của Kaiko nhấn mạnh rằng khối lượng giao dịch cần được đánh giá cùng với độ sâu thị trường, yếu tố thể hiện khả năng duy trì các lệnh thị trường lớn mà không làm biến động giá tài sản. Kết hợp hai yếu tố này, tỷ lệ giữa khối lượng và độ sâu thị trường mới cho thấy bức tranh thực sự về tính thanh khoản, bởi khối lượng có thể vượt xa tính thanh khoản thực tế do các hoạt động giao dịch giả tạo.

Qua việc áp dụng tỷ lệ này, Kaiko nhận thấy rằng thị trường crypto vẫn chưa đủ mạnh để chống chọi với các cú sốc lớn. Điều này đã được chứng minh rõ ràng khi các lệnh giao dịch Bitcoin gặp phải sự trượt giá nghiêm trọng trong đợt sụt giảm thị trường vào ngày 2 tháng 8, sau khi Ngân hàng Nhật Bản bất ngờ tăng lãi suất.

Trượt giá xảy ra khi không có đủ thanh khoản để hấp thụ một lệnh thị trường tại một mức giá nhất định, làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giao dịch. Một số cặp giao dịch, chẳng hạn như BTC/EUR trên KuCoin, đã chứng kiến mức trượt giá vượt quá 5% trong ngày hôm đó.

Đáng ngạc nhiên là ngay cả các cặp tiền được niêm yết bằng stablecoin, bao gồm USDT và USDC trên BitMEX và Binance US, vốn được biết đến là có tính thanh khoản tương đối cao hơn so với các cặp tiền được niêm yết bằng tiền pháp định, cũng đã trải qua sự trượt giá đáng kể, với mức tăng hơn 3 điểm cơ bản so với điều kiện thị trường bình thường.

Báo cáo cũng chỉ ra sự biến động trong mức trượt giá tại các thời điểm khác nhau trong ngày, điều này cho thấy tính thanh khoản hiện tại của thị trường vẫn còn thiếu hụt.

Áp lực từ nguồn cung dư thừa

Kaiko cũng cảnh báo rằng “nguồn cung dư thừa” tiếp tục tạo áp lực lên tính thanh khoản của thị trường crypto. Thuật ngữ này ám chỉ lượng crypto có thể bị bán ra trên thị trường, đẩy giá xuống thấp hơn.

Ví dụ tiêu biểu là tài sản của Mt. Gox, với hơn 46.000 BTC – trị giá hơn 2 tỷ USD – vẫn đang chờ được phân phối lại. Báo cáo cho biết rằng đợt phân phối đầu tiên đã đi kèm với một đợt bán tháo lớn.

Việc tái phân phối tài sản cho các chủ nợ của Mt. Gox đã trở thành một trong những nguồn gốc chính gây lo ngại trên thị trường kể từ tháng 5. Tài sản của sàn giao dịch crypto phá sản này hiện còn hơn 46.000 BTC để tái phân phối cho các chủ nợ, trị giá hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là số tiền này sẽ được bán. Nhiều người nắm giữ có thể sẽ tiếp tục giữ số BTC này; tuy nhiên, đợt tái phân phối đầu tiên, chiếm 100.000 bitcoin, đã dẫn đến một đợt bán tháo lớn trên thị trường.

Ngoài 2,72 tỷ USD mà Mt. Gox còn lại để tái phân phối, còn có nhiều chủ sở hữu lớn khác có thể là nguồn gây áp lực bán trong những tháng tới. Điều này bao gồm chính phủ Hoa Kỳ với khối lượng nắm giữ hơn 200.000 BTC, cũng như các chính phủ khác như Anh, Trung Quốc và Ukraine. Tesla, công ty chưa mua hoặc bán BTC kể từ năm 2022, cũng có thể cân nhắc bán một phần lượng BTC nắm giữ trong tương lai để tài trợ cho các dự án mới.

Bạn có thể xem giá Bitcoin ở đây.

 

 

 

Vương Tiễn

Theo Crypto Slate

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *