Robert Mitchnick – người đứng đầu bộ phận tài sản kỹ thuật số tại công ty quản lý tài sản BlackRock – cho biết mặc dù quỹ ETH ETF giao ngay đã được ra mắt trong tuần này thì cũng sẽ không có cửa cho các quỹ theo dõi các tài sản tiền điện tử khác như SOL của Solana hoặc MATIC của Polygon.

“Tôi không nghĩ sẽ không có nhiều ETF tiền điện tử được ra mắt. Nếu nói về Bitcoin, hiện nó đang chiếm khoảng 55% vốn hóa thị trường. Còn ETH thì ở mức 18%. Nhưng loại tài sản khả thi tiếp theo lại chỉ chiếm khoảng… 3%. Nó vẫn chưa đạt đến ngưỡng thích hợp về độ trưởng thành, tính thanh khoản và các yếu tố quan trọng khác.”

Mặc dù vậy, “ngày càng rõ ràng” rằng tiền điện tử giống như một loại tài sản “sẽ không biến mất”, và nhiều khả năng sẽ có những cơ hội trong tương lai cho các công ty như BlackRock tham gia sâu hơn vào thị trường. Ví dụ, đối thủ cạnh tranh VanEck là công ty đầu tiên nộp đơn xin ra mắt Solana ETF, mà các chuyên gia coi đó là một mục tiêu xa vời. 

Các quỹ ETH ETF giao ngay chỉ thu hút được khoảng 20% ​​đến 25% dòng vốn đổ vào vì 11 quỹ BTC ETF giao ngay có mặt trên thị trường phần lớn đều đang đi đúng với kỳ vọng của các chuyên gia. Các quỹ BTC ETF đã đặt được thành công đột phá. Cụ thể, quỹ tín thác IBIT của BlackRock là ETF có hiệu suất mạnh thứ hai trong năm nay, chỉ đứng sau quỹ theo dõi S&P 500. Quỹ này cũng chiếm hơn 20% dòng tiền của BlackRock trong năm nay và cho đến nay chỉ chứng kiến dòng tiền âm trong 1 ngày duy nhất.

“Chúng tôi không thực sự coi BTC và ETH là đối thủ cạnh tranh. Bitcoin đang cố gắng trở thành một giải pháp thay thế tiền tệ toàn cầu, một hệ thống thanh toán toàn cầu tiềm năng (trong khi Ethereum được coi là nền tảng công nghệ để xây dựng các ứng dụng mới lạ). Vì vậy, chúng trông giống như đang bổ trợ cho nhau hơn”.

Mitchnick nói thêm rằng mặc dù các cơ quan quản lý vẫn chưa ban hành các quy định rõ ràng, có vẻ như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đang muốn đặt ra giới hạn cụ thể. Ví dụ, SEC khó có thể chấp thuận các quỹ ETH ETF giao ngay có liên quan tới staking. 

BlackRock được cho là đã khơi dậy mối quan tâm dành cho các quỹ BTC ETF giao ngay khi nộp đơn xin ra mắt một quỹ vào tháng 6 năm 2023. SEC đã lưỡng lự, không chấp thuận các sản phẩm đầu tư này trong hơn một thập kỷ với lý do lo ngại về khả năng thao túng thị trường và vấn đề giám sát. Hồ sơ BTC ETF của iShares đã thay đổi cuộc chơi khi bao gồm một thỏa thuận quan sát thị trường, trực tiếp giải quyết các lo ngại của SEC. 

Đề xuất giá trị của Bitcoin

Nhà đầu tư điển hình trong quỹ tín thác IBIT của BlackRock thường phân bổ 2% đến 3% quỹ và kỳ vọng rằng khoản đầu tư đó sẽ có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Bitcoin là một loại tài sản về cơ bản khác với “cổ phiếu, thu nhập cố định hoặc các tài sản truyền thống khác” và có đề xuất giá trị* khác biệt mà cơ sở người dùng của BlackRock chỉ mới bắt đầu nhận ra.

Mitchnick đặc biệt lạc quan về sự quan tâm từ các cố vấn tài sản và các tổ chức, những người hiện chỉ đại diện cho một phần “thiểu số” các nhà đầu tư IBIT. Theo ông, chúng ta vẫn còn một hành trình dài phía trước, và giờ thì vẫn còn “sớm”. 

CEO BlackRock cho biết mọi người bắt đầu nhận thấy sự thay đổi này khi coi Bitcoin là một nơi trú ẩn an toàn tiềm năng, đồng thời hạ thấp “sự chỉ trích” từ những Bitcoiner mô tả bitcoin là một “tài sản rủi ro”. Định nghĩa đó “về cơ bản là không chính xác” và “hoàn toàn không hữu ích” khi chúng ta nhìn vào không gian tiền điện tử trong tương lai xa. 

“Nếu đứng một mình thì bản thân Bitcoin đúng là một tài sản rủi ro. Nhưng những rủi ro đó liên quan đến sự không chắc chắn về việc áp dụng trong tương lai, quy định, sự phát triển của một hệ sinh thái vẫn còn ở giai đoạn đầu. Chúng rất khác với các cuộc khủng hoảng ngân hàng, rối loạn địa chính trị hay lạm phát, ngân sách thâm hụt, nợ xấu, tiền tệ mất giá – tất cả những loại nỗi sợ hãi và yếu tố rủi ro tồn tại ngoài kia trong thế giới TradFi.”

*Đề xuất giá trị (value proposition): là một bản tuyên bố đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu về lợi ích khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ.

 

  

Itadori

Theo The Block

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *