Curve Finance liệu có sống sót trước cơn bão?

CEO Curve Finance sử dụng hơn 200 triệu CRV để thế chấp trên các nền tảng cho vay. Vì vậy, nếu khối lượng CRV đó bị thanh lý, liệu Curve Finance có bị ảnh hưởng?

Curve Finance là một ông lớn trong ngành DeFi khi có TVL đạt gần 4 tỷ USD. Tuy nhiên, ngày 9/6 CEO Curve Finance – Michael Egorov, bị kiện bởi 3 quỹ đầu tư là ParaFi Capital, Framework Ventures và 1kx với tội danh lừa đảo.

Cụ thể, theo trang báo Coindesk, ba nhà đầu tư kiện Egorov với lý do thực hiện các giao dịch bí mật và làm ảnh hướng tới khả năng tài chính của quỹ. Tuy nhiên, luật sư của CEO CRV cho rằng đây chỉ là những cáo buộc sai sự thật.

Những giao dịch bí mật của CEO Curve Finance

Theo trang Lookonchain, Egorov đã bắt đầu vay stablecoin trên Aave vào tháng 4, với 37 triệu USDT được gửi đến sàn giao dịch Bitfinex trong khi 51 triệu USDC được gửi đến Wintermute.

Ngoài ra, theo Debank ví của Egorov đã thế chấp 432 triệu CRV để vay 92 triệu USD từ 4 nền tảng khác nhau bao gồm Aave V2, Abracadabra, Fraxlend và Inverse. Hiện tại, trung bình health ratio (Chỉ số sức khỏe được tính bằng cách tài sản thế chấp chia giá trị tài sản vay) của 4 nền tảng này đang ở mức 1.6 và nếu chỉ số này xuống thấp hơn một, khoản vay sẽ bị thanh lý.

Khoản vay của CEO trên Aave, Source: Debank

Và nếu số lượng CRV thế chấp (xấp xỉ chiếm 30% tổng cung) bị thanh lý, khả năng cao token của Curve Finance sẽ giảm rất sâu và khó quay trở lại thị trường.

Vì vậy, cộng đồng hiện đang đặt câu hỏi “Curve Finance sẽ trôi dạt về đâu?”

Curve Finance sẽ trôi dạt về đâu?

Cộng đồng phần lớn đều hoảng sợ trước sự kiện này vì số lượng thanh lý quá lớn. Vì vậy, họ cũng đã có rất nhiều đề xuất nhằm mục đích bảo toàn giá cho CRV và số lượng token bị thế chấp.

Động thái đầu tiên đến từ @gauntletnetwork, họ có đề xuất dành cho Aave với tiêu đề “Đóng băng CRV và đặt LTV bằng 0 trên Aave v2”.

Cụ thể, mục đích của ý tưởng này đến từ việc lo lắng Aave có thể gặp phải “nợ khó đòi” khi thanh khoản trên thị trường không đủ bù đắp số lượng CRV thế chấp.

Thanh khoản không đủ để có thể mua lại số lượng CRV thế chấp

Tương tự Aave, nếu số lượng CRV trên Aave bị thanh lý,những khoản vay trên FRAX, Abracadabra,… cũng sẽ bị ảnh hưởng và khiến cho các dự án cho vay gặp tình trạng khó khăn khi thanh toán số CRV. Nhà phân tích của quỹ đầu tư Thanefield – @apesprologue đăng tải dòng tweet đề cập tới lịch token unlock của CRV và chỉ ra rằng khối lượng bán tháo có thể ngày một tăng.

Không những vậy, nếu số lượng CRV của CEO bị thanh lý, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hệ sinh thái Curve. Theo DeFi_Made_Here –  KOL được CZ theo dõi, cho rằng sự kiện này sẽ có khả năng đưa dự án Curve sụp đổ. Cụ thể, tài khoản twitter này chỉ ra tất cả hoạt động trên hệ sinh thái Curve đều có liên quan với CRV bởi CRV là một farming token, tương tự với LUNA.

Cuối cùng, theo DegenSpartan – KOL được CZ theo dõi, số tiền được vay trên Aave khả năng cao được sử dụng để mua căn nhà trị giá 40 triệu USD. Đây là động thái bị cộng đồng cho rằng CEO muốn từ bỏ các khoản nợ trên Aave.

Vấn đề vẫn chưa phải quá lớn

Tương tự sự kiện 200 BNB được thế chấp tại Venus, health ratio của các khoản vay còn rất cao, trung bình khoảng 1.6. Vì vậy, để có thể chạm mức thanh lý, thị trường phải có một cú sập lớn mới có thể đạt ngưỡng thanh lý.

Ngưỡng thanh lý của CRV, source: Defillma

Vậy còn về đề xuất của @gauntletnetwork trên Aave? Có rất nhiều ý kiến không đồng tình về ý tưởng này. Cụ thể, theo Chaos Labs, họ cho rằng Egorov đang rất tích cực trong việc giữ thanh khoản cho CRV để tránh khoản vay không bị thanh lý.

Health factor khoản vay của Egorov

Và đúng như Chaos Labs đề cập, CEO của Curve chứng minh rằng ông chưa hề từ bỏ khoản nợ trên Aave, điển hình là vào ngày 15/6, Egorov hoàn trả 1.3 triệu USD cho Aave nhằm giảm nợ và giảm thiểu khả năng bị thanh lý. 
Đồng ý với Chaos Labs, Zer0dot – từng là developer tại Aave và Lens Protocol, nói rằng việc đóng băng là hoàn toàn chưa đúng. Tuy nhiên, nhằm tối ưu hóa việc quản lý rủi ro và bị hack, ông cho rằng nên chuyển khoản vay của Egorov lên Aave V3 thay vì V2.

Ý kiến của Zer0dot

Nhìn chung, đề xuất của tài khoản gauntletnetwork trên Aave đang có tỉ lệ thông qua là rất thấp khi đa phần mọi người đều muốn một giải pháp an toàn hơn.
Cuối cùng, Egorov được cho đã rất nỗ lực khi cố gắng hợp tác với Aave trong việc dừng cho vay CRV nhằm mục đích hạn chế người dùng short đồng coin này và đưa vị thế của CRV vào mức nguy hiểm.

Việc số lượng CRV thế chấp bị thanh lý là điều khó xảy ra khi cộng đồng Aave và Curve đều nỗ lực không ngừng trong vụ FUD này. Tuy nhiên, thị trường crypto là nơi nổi tiếng với nhiều biến động, vì vậy nếu thị trường còn xu hướng giảm và CRV bị áp lực bán tháo từ người dùng, token của Curve Finance vẫn có khả năng chạm được mức thanh lý.

 

Sự phát triển của NFT Music

Âm nhạc luôn luôn là một chủ đề hot trong thị trường này và đang nhận được sự chú ý ngày một nhiều từ cộng đồng. Vậy liệu năm 2023 có phải là một năm dành cho “narrative” này?

Tổng quan music NFT

Âm nhạc luôn luôn là một thị trường béo bở bởi khả năng tăng trưởng mạnh và lượng người dùng đông đảo. Hiện tại, các nền tảng phát nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music,.. đang có doanh thu lên tới hàng tỷ đô cùng lượng người dùng ngày một tăng.

Doanh thu và người dùng của Spotify và Apple Music

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển vượt bậc này, thị trường âm nhạc vẫn luôn có nhiều vấn đề tồn đọng bấy lâu nay. Vậy liệu Web 3music NFT có phải là giải pháp không?

Vấn đề của music truyền thống

Tài chính

Đối với ca sĩ, vấn đề của họ nằm ở vốn ban đầu và bản quyền. Thông thường, khi một ca sĩ muốn ra mắt bài hát, họ sẽ phải thuê studio để thu âm và thuê producer. Từ đó, dẫn tới việc quá trình ra mắt một bài hát dài 3 phút có thể tiêu tốn 20-100 triệu VND của các ca sĩ.

Vì vậy, để giải quyết những vấn đề này, các ca sĩ sẽ phải hợp tác với các hãng studio để bù đắp về các chi phí thuê, chi phí marketing,…Tuy nhiên, vấn đề này lại phát sinh ra một vấn đề khác đó chính là phí bản quyền và quyền sở hữu.

Lấy ví dụ về vụ việc Taylor Swift với hãng thu âm Big Machine Record. Năm 2019, hãng thu âm Big Machine được mua lại bởi Scooter Braun cùng với sự tranh chấp bản quyền 6 album ca nhạc của Taylor Swift. 

Kết quả hẳn mọi người cũng đoán được, Scooter Braun thắng kiện và ông đã bán 6 album với giá hơn 300 triệu USD. Và Taylor Swift – người làm ra 6 bản album, thì lại nhận về con số không và mất đi quyền sở hữu.

Rào cản đầu tư

Ở thị trường âm nhạc truyền thống, vấn đề đầu tiên được đề cập là khả năng thu hồi vốn đầu tư dành cho các hãng âm nhạc là rất thâp:

Theo một bài phỏng vấn Tóc Tiên năm 2017  

Không những thế, vấn đề thứ hai là khả năng khó tiếp cận đầu tư ca sĩ dành cho người dùng thông thường vì lý do pháp lý và đa phần những ca sĩ đều chịu sự quản lý của các hãng ghi âm. Cho nên nếu muốn đầu tư ca sĩ, họ phải đầu tư vào các hãng ghi âm.

NFT Music có giải quyết vấn đề?

Đối với ca sĩ

Music NFT đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các ca sĩ mà không phải quan tâm tới thuế. Điển hình có thể kể đến thành viên trong ban nhạc Linkin Parks, Mike Shinoda khi ra mắt bản NFT đầu tiên và thu về 11,000 USD.

Ngoài ra, Music NFT cũng đem lại cho các ca sĩ nhỏ lẻ về khả năng tài chính . Lấy ví dụ về ca sĩ Green Ring, ông ra mắt track “Clouded” trên Sound và thu về hơn 2,000 USD. Sau đó, Green Ring sử dụng số tiền đó để chi trả cho việc marketing và đưa bài hát Clouded lên Spotify. Kết quả là tác phẩm Clouded đã thành công rực rỡ với hơn 200,00 lượt views.

Ngoài ra, NFT có thể giúp các ca sĩ gọi vốn từ cộng đồng cho việc sản xuất các sản phẩm âm nhạc. NFT đóng vai trò chứng thực góp vốn và có thể xác định để chia sẻ doanh thu trong tương lai.

Đối với thị trường

Đối với fan khi sở hữu một NFT Music, họ mong đợi từ việc thỏa mãn khi trở thành một “early fan” đối với các ca sĩ. Ngoài ra, NFT Music cũng chứng minh người dùng trong việc họ đang sở hữu bản quyền âm nhạc và được hưởng một phần lợi nhuận của bản nhạc đó (Royal, Sound xzy,…)

Tuy nhiên, vấn đề bản quyền dành cho người mua vẫn chưa được thực sự giải quyết triệt để. Để dễ hình dung, người dùng mua NFT Music với mong muốn là được chia lợi nhuận bài hát với các ca sĩ. Nhìn chung, đây là một use case tương đối tốt đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, NFT Music chỉ đơn giản là những NFT có chứa bản nhạc mà không hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Cho nên, nếu người mua sử dụng NFT Music cho mục đích như kinh doanh hay sử dụng bản nhạc đều bị cho là “dính bản quyền”.

Bối cảnh NFT Music

NFT Music đang có bước chạy đà khá tốt khi mà dòng tiền đầu tư cũng đang dần đổ vào hệ sinh thái. Trong 6 tháng gần nhất, đã có hơn 8 dự án về music gọi vốn thành công với số tiền là 67 triệu USD từ những nhà đầu tư như DWF Labs (đầu tư nền tảng Label) hay Solana Ventures (đầu tư vào Blockstars),.. 

Nếu so sánh với mảng nghệ thuật khác là Art thì dòng tiền đầu tư chỉ xấp xỉ khoảng 26 triệu đô trong 6 tháng gần nhất. Tuy nhiên, nếu so sánh NFT Music với các mảng NFT truyền thống thì dòng tiền của music vẫn còn khá ít.

Ngoài ra, về khía cạnh số lượng người dùng và creators, các nền tảng Web3 chuyên về âm nhạc đang có số lượng tăng trưởng mạnh vào đầu năm 2023. Tiêu biểu có thể kể đến các dự án như Sound, Audius,…

Growth of NFT music

Tổng quan hệ sinh thái

Khác với hệ sinh thái của NFT thông thường, music NFT có hệ sinh thái khá nhỏ và chưa có thực sự nhiều dự án đến với cộng đồng. Tuy nhiên, hệ sinh thái của music NFT lại khá đa dạng so với các loại NFT khác.

Hệ sinh thái NFT Music

Lấy ví dụ như GrooveTime, nền tảng chuyên hỗ trợ và tập trung vào mảng nhạc Dance. Royal với khả năng chia sẻ các phí royalty của một số album hoặc bài hát trong tương lai (đây cũng có thể được coi là một hình thức cho vay dành cho các nghệ sĩ khi mà họ chưa có vốn để sản xuất những tác phẩm đầu tay), hoặc Oneof – nền tảng dành cho các nghệ sĩ hạng A như Rihanna, Doja Cat, Alesso,…

Còn một điểm lưu ý ở hệ sinh thái là mảng Streaming có rất ít dự án. Ở web2, chúng ta có Apple Music trả cho nghệ sĩ $0.01/ stream và Spotify $0.003/ stream, nhưng số lượng stream ở web2 kiếm $1 chỉ có khoảng 2000 stream. Trong khi đó, Audius lại dành cho nghệ sĩ tới $0.35/ stream (tương đương 4 stream kiếm được $1).

Source: Nft now

Tuy vậy, các ca sĩ vẫn lại có xu hướng tiếp tục trên nền tảng streaming trên web2 mà không di dời lên web3. Đó là vì có thể có quá ít lựa chọn cho ca sĩ khi thực hiện streaming trên Web3, hiện tại số lượng dự án cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay (Audius, Cybertune,…)

Rào cản NFT Music

Rào cản Web 2 đến Web3

Đầu tiên là yếu tố về rào cản Web3, thông thường, các nghệ sĩ hạng A có xu hướng tiếp cận Web3 thông qua PFP NFTs, nhằm mục đích dễ dàng tương tác với người hâm mộ cũng như giúp họ dễ dàng hơn trong việc sản xuất âm nhạc. Từ đó, có thể thấy việc sử dụng PFP NFTs gần như là điều bắt buộc dành cho các nghệ sĩ nếu muốn di dời lên Web3. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng PFP NFTs này lại không dành cho các nghệ sĩ nhỏ lẻ và chưa có nhiều tiếng tăm.

Pháp lý

Vấn đề của việc pháp lý phần lớn đến từ việc bản quyền ở âm nhạc truyền thống hiện tại quá phức tạp mà smart contract chưa xử lý nổi. Một bản nhạc hiện tại được cấu thành 2 bản quyền chính đó là: Bản quyền sáng tác thuộc về các ca sĩ và bản quyền sở hữu thuộc về các hãng ghi âm/studio. Chính vì vậy, dẫn tới  việc đăng tải và buôn bán quyền sở hữu những NFT Music cần có sự đồng ý tới 3 bên: Người mua, ca sĩ và hãng ghi âm.

Phí giao dịch

Yếu tố thứ 3 là phí giao dịch đắt đỏ trên mạng lưới Ethereum đi cùng với các music NFT có lượng thanh khoản ít và kén người dùng. Hiện tại, đa phần các sản phẩm bài hát đều đang được xây dựng trên Ethereum và ít được trọng dụng trên những layer 1 khác hay thậm chí những layer 2 khác.

Tuy nhiên, vấn đề về phí giao dịch đang được dần dần cải thiện khi có nhiều dự án âm nhạc chuẩn bị xây dựng trên những layer 2. Điển hình có thể kể đến Zora – khi họ đang xây dựng layer 2 dành riêng cho mình, hoặc Sound cũng đang xây dựng trên các công nghệ L2.

Đối với góc nhìn cá nhân tác giả, NFT Music trong năm 2023 sẽ có nhiều biến chuyển hơn với những dự án mới như Corite, Cybertune,… cùng với đó là sự góp mặt của các nền tảng streaming Web2 như Spotify, Napster,… và các nghệ sĩ nổi tiếng như Kanye West, Rihanna,… 

Các vấn đề bản quyền hoặc chia sẻ doanh thu vẫn cần có một bên thứ 3 hỗ trợ. Các cơ quan pháp lý vẫn chưa có luật cụ thể công nhận quyền sở hữu với NFT. Hay đúng hơn là crypto vẫn chưa được công nhận là một loại tài sản.

Ứng dụng của NFT trong lĩnh vực âm nhạc còn rất nhiều hướng khai phá mới, thậm chí có thể lớn hơn cả thị trường sưu tập tranh NFT hiện tại.

Tuy nhiên, để phát triển tương tự như Gaming hay PFP  thì âm nhạc vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Gọi vốn triệu USD từ các ông lớn, Maverick trên đường trở thành ‘kẻ thách thức UniSwap’

Maverick Protocol – dự án thứ 34 xuất hiện trên Binance Launchpool gọi vốn thành công 9 triệu USD tiếp thêm lửa cho tham vọng trong cuộc đua ở thế giới DeFi.

Khác với những gì thị trường thể hiện ở tuần trước, sự tiêu cực dần không còn đeo bám trong tâm lý của nhiều nhà đầu tư. Tin tức xấu cũng đang dần nhường chỗ cho những thông tin tích cực hiện diện nhờ sự vực dậy từ Bitcoin.

Sau khi gây chú ý với thông tin xuất hiện trên Binance Launchpool, dự án Maverick Protocol tiếp tục tung tin “nóng” vừa thành công gọi vốn 9 triệu USD với nhiều tên tuổi lớn tham gia. 

Maverick Protocol là giao thức DeFi cung cấp nền tảng giao dịch Maverick AMM DEX với thiết kế độc đáo – Dynamic Distribution AMM. Thông qua đó, giao thức mong muốn tối ưu được hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng, những người cung cấp thanh khoản (LP), DAO, kho bạc (treasury) và các nhà phát triển. Maverick AMM là sản phẩm chính của Maverick Protocol, hoạt động như một AMM DEX trên mạng lưới zkSync và Ethereum. 

Kể từ khi được Binance nhắc tên, Maverick nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều nhà đầu tư bởi mô hình hoạt động được tin cải tiến hơn cả “ông trùm” Uniswap V3.

Giao diện Maverick AMM

Vòng gọi vốn có nhiều ông lớn tham gia

Ngày 22/6, dự án Maverick Protocol như tiếp thêm “lửa” cho những nhà đầu tư quan tâm đến dự án qua bài công bố kết quả vòng gọi vốn chiến lược của họ. 

Cụ thể, Maverick Protocol thành công kêu gọi 9 triệu USD dẫn đầu bởi Founders Fund. Đồng thời, còn nhận được sự hỗ trợ từ các tên tuổi lớn như Pantera Capital, Binance Labs, Coinbase Ventures và Apollo Crypto.

Quỹ đầu tư Founders Fund hiện quản lý hơn 11 tỷ USD tài sản. Đặc biệt, quỹ cũng là những tổ chức đầu tiên đầu tư vào SpaceX, Facebook và Palantir Technologies,… cùng nhiều công ty nổi tiếng khác. Do đó, Founders Fund có khả năng mang đến cho Maverick thêm nhiều nguồn lực khác ngoài nguồn lực về tài chính.

Kể từ khi bản nâng cấp Ethereum Shapella diễn ra thành công, mối quan tâm trên thị trường dành cho mảng Liquid Staking ngày càng cao. Đại diện đội ngũ Maverick, thành viên có tên Bob Baxley đã chia sẻ trên twitter về những kế hoạch sắp tới của dự án.

Đặc biệt, từ chia sẻ của Bob Baxley sẽ thấy dự án khá tập trung phát triển về những thứ xoay quanh nhóm Liquid Staking Token. Nói cách khác, Maverick đang cố gắng hoàn thiện không gian sẵn sàng đón cuộc chiến Liquid Staking nổ ra.

Như một cách để xác nhận lời thành viên Bob Baxley chia sẻ, dự án cũng khẳng định quỹ vốn từ vòng chiến lược sẽ được dùng phát triển cơ sở hạ tầng cho Liquid Staking Token và tăng tính hiệu quả về thanh khoản Cross-chain.

Ngoài ra, dự án sẽ sử dụng phần vốn này mở rộng ra nhiều Chain khác nhau, hỗ trợ các nhà phát triển đến phát triển lên từ cơ sở hạ tầng của họ và thu hút thêm nhiều dự án khác chọn Maverick làm điểm đến.

Cộng đồng quan tâm, volume giao dịch gấp 5 lần đối thủ

Trải qua gần 5 năm kể từ lần đầu tiên thuật ngữ “DeFi” xuất hiện vào tháng 8/2018, vấn đề nhức nhối nhất trong thế giới tài chính phi tập trung vẫn là thanh khoản. Nhiều giải pháp mới đã xuất hiện với mục đích giảm độ trượt giá và tăng hiệu quả sử dụng vốn. 

Tuy nhiên, giải pháp hoàn hảo vẫn chưa được khám phá và vì thế cải tiến mới lại tiếp tục ra đời. Mô hình thanh khoản của Maverick Protocol là phiên bản có phần linh động hơn “ông trùm” Uniswap V3.

Liên tưởng một cách đơn giản, thanh khoản bây giờ có khả năng tự biết đi đến khoảng giá có nhu cầu giao dịch cao. Đây cũng chính là lý do giúp Maverick Protocol nhận được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng.

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm của Maverick Protocol, mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây.

Delphi Digital – một trong những đơn vị phân tích nổi tiếng trên thị trường Crypto đưa ra quan điểm mô hình thanh khoản tập trung của Maverick hoạt động hiệu quả hơn Uniswap.

Quan điểm này dựa trên thống kê so sánh giữa Maverick và Uniswap về cách lượng thanh khoản đang được phân bổ trên hai nền tảng.

Giả sử hai nền tảng này có TVL bằng nhau, Maverick gần như đem lại hiệu quả hơn cho phía Trader và cả Nhà cung cấp thanh khoản.

Khi một nhà đầu tư trên thị trường đặt câu hỏi “Ai có thể chỉ ra cho tôi một phiên bản khác của sàn Trader Joe? Hay tôi chỉ có duy nhất 1 sự lựa chọn là JOE”.

Phản hồi cho thắc mắc trên, Defi_Mochi – cựu nhân viên Delphi Digital và cũng là một nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường đã đề xuất Maverick vì sự sáng tạo của nó.

Một yếu tố khác khiến thị trường tăng cường sự chú ý và tương tác với nền tảng Maverick còn đến từ lời hứa airdrop trong phân bổ tokenomics của dự án.

Công cụ phân tích Nansen đã chỉ ra có hai “tay săn airdrop chuyên nghiệp” đặt chân đến Maverick Protocol kể từ khi có thông báo.

Hai tay săn airdrop đã nhắm đến Maverick Protocol. Nguồn: Nansen

Ngoài ra, Delphi Digital cũng làm một phép so sánh khác giữa Maverick với Trader Joe. Có thể thấy, khối lượng giao dịch trong 30 ngày qua của Maverick đang gấp gần 5 lần so với đối thủ Trader Joe.

Một giải pháp mới trong sứ mệnh đưa DeFi ngày càng trở nên hoàn thiện hơn lại ra mắt. Cuộc cạnh tranh của các dự án trong mảng DeFi sẽ còn một hành trình dài phía trước và người chiến thắng cuối cùng vẫn là một câu trả lời bí ẩn.

Uniswap V4 trở thành giao thức do cộng đồng phát triển? 

Uniswap V3 là giao thức giúp xử lý hơn 1.5 nghìn tỷ USD khối lượng giao dịch, cung cấp tính năng thanh khoản tập trung, lưu trữ oracles, tích hợp dữ liệu định giá on-chain theo thời gian thực… Tuy nhiên, phí giao dịch và độ phức tạp của giao thức vẫn là trở ngại của nhiều người.

Đáp ứng kỳ vọng của nhiều người dùng, Uniswap V4 đã được phát triển nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng và cung cấp thêm nhiều tính năng. Vậy phiên bản mới của Uniswap có gì đặc biệt? 

Một số ý chính

  • Uniswap V4 là non-custodial AMM, triển khai trên máy ảo Ethereum (EVM). 
  • Uniswap V4 cung cấp khả năng tùy chỉnh nhờ các Hooks, giúp tăng cường áp dụng mô hình thanh khoản tập trung cùng nhiều tính năng mới. 
  • Uniswap V4 giúp cải tiến hiệu quả sử dụng gas nhờ Singleton, Flash Accounting và hỗ trợ ETH gốc. 

Hai tính năng chính được giới thiệu trong Uniswap V4

Vào ngày 14/6, Uniswap giới thiệu phiên bản nâng cấp V4 cho giao thức. Phiên bản nâng cấp này có hai tính năng chính khác đáng kể so với các phiên bản trước đó.

Tùy chỉnh nhiều hơn với Hooks Contract

Sự thay đổi đáng kể đầu tiên được đề cập trong Uniswap V4 là Hooks.

Hooks có thể hiểu là bộ công cụ mới cho các pool thanh khoản (Liquidity Pool). Hooks cho phép tùy chỉnh cách thức swap, phí giao dịch của pool, hay thậm chí là cách thức tương tác của pool thanh khoản với nhà cung cấp thanh khoản.  

Chẳng hạn, người dùng có thể đặt lệnh swap với giá mong muốn nhờ tính năng on-chain limit order. Ví dụ như đặt lệnh swap ETH ở giá $1,500. Người dùng còn có thể chia nhỏ lệnh swap, ví dụ như đặt swap 10 ETH trong 10 ngày, mỗi ngày tự động swap 1 ETH.

Một số tính năng đáng chú ý có thể đạt được thông qua Hooks bao gồm:

  • Thực hiện các lệnh lớn theo thời gian thông qua TWAMM (Time-weighted average market maker)
  • Tự động điều chỉnh phí giao dịch tùy vào sự biến động hoặc các yếu tố đầu vào. 
  • Thêm đơn hàng on-chain thực hiện ở mức giá đánh dấu (onchain limit orders).
  • Thêm thanh khoản ngoài phạm vi vào các giao thức cho vay. 
  • Tùy chỉnh oracle on-chain.
  • Tự động gộp phí LP.
  • Nội bộ hóa, phân phối lợi nhuận MEV cho LP.

Hooks trao quyền cho các nhà phát triển thiết kế và triển khai các chiến lược độc đáo và phức tạp trong Uniswap V4, nâng cao chức năng và tính linh hoạt của pool thanh khoản. Nó mở ra cơ hội tạo cơ chế giao dịch sáng tạo và tối ưu hóa lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Singleton và hệ thống Flash Accounting

Trong Uniswap V3, việc triển khai pool mới đồng nghĩa với việc triển khai hợp đồng (contract) mới. Giao dịch trên nhiều pool cũng liên quan đến chuyển giao và cập nhật trạng thái dự phòng trên nhiều hợp đồng. Token native ETH cũng không được hỗ trợ ở Uniswap V2 và V3 do sự phức tạp và phân mảnh thanh khoản trên wETH và các cặp ETH. Tất cả những điều này đã khiến phí gas tăng cao. 

Trong Uniswap V4, tất cả các pool chỉ tồn tại trong một hợp đồng đơn lẻ (singleton), giúp giảm 99% chi phí tạo pool, từ đó giảm phí gas. Nguyên nhân là do các giao dịch hoán đổi không còn cần phải chuyển token giữa các pool được giữ trong các hợp đồng khác nhau. 

Dựa trên kiến trúc của Singleton, Uniswap V4 triển khai Flash Accounting, giúp tối ưu hóa chi phí cho các giao dịch phức tạp liên quan đến nhiều pool thanh khoản khác nhau.

Flash Accounting đảm bảo khả năng thanh toán của pool bằng cách cập nhật số dư ròng nội bộ trong quá trình hoạt động mà không cần chuyển token ngay lập tức. Cách tiếp cận này giúp giảm phí gas và đơn giản hóa các quy trình như atomic swapping (hoán đổi nguyên tử) và thêm thanh khoản.

Nhìn chung, Singleton và hệ thống Flash Accounting giúp giảm chi phí giao dịch, mang lại trải nghiệm mượt mà và tiết kiệm hơn cho người dùng.

Giấy phép và quản trị của Uniswap V4

Ngoài những cải tiến ở cấp độ kỹ thuật, Uniswap còn quyết định đăng ký một giấy phép phần mềm giới hạn việc sử dụng Source Code của Uniswap V4 trong môi trường thương mại hoặc sản xuất trong vòng 4 năm (gấp đôi Uniswap v3).

Về quản trị, Uniswap V4 có hai cơ chế quản trị phí swap và phí rút tiền riêng biệt. Về phí swap, đây có thể là mức phí cố định hoặc linh động tùy vào Hooks, quản trị có thể chọn áp dụng giới hạn tỷ lệ phần trăm phí swap trên một pool cụ thể. Về phí rút tiền, nếu Hooks tính phí rút tiền cho một pool, quản trị cũng có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm giới hạn của phí rút tiền đó. 

Không giống như Uniswap v3, quản trị không kiểm soát mức phí cho phép hoặc khoảng giá đánh dấu. Quản trị cũng có thể bỏ phiếu để thêm phí giao thức vào bất kỳ pool nào, với số tiền giới hạn. 

Ảnh hưởng của Uniswap V4 đến thị trường Crypto

Uniswap V4 giới thiệu một loạt các cải tiến và tính năng độc đáo, đặc biệt tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng và cung cấp các tùy chọn tùy chỉnh tốt hơn.

Mặc dù một số khía cạnh của Uniswap V4 lấy cảm hứng từ các giao thức trước đó như Balancer, nhưng vẫn có những sự đổi mới thực sự – Tính năng Hooks.

Với Hooks, các nhà phát triển giờ đây có thể xây dựng các giao thức của riêng họ trong hệ sinh thái Uniswap bằng cách triển khai các pool thanh khoản và xác định các hợp đồng thông minh sẽ được thực thi trước hoặc sau các hành động cụ thể.

Hooks mở ra rất nhiều khả năng cho các nhà phát triển, cho phép họ tạo các tính năng độc đáo trực tiếp trong các pool thanh khoản mà họ triển khai. 

Một số ý tưởng độc đáo mà tôi tìm được trên Twitter:

  • Các nhà phát triển có thể thiết kế các pool thanh khoản ETH-X. Trong đó, một phần đáng kể ETH đã ký gửi được stake vào Lido để kiếm lợi nhuận từ việc Staking.
  • Các nhà phát triển cũng có thể xây dựng MEV capturing AMM (McAMM).

Điều quan trọng cần lưu ý, Hooks cũng gây thêm rủi ro cho các nhà cung cấp thanh khoản. Một số quyền được cấp cho Hooks, chẳng hạn như sửa đổi vị trí thanh khoản có khả năng khiến các nhà cung cấp thanh khoản mất quyền truy cập vào vốn LP của họ.

Tạm kết

Nhìn chung, các cải tiến của Uniswap V4 tập trung vào trải nghiệm người dùng và khả năng tùy chỉnh. Hooks cung cấp cho các nhà phát triển các công cụ mạnh mẽ để tạo các giao thức sáng tạo hơn, đồng thời, nó cũng yêu cầu người dùng phải chủ động hơn trong việc đánh giá các rủi ro liên quan đến việc tham gia vào pool có hỗ trợ Hooks.

Ở góc nhìn ngược lại, đây có thể là một hướng đi mang nhiều rủi ro. Trao quyền nhiều hơn cho các nhà cung cấp thanh khoản có thể khiến hiệu quả sử dụng vốn không đạt giá trị tối đa như Uni v3.  Những tính năng này khiến Uni trở nên phức tạp hơn đối với người dùng cuối đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ khai thác lỗ hổng bảo mật.

Dù sao thì Uniswap V4 vẫn chưa chính thức hoạt động. Dự án vẫn đang thu thập ý kiến từ cộng đồng để hoàn thiện sản phẩm trước khi khởi chạy v4. Chưa thể kết luận hướng đi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào, nhưng rõ ràng đây là tâm điểm của DeFi trong năm nay.

 

Phân tích xu hướng đầu tư Crypto Q1 2022: Gaming vẫn thống trị?

Xu hướng đầu tư Crypto trong Q1 2022 là gì? Đâu là mảng được các nhà đầu tư quan tâm nhất? Diễn biến tiếp theo trong 2022 sẽ ra sao?

Bài viết này được lấy số liệu từ 16 quỹ đầu tư lớn trên thị trường gồm: Multicoin, Paradigm, a16z, Hashed, 3 Arrows, Delphi Digital, Coinbase, Spartan, Binance Labs, Framework, Alameda, Polychain, ParaFi, Mechanism, Digital Currency Group và Consensys. Qua đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư của các quỹ này trong Q1/2022.

Top 10 dự án được đầu tư nhiều nhất Q1 2022

Top 10 dự án được nhiều quỹ lựa chọn nhất trong năm 2022 được thể hiện ở hình dưới.

Top 10 dự án được nhiều quỹ tham gia nhất

Aptos, dự án Blockchain Layer 1, được 6/16 quỹ đầu tư. Dưới đây là các vòng đầu tư của Aptos:

  • 24/2/2022 – Strategic: Binance Labs.
  • 28/3/2022 – không rõ vòng gọi vốn: a16z, Multicoin, ParaFi…

Trong năm 2021, một dự án Việt Nam cũng nằm trong top được nhiều nhà đầu tư lớn hỗ trợ. Đó là Coin98. Vào Q1/2022, Ancient8 – Gaming Guild, một cái tên khác cũng đến từ Việt Nam, được thành lập để giúp đỡ không chỉ game thủ Việt Nam, mà còn là thế giới.

Nếu để ý, còn một cái tên Layer 1 khác đã pump rất nhiều ở năm 2021 nhưng vẫn gọi vốn với 4 nhà đầu tư, đó là Near. Bên cạnh Near là Aurigami, một Lending Protocol trên Aurora – EVM Chain của Near.

Mức độ năng động của các quỹ trong Q1 2022

Qua phần này, chúng ta sẽ biết được quỹ nào “siêng năng” đầu tư nhất trong Q1 2022.

Số lượng thương vụ đầu tư của mỗi quỹ

So với 2021, CoinbaseAlameda vẫn giữ nguyên thứ hạng, khi có lần lượt là 42 và 38 thương vụ, nhiều hơn ít nhất hai lần so với con số trung bình (16.5 thương vụ/quỹ).

Ngoài ra, trong năm 2022, một số quỹ còn đầu tư nhiều hơn năm trước đó. Chỉ tính trong Q1/2022:

  • Binance Labs, Spartan và Delphi Digital đã có số deals bằng 50% năm 2021.
  • Framework vẫn là một trong những quỹ có số lượng đầu tư thấp nhất.
  • Consensys là quỹ mới được khảo sát đầu năm nay, nhưng với 5 deals, khả năng cao cũng là một quỹ rất ít khi xuống tiền.

Tỷ trọng các mảng đầu tư trong Q1 2022

Tổng cộng có 264 deals, với số lượng dự án được đầu tư là 177. Trung bình, mỗi quỹ đầu tư 16.5 deal. Năm 2021, số dự án được đầu tư là 485 (tương đương 121 dự án/quý). Do đó, số lượng dự án được đầu tư trong Q1/2022 lớn hơn trung bình một qu của 2021.

Tỷ trọng các dự án theo Sectors như sau:

Tỉ trọng các thương vụ đầu tư

Trong đó:

  • NFT/Gaming (30.8%): Các dự án liên quan đến NFT, như giải quyết vấn đề phân mảnh, Marketplace, AI, Gaming, Gaming Guild, Metaverse,…
  • Infrastructure (13.5%): Các dự án cầu nối, Tool,…
  • Trading (9.2%): Các dự án hỗ trợ giao dịch như CEX, DEX, Options, Derivatives,…
  • Wallet/Payment (7%): Các dự án thuộc mảng lưu trữ tiền hoặc hỗ trợ thanh toán.
  • Lending/Saving (5.4%): Các dự án gửi tiền để nhận lãi suất, có thể kèm theo tính năng vay mượn.
  • Blockchain (5.4%): Dự án Layer 1, Layer 2.
  • Risk Management (3.8%): Các dự án phòng tránh rủi ro như bảo hiểm, audit, nền tảng dùng cho bug bounty,…
  • Data (1.1%): Các dự án cung cấp dữ liệu on-chain, hoặc các phân tích.
  • Liquidity (0.5%): Các dự án giải quyết vấn đề thanh khoản.
  • Others (23.2%): Các mảng khác khá mới lạ, hoặc không có nhiều dự án.

Trong năm 2022, hàng trăm dự án NFT/Gaming được ra đời nhưng ROI không quá hấp dẫn. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng trong 2022, thị trường gaming sẽ bão hòa. Thực tế, trong Q1/2022, NFT/Gaming lại tiếp tục giữ phong độ khi dẫn đầu với 30.8% thị phần. Trong đó, có đến 19 dự án là trò chơi đơn thuần.

Trong mảng NFT, những ngách chiếm tỉ trọng lớn nhất là Metaverse (30%) và Marketplace (18.5%). Trend đầu tư vào Metaverse bắt đầu từ cuối 2021, thời điểm mô hình này được nhiều tên tuổi lớn nhắc đến như CZ hay Facebook. Trong khi đó, Marketplace nhận được sự quan tâm bởi đây là nơi giao dịch NFT.

Về mảng Infrastructure, các dự án làm về Tool và Bridge được quỹ chú ý nhiều hơn. Nói về lý do đầu tư Bridge, đây là xu thế tất yếu vì có không dưới 10 hệ sinh thái đang tồn tại trong Crypto.

Trading cũng không có gì khác trong năm 2021, khi vẫn xoay quanh một số DEX, Derivatives, hay các nền tảng giao dịch. Trong đó, nổi bật là cả FTX và FTX.us. Cả hai đều gọi vốn trong Q1/2022.

Tỷ trọng của Wallet/Payment đã tăng nhẹ so với năm 2021. Số lượng ví được đầu tư trong Q1/2022 đã bằng với của cả năm 2021.

Dù là một trong những dự án cơ bản của DeFi, Lending chỉ chiếm 5.4% trong tổng số các dự án được đầu tư. Cụ thể, chỉ có 4 dự án Lending, trong đó đều là Money Market, không có dự án Debt Protocol.

Các Layer 1 trong năm 2021 đã có lợi nhuận lớn (nhiều dự án x100). Từ đó, có nhiều người nghĩ rằng rất khó tìm được dự án cạnh tranh. Nhưng quỹ không nghĩ vậy, có 5.4% số dự án thuộc về Layer 1 và Layer 2.

Các mảng còn lại không có gì nổi bật, hoặc quá ít dự án.

Nhận xét & dự đoán

Nhìn chung, xu hướng vẫn không đổi so với những gì diễn ra năm 2021. Mảng Gaming (tựa game và những gì liên quan đến game) vẫn là thứ được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng và Blockchain cũng được nhiều quỹ đầu tư so với những Dapp khác.

Xu hướng Gaming diễn ra từ 2022, được nhiều người tham gia và hiện có nhiều biến thể của Play to Earn (điển hình là Move to Earn). Vì vậy, Gamification có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, thị trường vẫn chưa ổn định. Nhiều khả năng sẽ có thêm một “cú huých” giống Stepn để kéo thêm dòng tiền vào thị trường. Nên Gaming vẫn được kì vọng tạo ra nhân tố đó.

Đáng chú ý, trong Q1 2022, thị trường chứng kiến nhiều vụ hack gây thiệt hại lớn (trường hợp của Wormhole Bridge, Ronin). Do đó, thời gian tới sẽ có những giải pháp ngăn ngừa việc này.

Tổng kết

Mình sẽ tóm tắt lại một số ý chính thông qua việc phân tích dữ liệu đầu tư năm 2021 của các quỹ lớn như sau:

  • Đúng như dự đoán trong báo cáo về quỹ năm 2021, NFT/Gaming là mảng được đầu tư nhiều nhất.
  • Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư vẫn đang được giữ nguyên, tiếp nối sau NFT/Gaming  là cơ sở hạ tầng.
  • Có sự phân bổ không đồng đều giữa các Sectors. Cụ thể là rất lệch về phía NFT/Gaming và Infrastructure.
  • Q1 chỉ có mỗi Stepn là hiện tượng tạo ra sự hưng phấn cho nhà đầu tư, nhưng chưa đủ để kéo thêm dòng tiền. Kỳ vọng sẽ có một yếu tố đủ mạnh để làm được việc này.
  • Cuối cùng, các giải pháp ngăn ngừa Exploited có thể sẽ xuất hiện trong năm 2022.

48h sau khi USDT ‘mất’ peg: Whale đóng vị thế, Tether minh bạch?

Những sự thật đằng sự kiện USDT mất peg đã dần được hé lộ. Hầu hết các quỹ/KOL đã đóng vị thế short cho thấy USDT vẫn đang ổn định, Tether lên tiếng khẳng định sự minh bạch và tố cáo USDT bị tấn công có chủ ý.

Chuyện gì đã xảy ra với USDT?

Vào khoảng 11h trưa ngày 15/6, USDT đã lệch nhẹ khỏi peg 1 USD do xuất hiện khối lượng bán lớn USDT trong 3pool (pool thanh khoản stablecoin lớn nhất của Curve Finance), khiến tỷ lệ USDT trong pool áp đảo 2 stablecoin còn lại. Khi đó USDT được giao dịch với khoảng 0.3% rẻ hơn so với USDC.

Sau 24h USDT vẫn đang chiếm hơn 50% tổng 3pool. Nguồn: Dune

Sự kiện này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia trading on-chain với 3pool. Chỉ trong 1 ngày, tất cả các chỉ số về khối lượng giao dịch, số lượng người dùng, phí giao dịch trên Curve đều tăng mạnh chỉ nhờ vào 3pool. Điều này giúp cho Curve là đơn vị được hưởng lợi trực tiếp từ sự kiện này.

Số lượng trader và phí giao dịch từ 3pool tăng mạnh. Nguồn: Delphi Digital

Các whale đóng vị thế short

Các trader phản ứng trước sự kiện USDT chia ra làm 2 xu hướng chính:

  • Nhóm nhà đầu tư muốn tạo vị thế short USDT qua các nền tảng lending như Compound, Aave
  • Nhóm nhà đầu tư mua vào USDT để tranh thủ cơ hội arbitrage

Dù chọn phương án nào, với mức lệch giá chỉ khoảng ~0.3%, nhà đầu tư cần sử dụng một khoản tiền tương đối lớn để thực hiện các thương vụ này. Sự kiện lần này chứng kiến hoạt động trading của một vài KOL và quỹ đầu tư, trong đó những cái tên đáng chú ý đã được dán nhãn on-chain bao gồm quỹ đầu tư Greenfund, Cumberland và KOL Czsamsun.eth.

Trong đó, ví 0x50F trước đó không hoạt động 3 tháng đã nhận 20 triệu USDC từ ví Cumberland 0xa6 ngay sau khi sự việc diễn ra, sau đó ví này đã bắt đáy và swap trực tiếp 15 triệu USDC sang USDT trên 3pool của Curve.

Hoạt động mua USDT giá thấp của Cumberland. Nguồn: Arkham

Greenfund 0xa53 cũng đã rất nhanh nhạy ngay thời điểm xảy ra vụ việc depeg đã thực hiện hàng loạt hoạt động: Rút 3 triệu DAI để swap qua USDC, sau đó cung cấp thanh khoản 3 triệu USDC trên Aave, vay ra USDT sau đó swap sang USDC để tạo vị thế short USDT. Tuy nhiên, khi nhận thấy giá USDT có xu hướng quay trở lại peg, ví này đã hoàn trả khoản vay gần 2 triệu USDT.

Hoạt động của ví Greenfund. Nguồn: Debank 

Czsamsun.eth cũng là một KOL nổi tiếng có hoạt động tương tự với ví Greenfund. Nhanh chóng nạp 54.4 triệu USD giá trị ETH & stETH để vay ra 31.5 triệu USDT, sau đó liên tục swap sang USDC, tiếp tục cung cấp thanh khoản USDC vay ra USDT tạo vị thế short. Tuy nhiên, sau đó vài giờ, ví Czsamsun.eth cũng đóng vị thế bằng hành động mua lại USDT bằng USDC và hoàn trả các khoản vay, rút tiền ra khỏi Aave.

Czsamsun.eth đóng vị thế short USDC. Nguồn: Debank

Sự kiện các quỹ hay KOL lớn đóng vị thế short USDT cũng phần nào cho thấy xu hướng phán đoán sự kiện lần này không có ảnh hưởng lớn tới USDT, đồng stablecoin này sẽ sớm trả lại peg 1 USD. Trên thực tế, sự kiện này phản ứng chủ yếu theo tin tức liên quan tới Tether.

Sự thật đằng sau FUD của USDT

Nguyên nhân được cho là đến từ một thông tin sai lệch mà Coindesk đã leak ra. Cụ  thể, Coindesk đã chia sẻ báo cáo tài chính của Tether trong đó có thông tin Tether nắm giữ nhiều thương phiếu (tính rủi ro cao), giai đoạn 2017-2018 đồng USDT không được đảm bảo đầy đủ… Thông tin này khiến nhóm nhà đầu tư lớn ồ ạt bán ra USDT.

Tether đăng tải blog đáp trả Coindesk, khẳng định sự minh bạch

Tuy nhiên, Tether ngay lập tức đưa ra bài blog để lên tiếng khẳng định các báo cáo mà Coindesk nắm giữ là từ 2021 và đã quá lỗi thời. Hiện tại, Tether khẳng định hoạt động minh bạch với quỹ dự trữ đủ khả năng redeem tài sản cho tất cả người dùng. 

CTO (Giám đốc Công nghệ) của Tether cũng cho rằng đây là một sự kiện để tạo FUD hướng về Tether, đồng thời chỉ trích đây là một cuộc tấn công có dàn dựng khi sự việc diễn ra vào đúng ngày Coindesk được NYAG (New York Attorney General) bàn giao lại tài liệu của Tether. 

Theo báo cáo gần nhất vào ngày 21 tháng 3 vừa qua, Tether đang nắm giữ 81.3 tỷ USD tài sản bảo chứng với hơn 50% là trái phiếu kho bạc Mỹ. Hiện tại vốn hóa của USDT cũng ở mức 83.38 tỷ USD.

Vốn hóa thị trường USDT. Nguồn: CoinMarketCap

Sau khi phía Tether lên tiếng và khẳng định về sự minh bạch ở thời điểm hiện tại, USDT nhanh chóng cho thấy sự phục hồi về peg gần 1 USD, sự việc dường như không còn quá nghiệm trọng. 

Hiện USDT được giao dịch với mức discount chỉ khoảng ~0.12% so với USDC, trong khi phí redeem qua tiền pháp định là 0.1%, điều này khiến các nhà giao dịch chênh lệch giá không còn có lợi khi mua USDT ở mức giá ~0.999, giá USDT hồi phục ở giai đoạn này chậm hơn.

Những bên được hưởng lợi

Dù là một sự kiện tiêu cực cho thị trường crypto, nhưng đây cũng là sự kiện giúp một vài bên liên quan được hưởng lợi và là cơ hội cho các stablecoin khác. Bên được hưởng lợi nhiều nhất phải kể tới nền tảng Curve Finance. Như đã đề cập ở trên, chỉ trong một ngày khối lượng giao dịch của Curve đã tăng lên mức hơn 1.2 tỷ USD và thu về gần 300k USD tiền phí giao dịch.

Khi USDT bị tấn công, đây là thời điểm để một vài stablecoin khác tranh thủ cơ hội vươn lên. Trong đó có thể kể tới 2 stablecoin TUSD và USDC. TUSD là stablecoin được Binance lựa chọn để hậu thuẫn, trở thành sự thay thế BUSD. 

Binance mint hơn 1 tỷ TUSD ngày 15/6 trên mạng TRX. Nguồn: Whale Alert

Ngay sau sự kiện USDT vừa qua, Binance đã tiếp tục mint hơn 1 tỷ TUSD khiến đồng stablecoin này tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn hóa, đạt mức hơn 3.1 tỷ USD. Thời gian đây sàn giao dịch nổi tiếng cũng mở thêm nhiều cặp giao dịch mới với TUSD để tăng thanh khoản cho stablecoin này. Trước đó, Binance từng mint 130 triệu TUSD trong vòng 1 tuần giúp stablecoin này có vị trí top 5 trên thị trường.

Vốn hóa TUSD. Nguồn: CoinMarketCap

Sau sự kiện USDT depeg nhẹ, sàn giao dịch Coinbase đưa ra chương trình gửi tiết kiệm cho USDC với mức lãi suất 4%, lãi suất được chi trả hoàn toàn từ quỹ marketing của Coinbase. 

Đây vừa là sự kiện thể hiện sự ủng hộ cho USDC, vừa là phương án vực dậy thanh khoản stablecoin cho Coinbase trong bối cảnh sàn giao dịch này bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các vụ kiện với SEC.

Nhà đầu tư liên tục rút tài sản ra khỏi Coinbase trước những lo ngại về pháp lý khiến số lượng stablecoin trên sàn giao dịch này rơi vào mức ít tới đáng báo động. Coinbase và Coinbase Custody (phiên bản dành cho nhà đầu tư tổ chức) chính là 2 sàn giao dịch có lượng stablecoin được rút ra cao nhất trong 7 ngày qua.

Các sàn giao dịch có stablecoin bị rút ròng nhiều nhất 7 ngày qua. Nguồn: Nansen

Xem thêm: 48h sau khi SEC kiện Binance & Coinbase

BlackRock là gì? Khi gã khổng lồ tài chính tham gia vào crypto

Vào ngày 11/08, BlackRock đã đưa ra thông báo sẽ cung cấp dịch vụ đầu tư Bitcoin spot cho khách hàng của mình thông qua Coinbase. Với vị thế là một công ty quản lý hàng nghìn tỷ USD giá trị tài sản, tác động tới thị trường crypto sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết.

Kiến thức trọng tâm:

  • BlackRock là một công ty quản lý tài sản với quy mô hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng sâu sắc trong giới tài chính và chính trị.
  • Quy mô tài sản thuộc sự quản lý của BlackRock ước tính khoảng 8.5 nghìn tỷ USD (số liệu cập nhật đến Q2 năm 2022). Đạt đỉnh tại mốc hơn 10 nghìn tỷ USD vào năm 2021.
  • BlackRock hướng đến việc xây dựng các giải pháp tài chính cho khách hàng trong dài hạn, tập trung vào tổ chức và các cá nhân có giá trị tài sản ròng lớn. 
  • Vào ngày 11/08, BlackRock đưa ra thông báo sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng tiếp cận với Bitcoin spot thông qua sàn giao dịch Coinbase.
  • Tin tức này đã tạo hiệu ứng tích cực trong ngắn hạn và theo đó nhiều kỳ vọng về những con số hàng tỷ USD sẽ được BlackRock phân bổ vào crypto trong thời gian ngắn.
  • Tuy nhiên dựa trên ước tính so sánh tương đương cùng một vài dữ liệu khác cho thấy rằng con số thực tế có thể thấp hơn kỳ vọng trên rất nhiều.
  • Nhưng chúng ta có thể kỳ vọng vào việc BlackRock gia nhập thị trường crypto sẽ mang lại các tác động tích cực trong dài hạn trên nhiều khía cạnh như dòng tiền và pháp lý.

BlackRock là gì?

BlackRock là một công ty quản lý tài sản toàn cầu của Mỹ có trụ sở tại thành phố New York. Về tổng quan, BlackRock cung cấp các giải pháp về quản trị danh mục đầu tư, quản trị rủi ro và nhiều nghiệp vụ tư vấn tài chính khác cho các khách hàng trên phạm vi toàn cầu. 

Vào thời điểm kết thúc năm 2021, BlackRock quản lý khối lượng tài sản hơn 10 nghìn tỷ USD. Cổ phiếu (Equity) và các tài sản thu nhập cố định (Fixed income) là hai loại tài sản chiếm phần lớn trong danh mục quản lý của công ty.

Tốc độ tăng trưởng tài sản dưới quyền quản lý hay AUM (Assets under management) trung bình từ năm 2006 trở lại đây đạt 17.3%. Chứng tỏ các giải pháp về quản trị danh mục của BlackRock đạt được những hiệu quả nhất định và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Khi so sánh với GDP của Mỹ, nền kinh tế đứng đầu thế giới, AUM của BlackRock có giá trị tương đương gần 50% tổng GDP vào năm 2021. Đây là dữ liệu để chúng ta có thể hình dung được tổng quan về quy mô và tầm ảnh hưởng của công ty tới thị trường tài chính nói chung. 

Lịch sử phát triển

Được thành lập từ năm 1988, trải qua hơn 30 năm phát triển trong ngành quản lý tài sản. BlackRock là một công ty có bề dày lịch sử phát triển và kinh nghiệm trong thị trường tài chính.

Một số dấu mốc đáng chú ý trong lịch sử phát triển của công ty có thể kể tới:

  • 1988: Thành lập công ty.
  • 1999: Bắt đầu chia sẻ công nghệ độc quyền của mình, Aladdin, một nền tảng công nghệ hỗ trợ trong quá trình quản trị rủi ro. Hiện nay, Aladdin đã được sử dụng bởi nhiều công ty khác nhau, tổng số lượng tài sản được quản lý thông qua nền tảng này lên tới hơn 20 nghìn tỷ USD.
  • 1999: Cũng năm 1999, vào ngày 01/10, BlackRock đã niêm yết cố phiếu công ty lên sàn chứng khoán New York. Tại thời điểm đó, BlackRock sở hữu lượng AUM là 165 tỷ USD.
  • 2009: Mua lại Barclay’s Global Investors (BGI), trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, AUM của BlackRock trong năm đó tăng vọt 156% từ 1,307 tỷ USD lên tới 3,346 tỷ USD.
  • 2012: Khởi chạy iShare, cung cấp các sản phẩm ETF. Tốc độ tăng trưởng AUM kể từ năm 2012 đến 2021 đạt ~12%.
  • 2018: Thành lập một phòng nghiên cứu AI tại Palo Alto với mục đích sử dụng các công cụ công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, các kỹ thuật như machine learning, data science,… để tối ưu hoá lợi nhuận của khách hàng.
  • 2019: Khởi chạy BlackRock Retirement Solutions Group, giải pháp tài chính trọn đời. Mua lại eFront, một trong những nền tảng hàng đầu cung cấp giải pháp về alternative investment.

Qua lịch sử phát triển của BlackRock, chúng ta có thể rút ra được một vài điều:

  • Công ty tập trung xây dựng và phát triển hơn trong ngành quản lý tài sản. Hiện tại chưa thấy các dấu hiệu về việc sẽ mở rộng qua nhiều lĩnh vực tài chính khác.
  • Thông qua việc thiết lập các quỹ chỉ số (mang lại lợi ích về chi phí và thuế), các kế hoạch tài chính hưu trí, quản lý gia sản (wealth management),… có thể thấy được mục tiêu của BlackRock thường sẽ hướng tới mang lại lợi ích cho khách hàng trong dài hạn.
  • Bên cạnh đó, công ty cũng có những bước đi để bắt kịp xu hướng công nghệ khi nghiên cứu các công cụ như trí tuệ nhân tạo để cải thiện hiệu suất đầu tư.
  • Do quản lý một lượng tài sản lớn nên BlackRock luôn phải tìm ra những cơ hội đầu tư mới với mức lợi nhuận cao để cải thiện hiệu suất. Theo đó, crypto hiện nay đang trong tầm ngắm của họ.

Tổng quan mô hình hoạt động của BlackRock

BlackRock có mô hình kinh doanh tạo doanh thu từ việc thu các loại phí cho dịch vụ của mình bao gồm: 

  • Phí quản lý quỹ cũng như phí performance (thu một phần từ khách hàng)
  • Phí tư vấn tài chính
  • Phí cung cấp dịch vụ công nghệ (thông qua Aladdin)
  • Phí cho vay chứng khoán
  • Các loại phí khác

Do đó AUM có liên quan trực tiếp tới doanh thu của BlackRock. Một cách ngắn gọn, AUM càng lớn, hiệu suất hoạt động càng tốt, BlackRock sẽ càng có lời.

Tính đến thời điểm hiện tại, BlackRock đã phát hành hàng ngàn các sản phẩm quỹ khác nhau phục vụ khách hàng trên quy mô toàn cầu.

Mô hình kinh doanh của BlackRock về tổng quan không có nhiều sự khác biệt với các công ty quản lý tài sản khác. Lợi thế cạnh tranh của BlackRock nằm ở công nghệ, các phương pháp quản trị (thông qua Aladdin), uy tín lâu đời và các mối quan hệ cũng như ảnh hưởng sâu sắc trong giới chính trị.

Tình hình kinh doanh của BlackRock

Trước khi đi vào các sự kiện liên quan tới việc BlackRock đã tiếp cận với crypto ra sao, chúng ta cần phân tích một vài điểm đối với tình hình kinh doanh của công ty để xác định:

  • Cơ cấu khách hàng
  • Cơ cấu doanh thu
  • Đâu là tài sản được quỹ tập trung phân bổ vốn hiện tại

Qua đó làm cơ sở cho những dự phóng liên quan về động thái thâm nhập thị trường crypto.

Về cơ cấu khách hàng, trong báo cáo Q2 năm 2022 của BlackRock, dựa trên AUM:

  • 57% AUM của BlackRock thuộc về các nhà đầu tư tổ chức.
  • 10% thuộc về nhà đầu tư cá nhân.
  • 33% còn lại là các quỹ ETF của công ty.

Trong đó, nếu dựa trên số lượng phí thu được:

  • 30% thuộc về các nhà đầu tư tổ chức.
  • 31% thuộc về các nhà đầu tư cá nhân.
  • 39% là các quỹ ETF.

Như vậy có thể thấy rằng, các nhà đầu tư cá nhân của BlackRock chỉ chiếm 10% trong AUM nhưng lại đóng góp 31% lượng phí thu được. Do đó, chúng ta có thể đưa ra dự đoán rằng đây là những nhà đầu tư cá nhân có giá trị tài sản ròng lớn.

Nhìn chung, về cơ cấu khách hàng, BlackRock sẽ có xu hướng tập trung vào phân khúc:

  • Chủ yếu là tổ chức và các khách hàng cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
  • Các khách hàng cá nhân nhỏ thường sẽ được công ty cung cấp các dịch vụ trực tiếp thông qua các quỹ ETF hay gián tiếp thông qua tổ chức.

Về cơ cấu doanh thu, trong Q2 năm 2022, doanh thu từ các loại phí cơ bản (phí quản lý quỹ) vẫn chiếm phần lớn (78% trên tổng doanh thu). Do đó, doanh thu của BlackRock phụ thuộc nhiều vào quy mô AUM.

Về cơ cấu tài sản, BlackRock chủ yếu phân bổ vốn vào cổ phiếu (thông thường khoảng hơn 50%), khoảng 30% là trái phiếu. Theo dữ liệu 12 năm trở lại đây, cơ cấu này không có sự thay đổi quá đáng kể.

Multi Asset và Alternatives sẽ thường chiếm khoảng 10%, còn lại hầu hết là Cash Management. Và tỷ lệ này từ năm 2010 đến năm 2022 không có sự thay đổi nhiều. 

Dường như BlackRock luôn có một mục tiêu phân bổ vốn nhất định đối với từng loại tài sản khác nhau. Sau những thay đổi về tỷ lệ của các loại tài sản trong AUM (do biến động về giá), công ty sẽ thực hiện tái cấu trúc danh mục để đạt được mục tiêu kể trên.

BlackRock đang hướng tới crypto như thế nào?

Tiếp cận thông qua Coinbase

Vào ngày 11/08 vừa qua, BlackRock đã đưa ra thông báo sẽ gia nhập thị trường crypto thông qua việc thành lập một quỹ Bitcoin (Private Bitcoin Trust) dành cho khách hàng là các nhà đầu tư tổ chức.

Nguồn: Financial Times

Sàn giao dịch mà BlackRock lựa chọn để thực hiện các giao dịch crypto là Coinbase. Trước đó vào ngày 03/08, Coinbase cũng đưa ra tin tức rằng họ sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan cho khách hàng của BlackRock.

Có hai điểm đáng chú ý đối với những tin tức này bao gồm:

  • Quỹ Bitcoin Private Trust của BlackRock sẽ cho phép khách hàng của mình tiếp cận với Bitcoin spot. Điều này có nghĩa là các giao dịch sẽ trực tiếp tác động tới giá cả cũng như dòng tiền sẽ chảy trực tiếp vào thị trường.
  • Coinbase là cái tên được lựa chọn. Như phân tích ở trên, BlackRock là một công ty có xu hướng cung cấp các giải pháp tài chính trong dài hạn, do đó Coinbase trong dài hạn nếu vẫn được BlackRock tin tưởng thì sẽ nhận được nhiều lợi ích.

Tìm hiểu thêm: Toàn tập về Coinbase

Mặc dù trước đó, BlackRock đã đưa ra những quan điểm không mấy tích cực đối với crypto. Vào năm 2017, Larry Fink, CEO của công ty, còn gọi Bitcoin là “index of money laundering” một biểu tượng cho các hoạt động rửa tiền. Có nghĩa là giá cả và các hoạt động trên mạng lưới Bitcoin có sự tương quan mật thiết với hoạt động rửa tiền. 

Tuy nhiên, với các động thái kể trên chúng ta có thể thấy được rằng:

  • Nhu cầu của thị trường và khách hàng của BlackRock là đủ mạnh để họ thay đổi quan điểm và cung cấp các dịch vụ liên quan.
  • Hoặc rất có thể rằng BlackRock nhìn thấy được tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của thị trường crypto, bởi đây là một tổ chức hướng tới những lợi ích tài chính lâu dài cho khách hàng của mình.

Sau khi tin tức này được đưa ra, đã có rất nhiều dấu hiệu lạc quan về tương lai của thị trường và những dự đoán về việc bao nhiêu phần trăm trong khối lượng AUM khổng lồ hiện nay của BlackRock sẽ được công ty phân bổ vào crypto. 

Một vài con số kỳ vọng như 1% hay 5% đã được đưa ra (tương đương với khoảng 85 tỷ hay 425 tỷ USD). Vậy liệu có thực sự có khả năng cho điều đó? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần dưới đây.

Tác động từ BlackRock trong thời gian ngắn có đáng kể?

Để xác định một cách tương đối mức phân bổ vốn của BlackRock vào Bitcoin, phương pháp so sánh tương đương dựa trên vốn hoá với các tài sản như cổ phiếu, cổ phiếu công nghệ và vàng sẽ được áp dụng trong bài viết. 

Hiện tại, BlackRock tiếp cận với crypto thông qua cung cấp dịch vụ đầu tư Bitcoin. Bitcoin đang có hệ số tương quan cao so với chứng khoán nên đầu tiên chúng ta sẽ so sánh với lớp tài sản này.

Theo dữ liệu BlackRock công bố (cập nhật đến hết Q2 năm 2022), AUM của BlackRock đạt khoảng 8,500 tỷ USD. Trong đó cổ phiếu chiếm khoảng 51%, tương đương với khoảng 4,328 tỷ USD.

Nếu so sánh tương đối với vốn hoá khoảng 409.3 tỷ USD (Coinmarketcap, ngày 24/08/2022) của Bitcoin và 84,387 tỷ USD của cổ phiếu toàn cầu (nguồn: companiesmarketcap), mức phân bổ cho crypto sẽ chiếm 0.25% AUM của BlackRock (tương đương với 21 tỷ USD).

Tuy nhiên, Bitcoin hiện thường được các nhà đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống so sánh với cổ phiếu công nghệ do có sự tương quan cao.

Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành so sánh với việc phân bổ vốn của BlackRock cho các cổ phiếu công nghệ để ước lượng nguồn vốn có khả năng sẽ phân bổ vào thị trường crypto. Theo dữ liệu thu thập được từ Website của BlackRock, với từ khoá “Technology” khu vực Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thu được 11 kết quả về các quỹ đầu tư cổ phiếu công nghệ. 

Nguồn: BlackRock

Tổng AUM của các quỹ kể trên là 13.4 tỷ USD, chiếm 0.16% tổng AUM của BlackRock. Khi so sánh với mức vốn hoá của cổ phiếu công nghệ (tại Mỹ) là 15,118 tỷ USD (nguồn: companiesmarketcap), chúng ta sẽ có được kết quả mức phân bổ cho Bitcoin của BlackRock sẽ khoảng 890 triệu USD. 

Khi so sánh với vàng, với bộ lọc tương tự với từ khoá “Gold” tại khu vực Hoa Kỳ. Kết quả thu được 4 quỹ đầu tư liên quan tới vàng với tổng AUM là 29.4 tỷ USD, chiếm 0.35% tổng AUM của BlackRock.

Nguồn: BlackRock

Với mức vốn hoá của vàng là 11,635 tỷ USD, chúng ta sẽ có mức phân bổ vốn (khi so sánh tương đương với vàng) của BlackRock vào Bitcoin sẽ là 1.03 tỷ USD, tương đương 0.01% AUM.

Nếu lấy số trung bình của việc so sánh tương đương với vàng và cố phiếu công nghệ, chúng ta sẽ có con số 961.7 triệu USD ước tính sẽ đổ vào Bitcoin.

Một điểm khác cần lưu ý đó là hiện tại BlackRock chỉ cung cấp sản phẩm này cho các tổ chức. Tính đến Q2 năm 2022, các tổ chức chiếm tỷ trọng 57% trong tổng AUM của BlackRock. Do vậy, con số kể trên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

⇒ Theo đó, 57% của 961.7 triệu USD sẽ tương ứng với 548 triệu USD, đây là kết quả ước tính khối lượng vốn sẽ chảy vào Bitcoin từ BlackRock khi so sánh tương đương với vàng và cổ phiếu công nghệ.

Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa đánh giá cả tiêu chí khác như mức độ rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận, thanh khoản, nhu cầu của thị trường,… nên nhìn chung con số kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Bên cạnh đó, mức độ tương quan hiện tại của Bitcoin và cổ phiếu và vàng hiện tại đang khá cao. Theo The Block, mức độ tương quan (trung bình 30 ngày) của Bitcoin với vàng và chứng khoán hiện nay trên mức 0.6.

Nguồn: The Block

Đây là một con số khá cao. Cộng thêm với mức độ rủi ro của Bitcoin so với các tài sản trên, sẽ ảnh hưởng tới quyết định phân bổ AUM của BlackRock vì đây là một công ty quản lý tài sản với rất nhiều phương pháp định lượng và mức độ phân bổ vốn cao vào cổ phiếu.

Tóm lại:

  • Nếu so sánh tương đương với vốn hoá của vàng hay cổ phiếu công nghệ (chưa tính các yếu tố khác), mức độ phân bổ vốn vào Bitcoin của BlackRock sẽ là 548 triệu USD (dựa trên các con số trên thị trường Mỹ, thị trường chủ yếu của BlackRock).
  • Còn rất nhiều các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới con số này như tính thanh khoản, nhu cầu của khách hàng, mức độ rủi ro và lợi nhuận,…

Thị trường crypto sẽ diễn biến ra sao?

Như vậy, trong khoảng thời gian ngắn hạn chúng ta vẫn chưa thể kỳ vọng nhiều tỷ USD sẽ được đổ vào thị trường thông qua BlackRock. 

Tuy nhiên, nếu con số 548 triệu USD được các tổ chức chi ra để mua vào Bitcoin trong thời gian tới thì giá cả sẽ biến động như thế nào?

Trong trường hợp nếu họ mua trực tiếp trên sàn giao dịch Coinbase, nhiều khả năng sẽ xảy ra điều này do BlackRock đã hợp tác với Coinbase để cung cấp các dịch vụ liên quan đến mua bán và lưu trữ Bitcoin cho khách hàng của mình.

Nhìn vào độ sâu thanh khoản của Coinbase hiện nay, một lệnh thị trường (market buy) với khối lượng khoảng 10.4 triệu USD sẽ làm cho giá trên sàn biến động tăng 2%.

Nguồn: Coinmarketcap

Với mức biến động 10%, chỉ cần sử dụng 31.52 triệu USD, theo dữ liệu từ coinpaprika.

Nguồn: coinpaprika

Do vậy, khối lượng mua hơn 500 triệu USD kể trên nếu đặt lệnh market buy sẽ làm giá cả biến động rất lớn. Và tất nhiên, điều đó sẽ không xảy ra do mức độ trượt giá cao. Trên thực tế, với khối lượng lớn như vậy, họ buộc phải chia nhỏ ra hàng chục lần để tránh trượt giá nhiều nhất có thể.

Dựa theo dữ liệu độ sâu thanh khoản, nếu BlackRock đổ hàng trăm triệu USD vào Bitcoin trong thời gian ngắn sẽ tạo hiệu ứng tích cực làm giá cả tăng trưởng.

Bên cạnh nhu cầu từ BlackRock, điều này cũng sẽ tạo sự FOMO cho nhà đầu tư cá nhân. Cùng nhìn lại các sự kiện liên quan đến việc mua bán Bitcoin của Tesla để đánh giá sơ bộ các tác động này:

  • Vào tháng 2 năm 2021, Tesla đã đưa ra thông báo đã mua vào 1.5 tỷ USD giá trị Bitcoin.
  • Sau đó, Elon Musk đã đưa ra nhiều thông báo về việc chấp nhận Bitcoin hay Dogecoin làm phương tiện thanh toán cho các dịch vụ của mình.
  • Các động thái “shill” crypto của Elon Musk đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng của thị trường nói chung và các meme coin nói riêng. Giá 
  • Trong báo cáo tài chính Q2 năm 2022 vừa qua, Tesla đã cho thấy động thái bán 75% số lượng Bitcoin của mình thu về 936 triệu USD.

Hiện nay, Tesla đang nắm giữ khoảng 10,800 BTC (theo Bitcointreasuries), điều này có nghĩa là trong Q2 năm 2022, Tesla đã bán 75% số lượng Bitcoin nắm giữ tại mức giá khoảng 30,000 USD.

Hoạt động mua bán hay các động thái trên Twitter của Elon Musk đã khiến giá cả có sự biên động (pump dump) lớn. Nhiều người còn cho rằng, nguyên nhân khiến thị trường có những sự sụp đổ dây chuyền từ Three Arrows Capital, Celsius,… là do Tesla bán Bitcoin.

Với BlackRock, có thể các tác động trong ngắn hạn sẽ không lớn như Tesla dựa trên các cơ sở:

  • Market sentiment vào thời điểm Tesla mua Bitcoin là rất tích cực.
  • BlackRock có khả năng sẽ không hoạt động trên Twitter nhiều như Elon Musk.
  • Dựa trên ước tính kể trên thì lực mua của BlackRock cũng sẽ thấp hơn Tesla khoảng 3 lần.
  • Vẫn có một điểm tích cực đó là nhiều khả năng BlackRock sẽ mua Bitcoin thông qua sàn giao dịch Coinbase, sẽ tạo lực mua ảnh hưởng trực tiếp tới giá, điều mà Tesla (có thể) đã không làm khi vào thời điểm đó nhiều người cho rằng họ đã mua 1.5 tỷ USD giá trị Bitcoin thông qua OTC.

BlackRock là một tổ chức lớn có tầm ảnh hưởng về tài chính lẫn chính trị do đó các tác động tích cực sẽ có tính chất khác so với Tesla. Một ví dụ có thể kể tới như các tác động về mặt chính trị sẽ xúc tiến các khung pháp lý phù hợp tạo điều kiện cho crypto phát triển trong dài hạn.

Hệ quả mà BlackRock có thể mang lại cho crypto

Củng cố cho sự phát triển dài hạn của thị trường

Trong dài hạn, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng BlackRock sẽ mở rộng sản phẩm đầu tư không chỉ giới hạn ở Bitcoin mà toàn thị trường crypto. Khách hàng được tiếp cận với sản phẩm này cũng sẽ được mở rộng ra cả khách hàng cá nhân.

Như dữ liệu lịch sử đã phân tích kể trên, kể từ khi ra mắt các sản phẩm iShare ETF, AUM của BlackRock đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng một chiến lược tương tự sẽ được áp dụng cho các sản phẩm liên quan tới crypto của BlackRock, ra mắt các quỹ ETF liên quan tới crypto.

Là một nhà quản lý tài sản với mục tiêu xây dựng kế hoạch tài chính trọn đời cho khách hàng. Rất có khả năng, sự tham gia của BlackRock sẽ thúc đẩy các quỹ lương hưu (pension fund) phân bổ vốn vào thị trường crypto.

Trong báo cáo thường niên của BlackRock cũng đề cập đến việc phần lớn tài sản của các tổ chức do họ quản lý thuộc về các quỹ lương hưu. Tính đến hết năm 2021, con số này chiếm 65% tổng AUM của các tổ chức do BlackRock quản lý.

Nguồn: BlackRock

Tính đến Q1 năm 2022, các quỹ lương hưu nắm giữ tổng tài sản 27,213 tỷ USD (gấp hơn 3 lần so với AUM của BlackRock). 

Nguồn: FRED

Bên cạnh đó một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các quỹ lương hưu sở hữu tới 20% thị trường cổ phiếu tại Mỹ.

Nguồn: CNBC

Như vậy, các quỹ lương hưu góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán tại Mỹ do các đặc điểm như:

  • Có ưu đãi về thuế
  • Dòng tiền chảy vào đều đặn
  • Thời gian đầu tư dài hạn

Do đó, nếu Bitcoin hay crypto được thêm vào danh mục của các quỹ lương hưu thì đó sẽ là động lực cho sự tăng trưởng trong dài hạn.

Vấn đề về pháp lý sẽ được thông suốt

Ngoài sự ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính, BlackRock cũng sở hữu một nguồn lực để có thể tác động tới giới chính trị, các nhà lập pháp, đặc biệt tại thị trường Mỹ.

Một số nhân vật đã từng được BlackRock chiêu mộ về có thể kể tới:

  • Brian Deese: Từng là cố vấn cấp cao cho cựu tổng thống Barack Obama và phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia.
  • Wally Adeyemo: Từng được đề cử làm phó thư ký Bộ Tài chính Mỹ trong thời kỳ tổng thống Biden. Trước đó, ông đã từng làm việc cho đội ngũ tư vấn kinh tế của tổng thống Obama.
  • Thomas Donilon: Đã từng đảm nhiệm vị trí cố vấn an ninh quốc gia dưới thời tổng thống Obama.
  • Dalia Blass: Một cựu quan chức lâu năm của Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC), điều hành bộ phận quản lý đầu tư.
  • Coryann Stefansson: Trước đây đã từng làm việc về các vấn đề giám sát ngân hàng tại Cục Dự trữ Liên bang và giữ các vị trí cấp cao tại Cục Dự trữ Liên bang New York.

Các thông tin trên được thu thập qua Business Insider.

Bên cạnh đó, BlackRock còn đóng vai trò hỗ trợ cho FED trong một vài quyết định chính sách.

Có thể thấy rằng, các tác động tới giới chính trị của BlackRock là không hề nhỏ.

Do đó, nếu công ty có ý định mở rộng các sản phẩm đầu tư liên quan tới crypto như việc thêm vào danh mục của các quỹ lương hưu hay phát triển các sản phẩm ETF spot để tiếp cận nhiều khách hàng hơn thì sẽ là một tin tức tích cực.

Theo đó, dưới sức ảnh hưởng của mình, rất có thể việc thông qua các vấn đề trên sẽ dễ dàng hơn, phục vụ cho sự tăng trưởng trong dài hạn đối với thị trường crypto.

Crypto sẽ liên quan nhiều hơn tới cổ phiếu

Tuy có thể kỳ vọng vào những kịch bản tích cực như: Crypto sẽ có một dòng tiền chảy vào trong dài hạn, các khuôn khổ pháp lý phục vụ sự tăng trưởng được đưa ra,… nhưng chúng ta cũng cần nhìn vào một số hệ quả có thể diễn ra.

Với sự tham gia của BlackRock, nhiều khả năng crypto sẽ có diễn biến giá tương đồng với thị trường cổ phiếu. Do BlackRock là một công ty tài chính truyền thống nên các mô hình, lý thuyết đầu tư trước đó sẽ được áp dụng vào việc đầu tư crypto. 

Và cuối cùng dưới nguồn vốn khổng lồ của BlackRock sẽ dẫn tới một hệ quả là crypto sẽ có thể có diễn biến giống với cổ phiếu, và biến động theo chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Tuy có sức ảnh hưởng không nhỏ tới chính trị, nhưng BlackRock không thể kiểm soát hoàn toàn được chính phủ. Nếu phổ cập các sản phẩm đầu tư crypto rộng rãi thì các vấn đề như KYC, stablecoin hay chống rửa tiền sẽ tiếp tục được các nhà lập pháp điều chỉnh trong tương lai.

Điều này nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng tới tính phi tập trung của crypto (đặc biệt có thể thấy thông qua sự kiện Tornado Cash).

Kết luận

BlackRock là một công ty quản lý tài sản hàng đầu trên phạm vi toàn cầu với kinh nghiệm dày dặn và uy tín cao trong ngành quản lý tài sản. Việc tiếp cận với crypto cho thấy công ty thấy được tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn đối với thị trường này.

Tuy nhiên nếu dựa trên ước tính một cách tương đối, chúng ta chưa thể kỳ vọng dòng tiền nhiều tỷ USD chảy vào thị trường trong thời gian ngắn. Nhưng dựa trên những phân tích kể trên, rất có thể lợi ích trong dài hạn mà BlackRock mang lại sẽ rất đáng kể.

Celsius bán altcoin có thực sự đáng lo?

Celsius Network được cho là chuẩn bị đổi 215 triệu USD altcoin sang BTC & ETH để hoàn trả khách hàng, liệu điều này có thật sự sắp diễn ra?

Kế hoạch bán altcoin của Celsius

Celsius là một trong những nền tảng lending chịu ảnh hưởng nặng nề của sự kiện stETH mất peg cũng như bị liên lụy từ sự kiện Three Arrow Capital sụp đổ. Ngày 14/7/2022, Celsius đã nộp đơn phá sản theo Chương 11 lên tòa án New York.

Đã có nhiều công ty, tổ chức tài chính lớn tham gia vào hoạt động đấu giá mua lại tài sản thanh lý từ Celsius Network, trong đó có những cái tên như Coinbase, Gemini… Cuối cùng, Fahrenheit – tập đoàn bao gồm quỹ đầu tư Arrington Capital và công ty đào Bitcoin mang tên US Bitcoin Corp đã thắng thầu giành quyền mua lại tài sản từ Celsius.

Theo kế hoạch mới nhất, Celsius đang chuẩn bị kế hoạch hoàn trả tiền cho người dùng bị “mắc kẹt” trên nền tảng này khi sự kiện phá sản diễn ra. Theo đó, Celsius sẽ bán toàn bộ số dư altcoin trên các tài khoản của khách hàng (trừ tài khoản lưu ký – custody/withhold accounts) để đổi sang BTC và ETH vào ngày 1/7 sắp tới.

Theo bảng cân đối kế toán của Celsius từ tháng 4, tổng số tiền dưới dạng altcoin Celsius nắm giữ ở mức giá hiện tại là 218 triệu USD. Các token Celsius đang nắm giữ (không tính stablecoin) bao gồm CEL, MATIC, ADA, LINK, LTC, DOT, BCH, AAVE, UNI, XLM, SOL, EOS, FIT, SRM, và BNB.

Nghi vấn về kế hoạch

Dù đây có thể coi là một tin tức có phần tích cực cho người dùng gửi tiền trên Celsius trước đó khi họ có cơ hội để nhận về một phần số tiền gửi. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa chắc chắn sẽ diễn ra.

Đầu tiên, tài khoản đăng tải thông tin về kế hoạch là Celsian – một tài khoản MXH được vận hành bởi cộng đồng. Các thông tin về việc chuyển đổi altcoin sang BTC và ETH chưa hề được tài khoản Twitter chính thức của Celsius hoặc tài khoản của Hội đồng chủ nợ Celsius (Celsius Official Committee of Unsecured Creditors) đề cập tới.

Tiếp theo, trong tài liệu về kế hoạch tái cơ cấu Celsius được nộp lên tòa án New York ngày 15/6 vừa qua, không hề đề cập tới thời hạn ngày 1/7. Tài liệu này cũng khẳng định sẽ chỉ phân phối lại tiền cho chủ nợ bằng Liquid Cryptocurrency (bao gồm BTC và ETH), nhưng cũng không đề cập tới việc bán altcoin để sau đó phân phối bằng BTC & ETH.

Cuối cùng, cho dù Celsius thực sự có kế hoạch bán altcoin trong tài sản của khách hàng sang BTC & ETH để phân phối cũng cần sự thông qua của tòa án phá sản mới có thể thực hiện. Tất nhiên, cũng chưa có thông báo chính thức nào về sự thông qua này.

David Adler – luật sư tại McCarter & English, hiện đang đại diện cho một nhóm người đi vay trên nền tảng Celsius tỏ ra bất bình và phản đối kế hoạch này vì làm ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng/người đi vay. Do đó, kế hoạch này sẽ không dễ dàng được thông qua.

Trường hợp kế hoạch thực sự diễn ra

Trong trường hợp kế hoạch bán altcoin của Celsius thực sự diễn ra, mức độ ảnh hưởng của sự kiện này cũng sẽ không quá mạnh nếu được xử lý đúng cách. Theo số liệu từ tài liệu Celsius nộp lên tòa án đợt tháng 4, tổng số tiền Celsius khi nắm giữ dưới dạng altcoin khoảng 215 triệu USD. Trong đó có một vài altcoin vừa bị SEC đề cập là chứng khoán trái quy định như SOL, ADA, MATIC.

Tuy vậy, số tiền này được chia ra thành nhiều loại altcoin khác nhau, tỷ lệ nắm giữ chỉ chiếm tới chưa tới 1% giá trị vốn hóa của các loại altcoin này. Ảnh hưởng đáng chú ý nhất trong nhóm này có thể kể tới CEL và MATIC. CEL là native token của Celsius và đã liên tục bị bán ra từ khi có tin phá sản, nếu Celsius thật sự bán ra số token có vốn hóa còn cao gấp 2 lần vốn hóa hiện tại, token CEL sẽ có cái kết khá “bi thảm”.

Dù đang bị ảnh hưởng bởi các tin tức từ SEC, MATIC cũng là một trong những token có vốn hóa cao và thanh khoản tốt nhất trên thị trường. Với khối lượng giao dịch hằng ngày đạt mức ~250 triệu USD/ngày, nếu chia nhỏ lệnh bán token, thị trường sẽ hoàn toàn có thể hấp thụ lực bán từ Celsius mà không gây ra ảnh hưởng lớn về giá.

Với trường hợp của BNB, SOL, ADA, DOT, LTC… số lượng token mà Celsius nắm giữ không nhằm nhò gì so với mức hóa hàng tỷ USD của các altcoin này, do đó sẽ khó tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên đường giá. Hơn nữa, nếu Celsius ưu tiên thực hiện việc mua bán qua hình thức OTC, sức ảnh hưởng của thương vụ này tới thị trường sẽ còn giảm đi đáng kể.

Đây là trường hợp dựa theo dữ liệu của tài liệu Celsius nộp lên tòa án vào tháng 4, nếu kiểm tra số tài sản Celsius hiện đang nắm giữ theo dữ liệu on-chain cũng có thể thấy lực bán sẽ nếu có cũng sẽ không quá mạnh.

Theo dữ liệu từ Entity của Arkham (công cụng theo dõi on-chain bao gồm cả mạng Bitcoin), các địa chỉ ví của Celsius nắm giữ 500 triệu USD trên tất cả các mạng lưới. Tuy vậy, riêng số BTC, ETH và CEL đã chiếm 423 triệu USD, các loại altcoin khác chỉ chiếm ~80 triệu USD, nếu có đổi số altcoin này sang BTC & ETH cũng không gây nên ảnh hưởng gì đáng ngại.

Số tiền trên các tài khoản của Celsius. Nguồn: Arkham

Dữ liệu từ Entity của Nansen và Watchers cũng cho một kết quả tích cực, các ví liên quan Celsius (chỉ tính trên Ethereum) nắm giữ khoảng 123 triệu USD tài sản là các loại altcoin. Tất nhiên, chức năng label trên mỗi nền tảng sẽ có chút khác biệt và chỉ mang tính chất tham khảo, dù vậy các dữ liệu trên đều cho thấy sức ảnh hưởng của việc Celsius bán các loại altcoin sẽ là không quá mạnh.

Tổng số dư các ví được xác định liên quan tới Celsius. Nguồn: Watchers

Kết luận

Như vậy, nguồn tin về sự kiện Celsius bán các loại tài sản altcoin của người dùng sang BTC & ETH chưa phải là tin tức chính thức, kế hoạch tái cơ cấu lại tài sản này cũng chưa được tòa án phá sản thông qua. Vì vậy, thời hạn ngày 1/7 và số lượng 215 triệu USD nhiều khả năng sẽ không xảy ra.

Trong trường hợp kế hoạch được phép thực hiện, sức bán của các loại token Celsius nắm giữ cũng không ảnh hưởng quá lớn do con số này còn khá nhỏ so với vốn hóa hiện tại của các loại token đó.

Triết lý đầu tư Electric Capital: Kỹ sư quan trọng hơn chuyên gia đầu tư

Xét về độ nổi tiếng, quỹ đầu tư Electric Capital có vẻ không bằng Alameda Research hay Multicoin… Tuy nhiên, quỹ này có triết lý đầu tư khá thú vị. Vậy đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

Bài viết này có tham khảo từ trang web của Electric Capital, cũng như buổi phỏng vấn giữa người dẫn chương trình Jason Choi và khách mời Avichal Garg – nhà sáng lập của Electric Capital.

Sơ lược về Electric Capital và Avichal Garg

Electric Capital là quỹ thành lập năm 2018 từ một số vốn nhỏ. Sau 4 năm hoạt động, tài sản được quản lý (AUM – Asset Under Management) của quỹ đã gấp 100 lần. Hiện quỹ đầu tư đang quản lý tổng số tài sản trị giá 1 tỉ USD.

Trước khi thành lập Electric Capital, Avichal từng có 5 năm kinh nghiệm làm việc cho Facebook với vai trò Director of Product Management (Giám đốc Quản lý sản phẩm). Trước đó, anh cũng sở hữu một công ty công nghệ riêng, nhưng đã bán cho Facebook vào năm 2012.

Lần đầu Avichal biết đến Bitcoin là vào năm 2010, nhưng lúc đó anh chỉ nghĩ đây là công cụ thanh toán hoàn hảo cho sức mạnh tính toán trên mạng lưới phân tán. Tuy nhiên, sau khi thấy mạng lưới phân tán không có ý nghĩa, Avichal bắt đầu ngừng bán Bitcoin.

Triết lý đầu tư Electric Capital: Coi trọng kỹ sư hơn người chuyên đầu tư

Khoảng 70% đội ngũ dự án của Electric Capital là kỹ sư – những người chuyên viết code, lý do là vì quỹ theo đuổi triết lý “Software Eating Money” (có thể hiểu là sau cùng, phần mềm mới là thứ tạo ra tiền).

Cụ thể, triết lý “Software Eating Money” cho rằng những con số nhị phân (1 và 0) đang dần trở nên phổ biến. Chúng không chỉ tồn tại trên máy tính, mà còn là hình thái của tiền tệ (form of money), phương tiện lưu trữ giá trị… thậm chí các tài sản điện tử (hiện thân của những con số nhị phân này) cũng dần được nhiều người sử dụng hơn, NFT là một ví dụ.

Electric Capital không phải là bên phát minh ra chiến lược này, Avichal đã biết về nó khi còn là thực tập sinh ở Amazon. Tại đây, những kỹ sư không chỉ cặm cụi trên máy tính, mà còn tham gia vào nhiều quyết định ở công ty. Bởi những người giỏi code mới có khả năng biết được tiềm năng thực sự của một dự án. Họ hiểu rõ từng ưu, nhược điểm của các blockchain, hay các cách thức tối ưu để giải quyết cho cùng một vấn đề.

Vì thế, Avichal cho rằng quỹ đầu tư thế hệ tiếp theo sẽ không do những người giỏi đầu tư dẫn dắt, mà do các kỹ sư.

Kỹ sư làm gì ở Electric Capital?

Đội ngũ kỹ sư của công ty sẽ làm ra các sản phẩm sử dụng trong nội bộ. Các sản phẩm này giúp công ty vận hành thuận lợi hơn. Tiếp theo, họ xây dựng sản phẩm cho cộng đồng. Phương thức hoạt động này giống với cách mà Ethereum và Optimism đang làm – đó là cống hiến, tạo giá trị cho mọi người.

Theo Avichal, đây là cách marketing tốt để mọi người biết đến quỹ, cốt lõi của cách thức này là tạo ra giá trị thực cho cộng đồng. Thực tế, Electric Capital đã cho ra mắt các sản phẩm miễn phí như Taxonomy trên Github, hay đôi khi họ chia sẻ dữ liệu của mình cho các dự án Layer 1, Layer 2, DAOs, NFT…

Cuối cùng, như đã đề cập bên trên, đội ngũ kỹ sư có thể tham gia vào các quyết định đầu tư của quỹ. “Tham gia” ở đây không phải là lên tiếng cho vui, mà các kỹ sư thực sự được tham dự các buổi họp ra quyết định, hay những lúc Electric Capital có các đợt triển khai vốn mới.

Electric Capital tập trung vào những mảng nào?

Dưới đây là 5 mảng Electric Capital cho rằng sẽ phát triển mạnh trong tương lai:

  • DAO
  • NFT
  • DeFi
  • Cơ sở hạ tầng phi tập trung
  • Cách để mang người dùng vào web3.

DAO

Sở dĩ công ty “bullist” về DAO là vì họ nhận ra tầm quan trọng của loại hình mới này từ việc kết nối các dữ liệu trong quá khứ về cách hình thành tổ chức. Vào những năm 1650, để hình thành một tổ chức, bạn phải trình báo với vua chúa, quá trình này không chỉ tốn thời gian, mà còn phải chịu sự kiểm soát gắt gao. (1)

Đến những năm 1800, để lập ra một tổ chức, bạn không cần gặp vua, chỉ cần trình giấy tờ cho bên có thẩm quyền. Tuy nhiên, cũng mất nhiều thời gian để hình thành tổ chức và sau đó gọi vốn một cách thủ công. (2)

Từ giai đoạn (1) đến giai đoạn (2), quy trình đã được cải thiện 100x. Từ bước (2) đến DAO, sự cải thiện sẽ đạt 100x khác. Bởi vì với hợp đồng thông minh và công nghệ hiện tại, chúng ta chỉ cần bấm một nút là có thể hình thành ngay một tổ chức (DAO). Với việc gọi vốn, chúng ta chỉ cần chia sẻ trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, cách quản trị của DAO hiện tại gặp nhiều vấn đề, điển hình như việc tập hợp nhiều người trên thế giới vào một tổ chức sẽ dễ tạo ra nhiều quan điểm trái chiều, từ đó khiến các ý kiến đưa ra không đạt hiệu quả như mong muốn.

Vài ý tưởng tiềm năng trong DAO mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Hệ thống dựa trên thành tích để thu hút thành viên.
  • Trình tổng hợp quản trị.
  • Cơ chế đền bù cho người đóng góp tích cực…

NFT

NFT không đơn thuần là các bức tranh, ảnh như chúng ta nhìn nhận hiện tại. NFT có thể đại diện cho thông tin đăng nhập, tư cách thành viên, tình hình tài chính, vé, nhạc, vật phẩm trong trò chơi, bất động sản, mạng xã hội, danh tính…

Do đó, dù NFT đang có khối lượng giao dịch không kém các token khác, Electric Capital cho rằng NFT vẫn đang ở thời kỳ đầu.

Vài ý tưởng tiềm năng trong NFT mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Cơ chế định giá NFT.
  • Cơ sở hạ tầng cho NFT.
  • Công cụ phái sinh cho NFT…

DeFi

Từ một tập hợp các dịch vụ tài chính thử nghiệm được xây dựng bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh, DeFi đã phát triển trở thành các giao thức hoàn thiện đang chứa hàng tỷ USD. Do đó, Electric Capital cho rằng DeFi vẫn là mảng đầu tư tiềm năng trong thời gian tới.

Vài ý tưởng tiềm năng trong DeFi mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Phát triển DeFi trên các hệ sinh thái không phải Ethereum.
  • Bridge.
  • Cơ chế bootstrap mới…

Cơ sở hạ tầng phi tập trung

Để hiện thực hóa một tương lai phi tập trung, phải có cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó. Electric Capital đang tập trung vào việc tạo ra các cơ sở hạ tầng để cộng đồng có thể xây dựng các dự án mà không bị kiểm soát.

Vài ý tưởng tiềm năng trong mảng cơ sở hạ tầng phi tập trung mà Electric Capital muốn đầu tư:

Cách để mang người dùng vào web3

Để web3 phát triển, người dùng phải có khả năng sử dụng các sản phẩm của web3 một cách dễ dàng. Vì thế, Electric Capital đang đầu tư vào những phương thức giúp “onboard” hàng tỉ người vào web3.

Theo Avichal, hiện tại, vấn đề lớn nhất ngăn cản người dùng đến với web3 chính là UI/UX khó sử dụng. Ví dụ như khi sử dụng một số dự án wallet (ví) để mint NFT, người dùng phải thao tác quá nhiều (chấp nhận giao dịch, kiểm tra phí gas…). Và khi mint thất bại, họ cũng không biết nguyên nhân nằm ở đâu.

Tham khảo thêm: So sánh Web2 và Web3

Electric Capital sở hữu đội ngũ thiết kế toàn thời gian, trong đó một số thành viên từng làm ở Youtube và Facebook. Họ sẽ làm việc với các dự án trong danh mục đầu tư để cải thiện giao diện của từng dự án.

Vài ý tưởng tiềm năng trong mảng mang người dùng vào web3 mà Electric Capital muốn đầu tư:

  • Trải nghiệm DeFi trên điện thoại.
  • Ví Multichain hỗ trợ xác minh hợp đồng…

Lời kết

Trái ngược với quan điểm cho rằng quỹ đầu tư nên tập hợp nhiều tên tuổi đầu tư lớn, Electric Capital ưu tiên tuyển chọn kỹ sư. Triết lý đầu tư, cũng như góc nhìn về các vấn đề trong thị trường của Electric Capital không chỉ các quỹ đầu tư khác, mà cả các cá nhân, cũng có thể dùng để tham khảo cho hành trình đầu tư của mình.

Exit mobile version