Bank of Russia (Ngân hàng Trung ương Nga) vừa công bố một báo cáo nhấn mạnh những lợi ích tiềm năng của việc token hóa tài sản trong thế giới thực (RWA) nhưng cũng lưu ý về nhu cầu phải có khuôn khổ quản lý rõ ràng.

Mở rộng giá trị của tài sản truyền thống

Tuy token hóa có tiềm năng tăng thanh khoản cho RWA cùng với những lợi ích khác, báo cáo của Bank of Russia lưu ý khuôn khổ pháp lý của Moscow về token hóa vẫn chưa hoàn thiện, dẫn đến hạn chế toàn bộ tiềm năng của nó. Ngoài ra, báo cáo cảnh báo những điểm mơ hồ trong quy định, đặc biệt liên quan đến thuế, có thể làm nản lòng cả nhà đầu tư lẫn các tổ chức phát hành.

Báo cáo của ngân hàng trung ương Nga về token hóa RWA được đưa ra khi ngày càng nhiều quốc gia khám phá tiềm năng mở rộng giá trị của tài sản truyền thống. Tuy nhiên, trong báo cáo ngày 22/11, ngân hàng trung ương nhấn mạnh hiện tại không có định nghĩa hoặc phân loại nào được chấp nhận rộng rãi cho RWA token hóa. Các quốc gia vẫn đang loay hoay tìm cách tiếp cận quản lý phù hợp, dẫn đến sự thiếu nhất quán trên toàn cầu.

Ở các quốc gia có thị trường kỹ thuật số phát triển, ngân hàng trung ương đang thiết lập quy tắc chuyên biệt hoặc điều chỉnh quy định hiện hành. Tuy nhiên, khi một token đại diện cho quyền sở hữu tài sản vật chất, thì có thể cần thêm cơ sở hạ tầng và điều chỉnh quy định. Liên quan đến tình hình cụ thể của Nga, ngân hàng chỉ ra:

“Khung quy định quyền kỹ thuật số (bao gồm tài sản tài chính kỹ thuật số, quyền kỹ thuật số tiện ích, quyền kỹ thuật số lai) phù hợp nhất với token trong luật pháp Nga. Điều này cho phép số hóa nhiều quyền đối với các đối tượng ngay cả trong thời điểm hiện tại”.

Tuy nhiên, ngân hàng thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến một số tài sản cụ thể cần được xem xét thêm.

Trong khi ngân hàng trung ương Nga và một số ngân hàng ngang hàng bày tỏ sự e ngại về việc token hóa RWA, những người ủng hộ lập luận rằng lợi ích lớn hơn rủi ro. Trong báo cáo, Bank of Russia liệt kê các lợi ích tiềm năng chính của việc token hóa, bao gồm quyền sở hữu một phần tài sản và tối ưu hóa quy trình quản lý lẫn giao dịch tài sản truyền thống.

Báo cáo lưu ý Nga đang thiết lập sandbox (môi trường thử nghiệm) pháp lý để thử nghiệm các công nghệ tài chính sáng tạo, bao gồm cả token hóa. Đồng thời, ngân hàng trung ương kêu gọi công chúng đóng góp ý kiến về việc token hóa RWA trước ngày 27/12/2024.

 

 

 

Minh Anh

Theo News Bitcoin

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *