Chip điện toán lượng tử mới của Google, Willow, đã làm dấy lên mối lo ngại mới về tính bảo mật của Bitcoin. Theo đồng sáng lập Ava Labs, Emin Gün Sirer, khi điện toán lượng tử tiến bộ, nó có thể đạt đến sức mạnh đủ lớn để phá vỡ các thuật toán mã hóa bảo vệ những coin mà Satoshi Nakamoto nắm giữ.

bitcoin
Emin Gün Sirer – Đồng sáng lập Ava Labs

Sirer cảnh báo rằng các khoản nắm giữ Bitcoin ban đầu được lưu trữ dưới định dạng Pay-to-Public-Key (P2PK), nên có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công sử dụng máy tính lượng tử. Để giảm thiểu mối đe dọa tiềm ẩn này, Sirer đã đề xuất hai giải pháp: đóng băng coin của Satoshi hoặc thiết lập ngày hết hạn cho các giao dịch P2PK.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố trước đó, Sirer cũng lưu ý rằng các mối đe dọa từ điện toán lượng tử hiện tại không phải là vấn đề cấp bách.

Theo anh, các loại tiền điện tử như Bitcoin và Avalanche sử dụng kỹ thuật mà khóa công khai chỉ được tiết lộ trong thời gian ngắn trong quá trình giao dịch. Điều này có nghĩa là kẻ tấn công lượng tử chỉ có khoảng thời gian hạn chế để khai thác lỗ hổng.

“Máy tính lượng tử sẽ giúp thực hiện một số thao tác dễ dàng hơn, chẳng hạn như phân tích số, trong khi những thao tác khác như đảo ngược hàm hash một chiều vẫn sẽ gặp khó khăn. Hơn nữa, tùy thuộc vào nền tảng, máy tính lượng tử có khoảng thời gian giới hạn để tấn công. Hai điều này gây trở ngại đáng kể cho kẻ tấn công lượng tử”.

Liệu bước nhảy lượng tử có phải là mối đe dọa tiềm ẩn đối với crypto không?

Công nghệ lượng tử từ lâu đã làm dấy lên mối lo ngại về tác động tiềm tàng đối với mã hóa. Tháng 8 năm ngoái, Bloomberg đã phát hành báo cáo thảo luận về cách máy tính lượng tử có khả năng phá vỡ các giao thức mật mã hiện tại, bao gồm cả các giao thức dựa trên blockchain.

Báo cáo chỉ ra tác động tiềm tàng của điện toán lượng tử đối với khai thác tiền điện tử, cảnh báo máy tính lượng tử có thể thống trị quá trình khai thác, dẫn đến tập trung hóa và lỗ hổng bảo mật. Chúng cũng có thể giải mã khóa riêng tư, giúp kẻ tấn công đánh cắp tài sản.

“Mặc dù không phải là mối đe dọa ngay lập tức, nhưng máy tính lượng tử có thể sớm gây ra rủi ro đáng kể cho loại tài sản đang phát triển mạnh mẽ và bền vững này. Có thể có một số trường hợp nhất định mà nhiều thực thể khác nhau, bao gồm các nhà quản lý tài sản và công ty đại chúng, cân nhắc công khai tác động tiềm ẩn mà máy tính lượng tử gây ra đối với các khoản đầu tư hoặc các chiến lược đầu tư liên quan đến crypto”.

Việc Google giới thiệu chip Willow đã gây tranh cãi về mốc thời gian đẩy nhanh thời điểm máy tính lượng tử có khả năng phá vỡ các phương pháp mật mã hiện có.

Nhiều người lo ngại khi công nghệ lượng tử phát triển, nó sẽ ngày càng có khả năng làm suy yếu các khuôn khổ bảo mật bảo vệ Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác.

Cộng đồng crypto đã phản ứng mạnh mẽ với việc phát hành Willow, nhiều người bày tỏ lo ngại về những tác động đối với tính bảo mật của Bitcoin.

Một số thành viên cảnh báo nếu máy tính lượng tử như Willow có thể đạt được những tiến bộ, cuối cùng chúng có thể bẻ khóa mã hóa bảo vệ ví Bitcoin và các giao dịch, khiến hàng nghìn tỷ đô la tài sản gặp rủi ro.

“3,6 nghìn tỷ đô la tiền điện tử đang hoặc sẽ sớm bị máy tính lượng tử hack”, một thành viên cộng đồng đã viết.

“Bitcoin cuối cùng sẽ bị tấn công, khiến nó trở nên vô giá trị. Chip lượng tử mới này chỉ cần 5 phút để làm những gì mà siêu máy tính ngày nay phải mất 10^25 năm để hoàn thành. Sức mạnh tính toán như vậy ảnh hưởng gì đến mật mã? Dễ dàng tiêu diệt”, AJ Manaseer, Quản lý Quỹ đầu tư RE PE cho biết.

Mặc dù điện toán lượng tử đang tiến triển nhanh chóng, nhưng nhiều người nhận xét vẫn chưa đến mức gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với bảo mật của Bitcoin.

Các chuyên gia cho rằng việc phá vỡ ECDSA 256 và SHA-256, hai loại mã Bitcoin, sẽ cần đến máy tính lượng tử với hàng triệu qubit, thứ mà Willow không có.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

   

Đình Đình

Theo Crypto Briefing

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *