Hơn một năm trước, số tiền điện tử trị giá hơn 150 tỷ đô la đã được nắm giữ trên nhiều giao thức của hệ sinh thái DeFi.

DeFi

Hiện nay, con số đó đã giảm xuống còn khoảng 38 tỷ đô la, theo dữ liệu từ DeFiLlama.

Số tiền này thấp hơn so với thời điểm ngay sau FTX sụp đổ vào mùa thu năm ngoái, khi tổng giá trị bị khóa (TVL) là khoảng 43 tỷ đô la.

Theo Barney Mannerings, đồng sáng lập Vega Protocol chia sẻ một phần của những gì đang xảy ra hiện nay là thay đổi từ “nền tảng DeFi truyền thống” sang các giao thức staking thanh khoản.

“Chỉ riêng Lido đã có TVL là 14 tỷ đô la. Sự chuyển đổi này đã góp phần làm giảm TVL trong hệ sinh thái DeFi”.

Mannerings tiếp tục nói rằng “bạn cũng có thể lập luận rằng staking thanh khoản là một phần của DeFi và nên được đưa vào tính toán”. Theo khuôn khổ đó, tổng TVL cho DeFi tăng lên, đạt khoảng 58 tỷ đô la.

Các nguồn tin trong ngành cho rằng những thay đổi tổng thể trên thị trường, cụ thể là khối lượng giao dịch sụt giảm dường như chủ yếu là nguyên nhân, cũng như những lo ngại kéo dài về sự an toàn của những tài sản đó do sự phổ biến của các vụ hack và tấn công khai thác nhằm vào các giao thức rõ ràng tỏ dễ bị ảnh hưởng.

Nhà sáng lập và CEO Ashton Addison của Crypto Coin Show, nói rằng TVL giảm gắn liền với giá của tiền điện tử giảm.

“Hãy xem xét ETH giảm từ gần 4.800 đô la vào thời điểm cao nhất xuống còn 1.600 đô la hiện tại, mất gần 70% giá trị, điều này sẽ làm giảm TVL của ETH đã stake mà thậm chí không có bất kỳ tài sản nào bị unstake”.

Addison lưu ý, trong đợt tăng giá năm 2021, những số liệu TVL tăng cao đó gắn chặt với các ưu đãi lợi nhuận không thể đạt được đối với các coin có thanh khoản thấp hơn.

“Khi giá tiền điện tử bắt đầu giảm, những người nhanh nhạy đã tìm cách rút và bán tài sản của nhà cung cấp thanh khoản để tránh thua lỗ do giá giảm, dẫn đến phần trăm APY giảm và rút thêm để tránh thua lỗ tạm thời. TVL tăng cao vào năm 2021 chỉ bền vững trong thị trường bò nơi giá tài sản tiếp tục tăng”.

Quan điểm này được Barney Mannerings, đồng sáng lập Vega Protocol chia sẻ, cho rằng lợi suất cao trước đây phần lớn là lạm phát giả tạo và không bền vững.

“Lợi suất thực của DeFi phụ thuộc vào phí giao dịch, nhưng khối lượng giao dịch giảm đã dẫn đến lợi suất thấp hơn. Với sự gia tăng của lãi suất phi rủi ro và bất ổn kinh tế phổ biến, việc các cá nhân thích lựa chọn đầu tư an toàn hơn so với lựa chọn rủi ro hơn trong không gian DeFi là điều tự nhiên”, Mannerings nói.

Mannerings cũng chỉ ra một loạt lỗ hổng bảo mật và vi phạm trong không gian DeFi. Đầu tuần này, giao thức thanh khoản Balancer đã nhận được một báo cáo về lỗ hổng nghiêm trọng liên quan đến pool v2 của nó và vào cuối tháng 7, nhà tạo lập thị trường tự động Curve đã phải hứng chịu một vụ tấn công khai thác thiệt hại 70 triệu đô la.  

Mannerings cho biết:

“Các vụ hack và vi phạm bảo mật gần đây trong lĩnh vực DeFi đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về bảo mật nền tảng, có khả năng dẫn đến giảm niềm tin và sự tham gia của người dùng vào nền tảng DeFi”.

Bất chấp những thách thức này, Mannerings cho biết ông vẫn lạc quan về lĩnh vực DeFi.

“Sự tăng trưởng tích cực đang diễn ra ở cả lĩnh vực phái sinh và tài sản trong thế giới thực (RWA), đây có thể là chất xúc tác tiềm năng cho đợt tăng giá DeFi tiếp theo. RWA đã tăng từ khoảng 50 triệu đô la vào đầu năm lên hơn 1 tỷ đô la”.

Theo Akash Mahendra, giám đốc của Haven1 Foundation, điều quan trọng là phải phân biệt giữa tổng số tiền on-chain so với số tiền trong giao thức DeFi.

“TVL trong các giao thức DeFi đã giảm đáng kể, nhưng các tài sản như stablecoin và ETH thuần túy chứng kiến ​​​​sự hiện diện on-chain của chúng tăng vượt xa mức năm 2021”.

Đưa ví dụ về stablecoin, Mahendra lưu ý hiện có vốn hóa thị trường là 124 tỷ đô la cho những tài sản này, mặc dù phần lớn chúng vẫn chưa được sử dụng trong các giao thức DeFi.

Bạn có thể xem giá các ở đây.

  

Minh Anh

Theo Blockworks

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *