Các nhà phân tích trên X (trước đây là Twitter) và trong các cuộc phỏng vấn trên YouTube đã rất sôi nổi khi thảo luận về xu hướng Bitcoin rời khỏi các sàn giao dịch tập trung.

Vào ngày 29/8, số lượng Bitcoin được nắm giữ trên các sàn giao dịch sụt giảm, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 1/2018 . Mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau là nền tảng cho chuyển động này nhưng các chuyên gia phân tích dữ liệu blockchain thường hiểu đó là chỉ báo tích cực. Các trader hiện đang đặt câu hỏi điều gì có thể đã khiến Bitcoin không thể vượt qua mức 31.000 đô la vì hành động giá này không phù hợp với quan điểm của họ rằng ít coin hơn trên các sàn giao dịch sẽ giúp giá BTC tăng.

Quan điểm giảm lượng Bitcoin được nắm giữ tại các sàn giao dịch tập trung bắt nguồn từ suy luận khi các trader rút coin của họ, điều đó báo hiệu tâm lý lạc quan. Bởi lẽ, nó thường liên quan đến chiến lược hodl tài sản tự lưu ký (custody) trong thời gian dài.

Mặc dù những giả định này thiếu bằng chứng thuyết phục, nhưng sự tồn tại của chúng có thể từ tiền lệ lịch sử. Tuy nhiên, việc thiết lập mối quan hệ giữa những sự kiện này và một nguyên nhân cụ thể vẫn khó nắm bắt, bất kể tần suất xảy ra như thế nào. Mặc dù việc mua trên các sàn giao dịch có thể cần phải gửi tiền fiat trước, nhưng điều ngược lại không nhất thiết đúng.

Dữ liệu không thể hiện mối tương quan giữa số liệu on-chain và hành động giá Bitcoin

Dữ liệu từ các giao dịch blockchain cho thấy lượng tiền gửi Bitcoin trên các sàn giao dịch giảm liên tục kể từ giữa tháng 5. Đồng thời, quỹ đạo giá của Bitcoin không đưa ra những dấu hiệu đáng kể về xu hướng tăng, ngoại trừ một đợt tăng giá ngắn vào giữa tháng 6 trùng hợp với việc BlackRock nộp đơn đăng ký quỹ hoán đổi danh mục giao ngay.

Bitcoin

Thay đổi vị thế ròng của Bitcoin trên sàn giao dịch | Nguồn: Glassnode

Điều đáng chú ý là tiền gửi trên các sàn giao dịch tăng trong khoảng thời gian tăng giá 30% từ ngày 12/3 đến ngày 19/3, trái ngược với những dự đoán của phân tích on-chain. Bất chấp sự mâu thuẫn, hiếm có trường hợp KOL giải quyết những bất cập trong những huyền thoại lâu đời này, có thể là do sự đơn giản của việc liên kết tiền gửi trên các sàn giao dịch với xu hướng bán tăng lên.

Chắc chắn, tất cả các chỉ báo đôi khi có xu hướng không chính xác và việc chỉ dựa vào phân tích on-chain để xác định xu hướng thị trường là không khôn ngoan. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng rút tiền từ các sàn giao dịch chủ yếu để chuyển sang ví lạnh thiếu cơ sở vững chắc và tồn tại phần lớn dưới dạng đề xuất giả định. Ví dụ, có 3 lý do có thể giải thích việc giảm tiền gửi trên các sàn giao dịch không liên quan đến suy giảm ý định bán trong ngắn hạn.

Holder Bitcoin chuyển sang giải pháp lưu ký đáng tin cậy

Lời giải thích quan trọng nhất cho việc rút Bitcoin từ các sàn giao dịch không nhất thiết cho thấy áp lực bán ngắn hạn giảm là do niềm tin ngày càng tăng vào các giải pháp lưu ký. Điều này ngụ ý rằng những coin này có thể đã được mua trong quá khứ và chỉ gần đây chủ sở hữu mới cảm thấy thoải mái khi di chuyển chúng. Đáng chú ý, những tổ chức lưu ký có uy tín như Prime Trust đã khiến các nhà đầu tư bất ngờ khi tìm kiếm sự bảo vệ phá sản theo Chương 11 ở Delaware do thiếu tiền của khách hàng. Ngoài ra, một người dùng Atomic Wallet đã bị đánh cắp khoản tiền đáng kinh ngạc trị giá khoảng 35 triệu đô la tiền điện tử vào tháng 6. Sự thiếu tin tưởng phổ biến vào các giải pháp lưu ký có thể là lời giải thích cho cách tiếp cận thận trọng mà nhà đầu tư đã áp dụng trước khi bắt đầu rút tiền khỏi sàn giao dịch.

Các nhà đầu tư mất niềm tin vào các sàn giao dịch tập trung

Vào ngày 5/6, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã khởi kiện Binance, cáo buộc cung cấp chứng khoán chưa đăng ký. Chỉ một ngày sau vụ kiện của Binance, ủy ban đã chuyển trọng tâm sang Coinbase với lý do tương tự, cho rằng các altcoin nổi bật do sàn cung cấp đáp ứng các tiêu chí về chứng khoán.

Phức tạp hơn nữa, một báo cáo ngày 2/8 từ Semafor tiết lộ các quan chức của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về bản cáo trạng của Binance kích hoạt rút tiền hàng loạt từ sàn giao dịch, tương tự như các sự kiện xoay quanh FTX vào tháng 11/2022. Những hành động pháp lý này có thể đã ảnh hưởng đến quyết định của người dùng trong việc giữ coin đã gửi của họ tránh xa các sàn giao dịch, bất kể có ý định bán hay không, do đó khiến việc rút tiền không liên quan đến biến động giá.

Giảm sự quan tâm từ người mua có thể cân đối xu hướng

Ngay cả khi cho rằng phần lớn Bitcoin rời khỏi các sàn giao dịch thực sự sẽ chuyển đến ví lạnh, ngụ ý holder có xu hướng hạn chế tham gia bán ngắn hạn, thì khía cạnh nhu cầu gặp phải những thách thức riêng. Ví dụ, tìm kiếm “mua Bitcoin” trên Google Trends đang vật lộn để vượt mốc 50% so với mức cao nhất trong 2 năm trước đó.

Bitcoin

Tìm kiếm “mua Bitcoin” trên toàn thế giới | Nguồn: Google

Tương tự, khối lượng giao ngay của Bitcoin đạt trung bình khiêm tốn 7 tỷ đô la mỗi ngày trong tháng 8, chiếm chưa đến một nửa hoạt động giao dịch được quan sát từ tháng 1 đến tháng 3.

Bitcoin

Khối lượng Bitcoin hàng ngày đã điều chỉnh theo USD | Nguồn: Messari và Kaiko

Do đó, dữ liệu nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng giảm từ người mua, phản ánh Bitcoin thiếu động lực tăng giá. Xu hướng song song này phù hợp với việc giảm số lượng coin được gửi trên các sàn giao dịch. Do đó, mặc dù tiền gửi trên sàn giảm mạnh xuống mức được thấy lần cuối vào năm 2018, nhưng ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng cung cầu là không đáng kể, do hoạt động giao dịch trầm lắng chiếm ưu thế.

Cuối cùng, mặc dù phân tích số liệu on-chain có thể cung cấp hỗ trợ cơ bản cho quan niệm chuyển coin sang lưu giữ dài hạn, nhưng hầu như không nói lên điều gì mặt động lực giá, vì chuyển động này có thể phản ánh sự miễn cưỡng trong việc tích cực giao dịch tài sản.

Bạn có thể xem giá các ở đây.

  

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *