Trong 30 ngày vừa qua, vốn hóa thị trường của stablecoin USDe đã tăng mạnh 73%, đạt mức cao kỷ lục $4,82 tỷ. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng này, USDe hiện đã vươn lên vị trí stablecoin lớn thứ ba, vượt qua DAI với vốn hóa $4,7 tỷ. Tuy nhiên, USDe vẫn còn một khoảng cách đáng kể so với hai đối thủ dẫn đầu: USDT của Tether ($135 tỷ) và USDC của Circle ($40 tỷ).

Guy Young, đồng sáng lập kiêm CEO của Ethena Labs, nhận định trên X:

“Chúng tôi bắt đầu chứng kiến tác động khi USDe thu hút các stablecoin khác trong DeFi và thay đổi thị trường cho vay với một mức lãi suất cơ bản mới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng quy mô hiện tại của DeFi vẫn chưa đủ lớn để thu hẹp hoàn toàn khoảng chênh lệch này. Để đạt được điều đó, cần có sự tham gia của những nguồn vốn lớn hơn. Bước đi tiếp theo của Ethena là kết nối trực tiếp với các quỹ quản lý tài sản có quy mô từ $100 tỷ đến trên $1 nghìn tỷ để huy động nguồn vốn cần thiết.”

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của USDe phản ánh đà phát triển vượt bậc kể từ đầu năm nay, khi vốn hóa thị trường của nó chạm mốc $3 tỷ chỉ sau bốn tháng kể từ khi ra mắt công khai vào tháng 2.

Vốn hoá stablecoin USDe tăng mạnh | Nguồn: Coingecko

Yếu tố thúc đẩy đà tăng trưởng của USDe

Các chuyên gia thị trường nhận định rằng đà tăng của USDe phản ánh nhu cầu ngày càng cao đối với các tài sản sinh lời thay thế và tâm lý lạc quan trên thị trường.

Khác với USDT và USDC – vốn được sử dụng rộng rãi cho các giao dịch, phần lớn token USDe được nắm giữ để nhận phần thưởng. Điều này cho thấy người dùng đánh giá USDe như một tài sản tạo lợi nhuận hơn là một phương tiện thanh toán.

USDe mang lại mức lợi suất đặc biệt hấp dẫn thông qua phần thưởng staking Ethereum, được bảo đảm bằng các funding rate (phí tài trợ) ngắn hạn của ETH. Theo Ethena, người nắm giữ sUSDe có thể nhận lợi suất phần trăm hàng năm (APY) lên đến 29%.

Mặc dù vậy, một số nhà phân tích đã so sánh mô hình của Ethena với dự án Terra-Luna, vốn từng sụp đổ vào tháng 5/2022 khi chiến lược tăng trưởng không bền vững của Terra dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn trong thị trường tiền mã hóa.

Tuy nhiên, nhu cầu đối với USDe vẫn rất cao, minh chứng qua mức cung và tỷ lệ vay APR của nó vượt trội hơn hẳn so với USDT và USDC trên nền tảng Aave.

Aave – giao thức cho vay DeFi lớn nhất trong hệ sinh thái crypto – hiện đang nắm giữ tổng giá trị bị khóa (TVL) khoảng $30 tỷ.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

Bạn có thể xem giá ENA ở đây.

 

 

 

Vương Tiễn

Theo Crypto Slate

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *