Khối lượng giao dịch on-chain của Ethereum trong tháng 11 đạt 183,74 tỷ USD, đánh dấu mức cao nhất trong năm và cũng là mức lớn nhất trong gần ba năm qua, kể từ đỉnh 241 tỷ USD vào tháng 12 năm 2021.

Dù vẫn còn cách xa mức đỉnh lịch sử 404,93 tỷ USD vào tháng 5 năm 2021, hiệu suất ấn tượng trong tháng 11 thể hiện sự phục hồi đáng kể của hoạt động onchain. So với mức cao nhất trước đó trong năm vào tháng 3, khối lượng giao dịch đã tăng 9%, đồng thời gần gấp đôi mức thấp nhất năm là 107,93 tỷ USD vào tháng 1.

Động lực cho sự gia tăng này có thể đến từ xu hướng luân chuyển vốn, khi các nhà đầu tư chuyển dòng tiền từ các sàn giao dịch tập trung (CEX) sang các hoạt động on-chain nhằm giảm thiểu rủi ro.

Một minh chứng rõ ràng cho xu hướng này là sự dịch chuyển dòng vốn mạnh mẽ vào thị trường NFT, qua đó góp phần thúc đẩy sự phục hồi của ngành. Trong tháng 11, các sàn giao dịch NFT trên nền tảng Ethereum đã ghi nhận khối lượng giao dịch hàng tháng cao nhất kể từ tháng 6, cho thấy dấu hiệu tích cực của thị trường.

Khối lượng giao dịch Ethereum đạt mức trong năm với 183,7 tỷ đô la vào tháng 11
Nguồn: The Block Data

Đáng chú ý, trong ba tuần cuối của tháng 11, khối lượng giao dịch NFT trung bình mỗi tuần đạt 55 triệu USD, gần gấp đôi mức giao dịch trung bình hàng tuần của các tháng trước.

Đà tăng trưởng này càng được củng cố bởi sự tăng trưởng giá sàn của nhiều dự án NFT nổi bật, bao gồm CryptoPunks, Pudgy Penguins và Milady Maker. Trong tháng, giá sàn của các dự án này lần lượt ghi nhận mức tăng 55%, 46,5% và 36,7%.

Điều thú vị là mặc dù khối lượng giao dịch on-chain trong tháng 11 đã đạt mức cao kỷ lục của năm, nhưng mức phí giao dịch trung bình trong 7 ngày (7DMA) lại ở mức tương đối thấp, chỉ bằng 1/5 so với chi phí vào giai đoạn cao điểm của tháng 3.

Sự khác biệt này có thể xuất phát từ sự thay đổi trong cấu trúc giao dịch on-chain. Trong khi các giao dịch vào tháng 3 chủ yếu mang tính đầu cơ và có phí gas cao, như việc ra mắt và giao dịch các token mới, thì hoạt động trong tháng 11 lại tập trung nhiều hơn vào các giao dịch có giá trị cao và ổn định, vốn tiêu tốn ít gas hơn.

Ngoài ra, một phần giao dịch on-chain với khối lượng lớn, tốc độ cao và mang tính đầu cơ đã có thể chuyển hướng sang Solana, với các nền tảng như pump.fun dẫn đầu xu thế này.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Ông Giáo

Theo The Block

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *