Quyết định của một cơ quan quản lý Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) của Amazon sử dụng một phần điện từ nhà máy điện Pennsylvania lân cận có thể thắt chặt thêm thị trường điện vốn đã cạnh tranh — đặc biệt là với các thợ đào Bitcoin.

Vào ngày 1/11, Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang Hoa Kỳ (FERC) đã từ chối yêu cầu cho phép nhà máy điện hạt nhân Susquehanna của Talen Energy ở Pennsylvania chuyển một phần sản lượng điện của mình cho trung tâm dữ liệu của Amazon.

Thỏa thuận này đã thu hút sự quan tâm nhờ khả năng giúp các nhà phát triển trung tâm dữ liệu lớn nhanh chóng tiếp cận nguồn điện dồi dào mà không cần chờ đợi nhiều năm để xây dựng nhà máy điện mới. Tuy nhiên, quyết định của FERC đã cản trở quá trình cung ứng điện mà các trung tâm dữ liệu đang rất cần khi ngành AI bùng nổ.

Chuyên gia khai thác Bitcoin Jaran Mellerud nói rằng các cơ sở AI đang “tìm kiếm ráo riết” trên khắp Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác, “tiêu thụ lượng điện khổng lồ ở những vị trí quan trọng có hạ tầng và cáp quang đầy đủ”.

“Với khả năng tạo ra doanh thu vượt trội trên mỗi kilowatt-giờ, các hoạt động AI này dễ dàng trả giá mua điện cao hơn các thợ đào Bitcoin và họ đang làm như vậy. Trong vòng 5 năm tới, ngành khai thác Bitcoin tại Hoa Kỳ sẽ đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng bị các cơ sở AI lấn át. Khi nhu cầu năng lượng dành cho AI ngày càng tăng, các thợ đào Bitcoin sẽ bị đẩy ra rìa, buộc phải tìm kiếm nguồn điện ở những khu vực thiếu hạ tầng mà AI chưa thể xâm nhập”, anh nói thêm.

Anh dự đoán đến năm 2030, “thị phần hashrate của Hoa Kỳ so với toàn cầu sẽ giảm mạnh từ 40% hiện tại xuống dưới 20%, trong khi hoạt động khai thác sẽ chuyển đến các khu vực xa xôi nơi AI chưa thể tiếp cận”, chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển.

Ngoài ra, Viện Chính sách Bitcoin cho biết, năng lượng cần thiết để vận hành các hệ thống AI có thể đã vượt quá lượng điện sử dụng để khai thác Bitcoin.

Mặc dù thỏa thuận này bị từ chối, nhưng Constellation Energy – một trong những nhà sản xuất năng lượng lớn nhất Hoa Kỳ coi đây chỉ là trở ngại tạm thời. Hơn nữa, Chủ tịch FERC Willie Phillips nhận thấy AI là cơ hội “mang tính thế hệ” cho an ninh quốc gia.

bitcoin
Nhà máy điện Susquehanna của Talen Energy | Nguồn: Talen Energy

Meta cũng đã lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu AI bên cạnh một nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động. Tuy nhiên, các rào cản về quy định và môi trường đã khiến các kế hoạch bị hủy bỏ trong tuần này.

Những gã khổng lồ công nghệ như Amazon và Microsoft đang thực hiện các động thái lớn trong việc thu mua năng lượng khi mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Khai thác Bitcoin cũng đòi hỏi lượng lớn điện năng.

Các gã khổng lồ công nghệ và AI có thể chi trả nhiều hơn thợ đào để mua cùng một nguồn điện vì AI mang lại doanh thu cao gấp 25 lần so với Bitcoin trên mỗi kilowatt-giờ (kWh), theo nghiên cứu cho thấy.

Ngoài ra, một số thợ đào đã bổ sung xử lý AI vào trung tâm dữ liệu của họ hoặc thậm chí chuyển hoàn toàn từ Bitcoin sang AI.

“Xu hướng này sẽ tiếp tục miễn là doanh thu trên mỗi megawatt-giờ của AI cao hơn so với Bitcoin”, nhà nghiên cứu BPI Margot Paez cho biết vào tháng 8.

Các nhà nghiên cứu ước tính gia tăng sử dụng AI tạo sinh trong năm nay sẽ khiến AI tiêu thụ 169 TWh vào năm 2024. Sự tăng trưởng này sẽ tiếp tục vượt xa khai thác Bitcoin, với dự báo AI sẽ tiêu thụ 240 TWh vào năm 2027 so với khoảng 160 TWh cho khai thác Bitcoin.

Tuy nhiên, việc các thợ đào Bitcoin chuyển sang AI không phải là dễ dàng để có lợi nhuận. Cố vấn tiền điện tử Anibal Garrido nói rằng điều này là do các thợ đào sử dụng máy ASIC (mạch tích hợp chuyên dụng) được thiết kế chỉ để tính toán các hash của giao thức Proof-of-Work (PoW), không thể chuyển đổi cho AI hoặc khai thác dữ liệu.

 

Twitter (X): 

Tiktok: 

Đình Đình

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *