Cơ quan bảo hiểm của Liên minh Châu Âu đã đề xuất quy tắc chung yêu cầu các công ty bảo hiểm phải duy trì vốn bằng với giá trị tài sản crypto mà họ nắm giữ như một phần của biện pháp giảm thiểu rủi ro cho người được bảo hiểm.

Đề xuất mới – do Cơ quan Quản lý Bảo hiểm và Chế độ Hưu trí theo việc làm Châu Âu (EIOPA) đưa ra trong báo cáo Tư vấn Kỹ thuật gửi Ủy ban Châu Âu vào ngày 27 tháng 3 – sẽ đặt ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn nhiều so với các loại tài sản khác, chẳng hạn như cổ phiếu và bất động sản, vốn thậm chí không cần phải dự trữ quá nửa.

“EIOPA coi việc yêu cầu dự trữ 100% là chính sách thận trọng và phù hợp đối với các tài sản này, khi xem xét đến rủi ro vốn có và tính biến động cao của chúng”, cơ quan cho biết trong một tuyên bố riêng.

EIOPA cho biết biện pháp như vậy sẽ lấp đầy khoảng cách pháp lý giữa Quy định về yêu cầu vốn và Quy định về thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA), đồng thời lưu ý rằng khuôn khổ pháp lý của Liên minh châu Âu đối với các công ty bảo hiểm hiện thiếu các điều khoản cụ thể về tài sản crypto.

Circle lập luận vào tháng 1 rằng, hệ số dự trữ 100% đối với tài sản crypto không tính đến các stablecoin có rủi ro thấp hơn.

EIOPA đã nêu ra bốn phương án để Ủy ban châu Âu xem xét gồm:

Tỷ lệ phần trăm dự trữ xác định lượng vốn mà các công ty cần nắm giữ để duy trì khả năng thanh toán.

EIOPA cho biết phương án thứ ba sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

“Tỷ lệ dự trữ 80% giá trị của các khoản tiếp xúc với tài sản crypto dường như không đủ thận trọng”, trong khi “mức 100% hợp lý hơn và phù hợp với một trong những cách tiếp cận đối với việc xử lý chuyển tiếp các tài sản crypto theo CRR”, EIOPA cho biết.

Tỷ lệ dự trữ 100% đề cập đến giả định rằng giá tài sản crypto có thể mất 100% giá trị và việc đa dạng hóa, phân bổ rủi ro trên các tài sản khác nhau, sẽ không làm giảm bớt rủi ro việc nhà đầu tư mất trắng toàn bộ tài sản của mình. EIOPA chỉ ra rằng Bitcoin và Ether đã giảm lần lượt 82% và 91% trong quá khứ.

Mức dự trữ 100% cho tài sản crypto sẽ phản ánh cách tiếp cận chặt chẽ hơn nhiều so với cổ phiếu, dao động từ 39% đến 49% và bất động sản, chịu phí vốn 25%, theo yêu cầu về vốn khả dụng được nêu trong Quy định ủy quyền của Ủy ban 2015/35.

EIOPA cho biết dự trữ 100% cho các hoạt động (tái) bảo hiểm liên quan đến tài sản crypto không nên “quá nặng” và sẽ không có chi phí vật chất nào cho người được bảo hiểm.

“Yêu cầu về vốn nhằm phòng tránh rủi ro của tài sản crypto, tác động tích cực đến việc bảo vệ người được bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro giảm giá trong tương lai”.

EIOPA thừa nhận rằng, thị phần của các hoạt động (tái) bảo hiểm tài sản crypto chỉ chiếm 655 triệu euro, tương đương 0,0068% tổng số các hoạt động tại Châu Âu và được xem là con số “không đáng kể”.

“Đồng thời, tài sản crypto là khoản đầu tư có rủi ro cao, có thể dẫn đến việc mất hoàn toàn giá trị”, EIOPA cho biết, giải thích lý do tại sao họ khuyến nghị phương án thứ ba.

Luxembourg và Thụy Điển có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi quy định được đề xuất

Theo báo cáo quý 4/2023 do EIOPA trích dẫn, các công ty bảo hiểm tại Luxembourg và Thụy Điển có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hai quốc gia này chiếm 69% và 21% tổng số tài sản crypto trong số các doanh nghiệp (tái) bảo hiểm.

Ireland, Đan Mạch và Liechtenstein chiếm 3,4%, 1,4% và 1,2%.

EIOPA lưu ý rằng, hầu hết các doanh nghiệp này đều được cấu trúc trong các quỹ, chẳng hạn như quỹ ETF và được nắm giữ thay mặt cho các chủ hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị.

Tiếp xúc tài sản crypto của từng quốc gia châu Âu trong quý 4/2023 | Nguồn: EIOPA

Tuy nhiên, EIOPA thừa nhận rằng việc áp dụng các tài sản crypto rộng rãi hơn trong tương lai có thể đòi hỏi “phương thức tiếp cận khác biệt” hơn.

Bạn có thể xem giá coin ở đây.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Việt Cường

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zh-CNenvi