Tin tức công nghệ blockchain là tin tức về các loại công nghệ, thế hệ Blockchain ở Việt Nam và trên thế giới.
Công nghệ Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Cơ sở dữ liệu chuỗi khối lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi. Dữ liệu có sự nhất quán theo trình tự thời gian vì bạn không thể xóa hoặc sửa đổi chuỗi mà không có sự đồng thuận từ mạng lưới.
Bạn có thể sử dụng công nghệ blockchain(chuỗi khối) để tạo một sổ cái không thể chỉnh sửa hay biến đổi để theo dõi các đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao dịch khác. Hệ thống có những cơ chế tích hợp để ngăn chặn các mục nhập giao dịch trái phép và tạo ra sự nhất quán trong chế độ xem chung của các giao dịch này.
opBNB là nền tảng Layer 2 dành riêng cho BNB Chain, đồng thời cũng là sản phẩm mới nhất của Binance. Vậy opBNB có điểm gì nổi bật?
opBNB là gì?
opBNB là giải pháp mở rộng Layer 2 trên blockchain BNB Chain, sử dụng công nghệ bedrock của *OP Stack để tăng hiệu suất node và trở thành mạng lưới tương thích với EVM.
Mục tiêu của opBNB là tăng cường khả năng mở rộng, cải thiện tốc độ giao dịch và giảm phí giao dịch cho BNB Chain. Từ đó, thu hút thêm người dùng đến với hệ sinh thái Binance.
*OP Stack là bộ công cụ được phát triển bởi Optimism, cho phép các nhà phát triển sử dụng để cải thiện khả năng bảo mật và tốc độ giao dịch trên mạng lưới của họ.
Tại sao opBNB chọn OP Stack?
Theo thông tin từ đội ngũ, OP Stack làm bộ khung chính cho nền tảng sẽ dễ dàng đưa opBNB những ưu điểm như sau:
Cho phép tùy chỉnh *execution client: Cho phép opBNB khả năng thực hiện các smart contract bằng những client khác nhau. Từ đó, thúc đẩy sự phi tập trung và hiệu suất của mạng lưới.
Khả năng thay thế Data Availability (DA): DA là dữ liệu dự trữ mà các node sẽ cần tải xuống khi có xung đột giữa những giao dịch. Thông thường, DA nằm trên execution layer – là nơi mà những ứng dụng dApp và DeFi nằm trên, dẫn đến tình trạng bảo mật kém.
Tuy nhiên, OP Stack cho phép opBNB tách rời DA khỏi execution layer, từ đó cho phép các node có thể tùy chọn những dữ liệu cần thiết mà không cần phải chọn toàn bộ. Ngoài ra, opBNB có thể sử dụng BNB Greenfield như một lớp DA để có thể giảm phí gas, có lợi cho cả người dùng và hệ sinh thái.
*execution client là thành phần trong blockchain chịu trách nhiệm thực thi các smart contract và xử lý các giao dịch.
Sản phẩm của opBNB
opBNB có hai sản phẩm chính gồm:
opBNB Bridge: là cầu nối trên hệ sinh thái opBNB, cho phép người dùng di chuyển tài sản từ mạng lưới BNB Chain testnet sang opBNB và ngược lại. Tuy nhiên, ngoài opBNB Bridge còn có một cầu nối trong hệ sinh thái là zkBridge thuộc Polyhedra Network (hỗ trợ mạng lưới BNB Chain testnet và Combo Network).
opBNBScan: là trình duyệt cho phép người dùng kiểm tra dữ liệu on-chain trên mạng lưới opBNB, bao gồm: số block, lịch sử giao dịch, Txn hash… Tại thời điểm viết bài, số lượng giao dịch hàng ngày đang dao động ở 150,000 giao dịch với 450,000 địa chỉ ví khác nhau.
Cấu trúc của opBNB
Cấu trúc của opBNB gồm ba bộ phận chính là Sequencer, Prover và Verifier. Mục đích chung của các thành phần là giảm tải giao dịch trên Layer 1 – BNB Chain, từ đó hạn chế việc tắc nghẽn mạng lưới. Dưới đây là những thành phần chính:
Sequencer: Là thành phần tính toán và chuyển đổi trạng thái (state) của các giao dịch. Sau đó, Sequencer sẽ gửi những thông tin của những giao dịch trên lên roll up contract. Roll up contract là bộ phận đóng vai trò xử lý và xác nhận các giao dịch trên Layer 2, sau đó chuyển thông tin giao dịch xuống BNB Chain.
Prover (Node): Là bộ phận tạo ra những bằng chứng xác thực việc chuyển đổi trạng thái của giao dịch là hợp lệ. Mục tiêu chính của Prover là đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy từ các giao dịch và không có sự xâm nhập từ bên thứ ba.
Verifier (Challenger): Là bộ phận kiểm tra các bằng chứng từ Prover, và đảm bảo một lần nữa là các giao dịch trên opBNB hợp lệ, không bị gian lận.
Về mô hình hoạt động, đầu tiên người dùng giao dịch trên opBNB, sau đó các giao dịch được xác thực và tạo bằng chứng gắn liền bởi Prover (node). Ngay sau khi được xác thực và có bằng chứng, Sequencer sẽ tiếp nhận tổng hợp và gửi những giao dịch trở lại lên BNB Chain.
Nếu như trong quá trình Sequencer tổng hợp giao dịch và thấy được sai sót, chúng sẽ gửi các giao dịch này lên Verifier để xác nhận một lần nữa. Cuối cùng, Verifier sẽ gửi bằng chứng sai phạm hoặc không sai phạm lên BNB Chain.
Điểm nổi bật của opBNB
opBNB là Layer 2 sử dụng công nghệ OP Stack, nên mạng lưới này thừa hưởng những đặc điểm nổi bật sau đây:
Khả năng tương tác cao: Sử dụng OP Stack đồng nghĩa với việc opBNB có khả năng tương tác với các Layer 2 tích hợp chung OP Stack khác như
Tốc độ giao dịch nhanh: Theo đội ngũ dự án, opBNB được thiết kế với khả năng đưa tốc độ giao dịch của mạng lưới lên con số 4,500 TPS (Arbitrum là 4,000 TPS). Tuy nhiên, đây chỉ là lời nói từ đội ngũ và chưa có tính xác thực.
Tương thích EVM: opBNB là Layer 2 tương thích EVM, từ đó cho phép các nhà phát triển dễ dàng xây dựng dApp trên hệ sinh thái opBNB.
Phí giao dịch thấp: Đa phần Layer 2 có phí giao dịch khoảng 0.2-0.3 USD do xây dựng trên Ethereum – mạng lưới có phí giao dịch cao (~10 USD/giao dịch). opBNB lại được phát triển trên BNB Chain – mạng lưới có phí giao dịch thấp (~1 USD/giao dịch). Vì vậy, opBNB mang lại cho người dùng phí giao dịch thấp, trung bình 0.005 USD/giao dịch.
Mở rộng hệ sinh thái Binance: opBNB là sản phẩm của Binance, do đó mạng lưới này có khả năng tương tác cao với BNB Greenfield, BNB Chain, BNB Beacon Chain và zkBNB.
Token opBNB là gì?
Tại thời điểm, đội ngũ dự án chưa có thông báo về token opBNB, nhưng mạng lưới sẽ sử dụng token BNB để làm phí giao dịch.
Roadmap và cập nhật
Dưới đây là một số mốc thời gian nổi bật của opBNB:
19/6/2023: opBNB ra mắt testnet.
13/7/2023: Tổ chức Hackathon nhằm mục đích phát triển hệ sinh thái.
8/4/2023: Ra mắt chương trình Incentive Program dành cho các dApp trên opBNB.
Ngoài ra, theo thông tin từ đội ngũ, opBNB sẽ hướng đến Account Abstraction cho hệ sinh thái.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Đội ngũ dự án
opBNB là sản phẩm của Binance, do đó đội ngũ dự án là những thành viên của công ty Binance.
Nhà đầu tư
Hiện tại, vẫn chưa có thông tin cụ thể về nhà đầu tư của opBNB. Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.
Đối tác
Hiện tại, opBNB có hơn 50 đối tác chiến lược với những cái tên mới nhất gồm: Hooked Protocol, Polyhedra Network, BlockVision…
Một số dự án tương tự
Dưới đây là một số dự án Layer 2 tương tự:
Optimism: Là giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum nhằm giảm tải phí gas, tăng tốc độ hoàn thiện giao dịch.
Arbitrum: Là giải pháp mở rộng Layer 2 nhằm giải quyết các vấn đề tắc nghẽn trên Ethereum.
Uniswap là tập hợp các chương trình máy tính chạy trên blockchain Ethereum cho phép hoán đổi token phi tập trung. Nó hoạt động với sự trợ giúp của các kỳ lân (như được minh họa bằng logo dưới đây).
Trader có thể trao đổi token ETH trên Uniswap mà không cần tin tưởng bất kỳ ai để ủy thác tiền của họ. Trong khi đó, bất kỳ ai cũng có thể cho vay tiền điện tử của mình vào các khoản dự trữ đặc biệt được gọi là pool thanh khoản. Đổi lại việc cung cấp tiền cho các pool này, họ kiếm được phí.
Nhưng những kỳ lân huyền diệu này chuyển đổi token sang token khác bằng cách nào? Muốn sử dụng Uniswap thì cần phải có những gì?
Giới thiệu
Các sàn giao dịch tập trung đã và đang là trụ cột của thị trường tiền điện tử trong nhiều năm. Họ cung cấp thời gian giải quyết nhanh chóng, khối lượng giao dịch cao và liên tục cải thiện tính thanh khoản. Tuy nhiên, có một thế giới song song đang được xây dựng dưới dạng các giao thức không cần niềm tin. Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) không cần đến người trung gian hoặc tổ chức custody (ký quỹ) tạo điều kiện giao dịch.
Do những hạn chế cố hữu của công nghệ blockchain, sẽ có nhiều thách thức phát sinh trong quá trình xây dựng DEX có ý nghĩa cạnh tranh với các đối tác tập trung mặc dù hầu hết DEX có thể cải thiện cả về hiệu suất và trải nghiệm người dùng.
Nhiều nhà phát triển đã suy nghĩ về những phương thức mới để xây dựng sàn giao dịch phi tập trung. Một trong những nền tảng tiên phong trong việc này là Uniswap. Cách thức hoạt động của Uniswap có thể khó hiểu hơn một chút so với DEX truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta sẽ sớm thấy mô hình này mang lại một số lợi ích hấp dẫn.
Nhờ vào quá trình đổi mới, Uniswap đã trở thành một trong những dự án thành công nhất trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi).
Hãy xem Uniswap là gì, hoạt động như thế nào và cách bạn có thể hoán đổi token trên đó đơn giản bằng ví Ethereum.
Uniswap là gì?
Uniswap là giao thức sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên Ethereum. Nói chính xác hơn, nó là giao thức thanh khoản tự động. Không có sổ lệnh hoặc bất kỳ bên tập trung nào được yêu cầu để thực hiện giao dịch. Uniswap cho phép người dùng giao dịch mà không cần trung gian, với mức độ phi tập trung cao và khả năng chống kiểm duyệt.
Uniswap là phần mềm mã nguồn mở. Bạn có thể tự kiểm tra trên Uniswap GitHub.
Nhưng làm thế nào để giao dịch xảy ra mà không có sổ lệnh? Uniswap hoạt động với mô hình các nhà cung cấp thanh khoản tạo ra các pool thanh khoản. Hệ thống này cung cấp cơ chế định giá phi tập trung, về cơ bản giúp làm mượt sổ lệnh. Theo đó, người dùng có thể hoán đổi liền mạch giữa các token ERC-20 mà không cần sổ lệnh.
Vì giao thức Uniswap được phân cấp nên không có quy trình niêm yết. Về cơ bản, bất kỳ token ERC-20 nào cũng có thể được khởi chạy miễn là có sẵn một pool thanh khoản cho các trader. Do đó, Uniswap cũng không tính phí niêm yết. Theo một nghĩa nào đó, giao thức Uniswap hoạt động như một loại hàng hóa công cộng.
Giao thức Uniswap được Hayden Adams tạo ra vào năm 2018. Nhưng công nghệ cơ bản truyền cảm hứng triển khai dự án được đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin mô tả đầu tiên.
Uniswap hoạt động như thế nào?
Uniswap khác kiến trúc truyền thống của sàn giao dịch kỹ thuật số là không có sổ lệnh. Nó hoạt động với thiết kế có tên là Constant Product Market Maker (Nhà tạo lập thị trường sản phẩm không đổi), là một biến thể của mô hình Automated Market Maker (AMM – nhà tạo lập thị trường tự động).
Nhà tạo lập thị trường tự động là hợp đồng thông minh nắm giữ dự trữ thanh khoản (hoặc pool thanh khoản) mà các trader có thể giao dịch trong đó. Các khoản dự trữ này được nhà cung cấp thanh khoản tài trợ. Bất kỳ ai cũng có thể là một nhà cung cấp thanh khoản, gửi giá trị tương đương của hai token trong pool. Đổi lại, các trader trả một khoản phí cho pool, sau đó được phân phối cho các nhà cung cấp thanh khoản theo thị phần của họ trong pool.
Các nhà cung cấp thanh khoản tạo ra thị trường bằng cách ký gửi giá trị tương đương của hai token, có thể là ETH và token ERC-20 hoặc 2 token ERC-20. Các pool này thường được tạo thành từ stablecoin như DAI, USDC hoặc USDT, nhưng đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Đổi lại, các nhà cung cấp thanh khoản nhận được “token thanh khoản”, đại diện cho thị phần của họ trong toàn bộ pool thanh khoản. Các token thanh khoản này có thể được dùng đổi lấy thị phần mà chúng đại diện trong pool.
Ví dụ, hãy xem xét pool thanh khoản ETH/USDT. Gọi phần ETH của pool là x và phần USDT là y. Uniswap lấy hai đại lượng này và nhân chúng để tính tổng thanh khoản trong pool. Hãy gọi đây là k. Ý tưởng cốt lõi của Uniswap là k phải không đổi, nghĩa là tổng thanh khoản trong pool không đổi. Vì vậy, công thức cho tổng thanh khoản trong pool là: x * y = k
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ai đó muốn giao dịch?
Giả sử anh B mua 1 ETH với giá 300 USDT bằng cách sử dụng pool thanh khoản ETH/USDT. Anh ấy đã tăng phần USDT của pool và giảm phần ETH. Điều này có nghĩa là giá ETH sẽ tăng lên. Tại sao? Có ít ETH hơn trong pool sau giao dịch nhưng tổng thanh khoản (k) phải không đổi. Cơ chế này là yếu tố quyết định giá cả. Cuối cùng, giá phải trả cho ETH này dựa trên mức độ giao dịch nhất định dịch chuyển tỷ lệ giữa x và y.
Cần lưu ý mô hình không chia tỷ lệ tuyến tính. Trên thực tế, lệnh càng lớn, càng làm thay đổi giá trị cân bằng giữa x và y. Hay nói cách khác, các lệnh lớn hơn trở nên đắt hơn theo cấp số nhân so với các lệnh nhỏ hơn, dẫn đến số tiền trượt giá ngày càng lớn. Ngoài ra, pool thanh khoản càng lớn thì việc xử lý các lệnh lớn càng dễ dàng. Bởi vì trong trường hợp đó, dịch chuyển giữa x và y càng nhỏ.
Thua lỗ tạm thời là gì?
Như đã phân tích, các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được phí do các trader hoán đổi token chi trả. Nhưng họ cần phải căn nhắc đến khái niệm thua lỗ tạm thời (impermanent loss).
Giả sử anh B gửi 1 ETH và 100 USDT vào một pool Uniswap. Vì cặp token cần có giá trị tương đương, điều này có nghĩa là giá của 1 ETH là 100 USDT. Đồng thời, có tổng cộng 10 ETH và 1,000 USDT trong pool – phần còn lại được các nhà cung cấp thanh khoản khác tài trợ. Điều này có nghĩa là anh B có 10% thị phần của pool. Tổng thanh khoản (k) trong trường hợp này là 10,000.
Điều gì xảy ra nếu giá ETH tăng lên 400 USDT? Hãy nhớ rằng tổng thanh khoản trong pool phải không đổi. Nếu ETH hiện là 400 USDT, điều đó có nghĩa là tỷ lệ giữa ETH và USDT trong pool đã thay đổi. Trên thực tế, hiện có 5 ETH và 2,000 USDT trong pool. Bởi vì các trader kiếm lời chênh lệch sẽ thêm USDT vào pool và loại bỏ ETH cho đến khi tỷ lệ phản ánh giá chính xác. Đây là lý do tại sao phải hiểu k là hằng số.
Vì vậy, anh B quyết định rút tiền và nhận được 10% theo thị phần trong pool. Kết quả là B nhận được 0.5 ETH và 200 USDT, tổng cộng là 400 USDT. Có vẻ như B đã kiếm được lợi nhuận khá hời. Nhưng khoan hãy vội vui mừng, điều gì sẽ xảy ra nếu anh không đổ tiền vào pool? B sẽ có 1 ETH và 100 USDT, tổng cộng là 500 USDT.
Trên thực tế, sẽ tốt hơn nếu B HODLing thay vì gửi vào Uniswap pool. Trong trường hợp này, thua lỗ tạm thời về cơ bản là chi phí cơ hội của việc tích lũy một token tăng giá. Tức là gửi tiền vào Uniswap với hy vọng kiếm được phí nhưng B có thể mất các cơ hội khác.
Lưu ý hiệu ứng này hoạt động bất kể giá thay đổi theo hướng nào so với thời điểm gửi tiền vào pool, đồng nghĩa với việc nếu giá ETH giảm so với thời điểm gửi tiền, thì khoản lỗ cũng sẽ khuếch đại.
Nhưng tại sao thua lỗ là tạm thời? Nếu giá của các token được gộp trở lại giá khi chúng được thêm vào pool thì ảnh hưởng sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, vì các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được phí nên thua lỗ có thể được cân bằng theo thời gian. Mặc dù vậy, nhà cung cấp thanh khoản cần phải biết điều này trước khi thêm tiền vào một pool.
Uniswap kiếm tiền như thế nào?
Uniswap là giao thức phi tập trung không có token gốc nên không kiếm được tiền. Tất cả các khoản phí sẽ được chuyển cho các nhà cung cấp thanh khoản và không ai trong số những người sáng lập được cắt xén từ giao dịch diễn ra thông qua giao thức.
Hiện tại, phí giao dịch trả cho nhà cung cấp thanh khoản là 0.3% cho mỗi giao dịch. Theo mặc định, chúng được thêm vào pool thanh khoản, nhưng các nhà cung cấp thanh khoản có thể lấy lại bất kỳ lúc nào. Các khoản phí được phân bổ theo thị phần của từng nhà cung cấp thanh khoản trong pool.
Một phần phí có thể được dành để phát triển Uniswap trong tương lai. Nhóm Uniswap đã triển khai phiên bản cải tiến giao thức được gọi là Uniswap v2.
Cách sử dụng Uniswap
Uniswap là giao thức mã nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tạo ứng dụng giao diện người dùng của riêng mình trên đó. Tuy nhiên, trang thường được sử dụng nhất là https://app.uniswap.org hoặc https://uniswap.exchange.
Chuyển đến giao diện Uniswap.
Kết nối ví của bạn. Bạn có thể sử dụng MetaMask, Trust Wallet hoặc bất kỳ ví Ethereum nào khác được hỗ trợ.
Chọn token đi bạn muốn giao dịch.
Chọn token đến bạn muốn giao dịch.
Nhấp vào Swap (hoán đổi).
Xem trước giao dịch trong cửa sổ bật lên.
Xác nhận yêu cầu giao dịch trong ví của bạn.
Chờ giao dịch được xác nhận trên blockchain Ethereum. Bạn có thể theo dõi trạng thái giao dịch trên https://etherscan.io/.
Kết luận
Uniswap là giao thức sàn giao dịch sáng tạo được xây dựng trên Ethereum, cho phép bất kỳ ai có ví Ethereum trao đổi token mà không cần sự tham gia của bất kỳ bên trung tâm nào.
Mặc dù có những hạn chế riêng, nhưng công nghệ này có một số ý nghĩa thú vị đối với tương lai của hoán đổi token không cần niềm tin. Khi các giải pháp mở rộng thông qua Ethereum 2.0 hoạt động, Uniswap cũng có thể được hưởng lợi từ chúng.
Khả năng thay thế là một chủ đề thịnh hành của năm 2021, sau sự phát triển vượt bậc của NFT. Nhưng các token bán thay thế (Semi-Fungible Token hay SFT) là gì và chúng hoạt động như thế nào?
Sự quan tâm đến các token không thể thay thế đã đạt đến mức đáng kinh ngạc trong nửa đầu năm nay. Dữ liệu từ NonFungible cho thấy doanh số bán NFT tăng lên hơn 2,4 tỷ đô la trong quý đầu tiên – gấp 20 lần so với ba tháng trước đó. Hơn thế nữa, động lực vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại cho đến nay, với thị trường NFT hàng đầu OpenSea có khối lượng giao dịch cao kỷ lục 49 triệu đô la vào ngày 1/8, tăng so với giao dịch trung bình hàng ngày 8,3 triệu đô la. Giá trung bình của CryptoPunks – một trong những bộ sưu tập NFT đầu tiên ra mắt trên blockchain của Ethereum – cũng lập kỷ lục trong cùng tháng là 66,919 ETH mỗi NFT (khoảng 220.000 đô la tại thời điểm viết bài).
Sự phát triển bùng nổ đã khởi động một làn sóng đổi mới xung quanh các tài sản không thể thay thế, trong đó phải kể đến sự xuất hiện của một loại token mới được gọi là “bán thay thế” (SFT). Khi mới bắt đầu, SFT có thể thay thế được và chuyển sang không thể thay thế sau đó.
Token có thể thay thế
Phần lớn tài sản tiền điện tử mà các nhà đầu tư theo dõi và giao dịch là có thể thay thế, tức là chúng có thể dễ dàng hoán đổi cho nhau. Ví dụ: nếu hai người trao đổi 1 ETH cho nhau, giá trị sẽ không bị giảm đi và không bên nào được lợi hơn. Đó là bởi vì không có sự phân biệt giá trị giữa bất kỳ 2 ETH hoặc 2 BTC nào (không bao gồm các coin đã bị đánh cắp hoặc sử dụng vào hoạt động bất hợp pháp).
Tiền fiat như đô la Mỹ cũng có thể thay thế được, bạn sử dụng bất kỳ tờ 100 đô la nào dù mới hay cũ thì cũng có sức mua tương đương nhau. Nói cách khác, khả năng thay thế là khả năng một token (hoặc tiền tệ) được trao đổi hoặc thay thế bằng các token khác cùng loại dẫn đến không thay đổi giá trị.
Token không thể thay thế
NFT là các token hoạt động trên blockchain có thể được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu kỹ thuật số đối với một số thứ độc đáo và khan hiếm như tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, âm nhạc hoặc bất động sản ảo. Bởi vì mỗi mặt hàng có một giá trị riêng biệt dựa trên đặc điểm vốn có như ai đã tạo ra nó hoặc độ hiếm nên không thể trao đổi các NFT cho nhau như ETH hoặc đô la Mỹ. Ví dụ, không thể đổi thẻ bóng chày kỹ thuật số theo tỷ lệ 1:1 với một mảnh đất ảo. Chúng là các tài sản hoàn toàn khác nhau. Chưa kể, thẻ bóng chày kỹ thuật số có thể là một phần của bộ sưu tập đặc biệt hiếm nhưng mảnh đất ảo nằm ở vị trí không đắc địa.
Bởi vì NFT được lưu trữ trên blockchain nên mỗi token có các đặc điểm sau:
– Không thể phân chia: Không thể mua các phần nhỏ của NFT.
– Không thể phá hủy: Không thể phá hủy hoặc loại bỏ NFT.
– Bất biến: Không thể thay đổi thông tin cơ bản của NFT sau khi được lưu trữ.
– Có thể xác minh: Bởi vì NFT được lưu trữ trên các blockchain công khai nên bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng xác minh tính xác thực và quyền sở hữu vào bất kỳ lúc nào.
Token bán thay thế là gì?
SFT là một nhóm token tương đối mới, vừa có thể thay thế vừa không thể thay thế. Ban đầu, SFT hoạt động giống như các token có thể thay thế thông thường ở chỗ chúng được giao dịch tương tự với các SFT giống hệt khác.
Ví dụ, một token đại diện cho phiếu mua hàng Amazon trị giá $10 sẽ có cùng giá trị với phiếu giống hệt cùng ngày hết hạn và do đó có thể hoán đổi cho nhau.
Yếu tố phân biệt khiến các loại token đặc biệt này trở thành “bán thay thế” là sau khi chúng được trao đổi, các token có thể thay thế sẽ mất mệnh giá của chúng. Việc mất giá trị có thể trao đổi đó làm cho token hết hạn trở nên không thể thay thế được.
Một cách khác để hiểu khái niệm này là tưởng tượng bạn sở hữu một token đại diện cho vé hòa nhạc để xem buổi biểu diễn cuối cùng của The Beatles. Vé sẽ có mệnh giá và có thể đổi lấy một vé hòa nhạc khác giống hệt, miễn là cùng một ban nhạc vào cùng ngày và cùng khu vực chỗ ngồi. Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, token đại diện cho vé sẽ trở thành kỷ vật sưu tầm và có giá trị hoàn toàn mới. Điều đó cũng có nghĩa là token không còn có thể đổi lấy một vé hòa nhạc hợp lệ có cùng mệnh giá ban đầu để xem một ban nhạc khác.
Token bán thay thế được đặt tên theo quá trình chuyển đổi từ token có thể thay thế thành không thể thay thế.
Hãy tưởng tượng, giống như bạn sở hữu một tấm vé vào sân xem bóng đá trị giá 500.000 VNĐ, sau khi kết thức trận đấu thì tấm vé đó sẽ mất giá trị, tức là về 0. Tuy nhiên, nếu may mắn bạn xin được chữ kí của một siêu sao như Messi hay Ronaldo vào tấm vé, thì bạn thậm chí có thể bán được nó với giá cao gấp 100 lần số tiền bỏ ra.
Cách tạo token bán thay thế
Hiện nay, có thể đúc SFT bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ERC-1155 của Ethereum. Đó là một trong số các tiêu chuẩn token của Ethereum – các bản thiết kế để tạo token trên blockchain Ethereum tương thích với tất cả dự án dựa trên ERC khác.
Tiêu chuẩn ERC-1155 do nhà phát triển game trên blockchain Enjin tạo ra, như Horizon Games và The Sandbox vào năm 2017 và về cơ bản là sự kết hợp của tiêu chuẩn ERC-20 (token có thể thay thế) và ERC-721 (token không thể thay thế). Tiêu chuẩn này giúp bạn có thể tạo và quản lý cả token có thể thay thế và không thể thay thế bằng cách sử dụng một hợp đồng thông minh duy nhất – một chương trình máy tính tự thực thi khi phát sinh những điều kiện nhất định.
SFT đặc biệt hữu ích trong ngành công nghiệp game có các yếu tố có thể thay thế như tiền tệ trong trò chơi (thanh vàng hoặc tiền ảo của game) cũng như các mặt hàng không thể thay thế (đồ sưu tầm và vũ khí). Điều này có nghĩa là các công ty game sẽ tạo cả hai loại token và đảm bảo chúng tương tác với nhau để game thủ dễ dàng giao dịch vũ khí lấy vàng và ngược lại.
Bạn muốn stake token ETH với Lido để nhận phần thưởng hàng ngày? Hãy theo dõi bài viết này.
Làm thế nào để stake ETH?
Staking là quá trình gửi ETH vào trình xác thực để bảo mật mạng Ethereum. Trình xác thực chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu, xử lý giao dịch và thêm các khối mới vào blockchain Ethereum. Đổi lại, trình xác thực sẽ kiếm được phần thưởng ETH. Staking là chức năng có trên Ethereum 2.0 (ETH2), blockchain PoS do Beacon Chain điều phối. Hệ thống PoW hiện tại cuối cùng sẽ hợp nhất với Ethereum 2.0 trong tương lai gần.
Có hai cách để staking vào ETH2. Nếu bạn sở hữu 32 ETH, bạn có thể tự stake bằng cách chạy trình xác thực của riêng mình, sử dụng launchpad ETH2. Nếu bạn sở hữu ít hơn 32 ETH và muốn stake, bạn có thể ủy thác nó cho một staking pool.
Lido là gì?
Lido là giải pháp staking thanh khoản dựa trên Ethereum, được các nhà cung cấp staking blockchain hàng đầu hỗ trợ.
Lido cho phép stake bất kỳ số lượng ETH nào mà không cần chạy cơ sở hạ tầng phức tạp, đồng thời cung cấp khả năng triển khai ETH đã stake trên các ứng dụng DeFi như Curve, Sushi, Yearn… Với tính năng này, các staker không cần phải lựa chọn giữa staking ETH và tham gia vào DeFi.
Khi staking bằng Lido, người dùng nhận được ETH đã stake (stETH). StETH đại diện cho giá trị của khoản staking ban đầu cộng với phần thưởng staking hàng ngày. Số dư tăng lên hàng ngày khi nhận được phần thưởng. Người dùng có thể sử dụng stETH như ETH thông thường để kiếm lợi nhuận và phần thưởng cho vay.
Mục tiêu của Lido là loại bỏ một số vấn đề của staking Ethereum, như kém thanh khoản, tắc nghẽn và không thể truy cập. Thông qua staking với Lido, bạn có toàn quyền kiểm soát ETH đã stake của mình mà không phải lo lắng về việc bị khóa dài hạn. Tóm lại, người dùng có thể gửi bất kỳ số tiền nào và rút coin bất kì lúc nào.
Staking trên Lido mang lại lợi ích gì?
Lido cho phép người dùng stake ETH mà vẫn có thể giao dịch, sử dụng hoặc unstake (hủy stake) token của họ.
Lido là một giao thức staking thanh khoản, không lưu ký (custody) vì bạn có toàn quyền kiểm soát tài sản của mình. Bên cạnh đó, phương thức này linh hoạt hơn đáng kể so với tự staking.
Lido có các mục tiêu chính như sau:
– Cho phép người dùng kiếm phần thưởng staking mà không cần khóa token.
– Cho phép người dùng kiếm phần thưởng bất kể họ gửi bao nhiêu, không cần stake 32 ETH.
– Giảm rủi ro mất coin đã stake do phần mềm bị lỗi hoặc bị slashing (phạt).
– Phát triển stETH như một khối xây dựng cho không gian DeFi (ví dụ: cho vay thế chấp trên ARCx hoặc để yield farming (canh tác lợi nhuận) trên Curve Finance).
– Cung cấp một giải pháp thay thế cải thiện cho staking qua sàn giao dịch và tự staking vì lợi ích của cộng đồng Ethereum.
Hướng dẫn staking ETH với Lido
Người dùng có thể dễ dàng stake ETH với Lido để kiếm được 8% APR dựa trên token của họ. So với nhiều giao thức staking khác, một ưu điểm nổi bật của Lido là bạn có thể unstake bất kỳ lúc nào mà không phải gánh chịu hậu quả gì.
Dưới đây là các bước hướng dẫn stake ETH với Lido:
1. Truy cập vào trang stake.lido.fi và nhấn “Connect Wallet” (Kết nối ví).
2. Khi các lựa chọn ví hiển thị, hãy chọn ví yêu thích của bạn và kết nối. Sau khi ví được kết nối, bạn có thể xem số dư của mình.
3. Nhập số lượng ETH cần stake và nhấn “stake”.
4. Xác nhận giao dịch bằng ví của bạn.
5. Ví của bạn bây giờ sẽ chứa stETH đại diện cho khoản tiền đã stake. Số dư stETH được cập nhật hàng ngày sau khi nhận phần thưởng staking.
Lido DAO thu phí 10% từ phần thưởng để cải thiện phạm vi dịch vụ mà Lido cung cấp, cũng như cung cấp cho người dùng bảo hiểm rủi ro slashing tiềm ẩn.
Lido DAO
Lido do Lido DAO quản lý, là một cộng đồng xây dựng các công cụ và dịch vụ cần thiết để stake ETH. Các thành viên của Lido DAO quản lý giao thức Lido để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng liên tục của nó.
Bên cạnh việc phát triển kỹ thuật trên nền tảng, Lido DAO quảng bá Lido và thu hút người dùng, nhà điều hành node, trình xác thực,… thông qua các nội dung giáo dục và quảng cáo giao thức.
Lido DAO là một giải pháp linh hoạt hơn so với tự staking vì nó loại bỏ các phức tạp kỹ thuật liên quan. Ngoài ra, Lido cho phép staker kiếm được phần thưởng từ khoản tiền gửi nhỏ (tối thiểu 0,00001 ETH).
Lido là một lựa chọn hợp lý cho những người dùng đang tìm kiếm một giải pháp staking linh hoạt, hiệu quả mà vẫn góp phần phân cấp mạng Ethereum.
Về cơ bản, không có sự khác biệt giữa ETH và WETH bởi vì WETH chỉ đơn giản là một phiên bản “được bao bọc” của ETH. Đối với tiền điện tử, wrapped token không khác gì “bình mới rượu cũ”. Token được wrapped để sử dụng trên bất kỳ blockchain nào mà nó không có nguồn gốc từ đó. Ví dụ, sử dụng BTC trên blockchain Ethereum.
Vì hầu hết các blockchain đều có cấu trúc silo nên chúng không cung cấp khả năng tương tác linh hoạt hoặc chuyển token gốc từ blockchain này sang blockchain khác. Do vậy, những người nắm giữ một loại tiền điện tử cụ thể có thể không thích điều này.
Nhưng tại sao chúng ta lại cần phiên bản WETH để sử dụng trên blockchain Ethereum?
ETH và WETH hoàn toàn giống nhau?
Điểm khác biệt lớn nhất là WETH được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC-20, trong khi ETH thì không. WETH được tạo ra vì không thể sử dụng ETH cho nhiều loại ứng dụng DeFi khác nhau. Do đó, “bao bọc” token ETH trong một tiêu chuẩn tương thích ERC-20 để dễ dàng sử dụng trên nhiều dApp (ứng dụng phi tập trung). Ngoài ra, người dùng có thể tạo các phiên bản token của riêng họ cho các ứng dụng DeFi tùy chỉnh.
Trong trường hợp của WETH, nó tương đương với ETH. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về giá giữa ETH và WETH. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng ETH để tham gia một dApp tùy chỉnh, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi nó thành WETH trên một dApp (chẳng hạn như 1inch) và sau đó tiếp tục sử dụng.
Hãy nhớ rằng ERC-20 là tiêu chuẩn kỹ thuật để phát hành token trên blockchain Ethereum nên nó ấn định các thuộc tính của token. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của token ERC-20 là có thể thay thế được, tức là một token sẽ luôn có thể trao đổi với một token khác có cùng giá trị.
Tại sao không thể sử dụng ETH cho dApp trên Ethereum?
ETH ra đời trước khi các tiêu chuẩn token được tạo ra. Điều này có nghĩa là nó không theo quy tắc ERC-20, nên khó sử dụng thường xuyên hơn. Do vậy, để loại bỏ sự cần thiết đến bên thứ ba, chỉ cần gửi ETH vào một hợp đồng thông minh và nhận lại WETH.
ETH có thể thay thế được vì nó là một loại coin.
Wrapped token hoạt động như thế nào?
Khi bạn muốn tạo phiên bản wrapped của bất kỳ token nào, bạn thường gửi tài sản gốc cho tổ chức lưu ký tập trung (lý tưởng là hợp đồng thông minh). Thực thể tập trung này có thể là ví đa chữ ký, DAO và thậm chí hợp đồng thông minh (trong trường hợp của Ethereum). Quy trình hoạt động như sau:
– Giả định bạn cần sử dụng WETH trên Ethereum, chỉ cần kết nối ví chứa ETH với một sàn giao dịch phi tập trung, chẳng hạn như 1inch.
– Khi đã kết nối ví, quyết định số lượng ETH muốn chuyển đổi thành WETH và hoán đổi các token.
– Sau đó, bạn nhận được WETH để đổi lại số ETH đã bán. Bạn có thể sử dụng hướng dẫn này trên bất kỳ ứng dụng phi tập trung nào mà bạn muốn.
Đối với thực thể tập trung, một khi họ nhận được tài sản gốc, họ sẽ đốt nó và đúc phiên bản wrapped trên blockchain không phải nơi tạo ra token ban đầu. Khi người dùng muốn lấy lại tài sản ban đầu, họ chỉ cần đốt wrapped token và đúc tài sản gốc trên mạng gốc.
Wrapped token là stablecoin?
Cơ chế này khá giống với cách thức hoạt động của stablecoin ở chỗ thực thể tập trung đúc, đốt tài sản gốc và ngoại lai tương ứng. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng cần phải lưu ý ở đây là trong trường hợp của stablecoin, tổ chức phát hành dễ dàng có được nhiều loại tài sản dự trữ khác nhau (ngoài tiền fiat) để phát hành stablecoin. Ngược lại, điều đó là không thể với các wrapped token. Tuy nhiên, ý tưởng khá giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Chúng ta có cần wrapped token không?
Câu trả lời là có. Đối với một không gian phi tập trung mà thế giới tiền điện tử đang tích cực xây dựng, chúng ta cần được sử dụng liền mạch các sản phẩm khác nhau trên nhiều mạng khác nhau – giống như chuyển tiền từ ngân hàng trong nước sang ngân hàng quốc tế nếu được hai thực thể chấp nhận. Mặc dù khả năng tương tác này chắc chắn dễ dàng với các thực thể tập trung liên quan, nhưng nó lại trở nên quá khó khăn đối với các thực thể hoạt động dựa trên blockchain vì có mạng lưới rộng lớn hơn nhiều và phần nào không đáng tin.
Khả năng chuyển các tài sản gốc từ mạng này sang mạng khác chắc chắn hữu ích khi người dùng không muốn bán tài sản của họ để mua những tài sản khác. Ví dụ, một người nắm giữ lượng lớn Bitcoin muốn sử dụng nó trên Ethereum thì trước tiên họ cần bán BTC để đổi lấy USDT. Sau khi có USDT, họ dễ dàng sử dụng nó để tham gia vào bất kỳ dApp nào mà họ chọn.
Wrapped token có thể được coi như công cụ phái sinh trong tài chính truyền thống, chủ yếu vì chúng theo giá của tài sản cơ bản. Do đó, chúng được gắn tỷ lệ 1:1 với tài sản. Mặc dù không hoàn toàn tương đồng với công cụ phái sinh truyền thống, nhưng wrapped token cung cấp khả năng tương tác cho người dùng trong hệ sinh thái.
Ethereum không phải là mạng duy nhất có tính năng tạo và áp dụng wrapped token. Bạn cũng có thể tạo wrapped token của các tài sản ngoại lai trên Binance Smart Chain (BSC).
Làm thế nào để gửi WETH đến Coinbase/MetaMask?
Gửi WETH cũng giống như gửi bất kỳ loại tiền điện tử nào khác giữa các ví khác nhau.
– Swap WETH tại các DEXs như 1inch, Uniswap, SushiSwap, vv…: Truy cập DEX và swap ETH để lấy số lượng WETH tương đương (trừ phí).
– Khi bạn thấy WETH trong ví của mình (chẳng hạn như Metamask), bạn có thể chuyển chúng sang ví khác mà bán muốn. Nếu không thấy WETH, chỉ cần chọn “Import Tokens” và bạn sẽ được yêu cầu xác nhận thêm WETH làm tài sản.
– Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần sao chép địa chỉ ví cá nhân của mình và dán vào ví Metamask để bắt đầu chuyển tiền. Một lần nữa, nếu ví chưa nhận được tài sản, bạn chỉ cần thêm thông tin chi tiết về token trên ví.
Kết luận
Tóm lại, mục đích của wrapped token là thêm một layer bổ sung khả năng tương tác giữa các mạng khác nhau. Đối với hầu hết người dùng, thật vô nghĩa nếu chuyển đổi tài sản ngoại lai như BTC sang một token tương thích ERC-20 (chẳng hạn như USDT) và sau đó tiếp tục đổi sang WBTC. Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ sử dụng USDT để thực hiện hầu hết giao dịch. Nhưng sứ mệnh của WETH là tạo ra trải nghiệm liền mạch cho người dùng ETH gốc.
Với tốc độ phát triển hiện nay, blockchain đang dần chiếm lĩnh thế giới. Bitcoin, tiền điện tử phổ biến nhất, là sản phẩm của công nghệ blockchain đầu tiên và nổi tiếng nhất thế giới. Ethereum là một sản phẩm thứ cấp của blockchain và ra đời khi Bitcoin bắt đầu phát triển mạnh.
Trong khi Bitcoin chỉ phát triển theo hướng trở thành một loại tiền tệ, Ethereum thậm chí tiến xa hơn với tầm nhìn cung cấp máy ảo (EVM) và các hợp đồng thông minh cho phép người dùng tạo ra các token trong mạng lưới.
Token có thể đại diện cho tiền tệ, vàng bạc, vé xổ số… Bạn có thể phát triển tất cả các loại token trên blockchain Ethereum, nhưng hướng dẫn này sẽ tập trung vào cách tạo và triển khai token ERC-20.
Trước khi tạo token, bạn phải có ít nhất kiến thức cơ bản về công nghệ blockchain, ngôn ngữ Solidity và cách Ethereum hoạt động.
Blockchain là gì và cách thức hoạt động như thế nào?
Nói một cách dễ hiểu, blockchain là bản ghi các giao dịch trong một sổ cái hoặc cơ sở dữ liệu được phân phối cho nhiều người tham gia mạng. Sổ cái này chứa bản ghi của các giao dịch được thực hiện trong mạng.
Giao dịch là quá trình chuyển một loại tiền tệ hoặc một lượng tiền nhất định từ người dùng này sang người dùng khác trong mạng. Ví dụ, giả sử Alice chuyển 30BLC cho Bob. Giao dịch này được hash bằng mật mã và được một node nhất định trên mạng ghi lại vào sổ cái.
Node này gửi giao dịch đến các node khác trong mạng – tức là, nó truyền giao dịch tới mạng. Các node khác nhận giao dịch, xác minh bằng phương pháp tiêu chuẩn, sau đó thêm vào sổ cái.
Các node trong mạng tiếp nhận giao dịch mới được truyền trong mạng, sau đó thêm giao dịch vào sổ cái. Mỗi node trong mạng sở hữu hoặc có một bản sao của sổ cái. Chính điều này đã tạo ra bản chất phân tán của blockchain.
Từ “blockchain” có nguồn gốc từ việc các giao dịch hoặc bản ghi được liên kết thành một chuỗi bên trong sổ cái. Như chúng ta đã biết, giao dịch đại diện cho quá trình trao đổi tiền tệ giữa hai bên trong node, có thể được biểu diễn bằng JSON như sau:
{
“to”: “0xalice”,
“from”: “0xbob”,
“amount”: “30BLC”
}
Đây là một bản ghi hoặc giao dịch đơn giản. Nó cho biết Bob đã chuyển 30BLC cho Alice.
Giao dịch này được ghi lại bên trong một khối, được viết với định dạng dữ liệu JSON như sau:
[
{
“to”: “0xalice”,
“from”: “0xbob”,
“amount”: “30BLC”
}
]
Một khối giống như một dãy chứa nhiều đối tượng của các giao dịch. Vì vậy, khối này có thể chứa nhiều giao dịch:
[
{
“to”: “0xalice”,
“from”: “0xbob”,
“amount”: “30BLC”
},
{
“to”: “0xtheresa”,
“from”: “0xarinze”,
“amount”: “5BLC”
}
]
Bạn có thể thấy vị trí của khối thêm giao dịch vào. Chuỗi được tạo thành từ các khối liên kết với nhau. Mỗi blockchain bắt đầu với một khối gốc (genesis block) mà người tạo thêm vào và truyền tới mạng.
Mỗi khối cũng có một hash mật mã, đóng vai trò như một số định danh duy nhất trong mạng. Không có hai khối nào có cùng một hash.
Khi một khối được các node xác minh và thêm vào mạng, nó có một con trỏ chỉ đến hash của khối cuối cùng trong mạng.
[
{
“hash”: “0x0”,
“prevHash”: “”,
“txns”: [
{
“to”: “0xalice”,
“from”: “0xbob”,
“amount”: “30BLC”
},
{
“hash”: “0x1”,
“prevHash”: “0x0”,
“to”: “0xtheresa”,
“from”: “0xarinze”,
“amount”: “5BLC”
}
]
},
{
“hash”: “0x1”,
“prevHash”: “0x0”,
“txns”: [
{
“to”: “0xalice”,
“from”: “0xbob”,
“amount”: “30BLC”
},
{
“to”: “0xtheresa”,
“from”: “0xarinze”,
“amount”: “5BLC”
}
]
}
]
Khối đầu tiên có hash 0x0 là khối gốc. Khối tiếp theo với hash 0x1 có một prevHash chỉ đến 0x0, hay nói cách khác là chỉ đến khối đầu tiên trong mạng.
Bằng cách này, mỗi khối mới được hợp nhất vào mạng đều chỉ đến khối mới nhất liền kề trước. Đây là cách hình thành “chuỗi” trong blockchain.
Ethereum là gì?
Ethereum là một blockchain có tiền kỹ thuật số riêng, được gọi là ETH. Cũng giống như blockchain khác, các giao dịch được lưu trữ trong sổ cái.
Điều làm cho Ethereum trở nên khác biệt với các blockchain khác là tính linh hoạt. Trong khi nhiều nền tảng blockchain chỉ hỗ trợ chuyển tiền, Ethereum cho phép chuyển mọi dữ liệu thông qua blockchain và trả phí bằng ETH.
Ethereum hoạt động như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, trong blockchain Ethereum, chúng ta có thể chuyển bất kỳ dữ liệu nào và trả phí bằng ETH.
Cũng giống như giao dịch BLC trong ví dụ trên, blockchain Ethereum hỗ trợ các giao dịch ETH. Giả sử Alice chuyển 1 ETH cho Bob. Giao dịch này được các node trong mạng xác thực và thêm vào khối trong blockchain.
Ngoài ra, Ethereum còn có hoạt động khai thác, đòi hỏi phải làm việc để có ETH. Công việc này yêu cầu giải quyết một phép tính khó bằng cách thử nhiều cách khác nhau cho đến khi tìm được đáp án đúng. Bất kỳ node nào trong mạng cũng có thể tham gia. Một node giải quyết phép tính thành công sẽ được thưởng lượng ETH nhất định. Độ khó của phép tính tăng lên khi có nhiều giao dịch được khai thác hơn.
Bất cứ khi nào giao dịch được kích hoạt trong blockchain Ethereum, một node khai thác trong mạng sẽ khai thác giao dịch đó. Người gửi giao dịch phải đồng ý trả một số ETH nhất định cho node đó. Đây được gọi là giá gas.
Hợp đồng thông minh là gì?
Hợp đồng thông minh là một công cụ chứa code được thực thi trong blockchain Ethereum. Hợp đồng thông minh được viết bằng ngôn ngữ Solidity và biên dịch thành code ABI. Code ABI này được triển khai vào blockchain Ethereum. Hợp đồng thông minh lấy địa chỉ thuộc sở hữu bên ngoài của người gửi trộn với nonce (số chỉ sử dụng một lần) để tạo thành địa chỉ trong blockchain Ethereum.
Hợp đồng thông minh cho phép tạo các hợp đồng kỹ thuật số. Giống như hợp đồng trong thế giới thực, hợp đồng kỹ thuật số giúp thiết lập giao dịch giữa hai hoặc nhiều bên trong blockchain Ethereum.
Hợp đồng thông minh là một loại tài khoản trong Ethereum, có nghĩa là nó không bị người dùng kiểm soát và có thể gửi các giao dịch trong blockchain. Vì là một tài khoản nên hợp đồng thông minh có số dư và chứa code EVM.
Token ERC-20 là gì?
Ethereum Virtual Machine (EVM) là một máy ảo chạy code Solidity ABI đã biên dịch. Các hợp đồng thông minh trong Ethereum đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu để tạo một số token. Các tiêu chuẩn này được gọi là tiêu chuẩn Ethereum Request for Comment (ERC).
Ethereum có nhiều tiêu chuẩn, nhưng phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất là ERC-20 và ERC-721. ERC-20 được sử dụng để tạo token trong khi ERC-721 để phát triển NFT.
ERC-20 là tiêu chuẩn do Fabian Vogelsteller đề xuất, là một hợp đồng thông minh có chứa tập hợp các API. ERC20 là bộ quy tắc áp dụng cho tất cả các token chọn tiêu chuẩn ERC-20.
Như đã đề cập ở trên, ERC-20 có thể được sử dụng để tạo ra các loại tiền ảo như Bitcoin và ETH. Một trong các token nổi tiếng nhất được xây dựng bằng tiêu chuẩn ERC-20 là Binance Coin (BNB) và Shiba Shabu (KOBE).
Người dùng có thể gửi và nhận các token ERC-20. Những token này thuộc loại có thể thay thế, có nghĩa là giá trị của chúng giống nhau ở mọi nơi trong blockchain.
Theo Blockchain.com, các ví và sàn giao dịch sử dụng tiêu chuẩn này để tích hợp nhiều loại token ERC-20 khác nhau vào nền tảng và tạo điều kiện trao đổi chúng cũng như nhiều loại tiền điện tử khác.
Sau khi đã hiểu tiêu chuẩn ERC-20 là gì, hãy cùng xem xét nội dung của token ERC-20.
Nội dung của token ERC-20
Token ERC-20 chứa các phương thức và sự kiện mà một token ERC-20 phải có.
Token ERC-20 phải có khả năng:
Trên thực tế, ERC-20 sẽ trông giống như thế này nếu viết bằng ngôn ngữ Solidity:
function name() public view returns (string)
function symbol() public view returns (string)
function decimals() public view returns (uint8)
function totalSupply() public view returns (uint256)
function balanceOf(address _owner) public view returns (uint256 balance)
function transfer(address _to, uint256 _value) public returns (bool success)
function transferFrom(address _from, address _to, uint256 _value) public returns (bool success)
function approve(address _spender, uint256 _value) public returns (bool success)
function allowance(address _owner, address _spender) public view returns (uint256 remaining)
Một token ERC-20 có thể có các phương thức sau đây:
Các sự kiện cũng có thể được đăng ký trên token để kịp thời nắm bắt khi có tín hiệu phát ra. Token ERC-20 có các sự kiện sau:
function totalSupply() public view returns (uint256) {
return totalSupply_;
}
function balanceOf(address tokenOwner) public view returns (uint) {
return balances[tokenOwner];
}
function transfer(address receiver, uint numTokens) public returns (bool) {
require(numTokens <= balances[msg.sender]);
balances[msg.sender] -= numTokens;
balances[receiver] += numTokens;
emit Transfer(msg.sender, receiver, numTokens);
return true;
}
function approve(address delegate, uint numTokens) public returns (bool) {
allowed[msg.sender][delegate] = numTokens;
emit Approval(msg.sender, delegate, numTokens);
return true;
}
function allowance(address owner, address delegate) public view returns (uint) {
return allowed[owner][delegate];
}
function transferFrom(address owner, address buyer, uint numTokens) public returns (bool) {
require(numTokens <= balances[owner]);
require(numTokens <= allowed[owner][msg.sender]);
balances[owner] -= numTokens;
allowed[owner][msg.sender] -= numTokens;
balances[buyer] += numTokens;
emit Transfer(owner, buyer, numTokens);
return true;
}
}
Với đoạn code trên, chúng ta đã viết xong tiền điện tử của riêng mình bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ERC-20. Có thể giải thích tất cả các phương thức trên được triển khai bằng tiêu chuẩn ERC-20 như sau:
Dòng code đầu tiên thiết lập số nhận dạng giấy phép và phiên bản Solidity mà code viết. Ở đây, code Solidity là Solidity v0.7.0–0.9.0.
Hai dòng tiếp theo khai báo các sự kiện Transfer và Approval:
event Transfer(address indexed from, address indexed to, uint tokens);
Một mapping trong Solidity tương tự như một cặp khóa-giá trị. Vì vậy, trong balances (số dư), address là khóa trong khi unit256 (số nguyên không dấu của 256 bit) là giá trị của khóa đó.
Theo tài liệu của Solidity, kiểu address là giá trị 160 bit không cho phép thực hiện mọi phép toán số học. Nó chỉ phù hợp để lưu trữ địa chỉ của các hợp đồng hoặc hash của một nửa cặp khóa công khai thuộc về tài khoản bên ngoài.
Balances ánh xạ (map) một địa chỉ tới một số nguyên unit256:
Địa chỉ
unit256
0x01
23
0x02
10
0x03
2
Mỗi địa chỉ có một số dư riêng. Mapping allowed cũng là một cặp khóa-giá trị ánh xạ địa chỉ tới một mapping khác. Mapping cuối cùng này ánh xạ địa chỉ đến các giá trị unit256 của chúng. Theo đó, bạn có thể lưu trữ số lượng token được chuyển cho người nhận.
Dòng mã tiếp theo như sau:
uint256 totalSupply_;
Dòng này lưu trữ số lượng token có sẵn trong hợp đồng.
Tiếp theo, chúng ta có constructor. Thông thường, các constructor (hàm tạo) phát huy tác dụng khi đang tạo lớp (class). Trong hợp đồng thông minh, constructor được sử dụng khi triển khai hợp đồng vào mạng.
constructor(uint256 total) {
totalSupply_ = total;
balances[msg.sender] = totalSupply_;
}
Ở đây, constructor được sử dụng với tổng số token muốn có trong hợp đồng (total). Total được đặt thành totalSupply_ và số dư của địa chỉ triển khai được đặt thành tổng số token. Msg.sender chứa tài khoản Ethereum mà hàm hợp đồng hiện đang thực thi.
Trong dòng tiếp theo, chúng ta có phương thức balanceOf:
function balanceOf(address tokenOwner) public view returns (uint) {
return balances[tokenOwner];
}
Phương thức balanceOf có một đối số là tokenOwner. Đối số này là địa chỉ của chủ sở hữu token mà ví dụ muốn trả lại số dư token trong hợp đồng. Vì vậy, phương thức lấy số dư bằng cách tham chiếu từ balances của địa chỉ tokenOwner.
Phương thức tiếp theo là transfer:
function transfer(address receiver, uint numTokens) public returns (bool) {
require(numTokens <= balances[msg.sender]);
balances[msg.sender] -= numTokens;
balances[receiver] += numTokens;
emit Transfer(msg.sender, receiver, numTokens);
return true;
}
Phương thức này có các đối số:
Trong phần nội dung của phương thức, kiểm tra được thực hiện để xác minh đủ số lượng token được gửi đến người nhận theo số dư trong địa chỉ của người triển khai.
Tiếp theo, numTokens được trừ vào số dư của người triển khai và được ghi có vào số dư của receiver. Sau đó, sự kiện Transfer được phát ra. Cuối cùng, trả về true theo kiểu dữ liệu Boolean.
Phương thức tiếp theo là approve:
function approve(address delegate, uint numTokens) public returns (bool) {
allowed[msg.sender][delegate] = numTokens;
emit Approval(msg.sender, delegate, numTokens);
return true;
}
Phương thức này có các đối số delegate và numTokens.
Trong phần nội dung phương thức, ví dụ tham chiếu map delegate trong mapping allowed để đặt số lượng token cho nó. Sau đó, code phát ra sự kiện Approval và trả về true.
Phương thức tiếp theo là allowance:
function allowance(address owner, address delegate) public view returns (uint) {
return allowed[owner][delegate];
}
Phương thức này có các đối số: owner và delegate. owner là địa chỉ để trả lại số lượng token có thể chuyển nhượng cho người nhận trong delegate.
Phương thức cuối cùng là transferFrom:
function transferFrom(address owner, address buyer, uint numTokens) public returns (bool) {
require(numTokens <= balances[owner]);
require(numTokens <= allowed[owner][msg.sender]);
balances[owner] -= numTokens;
allowed[owner][msg.sender] -= numTokens;
balances[buyer] += numTokens;
emit Transfer(owner, buyer, numTokens);
return true;
}
transferFrom có các đối số owner, buyer và numTokens.
Trong phần nội dung phương thức, trước tiên cần kiểm tra xem số dư trong địa chỉ của chủ sở hữu có đủ không và liệu chủ sở hữu có được chấp thuận để gửi số lượng token đó cho người mua không.
Tiếp theo, quá trình chuyển token được thực hiện bằng cách trừ số lượng token từ số dư của chủ sở hữu và số dư được phép. Sau đó, số lượng token này được thêm vào số dư của người mua. Sự kiện Transfer được phát ra và trả về true theo kiểu dữ liệu Boolean.
Triển khai token trên testnet Ethereum
Tiếp theo, hãy thử triển khai hợp đồng với mạng Ethereum – thực ra không phải là mạng Ethereum, mà là một mạng thử nghiệm (testnet) của Ethereum. Chúng ta không thể triển khai hợp đồng trên mạng Ethereum thực vì cần phải có chi phí. Vì ví dụ chỉ đang minh họa phương thức thực hiện nên sẽ sử dụng testnet này và chuyển ETH miễn phí để triển khai hợp đồng.
Token đã tạo ở trên sẽ được triển khai vào testnet Ropsten và biên dịch hợp đồng thông minh trên Remix (một trình biên dịch trực tuyến cho Solidity). Tiếp theo, sử dụng MetaMask để tạo ví trên testnet Ethereum.
Cài đặt tiện ích mở rộng MetaMask trên trình duyệt máy tính. Tạo một tài khoản.
Tiếp theo, vào Remix và tạo tệp .sol mới. Trong ví dụ này, tệp được đặt tên là nd_coin.sol và dán hợp đồng thông minh trong phần trên vào đó:
Lúc này, chúng ta sẽ nhận được một số ETH miễn phí.
Nếu mở tiện ích mở rộng MetaMask, chúng ta sẽ thấy có 0 ETH, nhưng có thể nhận ETH miễn phí từ mạng Ropsten. Hãy sao chép địa chỉ tài khoản của mình từ MetaMask, sau đó dán vào trang https://faucet.ropsten.be và nhấp “Send me test Ether”.
Yêu cầu sẽ được đưa vào hàng đợi và sau khoảng 3 phút, có 0,3 ETH trong tài khoản MetaMask.
Bây giờ, chúng ta có thể triển khai hợp đồng thông minh với testnet Ropsten.
Quay lại bảng điều khiển Remix và nhấp vào biểu tượng Ethereum trong bảng điều khiển. Thao tác này sẽ tải một trang để triển khai và chạy các giao dịch.
Ở thanh bên bên trái, hợp đồng nd_coin.sol đã được chọn và tài khoản trong MetaMask được đặt làm địa chỉ triển khai. Trong ENVIRONMENT, JavaScript VM (London) được chọn sẵn.
Hãy thay đổi nó để mạng triển khai sẽ là mạng Ropsten. Nhấp vào menu thả xuống và chọn Injected Web3. Theo đó, có 0,3 ETH trong phần ACCOUNT ngay bên cạnh địa chỉ triển khai. Bây giờ đã sẵn sàng triển khai hợp đồng thông minh.
Hãy nhập số lượng token ban đầu được giao dịch vào ô bên cạnh nút Deploy. Nhập 100 và nhấp vào nút Deploy (triển khai).
Thao tác này sẽ mở tiện ích mở rộng MetaMask và yêu cầu xác nhận giao dịch đang chờ xử lý. Nhấp vào nút Confirm trên cửa sổ MetaMask bật lên.
Thao tác này sẽ triển khai hợp đồng thông minh trên testnet Ropsten.
Tiếp theo, cuộn xuống trên thanh bên trái của trang Remix sẽ thấy tên của các phương thức trong hợp đồng thông minh và một ô đầu vào bên cạnh chúng.
Đây là nơi có thể chạy các phương thức trong hợp đồng thông minh và nhận được kết quả.
Như bạn có thể thấy bên dưới, ví dụ đã kiểm tra số dư của địa chỉ triển khai và nó trả về 100:
Như vậy, chúng ta đã tạo và triển khai thành công token ERC-20 trên mạng Ethereum.
Kết luận
Tóm lại, hướng dẫn này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về blockchain, Ethereum và sau đó đi sâu vào ERC-20. Bài viết phân tích nội dung ERC-20 và trình bày chi tiết về các phương thức, sự kiện trong token ERC-20. Để dễ hiểu hơn, hướng dẫn cũng thử tạo một token đơn giản bằng ngôn ngữ Solidity và triển khai vào testnet Ropsten.
Còn rất nhiều điều cần khám phá, nhưng hy vọng hướng dẫn sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi khi bước vào thế giới của token ERC.
UFO là token tiện ích của nền tảng game play-to-earn (P2E) UFO Gaming, hoạt động giống như một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Mục tiêu của nền tảng là thu hẹp khoảng cách giữa các game truyền thống và game blockchain thông qua tích hợp cũng như phát triển tính năng chơi game mới, mang đến cho người chơi cơ hội kiếm được tài sản (chẳng hạn như NFT và tiền tệ) trong khi chơi.
UFO cũng là token tiện ích chính trong Dark Metaverse, một hành tinh hư cấu của UFO Gaming. Các game được tạo ra trong Dark Metaverse mô tả một thế giới mà game thủ có thể mua đất trên hành tinh và kiếm tiền bằng cách thực hiện các hoạt động cụ thể trong game. Super Galactic là một trong những hành tinh đã được giới thiệu cho đến nay.
Được xây dựng trên mạng Ethereum và kết hợp với giải pháp layer-2 Polygon với siêu khả năng mở rộng, Super Galactic là game phi tập trung có bộ sưu tập NFT khác biệt và trình đánh trận tự động. Bạn cần có một nhân vật để chơi Super Galactic, được gọi là NFT UFOep. Để đúc UFOep, bạn phải farm Plasma Point bằng token UFO.
UFO Gaming (UFO) hoạt động như thế nào?
UFO Gaming hoàn toàn dựa vào cộng đồng và do đó hoạt động với tư duy ưu tiên cộng đồng. Game thủ có thể chọn thể loại ưa thích để kiếm tiền trên nền tảng game phi tập trung này. Người dùng có toàn quyền kiểm soát quyền sở hữu tài sản. Ngoài ra, họ có thể di chuyển tài sản do UFO Gaming cung cấp từ nền tảng này sang nền tảng khác, bao gồm Gate.io, Shibaswap hoặc Uniswap.
UFO là một nền tảng hoàn toàn phi tập trung và hệ thống tự động được xây dựng trên nguyên lý DAO. Holder có thể bỏ phiếu cho các quyết định của cộng đồng về Dark Metaverse và là một phần của hệ thống quản trị UFO. Những holder hàng đầu có quyền bỏ phiếu DAO đối với tương lai của Metaverse này.
Các hợp đồng thông minh của UFO Gaming được bảo mật tốt và do Hacken kiểm toán.
Để bắt đầu tương tác với hệ sinh thái, trước tiên người dùng phải có UFO bởi vì nó là token tiện ích chính. Để chơi Super Galactic, game đầu tiên do UFO Gaming ra mắt, bạn cần stake UFO hoặc token cung cấp thanh khoản (LP) UFO/ETH trong The Cosmos.
Mô hình P2E đóng vai trò là nền tảng cho Super Galactic, do đó cần có 3 yếu tố chính để thực hiện điều này:
– Super Galactic là game chính.
– Hệ thống xếp hạng cho các NFT động trong game (UFOeps).
– Hệ thống có 3 token: UFO (token chính trong hệ sinh thái), UAP (có được bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày của Super Galactic, sử dụng để nuôi binh lính hoặc UFOep trong game) và Plasma Point (được tạo ra bằng cách staking UFO, sử dụng để mua UFOep chơi game).
Game cùng với hai hệ thống token góp phần tạo ra một vòng lặp kinh tế nội bộ đảm bảo dòng doanh thu không ngừng.
Các tính năng độc đáo của UFO
Quản trị DAO
Trái ngược với hệ thống cấp bậc truyền thống, UFO được tổ chức theo mô hình tổ chức tự trị phi tập trung và có hệ sinh thái do cộng đồng quản lý. Do không có token dành cho team, tất cả mọi người trong TFD này (Fourth Dimension – không gian bốn chiều), bao gồm cả team đều là nhà đầu tư. Mọi người bình đẳng như nhau và góp phần làm nên thành công của dự án. Holder có thể đề xuất và bỏ phiếu cho các ý tưởng giúp thúc đẩy dự án trong tương lai.
Metaverse
Giống như vũ trụ ảo, Dark Metaverse là một hành tinh hư cấu do UFO Gaming tạo ra, cho phép mua các khu đất ảo độc quyền. Những lãnh thổ này sẽ ở dạng token ERC-721, nhưng chủ sở hữu cũng có thể chia nhỏ (NFT) và bán cho người khác. Để khai thác lãnh thổ của mình, bạn phải có 3 NFT loại hiếm để thành lập hội đồng, số lượng token UFO, UAP nhất định để xây dựng kho bạc cho lãnh thổ đó và số lượng UFO, UAP tương đương để tạo kho bạc cho lãnh thổ.
Super Galactic – Game Metaverse đầu tiên của UFO Gaming
Vùng đất của Super Galactic nằm trong không gian giữa các thiên hà, nơi đây có dân cư và công nghệ tiên tiến cho đến khi hỗn loạn. Sau đó dân số địa phương giảm xuống chỉ còn số lượng nhỏ. Những người bản địa hiện đang xây dựng nhà trên một hành tinh được gọi là Pegasus và thực hiện kế hoạch phục hồi dân số để đòi lại chủ quyền trong vương quốc Super Galactic. Trong game này, bạn có thể sử dụng NFT để xây nhà hoặc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và nhận phần thưởng lớn.
Trong vương quốc không gian bốn chiều được UFO giới thiệu đầu tiên, game thủ có thể chiến đấu và sản xuất đội quân kỹ thuật số siêu hạng với game nhập vai hành động này. Đây cũng là nơi giới thiệu các tài sản (NFT) giới hạn của The Dark Metaverse được gọi là UFOep. Người chơi chỉ cần một nhân vật để chơi Super Galactic – có thể là Genesis Alpha hoặc Beta.
Super Galactic Stake DAPP là cách duy nhất để nhận Plasma Point, dùng để tạo NFT quý hiếm Origin UFOeps.
Super Galactic được tạo thành từ game đánh trận tự động phi tập trung và bộ sưu tập NFT. Cả hai đều được xây dựng trên mạng Ethereum và kết hợp với giải pháp Polygon có khả năng mở rộng cao.
Staking và farm (canh tác)
Để staking UFO, cần phải đưa chúng vào hợp đồng thông minh, tạo ra Plasma Point. Sau đó, người dùng có thể sử dụng Plasma Point để tạo các NFT hiếm Origin UFOep. Không thể giao dịch Plasma Point vì chúng được tạo riêng cho game Super Galactic. Tuy nhiên, có thể giao dịch UFO, UAP và NFT.
Staking UFO đơn cấp mang lại 25% của pool Plasma Point trong khi staking trong pool LP UFO-ETH mang lại 75% của pool Plasma Point. Người nào stake cao nhất trong mỗi khối sẽ nhận được nhiều Plasma Point nhất. Nếu bạn giữ khoản đầu tư trong khoảng thời gian dài hơn, nó sẽ được tính là một phần lớn hơn.
Roadmap (Spacemap)
Giai đoạn hiện tại trong năm 2021 bao gồm bổ sung farm, đúc NFT, thị trường mới và nhiều tính năng khác. Trong quý 1/2022, dự án có kế hoạch tiếp tục phát triển siêu thiên hà, thêm vào một game blockchain mới và giới thiệu DAO chơi game trong số các bản cập nhật thú vị khác.
Triển vọng tương lai
UFO Gaming (UFO) là một loại dự án tiền điện tử độc đáo do cộng đồng dẫn dắt, cung cấp mọi thứ có trong thế giới kỹ thuật số hiện tại, bao gồm play-to-earn, đất ảo, NFT, game và IDO launchpad.
Ngành công nghiệp play-to-earn đã trở thành đế chế tỷ đô trong vòng chưa đầy một năm, tất cả là nhờ các game như Axie Infinity (AXS) đang dẫn đầu với hàng tỷ doanh thu và hàng nghìn người dùng hoạt động mỗi ngày. Các game khác như Alien Worlds và CryptoBlades cũng khá phổ biến với số lượng người dùng tham gia tăng lên hàng ngày và tận dụng lợi thế của hệ sinh thái P2E để vượt trội trong môi trường game online và đồng thời cho phép kiếm tiền. UFO Gaming đi theo mô hình P2E tương tự cho game Super Galactic. Trong đó, người chơi chiến đấu với nhau, giành chiến thắng và kiếm phần thưởng.
Metaverse là một xu hướng khác mà các dự án như Decentraland (MANA) và The Sandbox (SAND) thu được nhiều tiền nhất và hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng trong cuộc đua token Metaverse. Tương tự như hai dự án này, UFO Gaming cung cấp đất ảo mà người dùng có thể sử dụng để xây dựng đế chế của riêng họ, cho người khác thuê hoặc bán cho những người mua quan tâm – tất cả những hoạt động này sẽ diễn ra bên trong Metaverse.
Vấn đề phí gas cao đã và đang cản trở Ethereum trong nhiều năm nay và nhiều phát triển được đề xuất để giải quyết vấn đề này. Một số trong đó là các giải pháp layer 2, trong khi những giải pháp khác hướng đến thay đổi cơ bản mạng. Đơn cử như EIP-4488 – bản nâng cấp có kế hoạch giảm gas thông qua một số cơ chế thú vị. Bài viết này sẽ giải thích EIP-4488 là gì và nó hoạt động như thế nào.
Ethereum và vấn đề phí gas
Gas là phí bắt buộc để thực hiện các giao dịch và bất kỳ hành động nào khác trên mạng Ethereum. Mỗi loại giao dịch tiêu tốn lượng gas khác nhau và được tính tùy thuộc vào mức độ phức tạp. Chuyển ETH đơn giản sẽ tốn ít gas hơn so với chuyển các token ERC hoặc swap tài sản tại sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên Ethereum.
Mỗi block trong mạng có giới hạn gas riêng. Nếu vượt ngoài giới hạn gas, block đó sẽ trở nên không hợp lệ. Giới hạn gas cho block có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, các giao dịch không phải lúc nào cũng kết thúc trong cùng một block tại mọi thời điểm.
Các thợ đào xác minh giao dịch ưu tiên chọn những giao dịch có phí gas cao nhất. Phí gas đóng vai trò như một nhà thầu cho không gian block. Khi số lượng người dùng lớn hơn cùng đặt giá thầu trên một block nhỏ hơn, động thái này có thể dẫn đến phí mạng cao.
Nguyên nhân dẫn đến phí gas Ethereum cao?
Khía cạnh quan trọng cần nhớ là phí gas không phụ thuộc vào quy mô giao dịch. Chúng phụ thuộc vào số lượng giao dịch được thực hiện trên mạng Ethereum tại cùng một thời điểm. Ví dụ, nếu giao dịch được xử lý trong thời gian bận rộn, người dùng có thể phải trả đến hàng trăm đô la chỉ để thực hiện giao dịch. Đây là một trong những vấn đề nan giải của mạng PoW Ethereum. Hiện tại, mạng chỉ có thể xử lý khoảng 30 giao dịch mỗi giây.
Trong những giờ cao điểm, người dùng sẽ phải trả phí gas cao hơn để đảm bảo giao dịch của họ được xử lý. Nếu người dùng không trả đủ phí gas, giao dịch thất bại nhưng vẫn bị tính phí gas.
Phí giao dịch trung bình trên Ethereum | Nguồn: Blockchair
Tình trạng Ethereum Network quá tải giao dịch không phải là chuyện hiếm, đẩy phí tăng lên mức cao ngất ngưởng. Một trong những ví dụ đầu tiên chứng minh mạng Ethereum có thể bị tắc nghẽn là trong cơn sốt CryptoKitties năm 2017. NFT bùng nổ mạnh mẽ vào năm 2021 cũng mang lại rất nhiều người dùng mới cho Ethereum, khiến phí gas tăng chóng mặt. Điều này cũng xảy ra trong quá trình khởi động các dự án, chẳng hạn như Bored Ape Yacht Club (BAYC) của Yuga Labs.
Ethereum Foundation có kế hoạch chuyển sang PoS vào cuối năm 2022 và được gọi là Ethereum 2.0. Phiên bản mới sẽ cải thiện khả năng mở rộng của mạng và giảm phí gas. Trong khi cộng đồng vẫn đang háo hức chờ đợi bản cập nhật bị trì hoãn nhiều lần này, có nhiều biện pháp khác được đề ra để giảm phí và EIP-4488 là một trong những đề xuất đó.
EIP-4488 là gì?
EIP-4488 là Đề xuất cải tiến Ethereum được gọi là “Giảm phí gas calldata giao dịch có tổng giới hạn calldata” được Vitalik Buterin và Ansgar Dietrichs giới thiệu vào tháng 11/2021. Đề xuất tập trung vào giảm chi phí giao dịch cho các giải pháp rollup Ethereum như Optimism, Arbitrum và zkSync.
Trong đề xuất này, Buterin và Dietrichs đã vạch ra các bước để giảm gas mà không ảnh hưởng đến bảo mật và roadmap tiến tới phát triển của Ethereum 2.0.
Các ý tưởng chính được trình bày trong đề xuất EIP-4488:
– Nhóm các giao dịch của người dùng trên layer 2 rollups và gửi chúng qua “calldata”. Nâng cấp sẽ giảm chi phí gửi calldata lên mainnet, giảm thêm phí gas của người dùng cuối.
– Xã hội hóa phí gas trên nhiều giao dịch sẽ giảm phí giao dịch 3-8 lần. ZK-rollups rẻ hơn từ 40 đến 100 lần so với layer cơ sở Ethereum. Buterin tin rằng tăng không gian dữ liệu sẽ “giảm chi phí rollup gấp 5 lần”.
– Rollup sẽ là giải pháp tốt nhất để mở rộng Ethereum trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Blockchain sẽ mở rộng quy mô hơn nữa nếu thêm sharding vào mạng PoS của Ethereum. Điều này sẽ giúp dễ dàng thực hiện layer 2 rollup hơn và giảm chi phí giao dịch.
Điều quan trọng là phải duy trì kích thước block nhỏ để phân cấp và bất kỳ ai cũng có thể chạy một node. Hiện tại, kích thước block Ethereum có thể quản lý được và bất kỳ nâng cấp nào chẳng hạn như EIP-4488 sẽ không làm tăng chi phí bảo trì.
Lưu ý rằng đề xuất EIP-4488 không trực tiếp giảm dữ liệu layer 1. Tuy nhiên, nó hỗ trợ rollup, giúp cân bằng chi phí thực hiện trong khi vẫn duy trì dung lượng tối đa tương tự.
Tính khả dụng của dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng khác về mở rộng quy mô đối với mạng Ethereum. Nhưng EIP-4488 giải quyết được vấn đề này, vì nó giải vây cho các giao thức layer 2.
Tác động của EIP-4488 đối với mạng
EIP-4488 là tiền thân của EIP-4844 và có cách tiếp cận đơn giản hơn để giải quyết vấn đề phí giao dịch cao. EIP-4488 giới thiệu 2 khía cạnh quan trọng:
– Chi phí gas calldata giảm từ 16 xuống 3 gas mỗi byte.
– 1 MB trên mỗi block và 300 byte cho mỗi giao dịch (tối đa 1,4 Mb) để giảm thiểu rủi ro bảo mật.
EIP-4488 chủ yếu tập trung vào calldata – không gian định vị byte chỉ đọc, nơi lưu giữ tham số dữ liệu của giao dịch hoặc lệnh.
Nói cách khác, EIP-4488 sẽ giới hạn tổng số calldata giao dịch, nơi dữ liệu từ các lệnh bên ngoài đến các chức năng được lưu trữ, trước khi giảm chi phí gas calldata để loại bỏ khả năng làm đình trệ mạng.
Giới hạn cứng là cách dễ nhất để đảm bảo việc tăng caseload (khối lượng công việc) không dẫn đến tăng tải trong trường hợp xấu nhất. Chi phí rollup sẽ tăng đáng kể, làm tăng kích thước block trung bình đến hàng trăm kilobyte. Tuy nhiên, giới hạn cứng sẽ ngăn ngừa trường hợp xấu nhất là các block đơn lẻ chứa 10 MB. Kích thước block trong trường hợp xấu nhất thực sự sẽ nhỏ hơn hiện tại (1,4 MB so với 1,8 MB).
Theo Buterin:
“Chi phí gas calldata từ 16 còn 3 sẽ làm tăng kích thước block tối đa lên 10M byte. Điều này sẽ đẩy layer mạng Ethereum P2P (ngang hàng) lên mức căng thẳng chưa từng có và có nguy cơ làm đình trệ mạng. Một số thử nghiệm trực tiếp trước đó của các block ~500 kB vài năm trước đã hạ gục một vài node bootstrap”.
Anh cũng đề cập rằng “đề xuất giảm chi phí và giới hạn” sẽ tăng kích thước block tối đa lên 1,5 MB – “sẽ là đủ trong khi ngăn chặn hầu hết các rủi ro bảo mật”.
Mối quan ngại đối với EIP-4488
Điều quan trọng cần lưu ý là các nhà vận hành node sẽ phải đối mặt với khối lượng công việc tăng lên chỉ đơn giản do tăng dung lượng dữ liệu. Toàn bộ cơ sở dữ liệu của blockchain sẽ là gánh nặng quá lớn đối với hầu hết các máy tính khi lưu trữ. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết bằng một đề xuất bổ sung khác để giảm bớt trách nhiệm lưu trữ block cho các node lâu hơn một năm.
EIP-4488 sẽ giúp người dùng như thế nào?
Đề xuất EIP-4488 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng, vì nó giảm chi phí rollup và giảm phí gas layer 2.
EIP-4488 là một giải pháp ngắn hạn cho phí gas cao của Ethereum. Người dùng các giải pháp layer 2 như Optimism và Arbitrum sẽ thấy phí giao dịch giảm 3–8 lần. Người dùng zk-rollups có thể trả phí gas rẻ hơn tới 40–100 lần so với layer cơ sở của Ethereum.
Tuy nhiên, một số nhà phát triển bày tỏ lo ngại về dữ liệu giao dịch ngày càng gia tăng. Nâng cấp EIP-4488 ngụ ý rằng kích thước block tổng thể sẽ tăng lên, đây là một vấn đề trong dài hạn. Nếu nâng cấp này được triển khai, kích thước của blockchain Ethereum sẽ tăng với tốc độ 0,1Mb đến 0,5Mb mỗi block, gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng quy mô của chain. Điều này có thể gây ra vấn đề với những người dùng muốn trở thành node, vì họ sẽ cần phần cứng tốt hơn.
Một mối quan ngại khác là nâng cấp EIP-4488 có thể gây ra hạn chế khác trên mạng. Người dùng cần phải trả phí nhiều hơn các giao dịch rollup trả giá cao cạnh tranh cùng một không gian calldata.
EIP-4488: Một trong nhiều chiến lược để giảm phí ETH
Đề xuất EIP-4488 được tạo ra để giảm chi phí giao dịch cho các giao thức rollup được xây dựng trên blockchain Ethereum. EIP-4488 là một đề xuất trung gian trong khi mạng đang chờ đợi giải pháp sharding được giới thiệu qua EIP-4844.
Tuy nhiên, bản cập nhật chính mà mọi người đang chờ đợi và dự kiến sẽ giải quyết vấn đề mở rộng quy mô của Ethereum là chuyển đổi từ đồng thuận PoW sang PoS. Cập nhật này gần như chắc chắn sẽ chấm dứt các vấn đề về phí gas, vì vậy người dùng sẽ không phải đợi quá lâu trước khi họ nhận được những gì mong muốn theo cách nào đó.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này:
Khi nửa đầu năm đã trôi qua, số liệu thống kê quý 2/2022 chỉ ra rằng nền kinh tế tiền điện tử sụt giảm đáng kể về giá trị và các token trong top 10 vị trí hàng đầu trên thị trường mất từ 30% đến 60% giá trị trong chỉ 3 tháng. Dữ liệu quý 2 cho thấy BNB không thiệt hại nhiều như các đối thủ cạnh tranh và SOL là coin hoạt động kém nhất trong số 10 tiền điện tử hàng đầu theo vốn hóa thị trường.
Top 10 tiền điện tử hàng đầu thua lỗ đáng kể trong quý trước
Ít nhất, đó là một quý 2 điên rồ, vì nhiều tài sản trong nền kinh tế tiền kỹ thuật số có giá trị thấp hơn nhiều so với 3 tháng trước. Trong quý 2/2022, Bitcoin đã giảm 42,92% giá trị so với đô la Mỹ.
Biểu đồ giá BTC | Nguồn: Tradingview
Thống kê cũng cho thấy ETH, tiền điện tử lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường, đã mất 47,24% trong 3 tháng qua. Mặc dù phần lớn thiệt hại của nền kinh tế crypto bắt nguồn từ 2 coin nói trên, nhưng nhiều loại trong top đầu cũng lao dốc không kém.
Biểu đồ giá ETH | Nguồn: Tradingview
Tuy nhiên, BNB của Binance chỉ giảm 33,67% trong quý 2 và là tiền điện tử hoạt động tốt nhất trong top 10. BTC sụt giảm 42% là hiệu suất thị trường tốt thứ 2, trong khi ADA cố gắng đứng vững ở vị trí thứ 3 trong top 10 của quý 2.
Biểu đồ giá BNB | Nguồn: Tradingview
ADA đã mất 45,49% giá trị trong 3 tháng. XRP mất 48,99%, trong khi DOGE -48,51%. SOL là coin có hoạt động thị trường kém nhất trong top 10 vì giảm đến 59,19% trong quý 2/2022.
Biểu đồ giá SOL | Nguồn: Tradingview
Hàng chục token gần như vô danh đã tăng giá, nền kinh tế tiền điện tử mất 930 tỷ đô la trong quý 2
Hầu hết các token hoạt động tốt nhất trong quý 2 không nằm trong 10 vị trí hàng đầu và là các loại tiền kỹ thuật số tương đối ‘vô danh’. Các coin tăng mạnh nhất trong quý 2 lần lượt là Smartofgiving (AOG), Pitbull (PIT) và Bosagora (BOA). Những dự án có hiệu suất kém nhất trong quý 2 bao gồm Bluesparrow, Piedao, Terra Luna Classic và Wrapped Terra Luna Classic.
Hàng trăm coin trong số 13.414 tiền điện tử được giao dịch tại 514 sàn trên toàn thế giới đã mất hơn 90% giá trị trong quý 2. Ngược lại, chỉ có vài chục token hoạt động tốt. Chỉ trong 3 tháng, nền kinh tế này mất đến 930 tỷ đô la Mỹ.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: