Đồng Yên Nhật (JPY) đang ghi nhận sự gia tăng giá trị so với đồng đô la Mỹ (USD), nổi bật hơn so với các đồng tiền fiat khác trong bối cảnh diễn biến thị trường đầu tháng 8, vốn chứng kiến sự sụt giảm lớn trên thị trường chứng khoán toàn cầu và giá Bitcoin (BTC).

Từ cuối ngày thứ Năm tuần trước, đồng Yên đã tăng 2,4%, đạt mức 145 JPY/USD, phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp nhất ngày 5 tháng 8 là 141,68. Sự gia tăng này phản ánh một xu hướng mới ưu tiên đồng tiền “chống rủi ro”. So với đồng đô la Úc, một thước đo khẩu vị rủi ro, đồng yên đã tăng hơn 1%, đồng thời thể hiện sức mạnh hơn so với đồng euro và bảng Anh.

Diễn biến trên thị trường ngoại hối nhắc nhở về sự vượt trội của đồng yên vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, khi carry trade (giao dịch chênh lệch lãi suất) hoặc các cược tăng giá sẵn sàng chấp nhận rủi ro, vốn được tài trợ bởi các khoản vay bằng đồng yên tương đối rẻ, bị hủy bỏ do việc vay đồng yên trở nên đắt đỏ hơn.

Việc giảm rủi ro trên các thị trường truyền thống cũng đã gây áp lực lên Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung. BTC đã giảm từ khoảng 70.000 USD xuống 50.000 USD trong tám ngày tính đến ngày 5 tháng 8, trước khi phục hồi lên 60.000 USD cùng với sự phục hồi của cặp USD/JPY.

“Sức mạnh của đồng Yên đang tạo ra một vòng phản hồi tiêu cực khi các lệnh dừng được kích hoạt và các vị thế carry quá mức bị huỷ bỏ. Đây là sự xáo trộn về vị thế trong các tài sản rủi ro toàn cầu”, trader nổi tiếng Simon Ree nhận xét.

Andrei Kazantsev, trưởng bộ phận giao dịch tập trung vào tiền điện tử của Goldman Sachs, đã đồng tình với Ree, giải thích rằng Bitcoin và Ether đang bị mắc kẹt trong carry trade đồng yên và cú sốc VAR toàn cầu vào ngày 5 tháng 8. VAR (value at risk – giá trị rủi ro) đo lường mức lỗ tối đa mà thị trường có thể chịu trong một khoảng thời gian. Sự biến động đột ngột đã buộc các trader phải giảm bớt mức độ tiếp xúc với các tài sản tương đối rủi ro.

“Chúng tôi tin rằng sự giảm sút đáng kể của cặp USD/JPY sẽ có tác động quan trọng đến kỳ vọng về xu hướng trong tương lai và do đó có thể ảnh hưởng đến hành vi giao dịch. Những thay đổi trong hành vi có thể dẫn đến việc mua vào đồng yên ở mức giá thấp hơn, làm lệch rủi ro theo hướng tăng giá”, ING cho hay.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát dự đoán rằng việc giải phóng carry trade có thể tiếp tục trong thời gian tới, nhờ vào sự thúc đẩy từ nền kinh tế Hoa Kỳ và cuộc họp lãi suất tiếp theo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), dự kiến diễn ra giữa tháng 9.

Arnim Holzer, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại Easterly EAB Risk Solutions, chia sẻ:

“Hợp đồng tương lai quỹ Fed hiện dự đoán 50% khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán tỷ lệ cược này sẽ giảm khi gần đến cuộc họp của FOMC, do dữ liệu kinh tế nhìn chung có thể chấp nhận được. Nếu Fed thực hiện cắt giảm 50 điểm cơ bản, phản ứng của thị trường ban đầu có thể tích cực, nhưng có thể xảy ra bán tháo khi lo ngại về nền kinh tế và sức mạnh của đồng yên thúc đẩy làn sóng giải phóng carry trade.”

 

  

Itadori

Theo CoinDesk

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *