Tổng giá trị khóa (TVL) của các giao thức restaking thanh khoản trên mạng Ethereum đã tăng gần 6.000% trong năm 2024, khi nhu cầu sử dụng tài sản được stake ngày càng tăng cao.

Theo dữ liệu từ nền tảng tổng hợp tài chính phi tập trung (DeFi) DefiLlama, TVL của các giao thức restaking thanh khoản Ethereum đã ở mức khoảng 284 triệu USD vào ngày 1 tháng 1. Đến ngày 15 tháng 12, con số này đã tăng gần 60 lần, đạt 17,26 tỷ USD.

Tổng giá trị khóa của các giao thức restaking thanh khoản trên Ethereum | Nguồn: DefiLlama

Restaking thanh khoản là gì?

Các token restaking thanh khoản (LRT) được xây dựng dựa trên nền tảng của các token staking thanh khoản (LST).

Cụ thể, trong các giao staking thanh khoản, các staker ETH mà muốn tham gia vào quá trình bảo mật mạng Ethereum, đồng thời muốn duy trì tính thanh khoản thì sẽ nhận được token phái sinh như stETH từ Lido. Những token này đại diện cho số tài sản đã stake và có thể được sử dụng trong các hoạt động DeFi khác như giao dịch, cho vay, hoặc yield farming.

Sau đây là bảng so sánh giữa LST vs. LRT:

Đặc điểm

LST

LRT

Mục đích

Token hóa tài sản đã stake để tăng tính thanh khoản

Cho phép sử dụng lại tài sản đã stake cho các hoạt động bảo mật bổ sung

Trường hợp
sử dụng chính

Tăng cường thanh khoản và tham gia DeFi

Bảo mật cho nhiều mạng lưới hoặc giao thức

Hiệu quả
sử dụng vốn

Vừa phải: Tập trung vào staking trong một chain duy nhất

Cao: Nhân rộng cơ hội staking

Lợi ích
hệ sinh thái

Tạo điều kiện thanh khoản và khả năng kết hợp trong DeFi

Tăng cường bảo mật và cơ sở hạ tầng đa chain

Rủi ro

Làm mất giá trị của các token phái sinh

Tăng mức độ rủi ro liên quan đến các mạng cụ thể

Còn đối với restaking thanh khoản, người dùng đã stake ETH để bảo mật mạng Ethereum có thể tiếp tục stake các token phái sinh nhận được để tham gia bảo mật các blockchain dành riêng cho ứng dụng (application-specific blockchain) hoặc các mạng Layer-2.

Mặc dù các loại tài sản này có thể được sử dụng linh hoạt, nhưng chúng cũng đi kèm với rủi ro riêng. Sự biến động giá hoặc phá giá token phái sinh có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản đã stake.

Việc tham gia vào nhiều mạng cùng lúc khiến các LRT chịu rủi ro lớn hơn. Nếu một mạng gặp sự cố, tài sản đã stake có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến thiệt hại chồng chất.

Ether.fi nắm giữ hơn 50% thị phần LRT

Giao thức restaking thanh khoản Ether.fi hiện kiểm soát hơn 50% TVL của thị trường LRT, với 9,17 tỷ USD tài sản được restake.

Báo cáo từ Node Capital chỉ ra rằng thành công của Ether.fi đến từ mô hình restaking thân thiện với người dùng. Báo cáo nhận định:

“Sự thống trị này cho thấy nền tảng đã thành công trong việc đơn giản hóa các hoạt động restaking phức tạp thành một mô hình token dễ sử dụng, tự động tích lũy giá trị.”

Mặc dù mô hình restaking thanh khoản mang lại nhiều tiềm năng trong việc tối ưu hóa hiệu quả vốn và bảo mật mạng, nhưng người dùng cũng cần cân nhắc kỹ rủi ro trước khi tham gia vào các giao thức này.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

 

Itadori

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *