Một bot MEV “xui xẻo” đã vay một khoản tiền khổng lồ lên tới 12 triệu đô la, nhưng chỉ thu về được 20 đô la lợi nhuận sau các đợt khai thác.

Trong bài đăng ngày 5 tháng 9 trên X, nền tảng phân tích blockchain Arkham Intelligence tuyên bố rằng bot MEV đã vay 11,97 triệu đô la bằng Wrapped Ether (WETH) để thực hiện một cuộc tấn công sandwich, nhắm vào một người dùng đang cố gắng swap số token Shuffle (SHFL) trị giá khoảng 5.000 đô la. 

Bot MEV này đã thực hiện tổng cộng 14 giao dịch trong suốt thời gian diễn ra cuộc tấn công sandwich – cho vay, vay và trả lại khoảng 700.000 đô la các khoản vay WETH và USD Coin trên các giao thức tài chính phi tập trung là Aave và Uniswap.

Tuy nhiên, sau khi cuộc tấn công MEV kết thúc và phí gas được thanh toán, bot này chỉ thu về được hơn 20 đô la tiền lãi. 

bot mev xui xeo

Toàn bộ cuộc tấn công diễn ra trên 14 giao dịch | Nguồn: Arkham Intelligence

Toàn bộ giao dịch được xác nhận trong một block duy nhất, nghĩa là bot MEV đã thực hiện tất cả các giao dịch trong khoảng thời gian 12 giây. 

Một cuộc tấn công sandwich diễn ra như thế nào? 

Tấn công sandwich xảy ra khi kẻ tấn công “kẹp” giao dịch của nạn nhân vào giữa hai giao dịch của chúng để thao túng giá và hưởng lợi từ người dùng.

Khi giao dịch của nạn nhân được gửi đến mempool để chờ tới lượt được thêm vào block tiếp theo, kẻ tấn công sẽ thiết lập một giao dịch với phí gas cao hơn để đảm bảo nó được thực hiện trước, và một giao dịch khác với phí gas thấp hơn để thực hiện sau giao dịch của nạn nhân.

Kẻ tấn công sẽ kiếm lời bằng cách mua token của nạn nhân với giá rẻ hơn giá trị thị trường rồi bán lại trong cùng một block, từ đó thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa doanh thu từ giao dịch trừ đi phí gas.

Mặc dù bot MEV này không mang lại lợi nhuận lớn, nhưng trước đây các bot tương tự đã tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho những người vận hành chúng.

Vào tháng 4 năm 2023, kẻ điều hành bot MEV khét tiếng “jaredfromsubway” đã kiếm được hơn 1 triệu đô la chỉ trong một tuần bằng cách thực hiện một loạt các cuộc tấn công sandwich vào nhắm vào người mua/bán memecoin Pepe và Wojak (WOJAK).

 

 

Itadori

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *