Split Capital, một quỹ phòng hộ chuyên về token thanh khoản, mới đây đã trình một đề xuất quản trị lên Blur, yêu cầu nền tảng NFT này áp dụng cấu trúc phí giao dịch mới ở mức 0,5% và loại bỏ hoàn toàn phí bản quyền 0,5% bắt buộc đối với các nhà sáng tạo.

“Tính đến nay, giao thức NFT Blur duy trì mức phí thị trường (marketplace fee)* 0% và thực thi phí bản quyền tối thiểu 0,5% cho nhà sáng tạo. Chúng tôi đề xuất loại bỏ phí bản quyền bắt buộc cho nhà sáng tạo và thay vào đó áp dụng mức phí giao thức (protocol fee)* 0,5% cho mỗi giao dịch.”

Cuối năm 2022, Blur đã vượt qua OpenSea để trở thành nền tảng giao dịch NFT lớn nhất về khối lượng giao dịch nhờ vào phần thưởng token hào phóng cho các trader tích cực và chính sách miễn phí giao dịch. Chiến lược táo bạo của Blur đã gây xáo trộn thị trường NFT và tạo áp lực lớn lên OpenSea, buộc nền tảng này phải áp dụng mô hình tương tự với mức phí thấp hơn và giảm mức chi trả cho nhà sáng tạo.

Đề xuất mới của Split Capital cũng đề xuất khả năng điều chỉnh phí linh hoạt trong tương lai:

“Chúng tôi đề xuất thành lập một hội đồng phí có quyền điều chỉnh mức phí giao thức nhanh chóng dựa trên các điều kiện thị trường và cạnh tranh.”

Split Capital cũng đề xuất một thay đổi trong tokenomics của Blur.

“Chúng tôi đề xuất điều chỉnh tokenomics của BLUR theo hướng sử dụng 2 token nhằm quản lý tính năng và hoạt động quản trị của Blur. Cụ thể, BLUR sẽ được dùng làm token tiện ích của giao thức, còn veBLUR sẽ là token quản trị dưới dạng NFT.”

Ngay sau khi Split Capital thông báo về đề xuất, token BLUR của sàn đã tăng hơn 15%, đạt mức cao khoảng 0,31 USD trước khi giảm xuống còn 0,26 USD vào thời điểm viết bài.

Biểu đồ giá BLUR 1 ngày | Nguồn: TradingView

*Marketplace fee (phí thị trường) là các khoản phí mà nền tảng giao dịch thu từ người dùng khi họ thực hiện các giao dịch trên sàn đó. Các phí này có thể bao gồm nhiều loại, chẳng hạn như phí giao dịch, phí đăng bán, hoặc phí chuyển nhượng, tùy thuộc vào chính sách của từng nền tảng. Trong ngữ cảnh của nền giao dịch NFT như Blur, marketplace fee thường được tính khi một người dùng mua hoặc bán một NFT trên nền tảng. Đây là khoản phí mà sàn thu để duy trì hoạt động của mình, trang trải chi phí vận hành, và có thể tạo ra lợi nhuận cho nền tảng.

*Protocol fee (phí giao thức) là khoản phí mà một nền tảng hoặc giao thức tính cho các giao dịch hoặc hoạt động diễn ra trên hệ thống của nó. Trong trường hợp của nền tảng giao dịch NFT như Blur, protocol fee thường được áp dụng cho mỗi giao dịch để tạo nguồn thu cho nền tảng đó, giúp duy trì và phát triển các dịch vụ mà nó cung cấp.

 

 

 

Ông Giáo

Theo TheBlock

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *