Giá Bitcoin dường như đang đi ngược lại với chỉ số đô la (DXY).
Đường trung bình động đơn giản (SMA) 50 ngày của tiền điện tử hàng đầu đang trên đà giảm dưới SMA 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 1/2022, xác nhận Death Cross. Chỉ số đô la (theo dõi giá trị của đồng bạc xanh so với các loại tiền tệ chính trên thế giới) có vẻ như được thiết lập để xác nhận điều ngược lại – Golden Cross.
Death Cross của Bitcoin có khả năng xảy ra trong vài ngày tới, cho thấy động lực giá ngắn hạn đang kém hiệu quả trong dài hạn, có khả năng phát triển thành xu hướng giảm giá. ETH – tiền điện tử lớn thứ hai tính theo giá trị thị trường cũng đang trên đà cận kề Death Cross.
AlexKuptsikevich, nhà phân tích thị trường cấp cao tại FxPro, cho biết trong một email hôm thứ 2:
“Trên biểu đồ Bitcoin, mô hình Death Cross có thể hình thành vào tuần tới. Tín hiệu như vậy cho thấy suy giảm hơn nữa, nhấn mạnh xu hướng giảm giá ở đây”.
Tuy nhiên, lịch sử thể hiện không nên xem Death Cross Bitcoin là một chỉ báo độc lập.
Nguồn: TradingView
Tiền điện tử này ghi nhận 9 Death Cross trong quá khứ, trong đó chỉ có 2 Death Cross dẫn đến lợi nhuận âm trong các khung thời gian 3, 6 và 12 tháng. Chỉ có 5 trong số 9 lần Bitcoin giảm thấp hơn 1 năm sau Death Cross.
Death cross có vẻ được thiết lập ngay khi chỉ số đồng đô la xuất hiện đà tạo Golden Cross trong bối cảnh triển vọng kinh tế vĩ mô ngày càng tồi tệ đối với các tài sản rủi ro.
SMA 50 ngày của DXY có thể vượt qua SMA 200 ngày trong những tuần tới. Golden cross được nhiều người coi là đại diện cho khởi đầu bull run.
Biểu đồ hàng ngày của BTC và DXY | Nguồn: TradingView
Bitcoin và các tài sản rủi ro khác, như cổ phiếu công nghệ, thường có mối tương quan nghịch với chỉ số đô la. Chỉ số này đã tăng 5,3% lên 104,9 kể từ giữa tháng 7, đạt mức cao nhất kể từ ngày 15/3, theo nền tảng biểu đồ TradingView. Bitcoin giảm 19% trong cùng kỳ.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ toàn cầu, chiếm phần lớn hoạt động thương mại toàn cầu, các khoản vay phi ngân hàng và nợ quốc tế. Điều đó có nghĩa là đô la Mỹ tăng giá gây ra tình trạng thắt chặt tài chính trên toàn thế giới, gây áp lực giảm giá đối với các tài sản rủi ro.
“Thị trường ngoại hối chịu ảnh hưởng của giá năng lượng cao hơn. Sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ và vị thế xuất khẩu ròng của nước này khiến đồng đô la có vị thế tốt để giá năng lượng cao hơn. Có vẻ như mối đe dọa thực sự duy nhất đối với đô la trong thời gian tới sẽ là một số đánh giá lại đáng kể triển vọng tăng trưởng”, các nhà phân tích tại ING cho biết trong một lưu ý gửi khách hàng hôm thứ 3, giải thích cho tăng giá đô la.
Theo ING, với nền kinh tế Hoa Kỳ đang phát triển khá tốt, các thị trường bắt đầu đặt câu hỏi về kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) cắt giảm nhanh chóng lãi suất vào năm tới. Hy vọng về quan điểm ôn hòa của Fed đã phần nào hỗ trợ Bitcoin phục hồi từ mức thấp nhất năm 2022. Fed đã tăng lãi suất hơn 500 điểm cơ bản kể từ tháng 3 năm ngoái.
ING cho biết nhận thức mới về khả năng cắt giảm lãi suất nhanh chóng thấp có nghĩa là con đường ít trở ngại nhất cho Trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ dài hơn sẽ cao hơn. Nói cách khác, đường cong lợi suất có thể chứng kiến hiện tượng được gọi là bear steepening (khử đảo ngược – lãi suất dài hạn tăng với tốc độ nhanh hơn lãi suất ngắn hạn), vốn từng đánh dấu các đỉnh lớn trong lịch sử của tài sản rủi ro.
Ilan Solot, đồng giám đốc tài sản kỹ thuật số tại Marex Solutions, cho biết trong một email:
“Cuối cùng tôi cũng có quan điểm mang tính xây dựng hơn về tiền điện tử (vâng, về giá cả), nhưng tôi e rằng trước tiên chúng ta phải vượt qua một điểm uốn khó khăn về mặt vĩ mô. Rủi ro là sụt giảm nghiêm trọng của lợi suất dài hạn và tài sản tăng trưởng khiến tiền điện tử tạm mất cân bằng”.
Nguồn: Marex Solutions
“Tôi tin chắc rằng đường cong lợi suất vừa vụt mất cơ hội dốc lên. Câu hỏi đặt ra là (a) năng lượng đằng sau chuyển động này và (b) liệu nó đang chạy trên đường dốc lên của bò hay gấu. Thật không may, tôi lại thiên về gấu – hy vọng tôi sai”, Solot nói.
Bạn có thể xem giá các đồng coin ở đây.
Minh Anh
Theo Coindesk