Bitcoin (BTC) đang cho thấy những dấu hiệu tích cực đầu tiên kể từ tháng 6, khi nó cố gắng phá vỡ ngưỡng 69.000 đô la một cách thuyết phục, chuyển mình sang giai đoạn “thị trường tăng giá hưng phấn”.

Theo báo cáo mới nhất của Glassnode, đợt tăng giá gần đây đã giúp Bitcoin vượt qua nhiều mức giá kỹ thuật và giá onchain quan trọng. Điều này đã đẩy nhiều vị thế của nhà đầu tư trở lại trạng thái có lợi nhuận chưa thực hiện, đồng thời tạo ra động lực tích cực cho tâm lý thị trường.

Tỷ lệ AVIV, một chỉ số quan trọng đánh giá lãi và lỗ chưa thực hiện của các nhà đầu tư, hiện vẫn mang tính xây dựng, cho thấy lợi nhuận vẫn vững mạnh ngay cả khi thị trường phải đối mặt với nhiều thách thức. Chỉ số này cũng gợi ý về tiềm năng tăng trưởng khi Bitcoin nỗ lực chuyển từ trạng thái “thị trường tăng giá sôi động” sang “thị trường tăng giá hưng phấn”, được đánh dấu bằng sự bứt phá bền vững trên mức cao nhất mọi thời đại.

Lấy lại các chỉ số quan trọng

Gần đây, Bitcoin đã vượt qua cả đường trung bình động 200 ngày và 111 ngày, những mốc quan trọng trong lịch sử giao dịch. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng đường trung bình động đơn giản (SMA) 365 ngày đã đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, củng cố khả năng phục hồi của thị trường khi Bitcoin duy trì xu hướng tăng.

Theo phân tích của Glassnode, Bitcoin đã duy trì trong một khoảng giao dịch ổn định trong nhiều tháng qua, cho thấy một giai đoạn củng cố thay vì các đợt tăng hoặc giảm đột ngột. Dòng vốn ròng vào Bitcoin đã gia tăng, đạt 21,8 tỷ đô la trong 30 ngày qua, nâng vốn hóa thực tế lên mức kỷ lục 646 tỷ đô la.

Sự tăng trưởng của thị trường phái sinh

Thị trường phái sinh Bitcoin cũng đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ, với khối lượng hợp đồng mở trong các hợp đồng tương lai đạt mức cao kỷ lục 32,9 tỷ đô la. Sự hiện diện ngày càng lớn của các nhà đầu tư tổ chức được thể hiện qua các hợp đồng tương lai CME, với hợp đồng mở (OI)* đạt 11,3 tỷ đô la. Những sản phẩm này cung cấp cho các tổ chức đầu tư khả năng tham gia vào các chiến lược tạo ra lợi nhuận như giao dịch cash-and-carry*.

Mặc dù hoạt động giao dịch trong thị trường tương lai vẫn còn ở mức thấp, nhưng với lợi suất từ các chiến lược này hiện ở mức khoảng 9,6% – gần gấp đôi lợi suất từ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn – sự quan tâm của các tổ chức đối với Bitcoin dự kiến sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có khả năng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Dòng tiền liên tục đổ vào các quỹ Bitcoin ETF giao ngay và thị trường tương lai CME cho thấy các trader tổ chức đang áp dụng nhiều chiến lược dài hạn và ngắn hạn để nắm bắt lợi nhuận. Điều này có thể mở rộng tính thanh khoản của Bitcoin và củng cố vị thế của nó như một tài sản quan trọng trong cả danh mục đầu tư bán lẻ và tổ chức.

*OI (hợp đồng mở) là thước đo tổng giá trị của tất cả các hợp đồng tương lai đang lưu hành hoặc “chưa thanh toán” trên các sàn giao dịch, và đồng thời là một chỉ báo về sự tăng giá thị trường cũng như tâm lý của trader xung quanh một loại tài sản cụ thể.

*Giao dịch cash-and-carry là một chiến lược bao gồm việc mua một tài sản tài chính và đồng thời bán một hợp đồng tương lai tương ứng để khóa lợi nhuận.

 

 

 

Itadori

Theo Cryptoslate

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *