Bitcoin (BTC) vừa ghi nhận tuần tăng trưởng mạnh nhất trong hơn hai tháng, tăng 4,24% và đạt mức cao nhất trong ngày tại $88.804. Đáng chú ý, BTC cũng lấy lại xu hướng tăng trên biểu đồ khi đóng cửa trên đường trung bình động hàm mũ (EMA) 200 ngày trên khung thời gian hàng ngày.

btc-tang
Biểu đồ BTC/USDT hàng ngày | Nguồn: TradingView

Việc đóng cửa nến tuần trên $84.600 đang củng cố khả năng BTC kiểm định mốc $90.000 trong thời gian tới. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng và chinh phục các mức cao mới, BTC cần phải vượt qua đường xu hướng giảm đang kìm hãm động lực đi lên.

Điều chỉnh của Bitcoin là một “khoảng dừng lành mạnh”

Nhà nghiên cứu Bitcoin Axel Adler Jr. cho rằng, dựa trên các chỉ số on-chain, chu kỳ giá hiện tại phản ánh một giai đoạn tích lũy lành mạnh hơn là sự khởi đầu của thị trường gấu. Ông nhấn mạnh rằng BTC vẫn chưa bước vào vùng “quá nóng” theo mô hình Investor Price Model của Bitcoin.

Trong quá khứ, mô hình này từng phát tín hiệu bán hai lần vào năm 2021. Nó kết hợp nhiều yếu tố như vốn hóa thực tế (realized cap), vốn hóa nhiệt (thermo cap), giá nhà đầu tư (investor price) và nguồn cung Bitcoin để đánh giá thị trường.

Dựa trên chỉ số Tổng số ngày giá trị Bitcoin bị phá hủy (CVDD), Adler lập luận rằng thị trường vẫn đang trong “giai đoạn tăng trưởng”.

btc-tang
Giá trị tích lũy của Bitcoin trong nhiều ngày | Nguồn: CryptoQuant

Chỉ số CVDD theo dõi hoạt động bán ra của các nhà đầu tư dài hạn, và trong chu kỳ tăng giá hiện tại (2024-2025), mới chỉ xuất hiện một tín hiệu bán duy nhất vào tháng 3/2024.

Trong một bài viết trên Substack, Adler nhận định:

“Xét diễn biến thị trường hiện tại, chúng ta có thể thấy các nhà đầu tư dài hạn đang chốt lời khi Bitcoin vượt qua các mốc đỉnh quan trọng ($123.000), điều này có thể tạo áp lực điều chỉnh ngắn hạn”.

Dựa trên phân tích này, Adler Jr. dự đoán Bitcoin có thể đạt $130.000 trong vòng 90 ngày tới.

Hợp đồng mở của Bitcoin tăng 1,5 tỷ USD trong 24 giờ

Dữ liệu từ Velo cho thấy hợp đồng mở (OI) của Bitcoin – đại diện cho tổng giá trị hợp đồng tương lai chưa được thanh toán – đã tăng hơn 1,5 tỷ USD trong 24 giờ qua.

Trong khi đó, funding rate, phản ánh chi phí duy trì các vị thế có đòn bẩy, vẫn ở mức trung lập, cho thấy chưa có phe nào (long hay short) chiếm ưu thế hoàn toàn trên thị trường.

Giá và hợp động mở của Bitcoin | Nguồn: Velo.chart

Bitcoin ghi nhận đà tăng mạnh vào cuối ngày Chủ nhật, 23/3. Các đợt tăng giá vào cuối tuần thường xảy ra trong điều kiện thanh khoản thấp, khi các nhà đầu tư tổ chức thường chờ đến đầu tuần mới để tham gia thị trường. Trong bối cảnh đó, các vị thế sử dụng đòn bẩy có thể làm khuếch đại biến động giá.

Nhà phân tích IT Tech PL cũng đề cập đến sự gia tăng hợp đồng mở sau khi BTC vượt $87.500. Tuy nhiên, ông cảnh báo trong một bài đăng trên X:

“Có một vấn đề: Hợp đồng mở cao + Giá tăng nhanh = Nguy cơ thanh lý hàng loạt!”

Biểu đồ BTC/USDT khung 4 giờ | Nguồn: TradingView

Về mặt kỹ thuật, Bitcoin đã thiết lập mức đỉnh mới tại $88.750, vượt qua mức cao nhất của tuần trước. Tuy nhiên, biểu đồ cho thấy giá đang kiểm tra dải trên của Bollinger Band và chạm vào đường kháng cự giảm dần. Ngoài ra, BTC vẫn duy trì trong kênh tăng dần.

Xét đến sự hội tụ của các yếu tố trên, BTC có thể điều chỉnh trong ngắn hạn để kiểm định vùng cầu quanh $86.000-$87.000 trước khi tạo động lực bứt phá lên trên $90.000.

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn. 

 

 

  

Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn

SN_Nour

@media only screen and (min-width: 0px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width:320px;
height: 100px;
}
}
@media only screen and (min-width: 728px) and (min-height: 0px) {
div[id^=”wrapper-sevio-d89f58f5-7b63-40be-98c0-6b1fd62584fb”] {
width: 728px;
height: 90px;
}
}

<!–

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9396f898-bdeb-47ae-a501-d2e9ad9db5c0”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

window.sevioads = window.sevioads || [];
var sevioads_preferences = [];
sevioads_preferences[0] = {};
sevioads_preferences[0].zone = “9d2f13cb-6193-4689-a858-211e53c79360”;
sevioads_preferences[0].adType = “banner”;
sevioads_preferences[0].inventoryId = “48cae512-e336-48e2-920f-7af5bf18bbed”;
sevioads_preferences[0].accountId = “166b5560-c41a-4e72-814a-0a37409a0806”;
sevioads.push(sevioads_preferences);

–>

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zh-CNenvi