Tính đến ngày 31 tháng 7 năm nay, Binance đã đóng băng thành công hơn 73 triệu đô la tiền của người dùng từ các vụ hack bên ngoài, vượt qua con số 55 triệu đô la được thu hồi trong suốt năm 2023.

Khoảng 80% trong số các khoản thu hồi này có liên quan đến các vụ tấn công, khai thác lỗ hổng (exploit) và trộm cắp, trong khi 20% còn lại là từ các vụ lừa đảo diễn ra bên ngoài nền tảng của Binance.

“Binance đã xây dựng văn hóa tập trung vào người dùng tiền điện tử, định hình mọi khía cạnh trong quá trình hoạt động. Thành tựu này cho thấy rõ sự tận tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ người dùng và tăng cường bảo mật tổng thể của hệ sinh thái tiền điện tử”, Jimmy Su – Giám đốc bảo mật tại Binance cho biết.

Ngoài ra, Su nhấn mạnh rằng những nỗ lực phục hồi đặc biệt quan trọng trong các chu kỳ tăng giá như hiện tại, khi các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tiền điện tử và giá tăng có thể dẫn đến những tổn thất tài chính lớn hơn.

Bằng cách hợp tác cùng với các đơn vị trong ngành, Binance đã thành công trong việc giúp người dùng lấy lại số tiền điện tử bị “thất lạc”, cũng như đóng băng và thu hồi số tiền đã bị đánh cắp khỏi nền tảng.

Đáng chú ý, Binance chỉ ra rằng sự gia tăng số tiền được thu hồi và đóng băng trong năm nay không phải là dấu hiệu cho thấy hoạt động tội phạm gia tăng trong ngành mà là kết quả của “các biện pháp an ninh chủ động” của ngành.

“Bản chất của blockchain, nơi mọi giao dịch đều công khai và có thể theo dõi, giúp việc điều tra và thu hồi tiền dễ dàng hơn. Hồ sơ công khai này cho phép các chuyên gia dễ dàng xác định và giám sát các hoạt động có khả năng đáng ngờ.”

Theo Báo cáo về tội phạm tiền điện tử năm 2024 (2024 Crypto Crime Report) của Chainalysis, do số lượng các vụ lừa đảo và đánh cắp tiền giảm, giá trị mà các địa chỉ tiền điện tử bất hợp pháp nhận được cũng đã giảm đáng kể, từ 39,6 tỷ đô la vào năm 2022 xuống còn 24,2 tỷ vào năm 2023. 

Tuy nhiên, tổng số tiền bị thất thoát do các vụ tấn công bằng phần mềm tống tiền đã đạt đỉnh trong cùng năm, vượt quá 1,1 tỷ đô la, trong khi các thị trường darknet cũng chứng kiến ​​các khoản tiền bất hợp pháp gia tăng đột biến.

 

 

Itadori

Theo Cryptobriefing

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *