Theo biên bản cuộc họp của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ được công bố vào ngày 30/10, stablecoin dường như đang thúc đẩy nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ ngắn hạn, được gọi là tín phiếu kho bạc.

Trong cuộc họp ngày 29/10, Ủy ban tư vấn vay nợ của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đã cân nhắc những lợi ích của việc áp dụng stablecoin và token hóa tín phiếu kho bạc. Trong đó, một thành viên đề xuất Hoa Kỳ tạo ra blockchain được cấp phép dành cho tín phiếu.

Đây là bình luận mới nhất từ ​​các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cho thấy sự cởi mở trong việc tích hợp công nghệ blockchain vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ.

“Bởi vì nhiều tài sản thế chấp stablecoin được báo cáo bao gồm tín phiếu kho bạc hoặc các giao dịch thỏa thuận mua lại dựa trên chứng khoán kho bạc, nên sự phát triển của stablecoin có thể đã dẫn đến tăng nhẹ nhu cầu đối với trái phiếu Kho bạc ngắn hạn”, một thành viên Ủy ban cho biết, theo biên bản.

Stablecoin

Nguồn: CoinMarketCap

Ủy ban lưu ý việc token hóa tín phiếu “có thể dẫn đến cả những cải tiến về hoạt động và đổi mới trên thị trường chứng khoán Kho bạc” nhưng cũng có thể gây ra rủi ro cho sự ổn định tài chính.

Một thành viên cho rằng “token hóa trên thị trường chứng khoán Kho bạc có thể sẽ đòi hỏi phải phát triển một blockchain riêng tư được kiểm soát và cấp phép do cơ quan chính phủ uy tín quản lý”.

Stablecoin — các token được chốt theo đô la Mỹ — ngày càng khẳng định vai trò cơ sở hạ tầng cốt lõi cho giao dịch và thanh toán.

Tổng vốn hóa thị trường stablecoin đạt mức cao kỷ lục vào năm 2024 và hiện đang tiến gần đến 180 triệu đô la, theo CoinMarketCap.

USDT thống trị trong số các stablecoin với vốn hóa thị trường là 120 tỷ đô la. USDC của Circle đứng thứ hai với vốn hóa thị trường khoảng 35 tỷ đô la.

Trong khi đó, tài sản trong thế giới thực (RWA) được token hóa như chứng khoán Kho bạc hoặc tác phẩm nghệ thuật mở ra một thị trường tiềm năng lên tới 30 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu, theo lời Colin Butler – trưởng bộ phận vốn của tổ chức toàn cầu của Polygon đã nói vào tháng 8.

Nhu cầu đối với các tín phiếu và tài sản có lợi suất cao dưới dạng token hóa cũng tăng mạnh.

Trong số những quỹ lớn nhất về mặt tài sản được quản lý (AUM) là BlackRock USD Institutional Digital Liquidity Fund (BUIDL) và Franklin OnChain US Government Money Fund (FOBXX), có AUM lần lượt khoảng 530 triệu đô la và 410 triệu đô la.

 

 

Minh Anh

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *