<!–

–>
<!–

–>

<!–

–>

<!–

–>

Hoa Kỳ đã ghi nhận hoạt động Bitcoin kỷ lục kể từ khi ra mắt các quỹ BTC ETF giao ngay. Tuy nhiên, việc áp dụng stablecoin ở nước này lại có dấu hiệu chậm lại trong năm 2024, theo báo cáo của Chainalysis công bố vào ngày 17 tháng 10.

Thị trường Hoa Kỳ đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong hoạt động của stablecoin trong năm nay, với tỷ lệ giao dịch stablecoin trên các sàn giao dịch do Hoa Kỳ quản lý giảm từ khoảng 50% vào năm 2023 xuống dưới 40% vào năm 2024.

Ngược lại, theo báo cáo mới nhất của Chainalysis về xu hướng áp dụng tiền điện tử ở Bắc Mỹ, tỷ lệ giao dịch stablecoin trên các nền tảng bên ngoài Hoa Kỳ đã gia tăng mạnh mẽ, vượt 60% vào năm 2024.

Tỷ lệ dòng stablecoin chảy vào các sàn giao dịch trong và ngoài Hoa Kỳ | Nguồn: Chainalysis

Chainalysis nhấn mạnh rằng sự thay đổi này không nhất thiết chỉ ra sự suy giảm trong hoạt động của stablecoin tại Hoa Kỳ mà còn phản ánh vai trò ngày càng quan trọng của stablecoin trong các thị trường mới nổi và các khu vực pháp lý ngoài Hoa Kỳ.

Nhu cầu toàn cầu đối với tài sản được hỗ trợ bằng đô la Mỹ

Một trong những yếu tố thúc đẩy sự thay đổi trong việc sử dụng stablecoin toàn cầu là nhu cầu ngày càng tăng đối với tài sản được hỗ trợ bằng đô la Mỹ, đặc biệt ở những quốc gia có khả năng tiếp cận hạn chế với các loại stablecoin.

Theo ước tính của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, tính đến cuối năm 2022, hơn 1 nghìn tỷ đô la tiền giấy đô la Mỹ – tương đương gần một nửa tổng số tiền giấy đang lưu hành – được nắm giữ bên ngoài Hoa Kỳ.

Tăng trưởng giá trị stablecoin trên các sàn giao dịch trong và ngoài Hoa Kỳ | Nguồn: Chainalysis

Việc stablecoin ngày càng được sử dụng bên ngoài Hoa Kỳ làm nổi bật một xu hướng rộng hơn: thị trường toàn cầu ngày càng chuyển sang stablecoin được hỗ trợ bằng đô la Mỹ như một phương tiện lưu trữ giá trị và để thực hiện các giao dịch với chi phí thấp hơn.

Sự bất ổn về mặt quy định đe dọa vị thế dẫn đầu của Hoa Kỳ

Sự bất ổn trong quy định xung quanh stablecoin và tài sản kỹ thuật số cũng là một yếu tố khác khiến Hoa Kỳ tụt lại so với các nền kinh tế khác trong việc áp dụng stablecoin. Theo Chainalysis, công ty stablecoin Circle cho biết việc thiếu các quy định rõ ràng về tiền điện tử ở Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho các trung tâm tài chính ở châu Âu và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thu hút các dự án stablecoin nhờ vào môi trường pháp lý thuận lợi hơn.

Phân bổ tài sản tiền điện tử toàn cầu tính đến tháng 6 năm 2024 | Nguồn: Chainalysis

Chainalysis cho biết khi ngày càng nhiều quốc gia phát triển khung pháp lý khuyến khích việc áp dụng stablecoin, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn.

 

 

 

Itadori

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *