CEO Ki Young Ju của CryptoQuant đã kêu gọi quy định là yếu tố chính trong quá trình phát triển lâu dài của Web3 và tiền điện tử.

CryptoQuant web3

Ki Young Ju – CEO CryptoQuant

Trong bài đăng ngày 29/9 trên X, Ju lập luận rằng tiền điện tử và Web3 có thể “phát triển có trách nhiệm” với khuôn khổ quy định cần thiết để giảm thiểu lừa đảo và xây dựng lòng tin.

Bình luận của Ju đã gây ra cuộc tranh luận trong cộng đồng. Một số người ủng hộ quan điểm của anh, trong khi những người khác bày tỏ lo ngại về tác động của giám sát theo quy định.

Tiềm năng của Web3 và nhu cầu giám sát

Ju tuyên bố Web3 cho phép “hợp tác không biên giới”, hoạt động giống với một giao thức hơn là một tập đoàn và đánh dấu sự thay đổi rõ rệt đối với hàng triệu người.

“… các tập đoàn toàn cầu như Google tuyển dụng hàng trăm nghìn người, các giao thức Web3 một ngày nào đó có thể liên quan đến hàng triệu người”.

Tuy nhiên, CEO của nền tảng phân tích blockchain chỉ ra rằng danh tiếng của ngành này đang bị hoen ố bởi các vụ lừa đảo, “giống như trong bất kỳ lĩnh vực tài chính nào” và đòi hỏi “quy định thông minh” để tăng trưởng lâu dài.

“Với các quy tắc phù hợp, crypto và Web3 có thể phát triển có trách nhiệm. Một ngày nào đó, chính phủ sẽ biến điều đó thành hiện thực. Câu hỏi đặt ra là sẽ mất bao lâu?”.

Phản ứng trái chiều của cộng đồng tiền điện tử

Phản ứng của cộng đồng đối với quan điểm của Ju về nhu cầu giám sát theo quy định là trái chiều. Một số người đồng ý với lập trường của anh về quy định, trong khi những người khác coi đó là mối đe dọa tiềm tàng.

Một người dùng bình luận rằng quy định sẽ hạn chế “lợi nhuận khổng lồ” mà tiền điện tử mang lại và tuyên bố “tiền điện tử và Web3 là một trò lừa đảo”.

Một người dùng khác nêu lên mối lo ngại về việc giao “mọi thứ cho các cơ quan quản lý”, nói một cách khoa trương và mỉa mai rằng cộng đồng chỉ nên “chơi an toàn và để người khác quyết định điều gì là tốt nhất”.

“Và tất nhiên, nếu không có lợi nhuận khổng lồ, rõ ràng không có công nghệ nào trong số này quan trọng – bởi vì, như chúng ta đều biết, lợi nhuận tài chính là lý do duy nhất để quan tâm đến sự phi tập trung, quyền riêng tư và tự do, phải không?”.

Tập trung hóa các quy định

Để đáp lại bài đăng của Ju, một số lo ngại đã được nêu ra về việc tập trung hóa các quy định, điều này có thể củng cố sự độc quyền trong khi kìm hãm cạnh tranh.

Một người dùng nêu bật mối lo ngại này, mô tả con người “có thể thất bại” và dễ mở “cánh cửa cho tham nhũng” nhưng lại kết luận là một giải pháp thay thế mà thị trường có thể “tự điều chỉnh”.

Ngoài vấn đề tập trung quy định, Ju gần đây đã làm dấy lên một cuộc tranh luận khác về vấn đề tập trung hóa khi tuyên bố rằng Trung Quốc hiện kiểm soát 55% hashrate của mạng Bitcoin.

 

 

Minh Anh

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *