Trong bài phát biểu tại Diễn đàn các nhà kinh tế trưởng Thanh Hoa Wudaokou năm 2024 tại Bắc Kinh, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ đã kêu gọi nước này cần xem xét chặt chẽ những tiến bộ trong lĩnh vực tiền điện tử.

Theo Sina Finance, cựu bộ trưởng đã nhấn mạnh những rủi ro tiềm ẩn mà tiền điện tử có thể gây ra cho sự ổn định tài chính, bao gồm tính biến động và vai trò của chúng trong việc rửa tiền.

Ông cũng lưu ý đến sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ, đặc biệt là sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chấp thuận các quỹ Bitcoin ETF.

Lâu Kế Vĩ – Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc 

Mối lo ngại về sự ổn định tài chính toàn cầu

Lâu Kế Vĩ cảnh báo về những tác động tiêu cực mà tiền điện tử có thể gây ra cho thị trường toàn cầu, đặc biệt là do mức độ biến động giá có thể tạo ra sự bất ổn về tài chính. Theo ông, tiền kỹ thuật số từ lâu đã được coi là mối đe dọa đối với an ninh tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chống tài trợ khủng bố và chống rửa tiền (AML).

Cựu Bộ trưởng cho biết những rủi ro này cần được cân nhắc và xem xét cẩn thận để bảo vệ hệ thống tài chính trước những cú sốc tiềm ẩn.

Ông chỉ ra sự thay đổi chính sách lớn ở Hoa Kỳ, nơi lập trường của SEC về Bitcoin và các ETF liên quan đã chuyển từ từ chối sang chấp thuận.

Ông Vĩ kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chú ý đến những thay đổi quốc tế này trong nhận thức về tài sản tiền điện tử, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu những rủi ro và đổi mới của nền kinh tế kỹ thuật số, đặc biệt là trong bối cảnh Hoa Kỳ chấp nhận tiền điện tử trên thị trường tài chính của mình.

“…chúng ta cũng cần nghiên cứu những thay đổi quốc tế mới nhất và những điều chỉnh chính sách vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế số.”

Trung Quốc thống trị hashrate tiền điện tử

Bất chấp lệnh cấm toàn diện đối với hoạt động khai thác và giao dịch BTC của quốc gia này có hiệu lực vào năm 2021, Trung Quốc vẫn kiểm soát hơn 55% mạng lưới khai thác BTC thông qua các nhóm khai thác.

Ki Young Ju, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của CryptoQuant, đã nhấn mạnh rằng sự thống trị khai thác BTC này đang dần chuyển sang các công ty khai thác của Hoa Kỳ – hiện quản lý khoảng 40% tổng số hoạt động khai thác BTC, chủ yếu phục vụ cho các thợ đào tổ chức tại Hoa Kỳ, “trong khi các pool khai thác của Trung Quốc hỗ trợ các thợ đào tương đối nhỏ hơn ở Châu Á.”

 

 

Itadori

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *