Đồng sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã tái khẳng định quan điểm của mình về phân quyền layer 2, nhấn mạnh rằng anh chỉ dự định công nhận các giải pháp mở rộng quy mô đạt yêu cầu ở “giai đoạn 1” trong kế hoạch phân quyền của mình.

Trong bài viết ngày 12 tháng 9, Buterin cho biết vấn đề này rất quan trọng đối với anh và từ năm tới, anh chỉ có kế hoạch công khai thừa nhận các mạng layer 2 đạt mức “giai đoạn 1+”.

Anh cũng lưu ý rằng “có thể sẽ có một khoảng thời gian gia hạn ngắn cho những dự án thực sự đáng chú ý”.

“Dù tôi có đầu tư hay không, hay bạn có phải là bạn của tôi hay không, thì đều cần đạt được giai đoạn 1 hoặc phải chấm dứt”.

Buterin cho biết nhiều nhóm triển khai công nghệ zero-knowledge đã thông báo với anh rằng “họ dự kiến đạt được giai đoạn 1 vào cuối năm” và anh “rất vui mừng khi thấy điều đó xảy ra.”

“Thời đại của các rollup được tôn vinh là multisigs (ví đa chữ ký) đang đi đến hồi kết. Thời đại của sự tin cậy mật mã đang đến gần.”

Buterin đã giới thiệu khái niệm “training wheels” cho các dự án mở rộng quy mô Ethereum qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau vào năm 2022.

Anh đã xác định con đường hướng tới phân quyền lớp 2 qua ba giai đoạn.

Giai đoạn 0, hay còn gọi là “full training wheels,” là một dự án được xác định là một rollup hoàn chỉnh với tất cả các giao dịch rollup onchain, cho phép người dùng thực hiện giao dịch và rút tiền mà không cần sự can thiệp của nhà điều hành.

Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ có một ví đa chữ ký đơn giản được kiểm soát, không yêu cầu bằng chứng gian lận hoặc xác thực.

Giai đoạn 1 – mức tối thiểu mà Buterin hiện chấp nhận – là bước tiếp theo hướng tới phân quyền, trong đó layer 2 có chương trình chống gian lận hoặc xác thực hoạt động.

Giai đoạn này cũng yêu cầu cơ chế ghi đè dựa trên nhiều chữ ký hoặc “hội đồng bảo mật,” với các điều kiện nghiêm ngặt như yêu cầu ít nhất 6 trong số 8 chữ ký và nhóm quorum-blocking* đủ số lượng phải nằm ngoài tổ chức rollup. Các bản nâng cấp cũng cần có cửa sổ trì hoãn là bảy ngày.

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình phân quyền layer 2 là “giai đoạn 2” hoặc “no training wheels.”

Ở giai đoạn này, không nhóm nào có thể ghi đè đầu ra code nếu code không có lỗi cho các dự án. Ngoài ra, việc sử dụng hội đồng bảo mật sẽ bị hạn chế và chỉ áp dụng cho các trường hợp lỗi rõ ràng, với thời gian trì hoãn kích hoạt nâng cấp là 30 ngày.

Vào tháng 6, một số nhóm rollup layer 2, bao gồm Linea, ZKsync, ArbitrumOptimism, đã công bố rằng quá trình phân quyền hoàn toàn đến “giai đoạn 2” sẽ diễn ra trong vài năm tới.

*Nhóm Quorum-blocking là một khái niệm trong quản lý phân quyền và bảo mật hệ thống, đặc biệt là trong các hệ thống phân tán và blockchain. Nó đề cập đến một nhóm hoặc tập hợp các nút (nodes) hoặc bên liên quan trong một mạng lưới mà để thực hiện một hành động hoặc thay đổi quan trọng, một tỷ lệ đủ lớn (quorum) của nhóm này phải đồng ý.

 

  

Itadori

Theo Cointelegraph

.tdi_9,
.tdi_9 .tdc-columns{
min-height: 0;
}

.tdi_11{
vertical-align: baseline;
}

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *