Vào ngày 29 tháng 8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tổ chức họp báo trong chuyến thăm ngoại giao tới Serbia. Trong buổi họp báo được phát sóng trên truyền hình, ông Macron cho biết rằng ông không mời đồng sáng lập Telegram, Pavel Durov, tới Pháp, và cũng hoàn toàn không hay biết về chuyến đi của ông Durov. Theo bản dịch lời phát biểu của Tổng thống Pháp, ông Macron nói:

“Về phần tôi, tôi hoàn toàn không biết về chuyến thăm của ông Durov đến Pháp. Điều này là hoàn toàn bình thường vì tôi không thể nắm bắt được mọi chuyến thăm của công dân từ khắp nơi trên thế giới, dù họ có quốc tịch Pháp hay không.”

Tổng thống Macron

Tổng thống Macron cũng khẳng định rằng trường hợp của Durov sẽ được xử lý bởi “hành động độc lập của hệ thống tư pháp Pháp.”

Đang có nhiều tin đồn xoay quanh việc Tổng thống Pháp đã âm mưu mời Durov đến Pháp, rồi bất ngờ ra lệnh bắt giữ chỉ 3 phút trước khi máy bay hạ cánh tại Paris. Nhiều người cho rằng hành động này được thực hiện theo chỉ đạo từ “các ông chủ” Mỹ của Macron.

Quyết định bắt giữ Durov đã khiến Macron đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ trên toàn cầu, ông vẫn kiên quyết rằng quyết định giam giữ doanh nhân công nghệ này không mang động cơ chính trị.

Hiện tại, Durov đã bị các công tố viên Pháp chính thức buộc tội và đang được tại ngoại với khoản bảo lãnh 5 triệu euro. Tuy nhiên, ông buộc phải ở lại Pháp và báo cáo với cơ quan thực thi pháp luật hàng tuần.

Làn sóng chỉ trích toàn cầu đối với Pháp và Macron

Ngay sau khi Durov bị bắt, Macron đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả các lãnh đạo trong lĩnh vực crypto và công nghệ. Một số người thậm chí so sánh tình trạng này với những ngày cuối của Liên Xô và các chế độ độc tài khác.

Trong thời gian Durov bị giam giữ ban đầu, Gabor Gurbacs, cựu giám đốc chiến lược tài sản số tại VanEck, đã đặt câu hỏi trước tuyên bố phủ nhận động cơ chính trị của Macron: “Ông bắt giữ người ta rồi mới xem xét xem họ có làm gì sai không? Đây có phải là ‘pháp quyền’ và ‘tự do ngôn luận’ mà ông đang nhắc tới?”

Giám đốc điều hành Helius Labs, Mert Mumtaz, cũng chất vấn Tổng thống Pháp: “Tại sao ông không bị giam giữ vì không kiểm soát được 100% tội phạm ở Pháp?” Nhà phát triển trên nền tảng Solana này còn nói với Macron:

“Ông không thể đổ trách nhiệm cá nhân lên các nhà sáng lập và kết án họ tới 20 năm chỉ vì không kiểm duyệt phát ngôn, trong khi lại tuyên bố mình cam kết sâu sắc với tự do ngôn luận.”

Vụ bắt giữ Durov đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc đàn áp rộng rãi hơn đối với công nghệ phi tập trung và các doanh nhân công nghệ hướng đến tự do ngôn luận. Điều này đã khiến Giám đốc điều hành Rumble, Chris Pavlovski, rời khỏi châu Âu sau khi công ty của ông bị cáo buộc nhận được những lời đe dọa từ các quan chức Pháp.

 

 

Thạch Sanh

Theo Cointelegraph

By Phạm Mạnh Cường

Phạm Mạnh Cường là một doanh nhân và nhà đầu tư Tiền mã hoá. Tác giả đã từng tiên phong giảng dạy Blockchain ở Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện tại đang là Giám đốc công ty Wischain và Giảng viên công nghệ Blockchain tại Đại học Hutech, Việt Nam. Tác giả đã có bằng Thạc sĩ Khoa học máy tính từ năm 2011 tại Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh. Tính đến nay tác giả đã có kinh nghiệm 7 năm giảng dạy cho sinh viên về công nghệ Blockchain và 8 năm đầu tư trong lĩnh vực Tiền mã hoá từ 2016. Tác giả đã tham gia diễn giả tại hàng trăm hội thảo chất lượng và hiện sở hữu hàng nghìn bài viết tổng hợp, nhận định và chỉnh sửa về Tiền mã hoá và Tiền điện tử chất lượng trên Website và ở nhiều kênh khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *